Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_9_hoc_ki_i_nam_hoc_2020_2021_tru.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN MA TRẬN ĐÊ MÔN: NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ KIỂM TRA BÀI GIỮA KÌ Thời gian làm bài : 90 phút Năm học: 2020 - 2021 I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - HS nắm vững các kiến thức cơ bản về phần Đọc- hiểu; Tiếng việt; Tập làm văn trong SGK Ngữ Văn 9/Tập 1 ( Từ tuần 1 đến tuần 8) 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm bài tập, trả lời câu hỏi, cảm thụ chi tiết đặc sắc, viết bài văn hoàn chỉnh. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, trung thực, tự giác trong kiểm tra. 4. Năng lực: phát hiện, giải quyết vấn đề, trình bày, cảm thụ, năng lực thẩm mĩ. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA 1. Tự luận : 100% III/ MA TRẬN ĐỀ: Cấp độ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU V/D VẬN DỤNG TỔNG CAO Chủ đề TN TL TN TL 1.Văn học - Chép - Tìm thành ngữ/ - Chị em Thúy Kiều chính xác điển cố - Kiều ở lầu Ngưng Bích -Tác giả, - Bút pháp nghệ -Hồi 14 Hoàng Lê nhất tác phẩm thuật đặc sắc. thống chí - Ý nghĩa nhan đề - Chuyện người con gái Nam Xương” Số câu 3 1 4 Số điểm 3,5 0,5 4 Tỉ lệ % 35% 5% 40% 2.Tiếng Việt Viết đoạn - Thành ngữ văn nghị luận - Lời dẫn trực tiếp văn học, có lời dẫn trực tiếp. Số câu 1 1 Số điểm 4 4 Tỉ lệ % 40% 40% 3.Tập làm văn Viết - Đoạn văn nghị luận văn đoạn học, nghị luận xã hội văn NLXH Số câu 1 1 Số điểm 2 2 Tỉ lệ % 20% 20% Tổng số câu 3 1 1 1 6 Tổng số điểm 3,5 0,5 4 2 10,0 Tỉ lệ % 35% 5% 20% 100% 40%
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 9 ĐỀ 1 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I (5,5 điểm) Cho câu thơ: “ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng ” (SGK Ngữ Văn 9, tập một) Câu 1 ( 1 điểm) : Chép chính xác 7 dòng tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ trên. Câu 2( 0,5 điểm): Điển cố nào được sử dụng trong đoạn thơ em vừa chép ? Câu 3( 4 điểm ): Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn Tổng – Phân – Hợp (khoảng 12 câu), trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp (gạch chân, chú thích) để làm rõ ý : Kiều là người tình thủy chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trân trọng. PHẦN II (4,5 điểm) Cảm thương cho cuộc đời người phụ nữ bạc mệnh, Lê Thánh Tông, một ông vua nổi tiếng thơ hay chữ tốt ở thế kỉ XV đã viết: Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ Cung nước chi cho lụy đến nàng ( Lại bài viếng Vũ Thị, dẫn theo SGK Ngữ văn 9- Tập I) Câu 1(1 điểm). Người con gái bạc mệnh mà Lê Thánh Tông nhắc đến là ai? Trong tác phẩm nào em đã học? Ai là tác giả? Câu 2 (1,5 điểm) Trong phần kết thúc tác phẩm, người con gái ấy đã nói những lời tạ từ: “ Thiếp cảm ơn đức Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về trần gian được nữa.” (SGK Ngữ Văn 9, tập một) a. Người con gái nói những lời này trong hoàn cảnh nào? Lời nói đó giúp em cảm nhận thêm những phẩm chất nào của nàng? b. Em hiểu như thế nào về nhan đề tác phẩm “ Truyền kì mạn lục”? Câu 3(2 điểm). Người phụ nữ bạc mệnh được nhắc đến ở đây vốn là một người trọng danh dự, giàu lòng tự trọng. Từ nhân vật này, kết hợp với những hiểu biết của mình, em hãy viết một đoạn văn khoảng một trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về lòng tự trọng của con người. Hết (Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm.)
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM - ĐỀ 1 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 9 Năm học: 2020 - 2021 Thời gian làm bài: 90 phút Nội dung Điểm 1/ Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo (sai 01 lỗi trừ 0,25đ) 1 2/ HS tìm được điển cố : Sân Lai, gốc tử 0,5đ 3/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: 4đ * Hình thức: 1đ - Đoạn văn Tổng - Phân - Hợp đủ 12 câu, liên kết chặt chẽ. - Có dùng cách nói trực tiếp – chỉ rõ * Nội dung: 3đ - Kiều là người tình thủy chung: + Ở nơi xa, Kiều luôn nhớ tới người yêu, về kỷ niệm thiêng liêng, sâu sắc của mối tình trong sáng: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”. 1đ + Nàng hình dung Kim Trọng vẫn không hay biết gì, vẫn đau đáu ngóng chờ tin tức của nàng mà hoài công vô ích: “Tin sương luống những PHẦN I rày trông mai chờ”. (5,5 + Nàng nhớ về Kim Trọng với tâm trạng đau đớn, xót xa. (Câu thơ điểm) “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” có hai cách hiểu. Cách thứ nhất: Nỗi nhớ nhung, tình cảm thủy chung dành cho Kim Trọng không bao giờ phai nhạt; cách thứ hai: Sự trong trắng của Kiều bị vùi dập, hoen ố, không bao 1đ giờ gột rửa được, nàng không còn xứng đáng với tình yêu của Kim Trọng. Dù hiểu theo cách nào, ta cũng thấy được tấm lòng chân thành, vị tha của Thúy Kiều trong tình yêu). - Kiều là người con hiếu thảo: + Diễn tả nỗi nhớ cha mẹ của Kiều( cách dùng từ “xót”=> gợi tình cảm xót thương của những con người ruột thịt. + Kiều thương cha mẹ sớm chiều vẫn tựa cửa ngóng tin con mà Kiều chư làm tròn phận làm con phụng dưỡng cha mẹ (thành ngữ “quạt nồng ấm 1đ lạnh”, các điển cố “sân Lai, gốc tử”) => diễn tả sâu sắc tấm lòng nhớ thương, hiếu thảo của Kiều. + Kiều nhớ tới Kim Trọng trước, cha mẹ sau=> phù hợp với quy luật tâm lý và thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. - Kiều là người có tấm lòng vị tha, đáng trọng: Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng đã quên đi cảnh ngộ của bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ. 1/- Đó là nhân vật Vũ Nương 0.25đ Tác phẩm: Truyền kì mạn lục 0.25đ - Tác giả: Nguyễn Dữ 0.5đ 2/ a. Hoàn cảnh: Sau khi Trương Sinh lập đàn tràng giải oan, Vũ Nương giữa 0.5đ dòng sông mà nói vọng vào với chàng Trương PHẦN II - Từ cách đối xử của nhân vật cho thấy Vũ Nương là người trọng danh dự, 0.5đ (4,5 sống tình nghĩa, có lòng tự trọng cao. điểm) b. Nhan đề: ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền. 0.5đ
- 3/* Yêu cầu hình thức: 2đ - Đúng đoạn văn NLXH, liên kết câu. 0,5 +Không sai lỗi chính tả, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, đúng hướng * Yêu cầu nội dung: HS trình bày được : - Thế nào là lòng tự trọng? Là sự coi trọng danh dự, nhân phẩm của mình. 0,5 - Biểu hiện: +Giữ lời hứa, sống trung thực, dám nhìn nhận sai trái và những hạn 0,5 chế của bản thân + biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách, không làm điều xấu . ( D/c: học tập, lao động, giao tiếp ) - Ý nghĩa: là thước đo nhân cách con người, làm XH phát triển, văn minh 0,25 - Mở rộng: Phân biệt tự trọng khác tự ái, tự cao . -Liên hệ thực tế và rút ra bài học cần thiết. 0,25 Lưu ý: - HS có cách diễn đạt khác mà đảm bảo đủ ý thì vẫn cho điểm. - Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần, lẻ đến 0,25, không làm tròn số. GIÁO VIÊN RA ĐỀ TTCM DUYỆT BGH DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 9 Năm học: 2020 – 2021 ĐỀ 2 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I (5,5 điểm) Trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều”, nhà thơ Nguyễn Du viết: “ Kiều càng sắc sảo mặn mà ” (SGK Ngữ Văn 9, tập một) Câu 1 ( 1 điểm) : Chép chính xác 11 dòng tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ trên. Câu 2( 0,5 điểm): Thành ngữ nào được sử dụng trong đoạn thơ em vừa chép ? Câu 3( 4 điểm ): Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn theo phương pháp lập luận Tổng – Phân – Hợp khoảng 12 câu làm rõ vẻ đẹp nhan sắc, tài năng, tâm hồn của Thuý Kiều (khoảng 12 câu). Trong đó có sử dụng một lời dẫn trực tiếp (gạch chân, chỉ rõ). PHẦN II (4,5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng ?” (SGK Ngữ Văn 9, tập một) Câu 1(1 điểm). Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Hãy giải thích nhan đề của tác phẩm ấy. Câu 2(1,5 điểm). Đoạn trích là lời của nhân vật nào, nói với ai? Lời đó được nói trong hoàn cảnh nào? Lời nói ấy giúp em hiểu thêm gì về phẩm chất của nhân vật được nhắc tới ? Câu 3(2 điểm). Từ hình tượng nhân vật trên cùng vốn hiểu biết của mình, bằng một đoạn văn khoảng một trang giấy thi, hãy trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của tuổi trẻ hôm nay đối với đất nước trong hoàn cảnh mới. Hết (Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm.)
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM - ĐỀ 2 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 9 Năm học: 2020 - 2021 Thời gian làm bài: 90 phút Nội dung Điểm 1/ Chép chính xác 11 câu thơ tiếp theo (sai 01 lỗi trừ 0,25đ) 1 2/ HS tìm được thành ngữ : Nghiêng nước, nghiêng thành 0,5đ 3/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: PHẦN I * Hình thức: (5,5 - Đoạn văn Tổng - Phân - Hợp đủ 12 câu, liên kết chặt chẽ. 1đ điểm) - Có dùng lời dẫn trực tiếp – chỉ rõ * Nội dung: - Câu thơ đầu đã khái quát vẻ đẹp của Kiều qua từ sắc sảo, mặn 0.5đ mà, nàng sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. 0.5đ - Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ qua các hình ảnh ẩn dụ “làn thu thuỷ, nét xuân sơn” để miêu tả nhan sắc của Kiều. Ông đã sử dụng nghệ thuật điểm nhãn để đặc tả đôi mắt nàng . 1.5 đ - Kiều có vẻ đẹp quyến rũ khiến hoa phải ghen, liễu phải hờn, làm nghiêng nước đổ thành - Nguyễn Du không chỉ miêu tả nhan sắc mà ông còn miêu tả tài năng, tâm hồn của nàng Kiều. Tài năng của nàng đạt đến mức lý tưởng, trong đó nổi bật là tài đàn đã đạt đến tuyệt đỉnh - Cực tả tài năng của Kiều cũng là cách Nguyễn Du làm nổi bật tâm hồn của nàng, một tâm hồn đa sầu đa cảm 0.5đ - Bức chân dung của Thuý Kiều gợi được tính cách, số phận. Vẻ đẹp của nàng khiến thiên nhiên ghen ghét, đố kị. Điều đó dự báo trước cuộc đời không bình yêu mà nhiều sóng gió của Kiều 1/- Tác phẩm: Hoàng Lê nhất thống chí 0.25đ - Tác giả: Ngô gia văn phái 0.25đ - Nhan đề: ghi chép sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào 0.5đ thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh trả lại Bắc Hà cho vua Lê. 2/- Đoạn trích là lời của vua Quang Trung nói với hai tướng Sở và 0.5đ Lân 0.5đ - Lời đó được nói khi vua Quang Trung hội quân tại Tam Điệp. 0.5đ - Lời nói ấy cho thấy Quang Trung là người có ý chí quyết chiến quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng, sáng suốt trong việc xét đoán bề tôi, thấu hiểu năng lực, sở trường, sở đoản của các tướng. PHẦN 3/* Yêu cầu hình thức: 2đ II - Đúng đoạn văn NLXH, liên kết câu. (4,5 +Không sai lỗi chính tả, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, đúng hướng 0,5 điểm) - * Yêu cầu nội dung: HS có thể nêu: - Nhận định chung về tình hình đất nước + Đất nước Việt Nam ta hiện nay đang đứng trước thời cơ và những thách thức to lớn: giao lưu quốc tế rộng mở tạo nhiều điều
- kiện để đất nước hội nhập nhanh chóng với thời đại công nghiệp 0,5 hóa - hiện đại hóa đất nước. -Hội nhập không bản lĩnh thì dễ dẫn đất nước đến chỗ bị hòa tan: đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, kinh tế lệ thuộc, quốc phòng yếu kém dễ bị ngoại bang lấn lướt - Ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ: - Mỗi người hiện nay đều phải có ý thức rõ ràng về tình hình đất nước, với những thời cơ và thách thức để từ đó trong hoàn cảnh đất nước hòa bình, chấp hành luật pháp đầy đủ. 0,5 -Tích cực học tập vươn lên chiếm lĩnh tri thức khoa học góp phần xây dựng sự nghiệp dân giàu, nước mạnh để phát triển đất nước. - Còn khi đất nước có chiến tranh, sẵn sàng hi sinh xương máu để chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc với một lòng yêu nước chân chính, sáng suốt, tỉnh táo. -Liên hệ bản thân - Đối với tuổi học sinh, sẽ tích cực học tập và rèn luyện, tu dưỡng bản thân, chăm ngoan, nghe lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô để là con ngoan trò giỏi và sau này trưởng thành sẽ thành người công 0,5 dân tốt, có ích cho xã hội. Lưu ý: - HS có cách diễn đạt khác mà đảm bảo đủ ý thì vẫn cho điểm. - Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần, lẻ đến 0,25, không làm tròn số. GIÁO VIÊN RA ĐỀ TTCM DUYỆT BGH DUYỆT Trần Thị Đông Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 9 ĐỀ 3 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I (5,5 điểm) Trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”, nhà thơ Nguyễn Du viết: “ Buồn trông cửa bể chiều hôm ” (SGK Ngữ Văn 9, tập một) Câu 1 ( 1 điểm) : Chép chính xác 7 dòng tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ trên. Câu 2( 0,5 điểm): Tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì để đặc tả tâm trạng của Thúy Kiều? Câu 3( 4 điểm ): Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn theo phương pháp lập luận Tổng – Phân – Hợp (khoảng 12 câu), trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp (gạch chân, chỉ rõ) để làm rõ ý : Tám câu thơ đã khắc họa sâu sắc tâm trạng của Kiều trước lầu Ngưng Bích. PHẦN II (4,5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng ?” (SGK Ngữ Văn 9, tập một) Câu 1(1 điểm). Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Hãy giải thích nhan đề của tác phẩm ấy. Câu 2(1,5 điểm). Đoạn trích là lời của nhân vật nào, nói với ai? Lời đó được nói trong hoàn cảnh nào? Lời nói ấy giúp em hiểu thêm gì về phẩm chất của nhân vật được nhắc tới ? Câu 3(2 điểm). Từ hình tượng nhân vật trên cùng vốn hiểu biết của mình, bằng một đoạn văn khoảng một trang giấy thi, hãy trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của tuổi trẻ hôm nay đối với đất nước trong hoàn cảnh mới. Hết (Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm.)
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM - ĐỀ 3 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 9 Năm học: 2020 - 2021 Thời gian làm bài: 90 phút Nội dung Điểm 1/ Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo (sai 01 lỗi trừ 0,25đ) 1 2/ HS xác định đúng bút pháp nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình 0,5đ 3/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: 4đ * Hình thức: 1đ - Đoạn văn Tổng - Phân - Hợp đủ 12 câu, liên kết chặt chẽ. - Có dùng cách nói trực tiếp – chỉ rõ * Nội dung: 3đ - Hai câu đầu : + Không gian “cửa bể” mênh mông, thời gian “chiều hôm” muôn thuở gợi nhớ, gợi buồn. Trên đó xuất hiện con thuyền lẻ loi, đơn chiếc cùng cánh buồm thấp thoáng, xa xa như một ảo ảnh. PHẦN I + Cảnh gợi lên trong lòng người tha hương nỗi cô đơn, buồn nhớ về 1đ (5,5 cha mẹ, quê nhà, khát khao sum họp. Đại từ “ai” cùng với câu hỏi tu từ điểm) thể hiện sự ngóng trông vô vọng. -Hai câu 3-4: + Hình ảnh bông hoa nhỏ nhoi, trôi dạt theo dòng nước gợi thân phận lênh đênh, vô định, ba chìm bảy nổi giữa sóng nước cuộc đời của Thúy Kiều. + Câu hỏi tu từ gợi nỗi băn khoăn, xót xa, thương cảm cho thân phận của chính mính - Hai câu 5-6 - + Hình ảnh nội cỏ nhuốm màù “ rầu rầu”, xanh xanh trải dải từ chân mây đến mặt đất- màu sắc héo úa, mù mịt, nhạt nhòa + Tâm trạng chán ngán, vô vọng vì cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, không biết kéo dài đến ba giờ - Hai câu cuối 1đ +Thiên nhiên dữ dội với “gió cuốn mặt duềnh”, âm thanh dữ dội, dồn dập: + Tâm trạng lo sợ, kinh hãi như đang đứng trước sóng gió, bão táp của cuộc đời Nghệ thuật : - Cảnh được nhìn qua tâm trạng: miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, tâm trạng từ buồn man mác 1đ đến lo sợ, kinh hãi. -Điệp ngữ buồn trông lặp lại 4 lần tạo âm hưởng trầm buồn. Đó là điệp khúc của lời thơ và cũng là điệp khúc của tâm trạngdiễn tả nỗi buồn dằng dặc, triền miên như những lớp sóng trào đang dồn dập tới tấp xô đến cuộc đời Kiều
- 1/- Tác phẩm: Hoàng Lê nhất thống chí 0.25đ - Tác giả: nhóm tác giả Ngô gia văn phái 0.25đ - Nhan đề: ghi chép sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời 0.5đ điểm Tây Sơn diệt Trịnh trả lại Bắc Hà cho vua Lê. 2/- Đoạn trích là lời của vua Quang Trung nói với hai tướng Sở và Lân 0.5đ - Lời đó được nói khi vua Quang Trung hội quân tại Tam Điệp. 0.5đ - Lời nói ấy cho thấy Quang Trung là người sáng suốt trong việc xét 0.5đ đoán bề tôi, thấu hiểu năng lực, sở trường, sở đoản của các tướng. 3/* Yêu cầu hình thức: 2đ PHẦN II - Đúng đoạn văn NLXH, liên kết câu. (4,5 +Không sai lỗi chính tả, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, đúng hướng 0,5 điểm) - * Yêu cầu nội dung: HS có thể nêu: - Nhận định chung về tình hình đất nước + Đất nước Việt Nam ta hiện nay đang đứng trước thời cơ và những thách thức to lớn: giao lưu quốc tế rộng mở tạo nhiều điều kiện để đất nước hội nhập nhanh chóng với thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa 0,5 đất nước. -Hội nhập không bản lĩnh thì dễ dẫn đất nước đến chỗ bị hòa tan: đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, kinh tế lệ thuộc, quốc phòng yếu kém dễ bị ngoại bang lấn lướt - Ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ: - Mỗi người hiện nay đều phải có ý thức rõ ràng về tình hình đất nước, với những thời cơ và thách thức để từ đó trong hoàn cảnh đất nước hòa bình, chấp hành luật pháp đầy đủ. 0,5 -Tích cực học tập vươn lên chiếm lĩnh tri thức khoa học góp phần xây dựng sự nghiệp dân giàu, nước mạnh để phát triển đất nước. - Còn khi đất nước có chiến tranh, sẵn sàng hi sinh xương máu để chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc với một lòng yêu nước chân chính, sáng suốt, tỉnh táo. -Liên hệ bản thân - Đối với tuổi học sinh, sẽ tích cực học tập và rèn luyện, tu dưỡng bản thân, chăm ngoan, nghe lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô để là con ngoan trò giỏi và sau này trưởng thành sẽ thành người công dân tốt, có 0,5 ích cho xã hội. GIÁO VIÊN RA ĐỀ TTCM DUYỆT BGH DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Minh Ngọc Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 9 ĐỀ 4 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I (5,5 điểm) Trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”, nhà thơ Nguyễn Du viết: “ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng ” (SGK Ngữ Văn 9, tập một) Câu 1 ( 1 điểm) : Chép chính xác 7 dòng tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ trên. Câu 2( 0,5 điểm): Thành ngữ nào được sử dụng trong đoạn thơ em vừa chép ? Câu 3( 4 điểm ): Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn lập luận Tổng – Phân – Hợp (khoảng 12 câu), trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp (gạch chân, chú thích) để làm rõ ý : Kiều là người tình thủy chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trân trọng. PHẦN II (4,5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng ?” (SGK Ngữ Văn 9, tập một) Câu 1(1 điểm). Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Hãy giải thích nhan đề của tác phẩm ấy. Câu 2(1,5 điểm). Đoạn trích là lời của nhân vật nào, nói với ai? Lời đó được nói trong hoàn cảnh nào? Lời nói ấy giúp em hiểu thêm gì về phẩm chất của nhân vật được nhắc tới ? Câu 3(2 điểm). Từ hình tượng nhân vật trên cùng vốn hiểu biết của mình, bằng một đoạn văn khoảng một trang giấy thi, hãy trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của tuổi trẻ hôm nay đối với đất nước trong hoàn cảnh mới. Hết (Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm.)
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM - ĐỀ 4 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 9 Năm học: 2020 - 2021 Thời gian làm bài: 90 phút Nội dung Điểm 1/ Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo – SGK văn 9 tập I 1đ (sai 01 lỗi trừ 0,25đ) 2/ HS tìm được thành ngữ : Quạt nồng ấp lạnh 0,5đ 3/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: 4đ * Hình thức: 1đ - Đoạn văn Tổng - Phân - Hợp đủ 12 câu, liên kết chặt chẽ. - Có dùng cách nói trực tiếp – chỉ rõ * Nội dung: 3đ - Kiều là người tình thủy chung: + Ở nơi xa, Kiều luôn nhớ tới người yêu, về kỷ niệm thiêng PHẦN I liêng, sâu sắc của mối tình trong sáng: “Tưởng người dưới nguyệt chén 1đ (5,5 đồng”. điểm) + Nàng hình dung Kim Trọng vẫn không hay biết gì, vẫn đau đáu ngóng chờ tin tức của nàng mà hoài công vô ích: “Tin sương luống những rày trông mai chờ”. + Nàng nhớ về Kim Trọng với tâm trạng đau đớn, xót xa. (Câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” có hai cách hiểu. Cách thứ nhất: Nỗi nhớ nhung, tình cảm thủy chung dành cho Kim Trọng không 1đ bao giờ phai nhạt; cách thứ hai: Sự trong trắng của Kiều bị vùi dập, hoen ố, không bao giờ gột rửa được, nàng không còn xứng đáng với tình yêu của Kim Trọng. Dù hiểu theo cách nào, ta cũng thấy được tấm lòng chân thành, vị tha của Thúy Kiều trong tình yêu). - Kiều là người con hiếu thảo: + Diễn tả nỗi nhớ cha mẹ của Kiều( cách dùng từ “xót”=> gợi tình cảm xót thương của những con người ruột thịt. + Kiều thương cha mẹ sớm chiều vẫn tựa cửa ngóng tin con mà 1đ Kiều chư làm tròn phận làm con phụng dưỡng cha mẹ (thành ngữ “quạt nồng ấm lạnh”, các điển cố “sân Lai, gốc tử”) => diễn tả sâu sắc tấm lòng nhớ thương, hiếu thảo của Kiều. + Kiều nhớ tới Kim Trọng trước, cha mẹ sau=> phù hợp với quy luật tâm lý và thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. - Kiều là người có tấm lòng vị tha, đáng trọng: Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng đã quên đi cảnh ngộ của bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ. 1/- Tác phẩm: Hoàng Lê nhất thống chí 0.25đ - Tác giả: nhóm tác giả Ngô gia văn phái 0.25đ - Nhan đề: ghi chép sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời 0.5đ điểm Tây Sơn diệt Trịnh trả lại Bắc Hà cho vua Lê.
- 2/- Đoạn trích là lời của vua Quang Trung nói với hai tướng Sở và Lân 0.5đ - Lời đó được nói khi vua Quang Trung hội quân tại Tam Điệp. 0.5đ - Lời nói ấy cho thấy Quang Trung là người sáng suốt trong việc xét 0.5đ đoán bề tôi, thấu hiểu năng lực, sở trường, sở đoản của các tướng. 3/* Yêu cầu hình thức: 2đ - Đúng đoạn văn NLXH, liên kết câu. PHẦN II (4,5 +Không sai lỗi chính tả, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, đúng hướng 0,5 điểm) - * Yêu cầu nội dung: HS có thể nêu: - Nhận định chung về tình hình đất nước + Đất nước Việt Nam ta hiện nay đang đứng trước thời cơ và những thách thức to lớn: giao lưu quốc tế rộng mở tạo nhiều điều kiện để đất nước hội nhập nhanh chóng với TG. Có nhiều thuận lợi để thực hiện 0,5 công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. -Hội nhập không bản lĩnh thì dễ dẫn đất nước đến chỗ bị hòa tan: đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, kinh tế lệ thuộc, quốc phòng yếu kém dễ bị ngoại bang lấn lướt - Ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ: - Mỗi người hiện nay đều phải có ý thức rõ ràng về tình hình đất nước, với những thời cơ và thách thức để từ đó trong hoàn cảnh đất nước hòa bình, chấp hành luật pháp đầy đủ. 0,5 -Tích cực học tập vươn lên chiếm lĩnh tri thức khoa học góp phần xây dựng sự nghiệp dân giàu, nước mạnh để phát triển đất nước. - Còn khi đất nước có chiến tranh, sẵn sàng hi sinh xương máu để chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc với một lòng yêu nước chân chính, sáng suốt, tỉnh táo. -Liên hệ bản thân - Đối với tuổi học sinh, sẽ tích cực học tập và rèn luyện, tu dưỡng bản thân, chăm ngoan, nghe lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô để là con ngoan trò giỏi và sau này trưởng thành sẽ thành người công dân tốt, có 0,5 ích cho xã hội. Lưu ý: - HS có cách diễn đạt khác mà đảm bảo đủ ý thì vẫn cho điểm. - Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần, lẻ đến 0,25, không làm tròn số. GIÁO VIÊN RA ĐỀ TTCM DUYỆT BGH DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG Lương Thị Ngọc Khánh Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 9 ĐỀ 5 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I (5,5 điểm) Trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều”, nhà thơ Nguyễn Du viết: “ Kiều càng sắc sảo mặn mà ” (SGK Ngữ Văn 9, tập một) Câu 1 ( 1 điểm) : Chép chính xác 11 dòng tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ trên. Câu 2( 0,5 điểm): Thành ngữ nào được sử dụng trong đoạn thơ em vừa chép ? Câu 3( 4 điểm ):Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn theo phương pháp lập luận Tổng – Phân – Hợp khoảng 12 câu làm rõ vẻ đẹp nhan sắc, tài năng, tâm hồn của Thuý Kiều. Trong đoạn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp (gạch chân, chỉ rõ). PHẦN II (4,5 điểm) Kết thúc truyện, người phụ nữ bạc mệnh đã trở về giữa dòng và nói: “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể về nhân gian được nữa". (SGK Ngữ Văn 9, tập một) Câu 1(1 điểm):Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Hãy giải thích nhan đề tác phẩm “ Truyền kì mạn lục” Câu 2(1.5 điểm):Đoạn trích là lời của nhân vật nào, nói với ai? Lời đó được nói trong hoàn cảnh nào?Qua những lời nói đó, em hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật? Câu 3(2 điểm). Từ hình ảnh nhân vật cùng nhữnghiểu biết xã hội củaem, hãy viết một đoạn văn nghị luận dài khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về lòng tự trọng của con người. Hết (Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm.)
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM - ĐỀ 5 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 9 Năm học: 2020 - 2021 Thời gian làm bài: 90 phút Nội dung Điểm 1/ Chép chính xác 11 câu thơ tiếp theo (sai 01 lỗi trừ 0,25đ) 1 2/ HS tìm được thành ngữ : Nghiêng nước, nghiêng thành 0,5đ 3/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: PHẦN I * Hình thức: (5,5 - Đoạn văn Tổng - Phân - Hợp đủ 12 câu, liên kết chặt chẽ. 1đ điểm) - Có dùng lời dẫn trực tiếp – chỉ rõ * Nội dung: 0.5đ - Câu thơ đầu đã khái quát vẻ đẹp của Kiều qua từ sắc sảo, mặn 0.5đ mà, nàng sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. - Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ qua các hình ảnh ẩn dụ “làn thu thuỷ, nét xuân sơn” để miêu tả nhan sắc của Kiều. 1.5 đ Ông đã sử dụng nghệ thuật điểm nhãn để đặc tả đôi mắt nàng . - Kiều có vẻ đẹp quyến rũ khiến hoa phải ghen, liễu phải hờn, làm nghiêng nước đổ thành - Nguyễn Du không chỉ miêu tả nhan sắc mà ông còn miêu tả tài năng, tâm hồn của nàng Kiều. Tài năng của nàng đạt đến 0.5đ mức lý tưởng, trong đó nổi bật là tài đàn đã đạt đến tuyệt đỉnh - Cực tả tài năng của Kiều cũng là cách Nguyễn Du làm nổi bật tâm hồn của nàng, một tâm hồn đa sầu đa cảm -Bức chân dung của Thuý Kiều gợi được tính cách, số phận. Vẻ đẹp của nàng khiến thiên nhiên ghen ghét, đố kị. Điều đó dự báo trước cuộc đời không bình yêu mà nhiều sóng gió của Kiều 1/- Tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương 0.25đ - Tác giả: Nguyễn Dữ 0.25đ - Nhan đề: Ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu 0.5đ truyền 2/-Đoạn trích là lời củaVũ Nương ( Vũ Thị Thiết) nói với 0.5đ Trương Sinh. 1 đ - Khi Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang, Vũ nương trở về giữa dòng lung linh, huyền ảo - Vũ Nương là con người giàu ân nghĩa, thủy chung, trọng PHẦN II danh dự phẩm giá (4,5 3/* Yêu cầu hình thức: 2đ điểm) - Đúng đoạn văn NLXH, liên kết câu. -Không sai lỗi chính tả, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, đúng hướng 0,5
- * Yêu cầu nội dung: 0.25 - Thế nào là lòng tự trọng? Lòng tự trọng là sự coi trọng nhân phẩm, danh dự của mình - Biểu hiện 0,5 + Sống trung thực, dám nhìn nhận sai trái, khuyết điểm của bản thân, bênh vực bản thân + Biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách, không làm những điều xấu xa D/c : Trần Bình Trọng thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vua đất Bắc 0,25 - Ý nghĩa: là thước đo nhân cách con người, làm đẹp cho con người, xã hội ngày càng phát triển, văn minh 0,25 - Mở rộng : Phân biệt tự trọng với tự ái, tự cao, tự đại 0,25 - Liên hệ thực tế và rút ra bài học cần thiết: bồi đắp lòng tự trọng từ những việc nhỏ nhất. Lưu ý: - HS có cách diễn đạt khác mà đảm bảo đủ ý thì vẫn cho điểm. - Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần, lẻ đến 0,25, không làm tròn số. GIÁO VIÊN RA ĐỀ TTCM DUYỆT BGH DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Thu Hường Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng