Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Giao An

doc 8 trang nhatle22 4291
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Giao An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_1_truong_thcs_giao_an.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Giao An

  1. PHÒNG GD&ĐT GIAO THỦY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 9 TRƯỜNG THCS GIAO AN MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài 45 phút A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS GIAO AN Địa chỉ mail của nhà trường: thcsgiaoan2@gmail.com TT Họ và tên Năm sinh Chức vụ SĐT Mail 1 Nguyễn Thị Vui 1970 Giáo viên 01686747703 luanxom12@gmail.com 2 Đinh Thị Mùi 1979 Giáo viên 0167278036 dinhmui79@yahoo.com 3 Doãn Thị Duyên 1986 Giáo viên 0943174715 doanlamduyen@gmail.com B.NỘI DUNG ĐỀ I. TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1. Grego Menđen là người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học vào việc nghiên cứu di truyền. Phương pháp độc đáo của Menđen gọi là A. phương pháp thống kê. B. phương pháp làm thí nghiệm. C. phương pháp phân tích các thế hệ lai. D. phương pháp theo dõi các tính trạng. Câu 2. Men đen đã giải thích sự phân li độc lập của các cặp tính trạng bằng quy luật phân li độc lập. Nội dung của quy luật là A. Các tính trạng đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. B. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. C. Các cặp nhân tố di truyền đã di truyền liên kết trong quá trình phát sinh giao tử. D. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li trong quá trình phát sinh giao tử. Câu 3. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể được gọi là A. nhân tố di truyền. B. cặp tính trạng tương phản. C. tính trạng. D. dòng thuần chủng. Câu 4. Các NST kép xoắn, co ngắn và diễn ra sự tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng theo chiều dọc và chúng có thể bắt chéo với nhau. Đây là hoạt động diễn ra tại kì nào của giảm phân ? A. Kì đầu I B. Kì giữa I C. Kì giữa II D. Kì sau II Câu 5. Trong giờ thực hành quan sát hình thái NST bạn An quan sát thấy các NST đang đóng xoắn cực đại và tập chung xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Bạn An đang quan sát tế bào ở kì nào của nguyên phân ? A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối Câu 6. Bộ NST lưỡng bội là A. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng. B. Bộ NST chứa các cặp NST không tương đồng. C. Bộ NST chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng. D. Bộ NST trong giao tử chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng. Câu 7. Loại nucleotit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ARN ? A. Ađênin B. Timin C. Uraxin D. Xitôzin Câu 8. ADN có chức năng A. truyền thông tin di truyền từ trong nhân ra ngoài nhân. B. vận chuyển axit amin tới ribôxôm. C. lưu giữ thông tin di truyền. D. lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền. Câu 9. Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là A. A - T, G - X và ngược lại. B. A - U,T - A,G - X, X- G. C. A - G, T - X và ngược lại. D. A - T,U - A,G - X, X- G. THÔNG HIỂU Câu 10. Cho các phép lai :
  2. (1) P : AA x aa (2) P : AA x Aa (3) P : Aa x Aa (4) P : Aa x aa (5) P : Aabb x aaBb (6) P : AaBb x aabb Số phép lai phân tích là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 11. Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, quả lục trội hoàn toàn so với quả vàng. Hai cặp gen quy định hai loại tính trạng nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Cho lai giữa hai giống thuần chủng thân cao, quả lục với cây thân thấp, quả vàng thu được F1 , cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có các biến dị tổ hợp là A. thân cao, quả lục ; thân thấp, quả vàng. B. thân cao, quả vàng ; thân thấp, quả vàng. C. thân cao, quả lục ; thân cao, quả vàng. D. thân cao, quả vàng ; thân thấp, quả lục. Câu 12. Ở tinh tinh 2n = 48 , tế bào sinh dục của loài này này đang ở kì giữa của giảm phân I. Số lượng NST có trong tế bào nói trên là A. 48NST đơn. B. 24 NST kép. C. 96 NST đơn. D. 48 NST kép. Câu 13. tế bào xôma của một loài đang ở kì sau của quá trình nguyên phân có 48 NST đơn. Bộ NST 2n đặc trưng cho loài sđó là A. 2n = 8. B. 2n = 12. C. 2n = 24. D. 2n = 48. Câu 14. Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là A. sự kết hợp theo nguyên tắc: 1 giao tử đực với 1 giao tử cái. B. sự kết hợp hai bộ nhân của hai giao tử đơn bội. C. sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực với giao tử cái. D. sự tạo thành hợp tử. Câu 15. Prôtêin đa dạng và đặc thù là do A. số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit. B. số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các axit amin. C. số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các axit amin và các bậc cấu trúc không gian. D. 4 bậc cấu trúc của prôtêin. VẬN DỤNG THẤP Câu 16. Ở một loài thực vật,gen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt xanh. Nếu cho cây hạt vàng dị hợp tử (Aa) lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình ở F1 như thế nào ? A. 100% hạt vàng B. 100% hạt xanh C. 50% hạt vàng : 50% hạt xanh D. 75% hạt vàng : 25% hạt xanh Câu 17. Tế bào sinh dục của một loài có bộ NST 2n = 24 thực hiện quá trình giảm phân.Số lượng NST có trong một tế bào con sau giảm phân là A. 12 NST đơn. B. 12 NST kép. C. 24 NST đơn. D. 24 NST kép. Câu 18. Một nhóm tế bào mầm nguyên phân liên tiếp 3 lần tạo thành các tế bào sinh tinh, các tế bào này đều giảm phân tạo ra 64 tinh trùng. Số lượng tế bào mầm ban đầu là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 19. Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtit như sau: - A - U - G - X - U - U - G - A - X - Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn đã tổng hợp nên đoạn mạch ARN nói trên là A. - T - A - X - G - A - A - X - T - G -. B. - U- A - X- G - A - A - X - U - G - . C. - T - A - G - X - A - A - X - A - G -. D. - T - U - X - G - U - U - X - U - G -. Câu 20. Một gen có chiều dài 4080 Ao và có số lượng nucleotit loại X = 2A. Số lượng nucleotit từng loại của gen là A. A = T = 200, G = X= 400. B. A = T = 400, G = X =800. C. A = T = 300, G = X = 600. D. A = T = 500, G = X = 1000. II. TỰ LUẬN Câu 1. Em hãy giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế tự nhân đôi lại giống ADN mẹ ? Câu 2. Cho giao phấn giữa cây đậu Hà Lan thân cao, quả đỏ với cây thân cao, quả vàng ở F1 thu được tỉ lệ kiểu hình là 3 :3 :1 :1.
  3. Xác định kiểu gen của bố, mẹ và viết sơ đồ lai cho phép lai trên biết tính trạng thân cao, quả đỏ trội hoàn toàn so với thân thấp, quả vàng và hai cặp gen quy định hai loại tính trạng nằm trên hai cặp NST khác nhau. III. HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM ( 8 điểm) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp C B C A B A B D A C D D C C C C A B A B án Điểm Mỗi đáp án lựa chọn đúng được 0.4 điểm II. TỰ LUẬN Câu 1. (1 điểm) Hai phân tử ADN con được tạo thành qua cơ chế tự nhân đôi giống nhau và giống ADN mẹ vì ADN tự nhân đôi theo 2 nguyên tắc: + NTBS: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn cử ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc : A liên kết với T hay ngược lại, G liên kết với X hay ngược lại.(0.5 điểm) + Nguyên tắc giữ lại một nửa ( bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ ( mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.(0.5điểm) Câu 2: (1 điểm) Đáp án Điểm - Quy ước: gen A quy định thân cao gen B quy định quả đỏ gen a quy định thân thấp gen b quy định quả vàng - Xác định kiểu gen: Vì F1 thu được tỉ lệ kiểu hình là 3 : 3: 1: 1 = 8 kiểu tổ hợp giao tử = 4 x 2 0.25 Muốn có 4 loại giao tử thì cây thân cao, quả đỏ phải có kiểu gen AaBb Muốn có 2 loại giao tử thì cây thân cao, quả vàng phải có kiểu gen Aabb 0.25 - Sơ đồ lai: P : Thân cao, quả đỏ x Thân cao, quả vàng AaBb Aabb G : AB; Ab; aB; ab Ab; ab F1 : AB Ab aB ab Ab AABb AAbb AaBb Aabb 0.25 ab AaBb Aabb aaBb aabb Kiểu gen: 1 AABb: 2 AaBb: 1 AAbb: 2 Aabb: 1 aaBb: 1 aabb Kiểu hình: 3 thân cao, quả đỏ: 3 thân cao, quả vàng: 1 thân thấp, quả đỏ: 1 thân thấp, quả 0.25 vàng. C. NGÂN HÀNG CÂU HỎI CHỦ ĐỀ HỆ SINH THÁI I. TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1. Quần thể là một tập hợp cá thể A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định. C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định. D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. Câu 2 . Tập hợp nhiều quần thể sinh vật khác loài, cùng sống trong một không gian xác định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và có cấu trúc tương đối ổn định là khái niệm của
  4. A. quần thể sinh vật. B. Quần xã sinh vật. C. hệ sinh thái. D. quần tụ cá thể. Câu 3. Đặc trưng nào sau đây không phải của quần thể sinh vật ? A. Mật độ quần thể. B. Thành phần nhóm tuổi. C. Độ đa dạng loài. D. Tỉ lệ giới tính. Câu 4. Chỉ số thể hiện mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã là A. độ đa dạng. B. độ nhiều. C. độ thường gặp. D. độ phong phú. Câu 5. Loài ưu thế là A. loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác. B. loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã. C. loài có số lượng cá thể nhiều nhất trong quần xã. D. loài có ở nhiều quần xã khác nhau. Câu 6. Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về A. nơi ở. B. sinh sản. C. dinh dưỡng. D. cạnh tranh. Câu 7. Mục đích của việc thực hiện Pháp lệnh dân số ở Việt Nam là A. bảo đảm chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. B. bảo vệ môi trường không khí trong lành. C. bảo vệ tài nguyên khoáng sản của quốc gia. D. nâng cao dân trí cho người có thu nhập thấp. Câu 8. Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quần thể người mà các quần thể sinh vật khác không có? A. Tỉ lệ giới tính. B. Thành phần nhóm tuổi. C. Sinh sản. D. Giáo dục. THÔNG HIỂU Câu 9. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp các cây sú, vẹt trong vườn quốc gia Xuân Thủy. B. Tập hợp cá trong trong một ao . C. Tập hợp các con gà trống trong một cánh rừng. D. Tập hợp các cây ngô trên một cánh đồng. Câu 10. Vườn quốc gia Xuân thủy là một A. quần thể sinh vật. B. quần xã sinh vật. C. quần xã thực vật. D. quần xã động vật. Câu 11. Cho chuỗi thức ăn sau: Cây gỗ ( ) Chuột Rắn Vi sinh vật Loài nào sau đây điền vào chỗ trống là hợp lí nhất A. Mèo. B. Sâu ăn lá cây . C. Bọ ngựa. D. Ếch. Câu 12. Trong chuỗi thức ăn : Cây cỏ Bọ rùa Ếch Rắn Vi sinh vật Rắn là A. sinh vật sản xuất. B. sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. sinh vật tiêu thụ bậc 2. D. sinh vật tiêu thụ bậc 3. Câu 13. Trong quần thể, giữa các cá thể có mối quan hệ A. cộng sinh và hội sinh. B. hỗ trợ và cộng sinh. C. Hỗ trợ và cạnh tranh khác loài. D. hỗ trợ và cạnh tranh cùng loài. Câu 14. Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật? A. Một khu rừng. B. Một hồ tự nhiên. C. Một đàn chuột đồng. D. Một ao cá. Câu 15. Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác trong quần xã kìm hãm là hiện tượng A. khống chế sinh học. B. cạnh tranh giữa các loài. C. hỗ trợ giữa các loài. D. hội sinh giữa các loài.
  5. Câu 16. Cho hình vẽ ba dạng tháp tuổi: Dạng tháp dân số trẻ là A. dạng tháp a, b. B. dạng tháp b, c. C. dạng tháp a, c. D. dạng tháp c. VẬN DỤNG THẤP Câu 17. Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây ? A. Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ. B. Quần thể chim sẻ và quần thể chim chào mào. C. Quần thể gà và quần thể châu chấu. D. Quần thể cá chép và quần thể cá rô. Câu 18. Nếu một nước có số trẻ em dưới 15 tuổi chiếm trên 30% dân số, số lượng người già chiếm dưới 10%, tuổi thọ trung bình thấp thì được xếp vào loại nước có A. tháp dân số tương đối ổn định. B. tháp dân số giảm sút. C. tháp dân số ổn định. D. tháp dân số phát triển. Câu 19: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn? A. Lúa→ Sâu ăn lá lúa→ Ếch→ Diều hâu → Rắn hổ mang. B. Lúa → Sâu ăn lá lúa→ Ếch→ Rắn hổ mang→Diều hâu. C. Lúa→ Sâu ăn lá lúa→ Rắn hổ mang→ Ếch → Diều hâu. D. Lúa→ Ếch→ Sâu ăn lá lúa→ Rắn hổ mang → Diều hâu. Câu 20. Cho các sinh vật : cáo , cỏ, châu chấu, gà rừng , vi khuẩn giữa chúng có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây? A. Cỏ châu chấu cáo gà rừng vi khuẩn. B. Cỏ cáo châu chấu vi khuẩn gà rừng . C Cỏ châu chấu gà rừng cáo vi khuẩn. D. Cỏ châu chấu vi khuẩn gà rừng cáo . Câu 21. Một quần thể hươu có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau: - Nhóm tuổi trước sinh sản: 50 con / ha - Nhóm tuổi sinh sản: 45 con / ha - Nhóm tuổi sau sinh sản: 15 con / ha Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào? A. Dạng phát triển. B. Dạng ổn định. C. Dạng bền vững. D. Dạng giảm sút. VẬN DỤNG CAO Câu 22: Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn nàycó các nhận xét đúng sau: (1) lưới thức ăn có 4 chuỗi thức ăn.
  6. (2) thỏ là sinh vật tiêu thụ bậc 2. (3) báo là mắt xích chung của lưới thức ăn (4) cào cào, thỏ, nai có cùng mức dinh dưỡng. A. 1 B. 2. C. 3 D. 4 Câu 23. Nghiên cứu bọ cánh cứng, người ta đếm được 12 cá thể trên một diện tích 4m2 . Khi khảo sát lấy mẫu ở 40 địa điểm trong khu vực sống của quần xã thì chỉ có 23 địa điểm có loài bọ cánh cứng này. Độ nhiều và độ thường (C) gặp của quần thể bọ cánh cứng trong quần xã lần lượt là A. 3con/m2, C= 57,5%. B. 3con/m2, C= 30%. C. 3 con/m2, C= 52,1%. D. 3con/m2, C= 60%. Câu 24. Khi bạn ăn một chiếc bánh mì kẹp thịt thì bạn là sinh vật tiêu thụ bậc mấy ? A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. C. Sinh vật tiêu thụ bậc 3. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 4. II. TỰ LUẬN NHẬN BIẾT Câu 1. Thế nào là một quần thể sinh vật ? cho ví dụ ? Câu 2. Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có ? THÔNG HIỂU Câu 3. Quần xã sinh vật khác quần thể sinh vật như thế nào ? Câu 4. Cho các tập hợp sinh vật sau : a, Các chó sói và các chó nhà. b, Các cá thể nai, sóc, thỏ sống trong rừng mưa nhiệt đới. c, Rừng cây thông ở Đà Lạt. Tập hợp nào là quần thể ? Giải thích. VẬN DỤNG THẤP Câu 5. Em hãy chọn và quan sát một hệ sinh thái bất kì và thực hiện các yêu cầu sau : - Nêu tên các sinh vật chủ yếu trong hệ sinh thái đã quan sát và môi trường sống của chúng. - Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn, trong đó chỉ rõ sinh vật sản xuất, động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt, sinh vật phân giải. - Em cần làm gì để bảo vệ hệ sinh thái đã quan sát. VẬN DỤNG CAO Câu 6. Cho một quần xã sinh vật có các loài sau : hươu, mèo rừng,thỏ,cáo, cỏ, hổ,vi khuẩn, gà rừng. a, Hãy vẽ lưới thức ăn trong quần xã trên. b, Tìm các mắt xích chung trong lưới thức ăn. c, Phân tích mối quan hệ giữa hai quần thể : thỏ và cáo. ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM Nhận biết Thông hiểu Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án D B C A B C A D D B B D D C A A
  7. Vận dụng thấp Vận dụng cao Câu 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án C D B C A B A C II. TỰ LUẬN NHẬN BIẾT Câu 1. - Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. - Ví dụ về quần thể : HS tựu lấy ví dụ Câu 2. Quần thể người có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có vì con người có lao động và tư duy, có trí thông minh nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên. THÔNG HIỂU Câu 3. Điểm khác nhau giữa quần thể và quần xã : Quần thể Quần xã Là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong Là tập hợp các sinh vật khác loài, cùng sống không gian nhất đinh. trong một không gian nhất định Sống trong một thời điểm nhất định Được hình thành trong một quá trình lịch sử lâu dài. Các cá thể trong quần thể có mối quan hệ về dinh Giữa các quần thể có mối quan hệ hỗ trợ và đối dưỡng, chỗ ở,sinh sản. địch. Câu 4. a, Các chó sói và các chó nhà. - Các cá thể trên đều cùng loài. - Không gian khác nhau : chó sói trong rừng, chó nhà sống trong các gia đình. Vậy tập hợp trên không phải là quần thể . b, Các cá thể nai, sóc, thỏ sống trong rừng mưa nhiệt đới. - Các cá thể trên gồm các sinh vật khác loài nên tập hợp trên không phải là quần thể. c, Rừng cây thông ở Đà Lạt. - Các cá thể trên đều cùng loài - Cùng sống trong một khoảng không gian. Vậy tập hợp trên là quần thể sinh vật. VẬN DỤNG THẤP Câu 5. Học sinh chọn hệ sinh thái bất kì quan sát và trả lời theo nội dung câu hỏi - Nêu tên các sinh vật chủ yếu trong hệ sinh thái đã quan sát và môi trường sống của chúng. - Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn, và chỉ rõ sinh vật sản xuất, động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt, sinh vật phân giải. - Nêu các biện pháp để bảo vệ hệ sinh thái quan sát.
  8. VẬN DỤNG CAO Câu 6. a. Vẽ lưới thức ăn: Hươu Cỏ Thỏ Cáo Hổ Vi khuẩn Gà rừng Mèo rừng b.Mắt xích chung của lưới thức ăn là: thỏ, gà rừng, cáo, mèo rừng, hươu, hổ. c. Quan hệ giữa thỏ và cáo : Điều kiện thuận lợi: số lượng thỏ tăng Số lượng cáo tăng. Cáo tiêu diệt thỏ, nên số lượng cáo tăng khống chế số lượng thỏ số lượng thỏ giảm xuống.