Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 12 - Học kì 1 - Đề số 4 - Năm học 2018-2019

doc 2 trang nhatle22 3020
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 12 - Học kì 1 - Đề số 4 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_dia_ly_lop_12_hoc_ki_1_de_so_1_nam_hoc_2018.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 12 - Học kì 1 - Đề số 4 - Năm học 2018-2019

  1. Đề kiểm tra học kì I 2018 – 2019 Môn: Địa lí 12 Mã: 04 Câu 1 : Tác động của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất ở : A. Tây Bắc B. Đông bắc C. Bắc Trung Bộ D. Đồng bằng Bắc bộ . Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu phần phía Nam lãnh thổ (từ160 B - dãy Bạch Mã trở vào ) A. Quanh năm nóng B. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C. C. Có 2 mùa mưa và khô rõ rệt D. Mùa khô có mưa phùn . Câu 3 : Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là nơi có : A. Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế . B.Hướng núi và thung lũng nổi là vòng cung. C. Đồng bằng châu thổ mở rộng về phía biển . D. Đầy đủ 3 đai cao khí hậu . Câu 4 : Nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão là : A. Đồng bằng Bắc Bộ B. Đồng bằng sông Cửu Long C. Duyên hải Nam Trung Bộ D. Ven biển Trung bộ Câu 5: Vùng thường xảy ra lũ quét là : A. Vùng núi phía Bắc B. Đồng bằng sông Hồng C. Tây Nguyên D. Đông Nam Bộ . Câu 6: Căn cứ vào Átlat Địa lí Việt Nam trang 9, xác định ranh giới để phân chia hai miền khí hậu chính ở nước ta là: A. Dãy Bạch Mã. B. Đèo Ngang. C. Đèo Hải Vân. D. Dãy Hoành Sơn. Câu 7. Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là : A. Có mật độ dân số cao nhất nước ta. B. Có địa hình thấp nhất so với các đồng bằng. C. Có lượng mưa lớn nhất nước. D. Có hệ thống đê sông, đê biển bao bọc. Câu 8. Các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của nước ta lần lượt thuộc các tỉnh/ thành phố là A. Khánh Hòa và TP. Đà Nẵng B. Khánh Hòa và Quảng Nam C. Thừa Thiên - Huế và Bà Rịa – Vũng Tàu D. Bà Rịa – Vũng Tàu và TP. Đà Nẵng Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, điểm du lịch biển nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Đá Nhảy. B. Sầm Sơn. C. Thiên Cầm. D. Đồ Sơn. Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết cửa khẩu quốc tế nào dưới đây không thuộc vùng ĐBSCL? A. Xà Xía. B. Xa Mát. C. Tịnh Biên. D. Vĩnh Xương. Câu 11: Ở nước ta, tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao là ở khu vực. A. Đồng bằng. B. Nông thôn. C. Thành thị. D. Miền núi. Câu 12: Đặc điểm không đúng với dân cư nước ta là A. Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc. B. Gia tăng dan số giảm nhanh, cơ cấu dân số trẻ. C. Dân cư phân bố đồng đều giữa thành thị và nông thôn. D. Dân số có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu nhóm tuổi. Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dung có quy mô lớn nhất ( năm 2007 ) vùng TD&MN Bắc Bộ là A. Hạ Long. B.Yên Bái. C. Bắc Giang. D. Việt Trì. Câu 14: Hệ thống để ngăn lũ lớn nhất nước ta thuộc A. Hệ thống sông Hồng. B. Hệ thống sông Mã. C. Hệ thống sông Đồng Nai. D. Hệ thống sông Cửu Long. Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết ngành nào sau đây không xuất hiện ở trung tâm công nghiệp Hải Phòng? A. Chế biến nông sản. B. Đóng tàu. C. Sản xuất vật liệu xây dựng. D. Luyện kim màu.
  2. Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có số lượng đàn gia cầm lớn nhất ở vùng ĐBSH là A. Nam Định. B. Hà Nội. C. Hải Dương. D. Hải Phòng. Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, phần lớn diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản ở nước ta tập trung tại. A. ĐBSH. B. DHNTB. C. ĐBSCL. D. Đông Nam Bộ. Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng ĐBSCL? A. Phú Quốc. B. Năm Căn. C. Định An. D. Vân Phong. Câu 19: Nguyên nhân dẫn tới quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua là. A. Công nghiệp hóa phát triển mạnh. B. Quá trình đô thị hóa giả tạo, tự phát. C. Mức sống của người dân cao. D. Kinh tế phát triển nhanh. Câu 20: Ở Việt Nam hiện nay, thành phần giữu vai trò chủ đạo trong nền kinh tế là A. Kinh tế ngoài Nhà nước. B. Kinh tế Nhà nước. C. Kinh tế cá thể. D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 21: Vùng có hệ số sử dụng đất canh tác cao nhất nước ta là A. ĐBSH. B. ĐBSCL. C. Đông Nam Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 22: Để sản xuất được nhiều nông sản hang hóa, phương thức canh tác được áp dụng phổ biến ở nước ta hiện nay là A. Quảng canh, cơ giới hóa. B. Thân canh, chuyên môn hóa. C. Đa canh và xen canh. D. Luân canh và xen canh. Câu 23: Nguồn cung cấp thịt chủ yếu trên thị trường nước ta hiện nay là từ A. Chăn nuôi lợn. B. Chăn nuôi gia cầm. C. Chăn nuôi trâu. D. Chăn nuôi bò. Câu 24: Cho BSL cơ cấu GDP ngành kinh tế qua các năm ( ĐV: % ) Ngành kinh tế 1995 2002 2005 Khu vực I 27.2 23.0 21.0 Khu vực II 28.8 38.5 41.0 Khu vực III 44.0 38.5 38.0 Nhận xét nào sau đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta. A. Tỉ trọng GDP khu vực I giảm và chiếm tỉ lệ nhỏ nhất. B. Tỉ trọng GDP khu vực III tăng, vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất. D. Tỉ trọng GDP khu vực II tăng nhanh, vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất. C. Tỉ trọng GDP khu vực III khá cao, chưa ổn định. Câu 25: Cho BSLcơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất chính. ( Đv : % ) Năm Nông – lâm – Công nghiệp – Dịch vụ Hộ khác thủy sản xây dựng 2001 80.9 5.8 10.6 2.7 2006 71.0 10.0 14.8 4.2 Biểu đồ nào sau đây phù hợp nhất đê thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản nước ta giai đoạn 2000 – 2005. A. Hình cột. B. Miền. C. Kết hợp. ( cột và đường ) D. Hình tròn. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Đ.a Câu 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 Đ.a