Đề kiểm tra môn Địa lý Khối 7 - Học kì 1 - Năm học 2018-2019

doc 3 trang nhatle22 5440
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Địa lý Khối 7 - Học kì 1 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_dia_ly_khoi_7_hoc_ki_1_nam_hoc_2018_2019.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Địa lý Khối 7 - Học kì 1 - Năm học 2018-2019

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019 MÔN HỌC : ĐỊA LÝ 7 Câu 1: Trình bày đặc điểm ở đới ôn hòa ? Tính chất trung gian của khí hậu được thể hiện như thế nào? * Vị trí: nằm giữa đới nóng và đới lạnh (chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc, chí tuyến Nam đến vòng cực Nam). Phần lớn của đới ôn hòa nằm ở bán cầu Bắc. * Khí hậu: - Mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và đới lạnh + Nhiệt độ trung bình năm: 10°C + Không nóng bằng đới nóng, không lạnh bằng đới lạnh. + Lượng mưa trung bình năm trong khoảng:700 => 1000 mm. - Thời tiết có nhiều biến động thất thường: + Vị trí trung gian giữa hải dương có khối khí ẩm hải dương và địa lục với khối khí khô lạnh lục địa. + Vị trí trung gian giữa đơi nóng có khối khí chí tuyến nóng, khô và đới lạnh có khối khí cực lục địa. Câu 2: Nêu sự phân bố các loai cây trồng và vật nuôi chủ yếu ở đới ôn hòa ? - Vùng cận nhiệt gió mùa: + Cây trồng: lúa nước, đạu tươi, bông, cam, quýt, + Chăn nuôi: lợn, gia cầm. - Địa trung hải: + Cây trồng: cam, chanh, oliu, + Chăn nuôi: trâu, bò, - Ôn đới hải dương: + Cây trồng: lúa mì, củ cải đường, rau, + Chăn nuôi: bò thịt, bò sữa, - Ôn đới lục địa: + Cây trồng: lúa mì, khoai tây, ngô, + Chăn nuôi: bò, ngựa, lợn, - Ôn đới lạnh: + Cây trồng: khoai tây, lúa mặt đen, + Chăn nuôi: hươi Bắc Cực. - Hoang mạc ôn đới: + Cây trồng: vì là hoang mạc nên chủ yếu không có cây trồng. + Chăn nuôi: chủ yếu là cừu. Câu 3: Nêu nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa ? Để bảo vệ bầu khí quyển của Trái Đất các nước trên thế giới cần phải làm gì? *Nguyên nhân ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa: - Do khí tải từ các nhà máy. - Do phương tiện giao thông thải vào khí quyển. * Hậu quả: - Mưa axit => chết cây cối ăn mòn công trình xây dựng và gây bệnh đường hô hấp cho con người. - Tăng hiệu ứng nhà kính => Trái Đất nóng len => khí hâu toàn cầu biến đổi, băng tan chảy, nước biển dân lên cao, tạo lỗ thủng trong tần ôzôn, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. * Cách bảo vệ bầu khí quyển của Trái Đất: - Các nước kí nghị định thư Ki-ô-tô về vấn đề bảo vệ bầu khí quyển. - Trồng cây xanh. - Giảm lượng khí thai từ công nhiệp và giao thông Câu 4: Trình bày hoạt động kinh tế của con người ở đới hoang mạc ? Các loài động vật, thực vật thích nghi với môi trường hoang mạc như thế nào? * Hoạt động kinh tế cổ truyền: - Chăn nuôi du mục: dê, cừu, lạc đà, - Trồng trọt ở các ốc đảo: chà là, cam, chanh, lúa mạch,
  2. - Dùng lạc đà vận chuyển, buôn bán hàng hóa qua hoang mạc. * Hoạt động kinh tế hiện đại: - Khai thác dầu khí, khoang sản => phát triển công nghiệp. - Khai thác nước ngầm để trồng trọt - Phát triển du lịch. * Sự thích nghi thực vật, động vật ở môi trường hoang mạc: - Thực vật, động vật thích nghi bằng cách: + Tự hạn chế sự thoát nước + Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. Câu 5:Trình bày đặc điểm khí hậu của đới lạnh vào mùa đông và mùa hạ ? Cho biết vấn đề đặc ra cho đới lạnh hiện nay ? - Khắc nghiệt, quanh năm lạnh lẽo: + Hè ngắn, nhiệt độ dưới trung bình 10°C. + Mùa đông dài, rất lạnh, nhiệt độ dưới 0°C. + Mưa ít, chủ yếu dưới dạng tuyết. + Mặt đất đóng băng quanh năm. -Vấn đề đặc ra cho đới lạnh: + Môi trường đới lạnh nằm ở vỉ độ cao. Câu 6: Nêu đặc điểm của môi trường vùng núi ? Cho biết nơi cư trú của con người ở các vùng núi trên thế giới ? *Đặc điểm của môi trường vùng núi: - Vùng núi có khí hậu, thực vật thay đổi theo đọ cao và theo hướng của sườn núi: + 0- 1000m: làng mạc + 1000 -2000m: rừng lá rộng + 2000 -3000m: rừng lá kim + 3000m: đồng cỏ + > 3000m: tuyết. - Sườn đón gió, đón nắng: ấm, mưa nhiều => Thực vật phát triển. - Sườn khuất gió, khuất nắng: ít mưa, lạnh hơn => ít phát triển. - Sườn gió có độ dốc lớn => Gây lũ quét, Sạt lỡ đất khi mưa lớn => khó khăn cho giao thông,đe dọa cuộc sống của người dân. *Nơi cư trú của con người - Vùng núi thường ít dân, là nơi cư trú các dân tộc ít người. - Các dân tộc vùng núi Châu Á thường sống núi thấp. Mát mẻ, nhiều lâm sản - Các dân tộc vùng núi Nam Mĩ ưa sống ở độ cao trên 3000m: nhiều đất bằng, thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi. - Các dân tộc vùng núi Châu Phi: người Ê-ti-ô-pi-a tập trung trên các sườn núi chắn gió, có nhiều mưa, mát mẻ. Câu 7: Kể tên các châu lục, các lục địa và các đại dương trên thế giới? *Tên các lục địa trên thế giới: - Có 6 lục địa: Á- Âu, Phi, Nam Mĩ, Ô- xtrây-li-a, Nam cực. *Tên các châu lục: - Có 6 châu lục: Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ, Châu Đại Dương và Châu Bắc Cực. *Tên các đại dương: - Có 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương. Câu 8: Nêu đặc điểm khí hậu Châu Phi ? Kể tên các dòng biển nóng và dòng biển lạnh ven bờ của Châu Phi? * Đặc điểm khí hậu Châu Phi: - Có khí hậu nóng, khô bậc nhất thế giới - Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C, thời tiết ổn định.
  3. - Lượng mưa tương đối ít, giảm dần về phía 2 chí tuyến dẫn đến hình thành hoang mạc lớn. * Tên các dòng biển nóng và lạnh ven bò của Châu Phi: - Dòng biển nóng: Dòng biển Ghi – nê ; dòng biển mũi kim ; dòng biển Mô – Dăm – Eích - Dòng biển lạnh: dòng biển Ca- na-ri; dòng biển Ben- giê- la; dòng biển Xô-ma-li Câu 9: Trình bày về sự bùng nổ dân số và sung đột tộc người ở Châu Phi? - Dân số: 818 triệu (2001) => chiếm 13,4% thế giới. - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất thế giới: 2,4% * Xung đột tộc người: - Châu Phi có nhiều tộc người nhiều thổ ngử. - Thực dân Châu Ân lợi dụng để thực hiện chính sách chia để trị => Tăng mâu thuẫn giữa các tộc người => Xung đột đẫm máu. * Hậu quả: - Bùng nổ dân số. - Bệnh dịch ( đại dịch AIDS). - Đe dọa người dân Châu Phi. - Thiên tai nạn đói. Câu 10: Giải thích nguyên nhân hình thành các cảnh quan tự nhiên? .