Đề kiểm tra môn Địa lý Lớp 9 - Học kì I - Đề số 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Gia Tự

doc 4 trang nhatle22 2920
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Địa lý Lớp 9 - Học kì I - Đề số 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_dia_ly_lop_9_hoc_ki_i_de_so_1_nam_hoc_2018_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Địa lý Lớp 9 - Học kì I - Đề số 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Gia Tự

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN ĐỊA LÝ 9 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC: 2018 - 2019 Mã đề kiểm tra: 1D Thời gian làm bài: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM ( 5 ĐIỂM) Hãy chọn và ghi chữ cái đứng trước phương án đúng nhất vào giấy kiểm tra. (Mỗi phương án đúng được 0,25 điểm). Câu 1: Khó khăn lớn nhất trong sản xuất lương thực của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. mật độ dân cư thấp, thiếu lao động. B. hiện tượng hoang mạc hóa, đồng bằng nhỏ hẹp. C. diện tích đất đồng bằng bị thu hẹp, đất nghèo chất dinh dưỡng. D. dân cư thiếu nhiều kinh nghiệm trồng lúa, mùa khô kéo dài. Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về tài nguyên rừng của Bắc Trung Bộ? A. Rừng có nhiều loại gỗ quý, nhiều lâm sản, chim thú có giá trị. B. Hiện nay rừng giàu chỉ còn ở vùng giáp biên giới Việt – Lào. C. Độ che phủ rừng chỉ đứng sau Tây Nguyên. D. Diện tích và độ che phủ rừng ngày càng tăng. Câu 3: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam (trang 28) cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Quảng Nam. B. Bình Định. C. Lâm Đồng. D. Phú Yên. Câu 4: Thế mạnh kinh tế nổi bật nhất của vùng duyên hải Nam Trung Bộ ? A. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. B. Trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc. C. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. D. Phát triển tổng hợp kinh tế biển. Câu 5: Bắc Trung Bộ không giáp với vùng nào dưới đây? A. Tây Nguyên B. Đồng bằng sông Hồng C. Trung du miền núi Bắc Bộ D. Duyên hải Nam Trung Bộ Câu 6: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam (trang 4, trang 26) cho biết những tỉnh nào sau đây của Đồng bằng sông Hồng không giáp biển? A. Vĩnh Phúc B. Hưng Yên C. Nam Định D. Quảng Ninh Câu 7: Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du miền núi Bắc Bộ là A. cà phê. B. cao su. C. điều. D. chè. Câu 8: Các tỉnh không thuộc đồng bằng sông Hồng là A. Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. B. Thái Bình, Nam Định. C. Bắc Giang, Lạng Sơn. D. Hà Nam, Ninh Bình. Câu 9: Thế mạnh nào sau đây không phải của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ? A. Trồng cây lương thực. B. Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện. C. Chăn nuôi gia súc. D. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới. Câu 10: Khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội của Trung du miền núi Bắc Bộ là A. sự phân hóa phức tạp của khí hậu. B. sự phân hóa sâu sắc của địa hình. C. nơi tập trung của nhiều dân tộc ít người. D. cơ sở hạ tầng kém phát triển. Câu 11: Tỉnh Hà Tây sát nhập vào Hà Nội vào thời gian nào? A. 10/1/2008 B. 1/10/2008 C. 1/8/2008 D. 8/1/2008 Câu 12: Thế mạnh về tự nhiên tạo cho Đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là
  2. A. đất phù sa màu mỡ. B. nguồn nước mặt phong phú. C. có một mùa đông lạnh. D. địa hình bằng phẳng và hệ thống đê sông, đê biển. Câu 13: Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống A. sông Hồng và sông Cầu. B. sông Hồng và sông Lục Nam. C. sông Hồng và sông Đà. D. sông Hồng và sông Thái Bình. Câu 14: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam (trang 12) cho biết vườn quốc gia nào sau đây thuộc Bắc Trung Bộ? A. Vũ Quang B. Bái Tử Long C. Ba Vì D. Bù Gia Mập Câu 15: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam (trang 27) tỉ trọng GDP của vùng Bắc Trung Bộ so với GDP cả nước năm 2007 là A. 7,8%. B. 8,8 %. C. 6,8%. D. 93,2 %. Câu 16: Khó khăn lớn nhất đối với việc sản xuất lương thực, thực phẩm của đồng bằng sông Hồng là A. chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm. B. bình quân đất nông nghiệp ngày càng giảm. C. thiếu nguồn lao đông. D. đô thị hóa với tốc độ nhanh. Câu 17: Tỉnh nào sau đây của Trung du miền núi Bắc Bộ vừa giáp Lào vừa giáp Trung Quốc? A. Điện Biên. B. Lai Châu. C. Lào Cai. D. Hà Giang. Câu 18: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng duyên hải Nam Trung Bộ? A. Có nhiều bán đảo, vũng vịnh, nhiều bãi biển đẹp. B. Có nhiều khoáng sản. C. Lãnh thổ hẹp ngang, đồng bằng nhỏ hẹp. D. Nhiều tiềm năng để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Câu 19: Để phát huy thế mạnh công nghiệp của Bắc Trung Bộ, vấn đề quan trọng hàng đầu cần phải giải quyết là A. đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở năng lượng. B. thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài. C. tăng cường đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao. D. điều tra trữ lượng các loại khoáng sản. Câu 20: Diện tích tự nhiên của Duyên hải Nam Trung Bộ là 44,4 nghìn km2 và dân số năm 2006 là 8,9 triệu người. Vậy mật độ dân số trung bình của Duyên hải Nam Trung Bộ là A. 187 người/km2 B. 193 người/km2 C. 202 người/km2 D. 200,5 người/km2 II. TỰ LUẬN ( 5 ĐIỂM) Câu 1: Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của Trung du miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn , ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc? (2 điểm) Câu 2: Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm? (2 điểm) Câu 3: Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng giai đoạn 2000 – 2007 (giá so sánh năm 1994; đơn vị : nghìn tỉ đồng) (1 điểm) 2000 2007 Dệt, may 16,1 52,7 Da, giày 8,9 27,2 Giấy in, văn phòng phẩm 6,2 16,2 Tính tỉ trọng ngành dệt, may trong cơ cấu giá trị sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta năm 2000 và 2007? (Học sinh được phép sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam) HẾT
  3. PHÒNG GD& ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN ĐỊA LÍ 9 NĂM HỌC: 2018 - 2019 ĐỀ SỐ: 1D I – TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm) : (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B D C D A B D C A B C C D A C B A B A D II – TỰ LUẬN (5 điểm) Câu hỏi Đáp án Điểm 1 (2 điểm) * Ý nghĩa kinh tế : +Góp phần nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế cả nước và đóng góp quan 0,25 trọng vào sự phát triển KT-XH của vùng. +Tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn 0,25 +Thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng 0,25 +Cung cấp nguồn năng lượng, khoáng sản, nông sản cho thị trường trong nước và 0,25 quốc tế. *Ý nghĩa về chính trị và xã hội: + Đây là địa bàn sinh sống của phần lớn các dân tộc ít người của nước ta. Việc phát 0,25 huy thế mạnh về kinh tế sẽ dần dần xóa bỏ sự chênh lệch về trình độ, phát triển giữa miền ngược và miền xuôi. +Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đảm bảo sự bình đẳng giữa các dân tộc. 0,25 + Có đường biên giới với trung quốc, Lào và các tuyến giao thông, cửa khẩu quốc tế quan trọng, góp phần đẩy mạnh giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa với các nước 0,25 Trung Quốc, Lào và các nước khác trong khu vực. +Củng cố an ninh quốc phòng của vùng. 0,25 2 (2 điểm) * Những thuận lợi -Đất phù sa sông nhìn chung màu mỡ, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với 0,25 quy mô lớn. -khí hậu nhiệt đới gió mùa, hệ thống sông ngòi dày đặc thuận lợi cho sản xuất lúa 0,25 nước, thâm canh tăng vụ. -Nguồn lao động đông, trình độ thâm canh cao, có nhiều kinh nghiệm 0,25 -cơ sở vật chất tương đối hoàn thiện, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho 0,25 sản xuất nông nghiệp -Có các chính sách mới của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá ) *Những khó khăn: 0,25 -Do dân số đông nên bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp (dưới 0,05 ha/người), đất bị chia cắt manh mún, hạn chế cho việc cơ giới hóa sản xuất. 0,25 -Diện tích đất bị canh tác còn ít khả năng mở rộng, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho đất sản xuất lương thực ở một số địa phương bị thu hẹp, bị suy thoái. nhiều nơi đất bị bạc màu 0,25 -Thời tiết diễn biến bất thường, tai biến thiên nhiên thường xảy ra (bão, lũ, hạn, rét kéo dài ). 0,25 3 (1 điểm) Tỉ trọng của dệt, may năm 2000 : 51,6 % 0,5 Tỉ trọng của dệt, may năm 2007 : 57,5 % 0,5 Người ra đề TTCM BGH duyệt KT. Hiệu trưởng Phó Hiệu trưởng Nguyễn Ninh Chi Phạm Tuấn Anh Nguyễn Thị Song Đăng