Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 1
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_dia_ly_lop_12_de_so_1.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 1
- ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2017-2018 Câu 41: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 9, thời điểm nào trong năm nước ta chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão nhiệt đới? A. Tháng 9,10,8 B. Tháng 7,8,9 C. Tháng 10,12,11 D. Tháng 8,7,6 Câu 42: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 25, cho biết vườn quốc gia Kon Ka Kinh thuộc tỉnh nào sau đây? A. Kom Tum. B. Gia Lai. C. Đắc Lăk. D. Bình Định. Câu 43: Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh thuộc vùng lãnh thổ nào sau đây của nước ta? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Trung du miền núi phía bắc. C. Phần lãnh thổ phía Bắc, từ dãy Bạch mã trở ra. D. Phần lãnh thổ phía Nam, từ dãy Bạch mã trở vào. Câu 44: Đặc trưng cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Bắc nước ta thuộc kiểu rừng nào sau đây? A. Rừng nhiệt đới gió mùa B. Rừng ôn đới. C. Rừng cận xích đạo gió mùa . D. Rừng hỗn hợp. 1
- Câu 45: Sự phân hóa thiên nhiên theo hướng Đông-Tây ở nước ta là do yếu tố tự nhiên nào sau đây? A. Do khác biệt giữa miền núi với đồng bằng. B. Do tác động của gió mùa và bức chắn địa hình. C. Do tác động của gió mùa và địa hình núi cao. D. Do ảnh hưởng của biển Đông. Câu 46:Thành phần tự nhiên nào sau đây KHÔNG thuộc đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta? A. Ở độ cao trung bình dưới 600-700m ở miền bắc, ở miền Nam độ cao trung bình 900-1000m, rừng lá rộng thường xanh, rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá. . B. Ở độ cao dưới 1700m rừng cận nhiệt đới lá rộng, lá kim và các loài thực vật bậc thấp(rêu,địa y), các loài chim ,thú cận nhiệt phương Bắc. C. Ở độ cao 600-700m đến 1600- 1700m rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim, các loài chim ,thú cận nhiệt phương Bắc. D. Ở độ cao trên 1600-1700m rừng kém phát triển, xuất hiện các loại cây ôn đới và chim di cư thuộc hệ Himalaya Câu 47:Nước ta KHÔNG CÓ miền địa lý tự nhiên nào sau đây? A. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. B. Miền Trung Bộ và Nam Bộ. C. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. D. Miền Nam Trung bộ và Nam Bộ. Câu 48: Sự phân chia các đới cảnh quan địa lí của nước ta tương ứng với sự phân chia A. các miền khí hậu. B. các vùng địa hình. C. các miền thuỷ văn. D. các miền địa lí tự nhiên. 2
- Câu 49: Các đỉnh núi Chư Yang Sin, Lang Biang thuộc miền tự nhiên nào sau đây? A. Đông Bắc. B. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Câu 50: Do chiến tranh, khai thác không hợp lí nên tài nguyên thiên nhiên của nước ta bị suy giảm nghiêm trọng;trong số các tài nguyên bị suy giảm KHÔNG CÓ tài nguyên nào sau đây? A. Suy giảm tài nguyên rừng. B. Suy giảm tài nguyên đất. C. Suy giảm tài nguyên nước. D. Suy giảm tính đa dạng sinh học. Câu 51: Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta trong thời gian qua do nguyên nhân nào sau đây? A. Biến đổi khí hậu. B. Chiến tranh tàn phá. C. Nạn buôn lậu động vật hoang dã. D. Thu hẹp diện tích rừng tự nhiên. Câu 52: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng thuộc tỉnh nào sau đây? A. Quảng Bình. B. Quảng Trị. C. Quảng Nam. D. Nghệ An. Câu 53: Tỉnh nào sau đây có diện tích Rừng ngập mặn lớn nhất nước ta? A. Bến Tre. B. Hậu Giang. 3
- C. Cà Mau. D. Kiên Giang. Câu 54: Dựa vào bảng số liệu sau đây về diện tích rừng của nước ta qua một số năm. (Đơn vị : triệu ha) Năm 1943 1975 1983 1990 1999 2005 Tổng diện tích rừng 14,3 9,6 7,2 9,2 10,9 12,7 Rừng tự nhiên 14,3 9,5 6,8 8,4 9,4 10,2 Rừng trồng 0,0 0,1 0,4 0,8 1,5 2,5 Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Tổng diện tích rừng đã được khôi phục hoàn toàn. B. Diện tích rừng trồng tăng nhanh nên diện tích và chất lượng rừng được phục hồi. C. Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn diện tích rừng trồng. D. Tài nguyên rừng nước ta hiện nay vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Câu 55: Nguyên nhân ngập lụt là do mưa lớn, đất thấp,triều cường thuộc vùng nào sau đây? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đồng bằng ven biển Miền Trung. D. Vùng trũng cả nước. Câu 56: Vùng có tình trạng khô hạn dữ dội và kéo dài nhất nước ta là vùng nào sau đây? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Cực Nam Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long. 4
- Câu 57: Cho bảng số liệu sau đây: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta năm 1999 và năm 2005 (Đơn vị: %) Năm 1999 2005 Độ tuổi Từ 0 đến 14 tuổi 33,5 27,0 Từ 15 đến 59 tuổi 58,4 64,0 Từ 60 tuổi trở lên 8,1 9,0 Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên( năm 2005 so với năm 1999)? A. Độ tuổi từ 0 đến 14 tuổi chiếm đa số B. Độ tuổi từ 15 đến 59 tuổi tăng, chiếm đa số C. Độ tuổi từ 15 đến 59 tuổi giảm, chiếm đa số D. Độ tuổi từ 60 tuổi trở lên giảm Câu 58: Vùng nào sau đây ở nước ta có mật độ dân cư thưa thớt nhất( năm 2006)? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Tây Bắc . Câu 59: Cho bảng số liệu sau đây Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn (Đơn vị: %) Năm Thành thị Nông thôn 1990 19,5 80,5 1995 20,8 79,2 2000 24,2 75,8 5
- 2003 25,8 74,2 2005 26,9 73,1 Để thể hiện quy mô, cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 1990- 2005, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Tròn B. Miền C. Cột D. Đường Câu 60: Cho bảng số liệu sau đây Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn (Đơn vị: %) Năm Thành thị Nông thôn 1990 19,5 80,5 1995 20,8 79,2 2000 24,2 75,8 2003 25,8 74,2 2005 26,9 73,1 Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Tỉ lệ dân thành thị tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm. B. Tỉ lệ dân thành thị giảm tỉ lệ dân nông thôn tăng. C. Tỉ lệ dân thành thị nhiều hơn tỉ lệ dân nông thôn. D. TP Hồ Chí Minh có dân số đông nhất. Câu 61: Cho bảng số liệu sau đây Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế, giai đoạn 2000-2005 ( đơn vị %) Năm 2000 2002 2003 2004 2005 Khu vực Nông-Lâm-Ngư nghiệp 65,1 61,9 60,3 58,8 57,3 Công nghiệp-Xây dựng 13,1 15,4 16,5 17,3 18,2 Dịch vụ 28,1 22,7 23,2 23,9 24,5 6
- Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Lao động có việc làm khu vực Nông-Lâm-Ngư nghiệp giảm, chiểm ưu thế B. Lao động có việc làm khu vực Công nghiệp-Xây dựng và Dịch vụ có xu hướng tăng. C. Lao động có việc làm nước ta chủ yếu tập trung ở khu vực Nông-Lâm-Ngư nghiệp. D. Xu hướng tăng lao động có việc làm ở khu vực dịch vụ,giảm lao động ở khu vực Công nghiệp- Xây dựng. Câu 62: Cho bảng số liệu sau đây: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000-2005( đơn vị : %) Năm 2000 2002 2003 2004 2005 Thành phần kinh tế Nhà nước 9,3 9,5 9,9 9,9 9,5 Ngoài nhà nước 90,1 89,4 88,8 88,6 88,9 Có vốn đầu tư nước 2000 2002 2003 2004 2005 ngoài Nhận xét nào sau đây KHÔNG ĐÚNG với bảng số liệu trên? A. Lao đông khu vực ngoài nhà nước giảm. B. Lao đông khu vực Có vốn đầu tư nước ngoài tăng. C. Lao đông khu vực Nhà nước ổn định, ít biến động. D. Lao động tập trung chủ yếu khu vực nhà nước. Câu 63: Cho bảng số liệu sau đây: Cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn năm 1996 và 2005( đơn vị: %) Năm Tổng Nông thôn Thành thị 1996 100 79,9 20,1 2005 100 75,0 25,0 7
- Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Lao động nông thôn tăng, thành thị giảm. B. Lao động thành thị lớn hơn lao động nông thôn C. Lao động nông thôn giảm, chiếm ưu thế D. Lao động nông thôn giảm nhanh hơn lao động thành thị Câu 64. Dựa vào bảng số liệu sau đây về sản lượng thuỷ sản của nước ta thời kì 1990 - 2005. a) (Đơn vị: nghìn tấn) Chỉ tiêu 1990 1995 2000 2005 Sản lượng 890,6 1584,4 2250,5 3432,8 Khai thác 728,5 1195,3 1660,9 1995,4 Nuôi trồng 162,1 389,1 589,6 1437,4 Nhận định nào sau đây chưa chính xác? A. Sản lựơng thuỷ sản tăng nhanh, tăng liên tục và tăng toàn diện. B. Nuôi trồng tăng gần 8,9 lần trong khi khai thác chỉ tăng hơn 2,7 lần. C. Tốc độ tăng của nuôi trồng nhanh gấp hơn 2 lần tốc độ tăng của cả ngành. D. Sản lượng thuỷ sản giai đoạn 2000 - 2005 tăng nhanh hơn giai đoạn 1990 - 1995. Câu 65. Vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn là: A. Tạo sự đa dạng sinh học. B. Điều hoà nguồn nước của các sông. C. Điều hoà khí hậu, chắn gió bão. D. Cung cấp gỗ và lâm sản quý. Câu 66. Ngư trường trọng điểm số 1 của nước ta là: A. Quảng Ninh - Hải Phòng. B. Hoàng Sa - Trường Sa. C. Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu. D. Kiên Giang - Cà Mau. Câu 67. Đây là đặc điểm sinh thái nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. A. Đồng bằng hẹp, vùng đồi trước núi, khí hậu có mùa đông lạnh vừa. B. Đồng bằng hẹp, đất khá màu mỡ, có nhiều vùng biển để nuôi trồng thuỷ sản. C. Đồng bằng lớn, nhiều đất phèn đất mặn, khí hậu có hai mùa mưa, khô đối lập. D. Đồng bằng lớn, đất lúa nước, sông ngòi nhiều, khí hậu có mùa đông lạnh. Câu 68. Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sẽ A. tạo thêm nhiều nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. 8
- B. dễ thực hiện cơ giới hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá. C. nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. D. khai thác tốt tiềm năng về đất đai, khí hậu của mỗi vùng. Câu 69 : Loại hình vận tải có vai trò không đáng kể về vận chuyển hành khách của nước ta là: A. Đường ô tô. B. Đường sắt. C. Đường hàng không. D. Đường biển. Câu 70: Trong định hướng phát triển thông tin liên lạc, nước ta cần ưu tiên xây dựng và hiện đại hóa mạng thông tin: A. Cấp quốc gia. B. Cấp vùng. C. Cấp tỉnh (thành phố). D. Quốc tế. Câu 71: Hàn Quốc, Xingapo, Đài Loan được xếp vào nhóm nước A. công nghiệp mới. B. chậm phát triển. C. phát triển. D. đang phát triển. Câu 72: Sự tương phản rõ rệt nhất giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển trên thế giới thể hiện ở A. trình độ phát triển kinh tế- xã hội. B. GDP bình quân đầu người. C. sự phân hóa giàu nghèo. D. mức gia tăng dân số. Câu 73: Ngày nay các vành đai chuyên canh của Hoa Kì được đa canh hóa vì nguyên nhân nào sau đây? A. Giúp khai thác hiệu quả các nguồn lực nông nghiệp, tránh rủi ro trên thị trường. B. Khí hậu của Hoa Kì đã biến đổi theo khí hậu toàn cầu. C. Đất đai có sự thay đổi chất trong quá trình canh tác. D. Hình thức trang trại không mang lại sản phẩm có chất lượng tốt. Câu 74: Ranh giới tự nhiên giữa hai phần Nga Âu và Nga Á là A. sông Ê- nit- xây. B. dãy Uran. C. sông Ôbi. D. dãy Capca. Câu 75: ASEAN là tên viết tắt của tổ chức A. Tổ chức thương mại tự do khu vực Đông Nam Á. 9
- B. Trại hè thanh niên Đông Nam Á. C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. D. Tổ chức các nước khu vực Đông Nam Á. Câu 76: Cho bảng số liệu sau: Sự biến động về dân số theo độ tuổi Năm 1950 1970 1997 2005 Nhóm tuổi Dưới 15 tuối(%) 35.4 15.3 15.3 13.9 Từ 15-64 tuổi(%) 50.6 69.0 69.0 66.9 Trên 65 tuổi(%) 5.0 7.1 15.7 19.2 Dân số(triệu người) 83 104 126 127 Qua bảng số liệu trên đặc điểm nào sau đây không đúng về dân số Nhật Bản? A. Cơ cấu dân số theo độ tuổi bị già hóa. B. Tỉ lệ người già ngày càng tăng. C. Lực lượng lao động ngày càng tăng. D. Tỉ suất tăng dân số ngày càng giảm. Câu 77: Nhiều nước Đông Nam Á phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản trong những năm những năm gần đây chủ yếu là do A. Thị trường thế giới mở rộng. B. Có nhiều lợi thế về sông, biển. C. Nhu cầu dân cư tăng cao. D. Có nhiều đầm phá , vũng vịnh. Câu 78: Nguyên nhân nào là chủ yếu nhất làm cho giao thông vận tải đường biển là ngành không thể thiếu được đối với Nhật Bản? A. Hoạt động thương mại phát triển mạnh. 10
- B. Đất nước quần đảo với hàng nghìn đảo nhỏ. C. Đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh sâu. D. Nhu cầu du lịch bằng đường biển tăng nhanh. Câu 79: Hướng phát triển công nghiệp Đông Nam Á không phải là A. Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài. B.Tăng cường đào tạo kĩ thuật cho người lao động. C. Hiện đại hóa trang thiết bị , chuyển giao công nghệ. D. Tập trung sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước. Câu 80:Tự nhiên Đông Nam Á lục địa khác với Đông Nam Á biển đảo là có A. các dãy núi. B. các đồng bằng. C. có mùa đông lạnh. D. đảo, quần đảo. II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM. Đề gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm , mỗi câu trả lời đúng được 0.25 đ. Câu 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 Đ/A A B C A B B B A D C Câu 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 Đ/a D A C D B B B D B A Câu 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 Đ/a D D C D B D B C D D Câu 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 Đ/a  A A A C C A B D C 11