Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Lê Minh Châu (Có đáp án)

docx 3 trang Hải Lăng 18/05/2024 2490
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Lê Minh Châu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_chan_troi_san.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Lê Minh Châu (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ MINH CHÂU ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Thời gian: 40 phút Họ và tên học sinh: Lớp: Điểm Chữ kí của giám thị Lời nhận xét, chữ kí của giám khảo KIỂM TRA KĨ NĂNG ĐỌC THÀNH HIỂU (6 điểm) Những vết đinh Có một cậu bé nọ tính hay cáu kỉnh. Cha cậu bèn đưa cho cậu một túi đinh và bảo: - Mỗi lần con cáu kỉnh với ai, con hãy đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ. Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng mười lăm cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu đã biết kiềm chế những cơn nóng giận, số đinh cậu đóng trên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy kiềm chế cơn giận còn dễ hơn là phải đóng một cái đinh lên hàng rào. Đến một hôm, cậu đã không còn cáu giận với ai trong suốt cả ngày. Cậu thưa với cha. Người cha bảo: - Sau một ngày mà con không hề cáu giận ai, con hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào. Ngày lại trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé hãnh diện khoe với cha rằng không còn một cái đinh nào trên hàng rào. Cha liền dẫn cậu đến bên hàng rào, bảo: - Con đã làm mọi việc rất tốt. Nhưng hãy nhìn lên hàng rào: Dù con đã nhổ đinh đi, vết đinh vẫn còn. Nếu con xúc phạm ai đó trong cơn giận lời xúc phạm của con cũng giống như những chiếc đinh này: Chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác và cả trong lòng con nữa. Mà vết thương tinh thần còn tệ hơn những vết đinh rất nhiều. Mai Văn Khôi Đọc thầm bài Những vết đinh và hoàn thành các câu hỏi sau: Câu 1: Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào?( M1) 1 điểm A. Mỗi lần con cáu kỉnh với ai, con hãy đóng một cái đinh lên bức tường B. Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách đóng đinh vào hàng rào gỗ. C. Mỗi lần con cáu kỉnh với ai, con hãy bỏ một đồng xu vào ống tiết kiệm Câu 2: Khi cậu bé đã kiềm chế được tính nóng nảy, người cha bảo cậu làm gì?(M1)1 điểm A. Sau một ngày mà con không hề cáu giận ai, con hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào. B. Sau một ngày mà con không hề cáu giận ai, con hãy mỉm cười thật tươi và báo cáo thành tích với cha. C. Nếu con xúc phạm ai đó trong cơn giận lời xúc phạm của con cũng giống như những chiếc đinh này
  2. Câu 3: Em hiểu “vết đinh” trong câu “Dù con đã nhổ đinh đi, vết đinh vẫn còn” nói lên điều gì?(M2) 0,5 điểm. A. Vết đinh không thể biến mất được. B. Hàng rào sẽ bị xấu vì có quá nhiều vết thương. C. Những vết thương rất khó lành trong lòng người khác và cả trong lòng đứa con sau những lời xúc phạm của cơn giận. Câu 4: Em hiểu nội dung bài đọc là gì?(M2) 0,5 điểm A. Câu chuyện kể về một một cậu bé đóng đinh lên hàng rào mỗi khi cáu giận. B. Câu chuyện kể về một người cha đã dạy con kiềm chế tính nóng giận của mình và giúp người con hiểu ra nhiều điều hay trong cuộc sống. C. Câu chuyện kể về một cậu bé ngoan, rất biết nghe lời cha. Câu 5: Em có suy nghĩ gì sau khi đọc bài Những chiếc đinh?(M3) 0,5 điểm Câu 6: Trong đoạn văn sau có mấy tính từ, đó là những tính từ nào? (M3) 0,5 điểm Cá mực bơi nhanh đến một bông hoa nhiều màu sắc bên kia lối đi. Bông hoa có nhiều cánh hồng hồng, tím tím, mềm mại như gọi chào. Câu 7: Dòng nào sau đây chỉ toàn là động từ? (M2) 0,5 điểm A. mạnh mẽ, thương yêu, mong nhớ, chảy xiết. B. rộng rãi, cao lớn, to khỏe, dịu dàng. C. lao xuống, bay lượn, tỏa ra, lo nghĩ Câu 8: Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa của từ đoàn kết?(M2) 0,5 điểm A. Gắn kết với nhau về tình nghĩa, coi nhau như người thân. B. Kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung. C .Kết nối các phần rời nhau, gắn liền lại với nhau. Câu 9: Hãy viết một câu ca dao về tình yêu thương? (M2) 0.5 điểm Câu 10: Tìm một từ có nghĩa trái ngược với từ đoàn kết. Đặt câu với từ vừa tìm?(M2) 0,5 điểm . HẾT
  3. ĐÁP ÁN MÔN ĐỌC HIỂU TIẾNG VIỆT Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 7 Câu 8 Đáp án đúng B A C B C B Số điểm 1 1 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu 5: HS trả lời theo cách hiểu GV đánh giá theo ý hiểu (tùy theo mức độ câu trả lời đánh giá 0.25 đ - 0.5đ) VD: Em sẽ biết cách kiềm chế sự nóng nảy tức giận của mình// Em sẽ kể câu chuyện cho ba em nghe vì em hy vọng ba em sẽ bớt nóng tính// Em sẽ không nóng tính, cáu giận với bất kì ai// Câu 6: có 5 tính từ; Đó là: nhanh, nhiều, hồng hồng, tím tím, mềm mại Học sinh tìm được 4/5 tính từ cho điểm tối đa: mỗi tính từ đúng được 0,125 đ Câu 9: HS viết đúng câu ca dao về tình yêu thương đạt điểm tối đa 0.5 điểm VD: 1. Ơn cha nặng lắm ai ơi Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang. 2. Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn 3. Con người có tổ có tông Như cây có cội như sống có nguồn Câu 10: HS tìm từ và đặt câu đúng được 0.5 điểm Từ từ có nghĩa trái ngược với đoàn kết có thể là: Chia rẽ, bè phái, chia phe 0,25 đ Học sinh đặt câu đúng sẽ được 0,25 điểm