Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Hoành Sơn

doc 7 trang nhatle22 4570
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Hoành Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_1_truong_thcs_hoanh_so.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Hoành Sơn

  1. PHÒNG GD&ĐT GIAO THỦY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I LỚP 9 TRƯỜNG THCS HOÀNH SƠN MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài phút A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS HOÀNH SƠN Địa chỉ mail của nhà trường: truongthcshoanhsongt@gmail.com TT Họ và tên Năm Chức vụ SĐT Mail sinh 1 Trần Thị Ngọc 1988 Giáo viên 0975454572 Tranngoc88sinh@gmail.com 2 Vũ Thị Thoa 1980 Giáo viên 01686428304 Chienhs1980@gmail.com 3 Tô Quốc Hải 1982 Giáo viên 0976569270 Tongockhanh2015@gmail.com 4 Doãn Đức Nguyện 1985 Giáo viên 0986781533 Doanducnguyen85@gmail.com B. NỘI DUNG ĐỀ I. TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1: Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể được gọi là: A. Cặp tính trạng tương phản . B. Tính trạng. C. Nhân tố di truyền (gen). D. Dòng thuần chủng. Câu 2: Phương pháp nghiên cứu của Menđen được gọi là: A, Phương pháp lai phân tích. B, Phương pháp phân tích các thế hệ lai. C, Phương pháp tạp giao. D, Phương pháp tự thụ phấn. Câu 3: Để có thể xác định cơ thể mang kiểu hình trội là đồng hợp hay dị hợp người ta dùng phương pháp : A. Lai xa. B. Lai gần . C. Lai phân tích. D. Lai thuận nghịch . Câu 4: Trong chu kì tế bào NST tự nhân đôi ở : A. Kì đầu B. Kì trung gian C. Kì sau D. Kì giữa Câu 5: Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở : A. Kì trung gian. B. Kì sau. C. Kì đầu. D. Kì giữa. Câu 6: Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng được kí hiệu là A. n B. 2n C. 3n D. 4n Câu 7: Đơn phân của ADN gồm có 4 loại nuclêotit là : A. T, U, G, X B. A, U, G, X C. G, A, X, T D. U, T, A, G Câu 8: ADN có cấu trúc không gian là : A. Chuỗi xoắn đều quanh 1 trục từ trái sang phải B. Chuỗi xoắn đơn C. Gồm 2 mạch polynuclêotit xoắn đều D. Chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh 1 trục từ trái sang phải Câu 9: Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền A. tARN B. mARN C. rARN D. Cả 3 loại ARN trên THÔNG HIỂU Câu 1: Phép lai nào sau đây được gọi là phép lai phân tích?
  2. A. P: AA x Aa B. P: Aa x AA C. AA x AA D. Aa x aa Câu 2: Ở đậu Hà Lan. P thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản hạt đậu vàng, trơn thụ phấn với hạt đậu xanh nhăn thu được F1 toàn hạt đậu vàng trơn. Sau đó, cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có 4 loại kiểu hình vàng, trơn : xanh, trơn : vàng, nhăn : xanh, nhăn.Các cặp tính trạng di truyền độc lập. Trong những kiểu hình thu được ở F2 thì kiểu hình biến dị tổ hợp là: A. Xanh, trơn và xanh, nhăn. C. Vàng, trơn và xanh, nhăn. B. Xanh, trơn và vàng, trơn. D. Xanh, trơn và vàng, nhăn. Câu 3: Kết quả kì cuối của giảm phân II các NST nằm gọn trong nhân với số lượng : A. 2n( đơn bội) B. n (kép) C. n (đơn) D. 2n (kép) Câu 4: Từ mỗi tinh bào bậc I qua giảm phân cho ra : A. 1 tinh trùng. B. 2 tinh trùng. C. 4 tinh trùng. D. 1tinh trùng và 3 thể cực. Câu 5: Trong giảm phân I ở kì đầu diễn ra : A. Các NST kép co ngắn đóng xoắn . B. Các NST tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo . C. Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào. D. Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội . Câu 6: Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra ở : A. Diễn ra trong nhân tế bào khi NST đang nhân đôi ở kỳ trung gian B. Diễn ra trong chất tế bào khi NST đang duỗi xoắn ở kỳ trung gian C. Diễn ra trong nhân tế bào khi NST đang đóng xoắn ở kỳ đầu D. Diễn ra trong nhân tế bào tại NST đang duỗi xoắn ở kỳ trung gian VẬN DỤNG Câu 1: Cà chua gen A qui định thân đỏ thẫm là trội hoàn toàn so với gen a qui định thân xanh lục. Khi lai 2 giống cà chua thuần chủng thân đỏ thẫm và thân xanh lục được F 1, tiếp tục cho F 1 tự thụ phấn thu được ở F2 kiểu hình sau : A. Toàn thân đỏ thẫm B. Toàn thân xanh lục C. 3 thân đỏ thẫm : 1 thân xanh lục D. 1 quả đỏ : 1 quả vàng Câu 2: Ý nghĩa của nguyên phân đối với sự lớn lên của cơ thể là: A. Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào. B. Phân chia đồng đều nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con. C. Sự phân chia đồng đều tế bào chất của tế bào mẹ cho 2 tế bào con. D.Thay thế các tế bào già của cơ thể thường xuyên bị chết đi. Câu 3: Con gái phải nhận loại tinh trùng mang NST giới tính nào từ bố? A. Y B. X C. XX D. XY. Câu 4: Một mạch của phân tử ADN có trình tự là - A – T – G – X – T – A – G - Trình tự các nuclêotit trên mạch bổ sung với đoạn mạch trên là A. - T – A – T– G – A – T – G B. - T – A – X – X – A – T – X C. - T – A – X – G – A – T – X D. - T – A – T– G – A – T – X Câu 5: Tương quan về số luợng giữa axit amin và nuclêôtit của mARN khi ở trong riboxom là: A. 2-4 B. 1-4 C. 1-3 B. 1-6 II. TỰ LUẬN
  3. THÔNG HIỂU Câu 1: Tính đa dạng và tính đặc thù của Protein do những yếu tố nào quy định? VẬN DỤNG CAO Câu 1: ở lúa, thân cao là trội so với thân thấp, hạt tròn là trội so với hạt dài. Khi cho lai 2 giống lúa thân cao, hạt dài với giống lúa thuần chủng thân thấp, hạt tròn thì kết quả sẽ như thế nào? Viết sơ đồ lai. (Biết các gen di truyền độc lập với nhau). III. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC LỚP 9 I. TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG THẤP Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 Đáp B B C B D B C D B D D C C A D C A A C C án Điểm 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 0.4 II. TỰ LUẬN THÔNG HIỂU Câu 1: ( 1 Điểm) Tính đa dạng và tính đặc thù của Pr do: 0,25 đ - Số lượng 0,25đ - Thành phần axitamin 0,25đ - Trình tự sắp xếp 0,25đ - Cấu trúc không gian và số chuỗi VẬN DỤNG CAO Câu 1 - Xác định KG: (0,5 đ) + Lúa thân cao, hạt dài có KG là: Aabb hoặc Aabb. + Lúa thân thấp, hạt tròn thuần chủng có KG là aaBB. - ở P có 2 sơ đồ lai là: P: AAbb x aaBB P: Aabb x aaBB + Trường hợp 1: (0,25 đ) P:AAbb (thân cao, hạt dài) x aaBB (thân thấp, hạt tròn) Gp: Ab aB F1: KG: AaBb KH: 100% lúa thân cao, hạt tròn + Trường hợp 2: (0,25đ) P:Aabb (thân cao, hạt dài) x aaBB (thân thấp, hạt tròn) Gp: Ab, ab aB F1: KG: 1AaBb : 1aaBb
  4. KH: 1 lúa thân cao, hạt tròn: 1 lúa thân thấp, hạt tròn C. NGÂN HÀNG CÂU HỎI CHO CHỦ ĐỀ “ HỆ SINH THÁI” I. TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1: Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định ở một thời điểm nhất định được gọi là: A. Nhóm sinh vật B. Quần xã sinh vật C. Quần thể sinh vật D. Số lượng sinh vật Câu 2: Mật độ của quần thể được xác định bằng số lượng hoặc khối lượng sinh vật có ở: A. Một khu vực nhất định B. Một khoảng không gian rộng lớn C. Một đơn vị diện tích D. Một đơn vị diện tích hay thể tích Câu 3: Độ đa dạng của quần xã sinh vật được thể hiện ở : A. Mật độ của các nhóm cá thể trong quần xã B. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã C. Sự khác nhau về lứa tuổi của các cá thể trong quần xã D. Biến động về mật độ cá thể trong quần xã Câu 4: Độ nhiều của quần xã thể hiện ở : A. Khả năng sinh sản của các cá thể trong một quần thể nào đó tăng lên B. Tỷ lệ tử vong của một quần thể nào đó giảm xuống C. Mật độ các cá thể của từng quần thể trong quần xã D. Mức độ di cư của các cá thể trong quần xã Câu 5: Trong quần xã loài ưu thế là loài : A. Có số lượng ít nhất trong quần xã B. Có số lượng nhiều nhất trong quần xã C. Phân bố nhiều nơi trong quần xã D. Có vai trò quan trọng trong quần xã Câu 6: Hệ sinh thái bao gồm các thành phần là : A. Thành phần không sống và sinh vật B. Sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ C. Sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải D. Sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất Câu 7: Một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích vừa tiêu thụ mắt xích trước nó vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ, dãy loài sinh vật trên được gọi là : A. Chuỗi thức ăn B. Lưới thức ăn C. Quần xã sinh vật D. Quần thể sinh vật Câu 8: Lưới thức ăn là : A. Tập hợp nhiều chuỗi thức ăn tự nhiên B. Tập hợp nhiều chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái C. Tập hợp nhiều chuỗi thức ăn có những mắt xích chung trong hệ sinh thái D. Tập hợp nhiều chuỗi thức ăn trong quần xã. THÔNG HIỂU Câu 1: Đặc điểm sau đây không được xem là điểm đặc trưng của quần thể : A. Tỷ lệ giới tính của các cá thể trong quần thể B. Thời gian hình thành của quần thể C. Thành phần nhóm tuổi của các cá thể D. Mật độ của quần thể Câu 2: ý nghĩa của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể là: A. Không làm giảm khả năng sinh sản của quần thể B. Có vai trò chủ yếu làm tăng khối lượng và kích thước của quần thể C. Không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể D. Làm giảm mật độ trong tương lai của quần thể Câu 3: Chuçi thøc ¨n nµo d­íi ®©y cã 4 m¾t xÝch A. C©y xanh ch©u chÊu gµ c¸o vi khuÈn
  5. B. C©y xanh thá chim ®¹i bµng vi khuÈn C. C©y xanh chuét vi khuÈn D. C©y xanh thá vi khuÈn Câu 4: Yếu tố tác động làm thay đổi mật độ của quần thể là : A. Tỷ lệ tử vong của quần thể C. Tỷ lệ sinh sản của quần thể B. Biến động của điều kiện sống như lũ lụt, cháy rừng, dịch bệnh D. Tỷ lệ tử vong, tỷ lệ sinh sản và biến động của điều kiện sống của quần thể Câu 5: Những đặc điểm đều có ở quần thể người và các quần thể sinh vật khác là: A. Giới tính, sinh sản, hôn nhân và văn hoá B. Giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản và tử vong C. Văn hoá, giáo dục, mật độ, sinh sản và tử vong D. Hôn nhân, giới tính, mật độ Câu 6: Những yếu tố nào sau đây có ảnh hướng đến chất lượng cuộc sống của con người và đến chính sách kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia: A. Tỷ lệ giới tính B. Sự tăng, giảm dân số C. Thành phần nhóm tuổi D. Tỷ lệ giới tính, sự tăng giảm dân số và thành phần nhóm tuổi . Câu 7: Điểm giống nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật là : A. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật B. Tập hợp nhiều cá thể sinh vật C. Gồm các sinh vật trong cùng một loài D. Gồm các sinh vật khác loài Câu 8: Hoạt động nào sau đây là của sinh vật sản xuất : A. Tự tổng hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp B. Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ C. Phân giải xác động vật và thực vật D. Không tự tổng hợp chất hữu cơ VẬN DỤNG Câu 1: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật A. Các cây xanh trong một khu rừng B. Các động vật cùng sống trên cùng một đồng cỏ C. Các cá thể chuột đồng trên một cánh đồng lúa. D. Các con cá chép trong một chậu. Câu 2: Tập hợp sinh vật nào dưới đây không phải quần thể là : A. Các cây thông mọc tự nhiên trên một đồi thông B. Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi C. Các con sói trong một khu rừng D. Các con ong mật trong một vườn hoa Câu 3: Trong một hệ sinh thái, cây xanh giữ vai trò là : A. Sinh vật phân giải B. Sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ C. Sinh vật sản xuất D. Sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất Câu 4: Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật sản xuất : A. Cây lúa B. Địa y C. Cây xương rồng D. Giun đất Câu 5: Trật tự các mắt xích nào sau đây đúng với một chuỗi thức ăn có thể có trong tự nhiên : A. Rong cá nhỏ cá lớn vi khuẩn phân giải
  6. B. Hạt lúa chim ăn hạt thỏ vi khuẩn phân giải C. Lá cây châu chấu bò vi khuẩn phân giải D. Hạt lúa gà sâu bọ vi khuẩn phân giải VẬN DỤNG CAO Câu 1: Hoạt động dưới đây có chu kỳ ngày – đêm là : A. Sự di trú của chim khi mùa đông về B. Gấu ngủ đông C. Cây phượng vĩ ra hoa D. Lá của các cây họ đậu khép lại vào lúc hoàng hôn và mở ra vào lúc buổi sáng. Câu 2: Chuồn chuồn, ve sầu có số lượng nhiều vào các tháng xuân hè nhưng rất ít vào những tháng mùa đông, thuộc dạng biến động số lượng : A. Không theo chu kỳ B. Theo chu kỳ ngày đêm C. Theo chu kỳ tháng D. Theo chu kỳ mùa Câu 3: Các cây tràm ở rừng U minh là loài A. ưu thế. B. đặc trưng. C. đặc biệt. D. có số lượng nhiều. II. TỰ LUẬN NHẬN BIẾT Câu 1: Thế nào là quần thể sinh vật? Câu 2: Thế nào là quần xã sinh vật? THÔNG HIỂU Câu 1: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, những mắt xích nào vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước ? Câu 2: Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào? VẬN DỤNG Câu 1: Hãy vẽ một lưới thức ăn trong đó có các sinh vật:thỏ, gà, chuột, mèo, cáo, cây xanh, rắn, vi khuẩn.? VẬN DỤNG CAO Câu 1: Vì sao mật độ quần thể lại được coi là đặc trưng cơ bản của quần thể? ĐÁP ÁN CHỦ ĐỀ HỆ SINH THÁI I. TRẮC NGHIỆM Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 1 2 3 Đáp C D B C D A A C B B A D B D C A C B C D A D B B án II. TỰ LUẬN NHẬN BIẾT Câu 1: Là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới.
  7. Câu 2: Là một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy, quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. THÔNG HIỂU Câu 1: Gồm các sinh vật: sâu ăn lá ngô, nhái và rắn hổ mang. Câu 2: - Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài - Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau VẬN DỤNG Câu 1: Chuét MÌo C©y xanh Thá C¸o Vi khuÈn Gà Rắn VẬN DỤNG CAO Câu 1: Mật độ quần thể được coi là đặc trưng cơ bản của quần thể, đó là do mật độ có thể ảnh hưởng tới nhiều đặc trưng khác của quần thể và mật độ của một loài thể hiện vai trò của loài đó trong quần xã. - Mật độ cá thể có thể ảnh hưởng tới nhiều đặc trưng khác của quần thể. Mật độ quần thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường như mức độ sử dụng thức ăn, nơi ở Mật độ quần thể ảnh hưởng tới mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Khi mật độ cá thể tăng lên quá cao, các cá thể cạnh tranh gay gắt giành nguồn sống dẫn đến sự phân hoá giữa các cá thể trong quần thể. Những cá thể có kích thước nhỏ và yếu thường bị đói, một số hoặc bị tử vong hoặc phải di cư đi sống ở nơi khác. Mật độ quần thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể. Voi châu Phi trong điều kiện mật độ 13 con /ha thì voi cái có chu kỳ sinh sản trung bình là 4 năm sinh con một lần, nhưng Nếu mật độ quần thể tăng lên quá cao (khoảng 27 con /ha) thì thời gian sinh sản kéo dài tới 7 năm voi cái mới sinh con một lần. Ngược lại, khi mật độ quần thể xuống quá thấp, khả năng gặp gỡ của các con đực và cái trong mùa sinh sản trỏ nên khó khăn, từ đó ảnh hưởng tới sức sinh sản của quần thể. Mật độ quần thể ảnh hưởng tới mức độ lây truyền dịch bệnh. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng cao, lượng chất thải và mức độ tiếp xúc giữa các cá thể trong quần thể tăng lên. Đó là những điều kiện cho dịch bệnh trong quần thể dễ dàng phát triển. - Mật độ của một loài thể hiện vai trò của loài đó trong quần xã. Trong quần xã, loài có số lượng cá thể nhiều với mật độ cá thể cao hơn các loài khác thường giữ vai trò quan trọng trong quần xã và thường là loài chiếm ưu thế