Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 6 - Học kì 1

doc 3 trang nhatle22 3770
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 6 - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_6_hoc_ki_1.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 6 - Học kì 1

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 Môn: Sinh học 6 I. Trắc nghiệm. Hãy khoanh tròn vào đáp án từ câu 1 đến câu 5 mà em cho là đúng (1 hoặc nhiều đáp án) Câu 1: Nước có vai trò gì với cây? A. Cây quang hợp C. Cây hô hấp B. Cây thoát hơi nước D. Cây vận chuyển các chất Câu 2: Dùng chất gì để nhận biết tinh bột? A. Que đóm B. Nước vôi trong C. Dung dịch Iốt D. Tấm kính Câu 3: Nhóm nào gồm toàn cây thân leo: A. Cây đậu, cây mồng tơi, cây mướp C. Cây dừa, cây cau, cây cọ B. Cây rau má, cây dưa hấu, cây bí đỏ D. Cây rau đay, cây ớt, cây rau dền Câu 4: Loại rễ biến dạng chứa chất dự trữ cho cây ra hoa, tạo quả là: A. Giác mút B. Rễ củ C. Rễ thở D. Rễ móc Câu 5: Chức năng của mô phân sinh ngọn là: A. Vận chuyển nước và muối khoáng C. Giúp cây to ra B. Vận chuyển chất hữu cơ D. Giúp cây dài ra Câu 6 (1 điểm): Hãy nối cột tên gọi các bộ phận của thân non phù hợp với chức năng của chúng trong bảng dưới đây: Các bộ phận Đáp án Chức năng từng bộ phận 1. Biểu bì 1 a. Vận chuyển nước và muối khoáng 2. Thịt vỏ 2 b. Hút nước và muối khoáng hòa tan 3. Mạch rây 3 c. Dự trữ 4. Mạch gỗ 4 d. Bảo vệ các bộ phận bên trong 5. Ruột 5 e. Vận chuyển chất hữu cơ f. Quang hợp Câu 7(1.5 điểm): Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: lục lạp, vận chuyển, lỗ khí, biểu bì, bảo vệ, đóng mở. Bao bọc phiến lá là một lớp tế bào (1) trong suốt nên ánh sáng có thể xuyên qua chiếu vào phần thịt lá. Lớp tế bào biểu bì có màng ngoài rất dày có chức năng (2) cho các phần bên trong của phiến lá. Lớp tế bào biểu bì mặt dưới có rất nhiều (3) Hoạt động (4) của nó giúp cho lá trao đổi khí và cho hơi nước thoát ra ngoài. Các tế bào thịt lá chứa rất nhiều (5) có chức năng thu nhận ánh sáng cần cho việc chế tạo chất hữu cơ. Gân lá có chức năng (6) .các chất cho phiến lá. II. Tự luận Câu 1(2 điểm): a. Hãy chú thích hình vẽ “Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật” ở bên. b. Mỗi em có thể làm gì để tham gia vào việc bảo vệ và phát triển cây xanh ở địa phương? Câu 2 (2 điểm): Tại sao trong thực tế, tiêu diệt cỏ dại rất khó? Nêu biện pháp tiêu diệt cỏ dại và cơ sở khoa học của biện pháp đó?
  2. Câu 3 (1 điểm): Vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại quan hệ chặt chẽ với nhau?
  3. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I.Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 Đáp án A, B, D C A B D Câu 6: 1 – d, 2 – f, 3 – e, 4 – a, 5 - c Câu 7: 1: Biểu bì 2: Bảo vệ 3: Lỗ khí 4: Đóng mở 5: Lục lạp 6: Vận chuyển III. Tự luận Câu 1(2 điểm): a. 1: Vách tế bào, 2: Không bào, 3: Màng tế bào 4: Lục lạp, 5: Chất tế bào, 6: Nhân tế bào b. – Không bẻ cành và bẻ ngọn, nhổ cây . - Trồng cây quanh nhà: rau các loại, cây ăn quả - Tham gia trồng cây gây rừng (nếu có thể) - Tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện Câu 2(2 điểm) Vì cỏ dại thường có bộ rễ cắm sâu, lan rộng và cỏ dại có khả năng sinh sản bằng thân rễ. Muốn diệt cỏ dại phải nhặt bỏ toàn bộ phần thân rễ ngầm ở dưới đất, vì chỉ cần xót lại mẩu thân rễ từ đó cũng có thể mọc chồi, ra rễ và phát triển thành cây mới rất nhanh. Câu 3(1 điểm): + Hô hấp và quang hợp trái ngược nhau vì sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu của hô hấp, ngược lại sản phẩm của hô hấp là nguyên liệu cho quang hợp. + Hô hấp và quang hợp liên quan chặt chẽ với nhau vì 2 quá trình này cần có nhau: hô hấp cần chất hữu cơ do quang hợp tạo ra. quang hợp và mọi hoạt động sống của cây lại cần năng lượng do hô hấp sản ra. => cây không thể sống nếu thiếu một trong hai quá trình đó.