Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

doc 3 trang nhatle22 2370
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_7_hoc_ki_i_nam_hoc_2018_2019_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

  1. MA TRẬN ĐỀ MÔN SINH HỌC 7: HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 – 2019 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tên chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Ngành Động - Nêu được cấu tạo và vật nguyên dinh dưỡng của trùng - sinh sốt rét. 2.75điểm 3 câu 1 câu (30%) 0.75 điểm 2 điểm (27.3%) (72.7%) Ngành Ruột Nhận biết được các khoang cách sinh sản của thủy tức 0.25điểm 1 câu (2.5%) 0.25 điểm (100%) - Giải thích được hiện -Nhận biết được tác hại tượng khi mưa nhiều của giun móc câu,giun Các ngành giun đất lại chui lên - Giải thích vai kim, giun đãu đối với Giun mặt đất. trò của giun con người. - Giải thích được vì đất . sao trẻ em hay mắc bệnh giun kim. 2.25điểm 3 câu 2 câu 1 câu (22.5%) 0.75 điểm 0.5 điểm 1điểm (33.3%) (22.2%) (44.5%) - Biết được cơ quan di chuyển của trai sông. Ngành Thân - Đặc điểm chung và mềm vai trò của lớp ngành cthân mềm 2.25điểm 1 câu 1 câu (22.5%) 0.25điểm 2 điểm (11.1%) (88.9%) Biết được nhóm chân khớp có tập tính dự Ngành Chân - Vai trò của lớp ngành - trữ thức ăn. khớp chân khớp. . -Nhận biết được loài . thuộc lớp Sâu bọ có ích cho cây trồng 2.5điểm 1 câu 2 câu (25%) 2 điểm 0.5 điểm (80%) (20%) TỔNG 6 câu 5 câu 5 câu 5 điểm 3 điểm 2 điểm (50%) (30%) (20%)
  2. PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ TUY HÒA ĐỀ THI HỌC KÌ 1- NĂM HỌC: 2018-2019 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI MÔN : SINH 7 -Thời gian: 45’ I.TRẮC NGHIỆM (3đ) Câu 1: Tác hại của giun móc câu đối với cơ thể người là: A. Hút máu, bám vào niêm mạc tá tràng. B. Làm người bệnh xanh xao, vàng vọt. C. Gây ngứa ở hậu môn. D. Gây tắc ruột, tắc ống mật. Câu 2: Hình thức sinh sản không gặp ở thủy tức là A. Mọc chồi. B. Tái sinh. C. Phân đôi. D. Sinh sản hữu tính. Câu 3: Nhóm nào sau đây gồm những chân khớp có tập tính dự trữ thức ăn? A. Tôm sông, nhện, ve sầu. B. Kiến, bướm cải, tôm ở nhờ. C. Ong mật, bọ ngựa, tôm ở nhờ. D. Kiến, ong mật, nhện. Câu 4: Động vật nguyên sinh kí sinh trong cơ thể người là: A.Trùng roi xanh B. Trùng kiết lị C. Trùng giày D. Trùng biến hình Câu 5: Cơ quan di chuyển của trai sông? A. Chân trai thò ra và thụt vào. B. Trai hút và phun nước. C. Chân trai kết hợp với sự đóng mở của vỏ. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 6: Khi mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất để: A. Hô hấp. B. Tìm nơi ở mới. C. Dễ dàng bơi lội. D. Tìm thức ăn. Câu 7: Loài thuộc lớp Sâu bọ có ích trong việc thụ phấn cho cây trồng: A. Châu chấu B. Bướm. C. Bọ ngựa. D. Dế trũi. Câu 8: Trẻ em hay mắc bệnh giun kim vì: A. Không ăn đủ chất. B. Không biết ăn rau xanh. C. Có thói quen bỏ tay vào miệng. D. Hay chơi đùa. Câu 9. Trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể qua con đường: A. ăn uống. B. muỗi đốt. C. da. D. máu. Câu 10. Vật chủ trung gian của sán lá gan là: A. Ốc B. Gà, C. Lợn D. Trâu , bò Câu 11. Lợn gạo có mang ấu trùng của: A. Sán dây B. Sán lá gan C. Sán bã trầu D. Sán lá máu Câu 12. Để phòng giun đũa kí sinh ta cần: A. Mang ủng khi vào vùng nước bẩn B. Tiêm văc xin chủng ngừa C. Đeo khẩu trang nơi nhiều bụi D. Giữ vệ sinh trong ăn uống II. TỰ LUẬN : (7đ) Câu 1:(2đ) Vai trò thực tiễn của ngành chân khớp? Câu 2:(2đ) Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm? Ý nghĩa thực tiễn của vỏ thân mềm. Câu 3:(2đ) Quan sát hình 11.2 . “VÒNG ĐỜI SÁN LÁ GAN ” Hãy trình bày sơ đồ sự phát triển của sán lá gan?Giải thích tại sao trâu bò ở nước ta thường nhiễm sán lá gan cao ? Hình 11.2 .VÒNG ĐỜI SÁN LÁ GAN Câu 4:(1đ) Vì sao nói “ Giun đất là bạn của nhà nông”?
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HK1 - MÔN SINH 7 I.TRẮC NGHIỆM: (3đ) (Mỗi câu trắc nghiệm làm đúng được 0,25đ). câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B C D B C A B C A D B D II- TỰ LUẬN (7đ) Câu 1:( 2 đ ). Vai trò: * Lợi ích: (1đ) - Là nguồn thức ăn của cá: rận nước, chân kiếm tự do, - Là nguồn cung cấp thực phẩm: tôm sông, cua, tép, - Là nguồn lợi xuất khẩu: cua nhện, tôm hùm, * Tác hại: (1đ) - Có hại cho giao thông đường thuỷ: sun - Có hại cho nghề cá: chân kiếm kí sinh - Truyền bệnh giun sán: tôm, cua, Câu 2:( 2đ ). Mỗi ý trả lời đúng được 1đ. - Đặc điểm chung của ngành thân mềm: Thân mềm không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hóa và cơ quan di chuyển thường đơn giản. Riêng mực, bạch tuộc có vỏ tiêu giảm, cơ quan di chuyển phát triển. -Ý nghĩa thực tiễn của vỏ thân mềm: Vỏ thân mềm được khai thác để bán làm đồ trang trí ở các nơi du lịch vùng biển như: Hạ long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Nha Trang Nhất là vỏ các lọai ốc vì chúng cừa đa dạng, vừa đẹp,vừa kì dị Câu 3: (2,0đ): “VÒNG ĐỜI SÁN LÁ GAN ” (1,5 điểm ) (1)trứng (2)ấu trùng có lông (3)ấu trùng kí sinh trong ốc ( 0,25 đ) ( 0,25 đ) ( 0,25 đ) (6)sán vào kí sinh ở (5)kén sán bám vào (4)ấu trùng có đuôi trâu bò( 0,25 đ) rau bèo( 0,25 đ) ( 0,25 đ) Do tập quán chăn nuôi bằng hình thức chăn thả tự do trên các đồng ruộng nên trâu bò ở nước ta nguy cơ nhiễm sán cao. (0,5đ) Câu 4 (1,0đ): Nói “ Giun đất là bạn của nhà nông” vì: Trong hoạt động sống giun đất thường xuyên đào hang để ăn đất và các vụn hữu cơ làm đất tơi xốp thoáng khí, tăng độ phì nhiêu cho đất , tiết chất nhầy làm mềm đất , phân giun có cấu trúc hạt tròn làm đất tăng độ màu mỡ cho đất.