Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Ma Nới (Có đáp án)

docx 18 trang Hải Lăng 18/05/2024 1800
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Ma Nới (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_ket_noi_tri_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Ma Nới (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA – Khối 4 Môn: Tiếng Việt MA TRẬN Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng Mạch kiến thức, kĩ và số năng điểm TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL STT Số câu 2 2 1 1 4 2 01 Đọc Hiểu văn bản (4) Câu số 1,2 4,5 7 9 Số điểm 1 1 1 1 2 2 Số câu 1 1 1 1 2 2 02 Đọc hiểu KTTV(3) Câu số 3 6 8 10 Số điểm 0,5 0,5 1 1 1 2 Số câu 3 3 2 2 6 4 Tổng hợp Số điểm 1,5 1,5 2 2 3 4 Số câu 20% 50% 30% 60% 40% Tỉ lệ % Số điểm 1,5 3,5 2 3 4 CẤU TRÚC Thứ tự MỨC SỐ MẠCH KIÊN Phân môn HÌNH THỨC Câu ĐỘ ĐIỂM THỨC Đọc thành tiếng 2 Đọc thành tiếng Đọc thành tiếng Trả lời câu hỏi 1 Câu 1 Trắc nghiệm 1 0,5 Đọc hiểu VB Câu 2 Trắc nghiệm 1 0,5 Đọc hiểu VB Câu 3 Trắc nghiệm 1 0,5 Đọc hiểu VB Đọc hiểu Câu 4 Trắc nghiệm 2 0,5 Đọc hiểu VB Câu 5 Trắc nghiệm 2 0,5 Đọc hiểu VB Câu 6 Trắc nghiệm 2 0,5 Đọc hiểu VB Câu 7 Tự luận 2 1 Kiến thức Tiếng Việt Câu 8 Tự luận 2 1 Kiến thức Tiếng Việt Câu 9 Tự luận 3 1 Kiến thức Tiếng Việt Câu 10 Tự luận 3 1 Kiến thức Tiếng Việt Viết (Tập làm văn) Tự luận 10 Tập Làm văn
  2. Phòng GD&ĐT Ninh Sơn ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I, Năm học: 2023- Trường: Tiểu học Ma Nới 2024 Họ và tên: Môn: Tiếng Việt. Lớp . Lớp: . Ngày kiểm tra: ./ ./2023. Thời gian : 40 phút Điểm GT1 GT2 GK1 GK2 Bằng số: Nhận xét Bằng chữ: . I ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm) I. Kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng. A. MỤC TIÊU: - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn đã đọc với tốc độ khoảng 85 tiếng/phút. - Trả lời đúng câu hỏi theo nội dung đoạn đọc. - Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. B. HÌNH THỨC: - Các lớp chuẩn bị thăm, ghi rõ tên bài và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng trước lớp. - Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do GV nêu ra. C. ĐỀ THI Học sinh bốc thăm 1 trong các đề sau. TT TÊN BÀI HỌC SGK LỚP 4/TRANG GHI CHÚ 1 Văn hay chữ tốt SGK cánh diều lớp 4 tập 1/ trang 20 2 Một người chính trực SGK cánh diều lớp 4 tập 1 trang 38 3 Những ngày hè tươi đẹp SGK chân trời sáng tạo lớp 4 tập 1/ trang 10 4 Lên nương SGK chân trời sáng tạo lớp 4 tập 1/ trang 23 5 Cây trái trong vườn Bác SGK chân trời sáng tạo lớp 4 tập 1/ trang 70 Văn hay chữ tốt Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
  3. Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản: – Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không? Cao Bá Quát vui vẻ trả lời: – Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng. Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc hết sức luyện viết chữ sao cho đẹp. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau. Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Tài viết chữ đẹp của Cao Bá Quát vang xa khắp vùng. Người dân thường tới nhà ông xin câu đối về treo, nhất là vào dịp Tết. Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Tài viết chữ đẹp của Cao Bá Quát vang xa khắp vùng. Người dân thường tới nhà ông xin câu đối về treo, nhất là vào dịp Tết. Không những viết chữ đẹp, Cao Bá Quát còn nổi tiếng về tài văn thơ. Ông có thể “xuất khẩu thành thơ”, làm câu đối mọi lúc, mọi nơi, ý tứ rất chuẩn mực, sắc sảo. Tài năng văn chương của ông khiến cả nhà vua cũng phải thán phục. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt. Theo Trương Chính – Đỗ Lê Chẩn
  4. Một người chính trực Tô Hiến Thành làm quan triều Lý, nổi tiếng là người chính trực. Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành phố tả thái tử Long Cán, con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng bà Chiêu Linh thái hậu lại muốn lập con mình là Long Xưởng. Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo di chiếu lập Long Cần làm vua. Đó là vua Lý Cao Tông. Phò tá Lý Cao Tông được 4 năm, Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng. Quan tham tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh. Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tả do bận nhiều công việc nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được. Một hôm, Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi: – Nếu chẳng may ông mất thì ai sẽ là người thay ông? Tô Hiến Thành không do dự, đáp: – Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá Thái hậu ngạc nhiên hỏi: – Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử? Tô Hiến Thành tâu: – Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tấn Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá. Theo QUỲNH CƯ - ĐỖ ĐỨC HÙNG
  5. Những ngày hè tươi đẹp Cuối cùng, kì nghỉ hè của tớ cũng khép lại. Tớ đã chuẩn bị sẵn sàng trở lại thành phố để bước vào năm học mới, vậy mà lúc chia tay, tớ cứ tiếc những ngày ở quê trôi nhanh quá. Sáng đó, như bao buổi sáng khác ở làng, trời lấp lánh nắng. Ông bà ôm tớ và nói: “Hè năm sau, anh em cháu nhớ về nhé!". Tớ "dạ" thật to, không quên nhờ ông bà đặc biệt để ý đến con lợn út. Cô Lâm nói không cần đợi đến năm sau, cuối năm về dự đám cưới của cô với chủ Khang Khi ấy, chắc lợn út của tớ đã lớn tướng rồi. Ông bà cùng cô Lâm bịn rịn tiễn bố mẹ và anh em tớ ra đầu ngõ. Vừa lúc hội bạn ở làng ùa đến. Đứa nào cũng cầm trên tay một thứ gì đó. – Cậu tặng chúng tớ cuốn "Từ điển tiếng Việt" rồi, đây là quà, để cậu nhớ về chúng tớ. – Điệp nói thế, sau khi chìa cho tớ cây cỏ chọi gà lớn chưa từng thấy. Văn cho tớ hòn bi ve đẹp nhất, quý nhất của nó. Lê cho tớ hòn đá hình siêu nhân nhặt ở bờ suối, trước giờ vẫn được nó giữ như báu vật. Sau cùng là Tuyết, nó cho tớ chồng bánh đa chưa nướng, dặn lên phố nướng ăn để nhớ mà về chơi với nhau. Tớ chào các bạn và hứa sẽ nhớ việc tập hợp sách để gửi về làm tủ sách ở đình làng. Trên xe ô tô, lần lượt ngôi nhà của ông bà, con đường làng tớ vẫn gọi là đường thơm, và cánh đồng nữa, trôi dần về phía sau. Tớ mở to mắt, nhìn, rồi tưởng tượng về mùa hè năm sau (Văn Thành Lê)
  6. Lên nương Một cơn gió thổi từ phía thung lũng lên mát rượi. Liêm dừng lại hít hà. Em ngửi thấy mùi ngô non thơm dịu trong gió. Cao nguyên đang mùa xanh mát. Ngô, cỏ voi và những loại cỏ khác đón những cơn mưa mùa hạ vươn lên xanh ngắt. Liêm xốc lại chiếc quẩy tấu trên vai. Em vui bước trên con đường đầy màu xanh. Bố mẹ đi vắng cả. Chị Dua bận ôn bài. Chị chuẩn bị thi vào lớp Mười dưới huyện. Liêm có cả mùa hè trên mảnh nương xanh biếc này. Hôm nay, Liêm lên chặt cỏ voi cho bò. Hai con bò nuôi nhốt trong chuồng. Mọilần, những bó cỏ voi đều chạy" từ trên nương về trên lưng của bố. Hôm qua, Liêm bảo với bố để mình chăm hai con bò. Bố cười: “Lưng con còn nhỏ lắm, không đủ sức nuôi hai con bò đầu!". Liêm cũng cười: “Không sao. Con đi hai chuyến. Mỗi chuyến một bó cỏ là đủ rồi.". Vậy là chiều nay, Liêm lên nương thật sớm. Mặt trời mới đi hơn nửa đường một tí, nắng vàng soi cái bóng tròn ủm dưới chân Liêm. (Lục Mạnh Cường) Cây trái trong vườn Bác Sau khi dạo quanh đất nước, nếm các vị ngọt bùi, ta bâng khuâng trở về với cội nguồn: mảnh vườn quanh nhà sàn Bác. Đây là cái gốc của mùa xuân, cái gốc của mọi niềm vui, của màu xanh và vị ngọt bùi nở ra vô tận. Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ không nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình, hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn, bưởi đỏ Mê Linh. Hồng Yên Thôn! Cả một rặng cây hồng! Mùa đông, cây trụi hết lá, chỉ còn hàng trăm quả trĩu trịt trên cành màu hồng chói như hàng trăm chiếc đèn lỗng giữa sương giá, ơi cái màu hồng thắm thiết và vồn vã Sum vầy muôn loài quả khác mang bóng dáng miền quê yêu thương. Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong mùi bưởi Biên Hoà. Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. Mảnh vườn Bác ước chừng rộng bằng mảnh vườn làng Sen thuở ấu thơ. Nhưng do bàn tay sắp xếp của con người, ta có cảm giác rộng rãi, thoáng đãng, bốn mùa xum xuê hương sắc.
  7. Theo Võ Văn Trực - Giáo viên hỏi một câu hỏi có liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc cho HS trả lời. TT Tên bài đọc Nội dung câu hỏi - HS đọc “ Từ đầu sẵn lòng”. - TLCH: Vì sao nhiều bài văn của Cao Bá Quát tuy hay nhưng vẫn bị điểm kém? Văn hay chữ - HS đọc “ Lá đơn sao cho đẹp”. tốt 1 (SGK cánh - TLCH: Điều gì xảy ra khiến Cao Bá Quát quyết tâm luyện diều lớp 4 tập viết chữ thật đẹp? 1/ trang 20) - HS đọc “ Sáng sáng đến hết”. - TLCH: Tìm những chi tiết cho thấy quyết tâm luyện chữ của Cao Bá Quát. - HS đọc “ Từ đầu Đó là vua Lí Cao Tông”. - TLCH: Tô Hiến Thành đã thể hiện sự chính trực như thế Một người nào trong việc thực hiện di chiếu của vua Lý Anh Tông? chính trực - HS đọc “ Phò tá Lí Cao Tông Có gián nghị đại phu Trần 2 (SGK cánh Trung Tá. diều lớp 4 tập 1 trang 38) - HS đọc “ Thái hậu ngạc nhiên đến hết”. - TLCH: Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi biết sự lựa chọn của Tô Hiến Thành? - HS đọc “ Từ đầu trôi nhanh quá” - TLCH: Kết thúc kì nghỉ hè ở quê, bạn nhỏ tiếc điều gì? Những ngày hè tươi đẹp - HS đọc “ Sáng đó anh em tớ ra đầu ngõ.”. 3 (SGK chân - TLCH: Những chi tiết nào cho thấy ông bà và cô Lâm rất trời sáng tạo yêu quý con cháu? lớp 4 tập 1/ trang 10) - HS đọc “ Vừa lúc tủ sách ở đình làng.”. - TLCH: Mỗi người bạn tặng cho bạn nhỏ món quà gì?
  8. Bạn nhỏ được tặng những món quà từ mỗi người bạn? - HS đọc “ Từ đầu thi vào lớp Mười dưới huyện. ”. - TLCH: Cảnh cao nguyên trong đoạn đầu được tả bằng những hình ảnh nào? Lên nương - HS đọc “ Liêm có cả mùa hè hết bài ”. (SGK chân 4 trời sáng tạo - TLCH: Những chi tiết nào cho thấy Liêm rất vui và sẵn lớp 4 tập 1/ sàng với công việc? trang 23) - HS đọc “ Liêm có cả mùa hè hết bài ”.”. - TLCH: Bài đọc giúp em biết thêm điều gì về cuộc sống của các bạn nhỏ ở vùng cao? - HS đọc “ Từ Vườn cây ôm tròn quả thanh trà tròn xinh xứ Huế.”. - TLCH: Mỗi loại cây, quả trong vườn Bác được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? Cây trái trong vườn Bác - HS đọc: “ Sau khi tròn xinh xứ Huế.”. 5 (SGK chân - TLCH: Vì sao nói mảnh vườn quanh nhà sàn của Bác là trời sáng tạo "cái gốc của mọi niềm vui, của màu xanh và vị ngọt bùi nở lớp 4 tập 1/ ra vô tận"? trang 70) - HS đọc “Mảnh vườn Bác bốn mùa xum xuê hương sắc.” - TLCH: Bài đọc giúp em hiểu thêm điều gì về tình cảm của nhân dân cả nước với Bác Hồ?.
  9. Phòng GD&ĐT Ninh Sơn ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I, Năm học: 2023-2024 Trường: Tiểu học Ma Nới Môn: Tiếng Việt. Lớp . Họ và tên: Ngày kiểm tra: ./ ./2023. Lớp: Thời gian : phút Điểm GT1 GT2 GK1 GK2 Bằng số: Nhận xét Bằng chữ: . II. ĐỌC HIỂU, KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT: (7 điểm) Đọc thầm bài và trả lời câu hỏi, bài tập sau: Phần 1:TRẮC NGHIỆM CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ". Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần chết rồi. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới (Sưu tầm) Câu 1 (M1) (0,5đ): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Có mấy hạt lúa được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau ?
  10. A. Một hạt lúa B. Hai hạt lúa C. Ba hạt lúa. Câu 2 (M1) (0,5đ): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Hai hạt lúa trong bài có đặc điểm như thế nào? A. Tốt, to khỏe và chắc mẩy. B.Tốt, xinh đẹp, vàng óng. C. Vàng óng, to khỏe và trĩu hạt. Câu 3 (M1) (0,5 đ)Nối ý cột A với đúng kết quả hai hạt lúa ở cột B . A B Hạt thứ nhất mọc lên thành cây lúa óng vàng, trĩu hạt. Hạt thứ hai héo khô, chết dần vì thiếu nước, ánh sáng. Câu 4 (M2) (0,5 đ):Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Hạt lúa thứ nhất có suy nghĩ và hành động như thế nào? A. Muốn được mang gieo xuống đất để phát triển thành cây lúa có nhiều hạt. B. Muốn cả thân mình phải nát tan trong đất để mang đến cho đời những hạt lúa mới. C. Muốn mãi mãi là hạt lúa đầy chất dinh dưỡng và lăn vào góc khuất để yên thân. Câu 5 (M2)(0,5 đ): Đúng ghi Đ, Sai ghi S thích hợp vào ô trống: Vì sao hạt lúa thứ hai lại mong muốn được gieo xuống đất? Vì hạt lúa thấy sung sướng khi bắt đầu một cuộc đời mới. Vì hạt lúa nghĩ rằng ở trong lòng đất sẽ được an toàn. Câu 6 (M2) (0,5 đ): Nối với ý trả lời đúng nhất: Can đảm, dám đương đầu với khó khăn thử thách thì sẽ thành công. Câu chuyện Đối mặt với khó khăn, thử thách thì cuộc trên muốn nói sống không thể bình yên. với em điều gì? Biết tránh khó khăn, thử thách thì cuộc sống sẽ luôn luôn bình yên. Phần 2: TỰ LUẬN: Câu 7(M2)(1 điểm): Sử dụng các động từ sau (ốm, khát, đau, mệt) để đặt câu phù hợp với tranh. . .
  11. Câu 8 (M2) (1điểm): Nhìn tranh, tìm động từ phù hợp với hoạt động được thể hiện trong tranh. Câu 9(M3)(1,0 điểm): Tìm và ghi lại các danh từ (DT), động từ (ĐT) có trong câu sau: Nó lại mang đến cuộc đời những hạt lúa mới. Câu 10 (M3)(1,0 điểm): Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn dưới đây: Chúng tôi đứng trên núi Chung. Nhìn sang trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xóa. Nhìn sang phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác Hồ. Người ra đề Tổ trưởng chuyên môn duyệt BGH duyệt (Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên) Trần Thị Huyền
  12. Phòng GD&ĐT Ninh Sơn ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I, Năm học: 2023-2024 Trường: Tiểu học Ma Nới Môn: Tiếng Việt. Lớp . Họ và tên: Ngày kiểm tra: / ./2023. Lớp: Thời gian : phút Điểm GT1 GT2 GK1 GK2 Bằng số: Nhận xét Bằng chữ: . III/ TẬP LÀM VĂN: (10 điểm) Em hãy kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt mà em yêu thích .
  13. Phòng GD&ĐT Ninh Sơn ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I, Năm học: 2023-2024 Trường: Tiểu học Ma Nới Môn: Tiếng Việt. Ngày chấm: / ./2023. Thời gian : . phút 2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỌC THÀNH TIẾNG a) Đọc: (2 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt khoảng 85 tiếng/ 1 phút: 0,5 điểm - Đọc đúng tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng): 0,5 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm - Đọc diễn cảm, sáng tạo: 0,5 điểm *Lưu ý: Không cho điểm 0 phần đọc thành tiếng. TT Tên bài đọc Nội dung câu hỏi - TLCH: Vì sao nhiều bài văn của Cao Bá Quát tuy hay nhưng vẫn bị điểm kém? Cao Bá Quát thường bị điểm kém vì chữ viết rất xấu cho dù bài văn của ông viết rất hay. Văn hay chữ - TLCH: Điều gì xảy ra khiến Cao Bá Quát quyết tâm luyện tốt viết chữ thật đẹp? 1 (SGK cánh Cao Bá Quát đã viết đơn cho bà cụ hàng xóm để kêu oan. diều lớp 4 tập Nhưng trong lá đơn ấy, tuy lí lẽ rõ ràng nhưng chữ viết xấu 1/ trang 20) quá, quan đọc không được bèn thét lính đuổi bà cụ ra khỏi công đường. Sự việc ấy xảy ra đã làm cho Cao Bá Quát ân hận. Và ông mới thấm thía rằng: "dù văn hay đến đâu mà chữ xấu cũng chẳng ích gì !". - TLCH: Tìm những chi tiết cho thấy quyết tâm luyện chữ của Cao Bá Quát.
  14. Cao Bá Quát đã quyết chí luyện viết chữ rất công phu, tỉ mỉ và có phương pháp. Lúc đầu: - Sáng: lấy que vạch lên cột nhà luyện nét sổ thẳng - Tối: tập viết 10 trang vở Khi chữ đã tiến bộ: - Mượn các cuốn sách viết chữ đẹp làm mẫu để luyện - TLCH: Tô Hiến Thành đã thể hiện sự chính trực như thế nào trong việc thực hiện di chiếu của vua Lý Anh Tông? -Sự chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua là ông đã làm đúng di chiếu của vua, không nhận sự đút lót vàng bạc. Một người - TLCH: Khi Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng, Đỗ thái hậu và chính trực vua hỏi ông điều gì? Ông trả lời thế nào? 2 (SGK cánh -Khi Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng, Đỗ thái hậu và vua hỏi diều lớp 4 tập 1 trang 38) ông nếu ông mất thì ai sẽ là người thay ông. Ông đã đề nghị gián nghị đại phu Trần Trung Tá. - TLCH: Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi biết sự lựa chọn của Tô Hiến Thành? Thái hậu ngạc nhiên khi biết sự lựa chọn của Tô Hiến Thành vì Vũ Tán Đường hết lòng vì ông nhưng ông không tiến cử. - HS đọc “ Từ đầu trôi nhanh quá” - TLCH: Kết thúc kì nghỉ hè ở quê, bạn nhỏ tiếc điều gì? -Điều mà bạn nhỏ tiếc khi kết thúc kì nghỉ hè ở quê đó là Những ngày những ngày ở quê trôi nhanh quá. hè tươi đẹp - TLCH: Những chi tiết nào cho thấy ông bà và cô Lâm rất 3 (SGK chân yêu quý con cháu? trời sáng tạo lớp 4 tập 1/ Những chi tiết cho thấy ông bà và cô Lâm rất yêu quý con trang 10) cháu là: - Ông bà ôm tớ và nói: "Hè năm sau, anh em cháu nhớ về nhé!" - Ông bà cùng cô Lâm bịn rịn tiễn bố mẹ và anh em tớ ra đầu
  15. ngõ. - TLCH: Mỗi người bạn tặng cho bạn nhỏ món quà gì? Bạn nhỏ được tặng những món quà từ mỗi người bạn: - Điệp tặng cây cỏ chọi gà lớn chưa từng thấy. - Văn tặng hòn bi ve đẹp nhất, quý nhất của mình. - Lê tặng hòn đá hình siêu nhân nhặt ở bờ suối, trước giờ vẫn được Lê giữ như báu vật. - Tuyết tặng chồng bánh đa chưa nướng, dặn lên phố nướng ăn để nhớ mà về chơi với nhau. - TLCH: Cảnh cao nguyên trong đoạn đầu được tả bằng những hình ảnh nào? Cảnh cao nguyên trong đoạn đầu được tả bằng những hình ảnh: - Một cơn gió thổi từ phía thung lũng lên mát rượi. - Mùi ngô non thơm dịu trong gió. - Cao nguyên đang mùa xanh mát. - Ngô, cỏ voi và những loại cỏ khác đón những cơn mưa mùa hạ vươn lên xanh ngắt. Lên nương - TLCH: Những chi tiết nào cho thấy Liêm rất vui và sẵn (SGK chân sàng với công việc? 4 trời sáng tạo lớp 4 tập 1/ Những chi tiết cho thấy Liêm rất vui và sẵn sàng với công trang 23) việc là: - "Không sao. Con đi hai chuyến. Mỗi chuyến một bó cỏ là đủ rồi". - Vậy là chiều nay, Liêm lên nương thật sớm. - TLCH: Bài đọc giúp em biết thêm điều gì về cuộc sống của các bạn nhỏ ở vùng cao? Bài đọc đã giúp em biết thêm nhiều điều đáng để học tập về cuộc sống của các bạn nhỏ vùng cao: các bạn nhỏ vùng cao phải sống trong điều kiện thiếu thốn về cơ sở vật chất, đường đến trường còn nhiều gian nan và phải làm những công việc phụ giúp gia đình nặng nhọc ngay từ khi còn bé,
  16. - TLCH: Mỗi loại cây, quả trong vườn Bác được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? Khế: Vị khế ngọt Ba Đình - Hồng xiêm: Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn - Bưởi đỏ: Mê Linh - Bưởi: Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong mùi bưởi Biên Hòa. - Quýt: Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên Cây trái trong cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn. vườn Bác - Thanh trà: quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. (SGK chân 5 - TLCH: Vì sao nói mảnh vườn quanh nhà sàn của Bác là trời sáng tạo lớp 4 tập 1/ "cái gốc của mọi niềm vui, của màu xanh và vị ngọt bùi nở trang 70) ra vô tận"? Vì cây trong vườn là của nhân dân các vùng, các miền gửi về biếu Bác - TLCH: Bài đọc giúp em hiểu thêm điều gì về tình cảm của nhân dân cả nước với Bác Hồ?. Bài đọc giúp em hiểu thêm nhiều điều về tình cảm của nhân dân cả nước với Bác Hồ đó là tình yêu thương, sự kính trọng, lòng biết ơn vô bờ bến đối với công lao to lớn, sự hi sinh thầm lặng của Bác cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN - BIỂU ĐIỂM ĐỌC HIỂU Câu Đáp án Điểm Biểu điểm chấm 1 B 0,5 điểm Chấm theo đáp án 2 A 0,5 điểm Chấm theo đáp án 3 Hạt thứ nhất héo khô, chết dần vì thiếu 0,5 điểm Chấm theo đáp án nước, ánh sáng
  17. Hạt thứ hai mọc lên thành cây lúa óng Mỗi ý đúng vàng, trĩu hạt. được 0,25 điểm 4 C 0,5 điểm Chấm theo đáp án 5 Đ 0,5 điểm S Mỗi ý đúng Chấm theo đáp án được 0,25 điểm 6 Ý đúng: Can đảm, dám đương đầu với 0,5 điểm Chấm theo đáp án khó khăn thử thách thì sẽ thành công 7 1.Vì trời nắng không đội mũ nên Nam bị 1 điểm ốm. Nếu HS trả lời khác đáp án Mỗi ý đúng nhưng nội dung phù hợp với 3. Sau khi chơi thể thao, Lan cảm thấy được 0,5 câu hỏi thì được điểm tối đa rất khát nước. điểm 8 Tranh 1: leo núi 1 điểm Tranh 2: cắm trại Nêu đúng Tranh 3: bay, bắt sâu động từ Chấm theo đáp án mỗi tranh Tranh 4: lặn được 0,25 điểm 9 Nó lại mang đến cuộc đời những hạt lúa mới. 1 điểm DT ĐT DT DT Mỗi ý đúng Chấm theo đáp án . được 0,25 điểm 10 - Danh từ chung: núi, dòng, sông, nắng, 1 điểm đường, nhà Mỗi ý được Chấm theo đáp án . - Danh từ riêng: Chung, Lam, Thiên 0,5 điểm Nhẫn, Đại Huệ, Bác Hồ. HƯỚNG DẪN CHẤM TẬP LÀM VĂN
  18. II. HƯỚNG DẪN CHẤM VIẾT: 1. Học sinh cần đạt những yêu cầu sau: - Thể loại: Kể chuyện - Hình thức: Viết đúng bố cục bài kể chuyện(đủ ba phần: Phần đầu, phần chính, phần cuối); đúng hình thức trình bày; sử dụng câu từ đúng ngữ pháp. 2. Biểu điểm: 2.1. Mở bài (tối đa 1 điểm) 2.2. Thân bài (tối đa 4 điểm) - Nội dung (tối đa 2 điểm) - Kĩ năng (tối đa 2 điểm) 2.3. Kết bài (tối đa 1 điểm) 3. Trình bày: 3.1. Chữ viết, chính tả (tối đa 2 điểm) 3.2. Dùng từ, đặt câu (tối đa 1 điểm) 3.3. Cảm xúc (tối đa 1 điểm) + Điểm 9-10: Bài viết đạt cả 3 yêu cầu của đề. Mắc không quá 5 lỗi diễn đạt (chính tả, dùng từ). + Điểm 7 – 8: Bài viết đạt cả 3 yêu cầu của đề nhưng chữ viết chưa đẹp, sử dụng ít biện pháp nghệ thuật, mắc không quá 6 lỗi diễn đạt. + Điểm 5 – 6: Bài viết đạt yêu cầu 1 và 2, còn có chỗ chưa hợp lí ở yêu cầu 3. Mắc không quá 8 lỗi diễn đạt. + Điểm 3 – 4: Bài viết đạt yêu cầu 1, chưa đảm bảo yêu cầu 2 và 3. Diễn đạt còn vụng, có ý chưa chân thực. Chữ viết cẩu thả, trình bày bài chưa sạch sẽ. Mắc không quá 10 lỗi diễn đạt. + Điểm 0,5 - 2: Bài làm lạc đề. Bài làm chưa đạt yêu cầu 2 và 3. Yêu cầu 3 còn diễn đạt lủng củng, viết lan man, không trọng tâm, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.