Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Chương 2: Nhiễm sắc thể - Trường THCS Trung Thành

doc 6 trang nhatle22 3750
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Chương 2: Nhiễm sắc thể - Trường THCS Trung Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_chuong_2_nhiem_sac_the_truong.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Chương 2: Nhiễm sắc thể - Trường THCS Trung Thành

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VỤ BẢN ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG NST TRƯỜNG THCS TRUNG THÀNH MÔN SINH HỌC 9 A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS TRUNG THÀNH Địa chỉ mail của nhà trường: thcstrungthanhvuban@gmail.com TT Họ và tên Năm Chức vụ SĐT Mail sinh 1 Nguyễn Thị 1989 Giáo 0987817148 nguyenhanggv90@gmail.com Hằng viên 2 Nguyễn Thị 1986 Giáo 0987766977 nguyenhien86vuban@gmail.com Thu Hiền viên B. NỘI DUNG I. TRẮC NGHIỆM MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT Câu 1. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng được kí hiệu là A. n . B. 2n . C. 3n. D. 4n. Câu 2. Sự tự nhân đôi của NST diễn ra vào kì nào của chu kì tế bào ? A. Kì trung gian. B. Kì đầu . C. Kì giữa. D. Kì cuối. Câu 3. Diễn biến cơ bản của NST ở kì giữa của giảm phân II là A. các cặp NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào . B. các cặp NST kép phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào. C. các cặp NST kép phân li đồng đều về 2 cực của tế bào. D. Các cặp NST kép chẻ dọc ở tâm động thành các NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. Câu 4. Bộ NST 2n = 46 là của loài A. người . B. tinh tinh. C. ruồi giấm. D. gà. Câu 5. NST trong tế bào sinh dưỡng luôn A . co ngắn lại. B. duỗi ra. C. tồn tại thành từng cặp tương đồng. D. tồn tại từng chiếc riêng rẽ. Câu 6. Loại tế bào nào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội ? A. Hợp tử . B. Giao tử . C. Tế bào sinh dục .
  2. D. Tế bào sinh dưỡng . Câu 7. Kết quả kì giữa của quá trình nguyên phân các NST với số lượng là : A. n (đơn ) . B. 2n (đơn) . C. n (kép). D. 2n ( kép ). Câu 8. Từ noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho mâý loại trứng ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU Câu 9. Nguyên phân khác giảm phân ở điểm nào? A. Một lần phân đôi NST và một lần tạo thoi vô sắc. B. Tách tâm động ở kỳ giữa. C. Tách cặp NST đồng dạng ở kỳ giữa. D. Có 2 lần tạo thoi vô sắc và phân chia NST. Câu 10. Hình vẽ dưới đây mô tả kì nào của quá trình nguyên phân ? A. Kì đầu . B. Kì giữa . C. Kì sau. D. Kì cuối. Câu 11. Nói về quá trình nguyên phân, phát biểu nào sau đây sai ? A. Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và hợp tử. B. Gồm 1 giai đoạn chuẩn bị và 4 kỳ liên tiếp. C. Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng cho loài qua các thế hệ . D. Bộ NST trong mỗi tế bào con là bộ đơn bội (n NST) Câu 12. NST mang gen và tự nhân đôi vì nó chứa A. protein . B. ADN. C. ARN . D. mARN. Câu 13. Hình bên mô tả cặp NST tương đồng. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Gồm 2 NST giống nhau. B. Là cấu trúc mang gen. C. Có nguồn gốc từ bố và mẹ. D. Có nguồn gốc từ bố hoặc từ mẹ.
  3. Câu 14. Trong hình bên, số 1 là A. Phân tử ADN. B. Crômatit . C. Nhiễm sắc thể. D. Sợi nhiễm sắc. Câu 15. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp tế bào là A. bộ NST trong tế bào sinh dục và tế bào sinh dưỡng. B. sự kết hợp NST và tế bào chất của hợp tử. C. sự biến đổi hình dạng và kích thước của bộ NST. D. chất nhân của các loại giao tử. Câu 16. Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về NST giới tính ở động vật ? (1) NST giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục. (2) NST giới tính chỉ chứa các gen qui định tính trạng liên quan đến giới tính. (3) NST giới tính luôn khác nhau ở 2 giới. (4) Sự phân li và tổ hợp của NST giới tính là cơ chế xác định giới tính ở một số loài. A. 1 . B. 2 . C. 3. D.4. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP Câu 17. Có 10 tinh nguyên bào ở gà trải qua giảm phân sẽ hình thành được số giao tử là A. 10 . B. 20 . C. 30. D. 40. Câu 18. Giả sử có 1000 tinh trùng được tạo ra, theo nguyên tắc sẽ phải có bao nhiêu tinh bào bậc 1 trải qua giảm phân? A . 250 . B. 750. C. 500. D. 1000. Câu 19. Ở lúa nước 2n = 24, một tế bào đang ở kì sau của nguyên phân sẽ có số lượng NST bằng A. 12. B. 24 . C. 48. D. 96. Câu 20. Ruồi giấm có 2n = 8 NST, kết thúc giảm phân số NST có trong mỗi tế bào con là A. 4. B. 8. C. 16. D. 32. Câu 21. Một tế bào sinh dưỡng ở ngô có 2n = 20 (NST), sau khi nguyên phân liên tiếp 4 đợt sẽ tạo ra số tế bào con là A. 10 B. 16
  4. C. 20 D. 40 MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO Câu 22. Một tế bào sinh dục của 1 loài đang ở kì giữa của giảm phân II có 23 NST đang ở trạng thái kép. Bộ NST 2n đặc trưng của loài đó là A. 2n = 23 . B. 2n = 46 . C. 2n = 79. D. 2n = 92 . Câu 23. Một tế bào sinh dưỡng của một loài đang ở kì sau của quá trình nguyên phân có 48 NST đơn. Bộ NST 2n đặc trưng cho loài là A. 2n =8. B. 2n = 12 . C. 2n = 24. D. 2n = 48. Câu 24. Một tế bào sinh dục của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân I. Hãy xác định số lượng NST có trong tế bào nói trên? A. 8 NST đơn. B. 8 NST kép. C. 16 NST đơn. D. 4 NST kép. B. TỰ LUẬN MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT Câu 1. Cấu trúc điển hình của NST rõ nhất ở kì nào của nguyên phân? Mô tả cấu trúc đó? Câu 2. Nêu khái niệm và ý nghĩa của di truyền liên kết . MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU Câu 3. So sánh quá trình phát sinh giao tử đực và quá trình phát sinh giao tử cái? Câu 4. Giải thích cơ chế duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể? MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP Câu 5. Bệnh mù màu đỏ và lục do một gen kiểm soát. Người vợ bình thường lấy chồng bình thường, sinh được 4 đứa con, trong đó 3 con trai đều bị mù màu. Người con gái của cặp vợ chồng này lấy chồng sinh được 2 con trai đều bị mù màu. a. Bệnh mù màu do gen trội hay gen lặn qui định? Giải thích b. Gen qui định bệnh mù màu nằm trên NST thường hay NST giới tính? MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO Câu 6. Vợ chồng ông T chỉ sinh được 3 con gái. Vì thế, ông bà T thường hay cãi vã nhau và đỗ lỗi cho nhau về việc không sinh được con trai. Theo em, trong chuyện này ai đúng ai sai ? Vì sao ?
  5. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM: Câu1 Câu2 Câu3 Câu4 Câu5 Câu6 Câu7 Câu8 Câu9 Câu10 Câu11 Câu12 B A A A C B D A A C D B Câu13 Câu14 Câu15 Câu16 Câu17 Câu18 Câu19 Câu20 Câu21 Câu22 Câu23 Câu24 D B A B D A C A B B C B TỰ LUẬN: Câu 1. - Cấu trúc điển hình của NST rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân. - Cấu trúc: + NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em ( cromatit) gắn với nhau ở tâm động chia nó thành 2 cánh. + Mỗi crômatít gồm phân tử ADN và Prôtêin loại histôn. Câu 2. - Khái niệm: Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được qui định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào. - Ý nghĩa: Dựa vào sự di truyền liên kết, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn được di truyền cùng với nhau. Câu 3. * Giống nhau : +Các tế bào mầm (noãn nguyên bào ,tinh nguyên bào ) đều tiến hành nguyên phân liên tiếp nhiều lần + Noãn bào bậc I và tinh bào bậc I đều trải qua giảm phân để hình thành giao tử . * Khác nhau : Phát sinh giao tử đực Phát sinh giao tử cái 1 tinh bào bậc I qua giảm phân I cho 1 nõan bàobậc I qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc II ,kích thước bằng 1 thể cực thứ nhất kích thước nhỏ và nhau. 1 noãn bào bậc II kích thước lớn . 1 tinh bào bậc II qua giảm phân II 1 noãn bào bậc II qua giảm phân II cho 2 tinh trùng kích thước bằng cho 1 thể cực thứ 2 kích thước nhỏ nhau và 1 tế bào trứng kích thước lớn Kết quả : 1 tinh bào bậc I qua giảm Kết quả : 1 nõan bào bậc I qua giảm phân cho 4 tinh trùng đều có khả phân cho 3 thể cực không có khả năng thụ tinh . năng thụ tinh và một tế bào trứng có khả năng thụ tinh Câu 4: Đối với các loài sinh sản hữu tính cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể được đảm bảo nhờ sự kết hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh: - Nhờ quá trình nguyên phân hợp tử phát triển thành cơ thể mà tất cả các tế bào sinh dưỡng trong cơ thể đều có bộ NST giống bộ NST của hợp tử ( 2n). - Nhờ quá trình giảm phân các giao tử chứa bộ NST đơn bội (n) giảm đi một nửa so với bộ NST của tế bào sinh dưỡng (2n). - Khi thụ tinh sự kết hợp hai bộ NST đơn bội (n) của hai giao tử đực và cái trong hợp tử đã khôi phục bộ NST lưỡng bội (2n) đặc trưng cho loài.
  6. Câu 5. a. Bệnh mù màu do gen lặn qui định vì: Bố mẹ đều bình thường mà con mắc bệnh. b. Gen qui định bệnh mù màu nằm trên NST giới tính X vì: Bố không mắc bệnh mà con trai mắc bệnh và bệnh mù màu chỉ biểu hiện ở con trai của gia đình này. Câu 6. Ở người, theo cơ chế xác định giới tính thì việc sinh con trai hay con gái là do người bố quyết định, chứ không phải do người mẹ vì: - Người bố khi giảm phân cho ra 2 loại giao tử X và Y có tỉ lệ bằng nhau. - Người mẹ khi giảm phân chỉ cho 1 loại trứng mang X. - Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa 2 loại tinh trùng của bố với trứng của mẹ tạo nên 2 kiểu hợp tử là XX và XY, phát triển thành con gái ( XX) và con trai ( XY) với tỉ lệ bằng nhau. Vậy ông T sai khi đổ lỗi cho bà T không biết sinh con trai.