Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

docx 12 trang Hải Lăng 17/05/2024 1000
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_canh_dieu_nam.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. Họ và tên: PHIẾU TIẾNG VIỆT Đọc thầm đoạn văn sau: Chú Chồn lười học Chồn Mướp sống ở khu rừng thông, vì là con một nên cậu được cha mẹ cưng chiều vô cùng. Tới tuổi đi học rồi, nhưng Chồn Mướp vẫn không chịu đến trường, suốt ngày chỉ biết rong chơi. Vì được nuông chiều quá, Chồn Mướp đâm ra bướng bỉnh, không chịu nghe lời ai. Ai khuyên gì cậu cũng không nghe mà còn cãi bướng. Một hôm, Chồn mải chơi, bị lạc vào sâu trong rừng mà không biết đường ra. Cậu ta lang thang mãi mới tìm được bảng chỉ đường. Nhưng khổ nỗi, không biết chữ nên Chồn không đọc được. Cậu ngồi xuống vừa khóc vừa hối hận, nếu chịu khó đi học biết chữ thì bây giờ đâu phải như thế này. Đúng lúc đó thì bác Sư Tử xuất hiện, chồn tưởng mình sắp bị ăn thịt nên quỳ lạy xin tha mạng. Bác Sư Tử bảo: “Ta chỉ muốn giúp cháu thôi, vì cháu không biết chữ chứ gì?”. Chồn gật đầu. Được bác Sư Tử khuyên răn và chỉ đường, Chồn đã tìm về được ngôi nhà của mình. Chú mừng lắm và nhất quyết từ nay phải đi học. (Sưu tầm) A. Khoanh vào ý đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1. Vì sao Chồn Mướp không chịu đến trường học? A. Vì chú chưa đủ tuổi đến trường học. B. Vì là con một, được cha mẹ cưng chiều vô cùng. C. Vì chú rong chơi suốt ngày. D. Vì chú thích ở nhà với cha mẹ. Câu 2. Vì sao khi đi lạc vào rừng sâu Chồn Mướp lại không tìm được đường ra? A. Vì chú không đọc được chữ trên bảng chỉ đường. B. Vì chú chỉ ngồi khóc mà không chịu đi tìm đường ra. C. Vì chú bị một con sư tử hung dữ nhốt vào trong hang. D. Vì chân chú bị đau nên không đi tìm đường ra được.
  2. Câu 3. Đánh dấu X vào các ô thích hợp: Sau sự việc đã xảy ra Chồn Mướp đã làm gì? Đúng Sai A. Chồn Mướp phải cố gắng biết nhiều đường trong rừng để không lạc. B. Nhờ bác Sư Tử dạy cho cách đọc bảng chỉ đường. C. Chồn Mướp quyết tâm đi học chữ. D. Chồn Mướp không đến trường vẫn thích rong chơi. Câu 4. Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì? Câu 5. Hãy tìm danh từ có trong bài đọc và điền vào bảng dưới đây: Hai danh từ riêng Ba danh từ chỉ vật Câu 6: a. Gạch chân dưới những từ ngữ thể hiện nhân hoá trong câu văn sau sau: “ Được bác Sư Tử khuyên răn và chỉ đường, Chồn đã tìm về được ngôi nhà của mình. ” b. Kiểu nhân hóa được sử dụng trong các câu trên là: A. Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người. B. Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người. C. Nói với sự vật như nói với người. D. Cả A, B đúng. Câu 7: Điền dấu câu thích hợp vào ô trống: Bảng tin thư viện Sách mới hôm nay có: Truyện Chồn con lười học Báo Thiếu niên Tiền phong số 59. Sách Mười vạn câu hỏi vì sao?
  3. TRƯỜNG TIỂU HỌC MAI ĐỘNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Họ tên : Năm học 2023 – 2024 Lớp : 4A MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4 PHẦN VIẾT ( Thời gian làm bài: 60 phút ) I .Chính tả : ( Nghe – viết ): 4 điểm Trung thu độc lập Đêm nay, anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em. Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em. Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai II. Tập làm văn: 6 điểm Em hãy viết bài văn tả một cây mà em yêu thích.
  4. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA KÌ 1 – LỚP 4 PHẦN ĐỌC HIỂU A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) C. Vì chú rong chơi suốt ngày. Câu 2. Vì sao khi đi lạc vào rừng sâu chú Chồn Mướp lại không tìm được đường ra? (0,5 điểm) A. Vì chú không đọc được chữ trên bảng chỉ đường. Câu 3. Đánh dấu X vào các ô thích hợp: (0,5 điểm) Sau sự việc đã xảy ra Chồn Mướp đã làm gì? Đúng Sai A. Chồn Mướp phải cố gắng biết nhiều đường trong rừng để không lạc. X B. Nhờ bác Sư Tử dạy cho cách đọc bảng chỉ đường. X C. Chồn Mướp quyết tâm đi học chữ. X D. Chồn Mướp không đến trường vẫn thích rong chơi. X Câu 4: (0,5 điểm) HS tự viết, thể hiện được một số ý trong những ý sau: - Việc học tập rất quan trọng. - Đi học sẽ học được nhiều kiến thức mới. - Những kiến thức đó sẽ giúp ích cho cuộc sống của chúng ta. Câu 5. Hãy tìm danh từ có trong bài đọc và điền vào bảng dưới đây: (1 điểm) Hai danh từ riêng Ba danh từ chỉ vật VD: Sư Tử, Chồn VD: rừng thông, trường, ngôi nhà Câu 6: a. Gạch chân dưới những từ ngữ thể hiện nhân hoá trong câu văn sau: (0.5 điểm) “Được bác Sư Tử khuyên răn và chỉ đường, Chồn đã tìm về được ngôi nhà của mình.” b. Kiểu nhân hóa được sử dụng trong các câu thơ trên là: (0.5 điểm) D. Cả A, B đúng. Câu 7: Điền dấu câu thích hợp vào ô trống: (1 điểm) Bảng tin thư viện Sách mới hôm nay: - Truyện “ Chồn con lười học ” - Báo Thiếu niên Tiền phong số 59. - Sách “ Mười vạn câu hỏi vì sao? ”
  5. B. PHẦN VIẾT (10 điểm) I. Chính tả: 4 điểm - Hướng dẫn chấm điểm chi tiết: - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 3 lỗi): 1 điểm + Nếu viết sai từ 4 => 6 lỗi: 0,5 điểm + Viết sai quá 7 lỗi: 0 điểm II. Tập làm văn: 6 điểm - Yêu cầu cần đạt được - Đúng thể loại văn tả đồ vật. - Nội dung: Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết. * Bài đạt có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật, ý câu văn tả hấp dẫn, tả được đặc điểm nổi bật của đồ vật. - Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả. * Cho điểm: - Điểm 5,75 - 6: Đạt yêu cầu trên, có sáng tạo trong cách tả và bộc lộ cảm xúc, dùng từ, đặt câu. Diễn đạt ý tốt. - Điểm 4,75 – 5,5: Đạt yêu cầu trên, còn mắc 1 đến 2 lỗi chính tả. - Điểm 3,5 – 4,5: Đạt yêu cầu ở mức (4,75 – 5,5), còn có lỗi nhỏ trong dùng từ, đặt câu, lỗi diễn đạt, mắc 3 đến 4 lỗi chính tả. - Điểm 2,75 – 3,25: Đạt yêu cầu ở mức(3,5 – 4,5), mắc 5 lỗi chính tả trở lên. - Điểm 1,5 – 2,5: Tả sơ sài, mắc trên 5 lỗi chính tả, diễn đạt kém. - Bài lạc đề: 1 điểm.
  6. MA TRẬN ĐỀ TIẾNG VIỆT 4 GKI LỚP 4 NĂM HỌC 2023- 2024 Mức 1 Mức 2 Mức 3 TT Nội dung Tổng TN TL TN TL TN TL Số câu 2 1 1 4 Đọc hiểu 1 Số điểm 1 1 1 3 văn bản Câu số C1,3 C2 C4 Số câu 1 1 1 3 Kiến thức 2 Số điểm 1 1 1 3 Tiếng Việt Câu số C5 C6 C7 Số câu 2 1 2 1 1 7 Tổng Số điểm 1 1 2 1 1 6 Điểm 2 2 2 6 B. TẬP LÀM VĂN Câu 1 1 4 điểm 1. Luyện Kết nối - Vận dụng kĩ năng nghe – 1 viết chính viết để hoàn thành bài. tả Câu 2 1 6 điểm 2. Luyện Vận dụng - Nắm được bố cục của một 1 2 viết đoạn bài văn (mở bài – thân bài văn – kết bài). - Miêu tả được loài cây mà 2 em yêu thích. - Nêu được cảm nhận, tình 1 cảm của em về loài cây đó. - Có sáng tạo trong diễn 1 đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.
  7. MA TRẬN ĐỀ TIẾNG VIỆT 4 GKI LỚP 4 NĂM HỌC 2023- 2024 Số câu hỏi Câu hỏi Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TN TL TN A. TIẾNG VIỆT TỪ CÂU 1 – CÂU 4 4 1. Đọc hiểu Nhận biết - Xác định được hình ảnh, 2 C1,3 văn bản nhân vật, chi tiết trong bài. Kết nối - Giải thích được chi tiết 1 C2 trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài đọc. Vận dụng - Rút ra thông điệp từ câu 1 C4 chuyện. TỪ CÂU 5 – CÂU 7 3 Nhận biết - Phân loại được các loại 1 C5 danh từ. Kết nối - Chỉ ra các câu thơ có hình 1 C6 ảnh nhân hóa. Vận dụng - Nhận biết và sử dụng dấu 1 C7 gạch ngang và dấu ngoặc kép.
  8. Số câu hỏi Câu hỏi Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TN TL TN B. TẬP LÀM VĂN Câu 1 1 1. Luyện Kết nối - Vận dụng kĩ năng nghe – 1 C1 viết chính viết để hoàn thành bài. tả Câu 2 1 2. Luyện Vận dụng - Nắm được bố cục của một 1 C2 viết đoạn bài văn (mở bài – thân bài văn – kết bài). - Miêu tả được loài cây mà em yêu thích. - Nêu được cảm nhận, tình cảm của em về loài cây đó. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.
  9. TRƯỜNG TIỂU HỌC MAI ĐỘNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Họ tên : Năm học 2023 – 2024 Lớp : 4A MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4 PHẦN ĐỌC TIẾNG ĐỀ 1 Đôi tai xấu xí Nhà Thỏ Nâu ở giữa làng, cách khá xa cánh đồng bắp cải, nơi các bạn thỏ hay tới để chơi đùa. Thỏ Nâu ít tới đó vì ngượng với các bạn về đôi tai vừa to vừa dài của mình. Các bạn thường trêu đôi tai Thỏ Nâu trông giống như hai cái lá bắp cải vậy. Cứ mỗi khi soi gương thấy đôi tai của mình là Thỏ Nâu chỉ muốn khóc Thấy vậy, Thỏ bố nói: - Không sao đâu, con trai ạ! Rồi con sẽ thấy đôi tai của mình rất đẹp và tiện lợi. Câu hỏi 1: Nhà Thỏ Nâu ở đâu? Câu hỏi 2: Vì sao Thỏ Nâu rất ít khi đến cánh đồng bắp cải? ĐỀ 2 Cậu bé Mũi Dài Ngày xưa có một cậu bé có một cái mũi rất dài vì vậy mọi người gọi cậu là “bé Mũi Dài”. Bé Mũi Dài nhìn thấy một cây táo sai trĩu quả nhưng không tài nào trèo lên được vì vướng cái mũi của mình. Bực quá bé Mũi Dài liền nói to: “Ước gì cái mũi của tôi biến mất. Tôi chẳng cần có mũi, tôi chỉ cần có miệng đề ăn đủ thứ thơm ngon trên đời, để cười. để nói, tôi cũng chăng cần có tại, làm gì cả”. Câu hỏi 1: Vì sao mọi người gọi cậu bé là “ bé Mũi Dài” ? Câu hỏi 2: Cậu bé Mũi Dài ước điều gì? ĐỀ3 Truyện cổ tích về con chuồn chuồn Ngày xưa khi các con vật cùng chung sống trong khu rừng, mỗi loài sẽ nhận nhiệm vụ của riêng mình và chuồn chuồn giữ vai trò trông coi thời tiết. Nhưng vì sự lười biếng mà chuồn chuồn luôn khiến các loài vật khác lo lắng tìm chỗ trú thân cho mùa mưa bão. Ngược lại, chuồn chuồn vẫn luôn ham chơi và không nghe lời khuyên của các bạn. Câu hỏi 1: Trong khu vườn chuồn chuồn giữ vai trò gì? Câu hỏi 2: Chuồn chuồn là con vật như thế nào? ĐỀ 4 Cô bé bán khoai Tôi đang mơ màng thì chợt có một tiếng chào hàng cất lên sát bên: “Chú ơi, chú mua giùm con đi chú”. Trông sang, một bé gái chừng mười đến mười hai tuổi, đầu đội một cái rá bên trong có hai củ khoai luộc, mặt mũi lem nhem mồ hôi, giọng thảng thốt: “Chú mua giùm con với, không về dượng con đánh chết”. Tôi nhìn đứa bé, mắt nó đỏ hoe, tội nghiệp thật. “Bao nhiêu cháu?” - Tôi hỏi nhỏ.
  10. “Năm ngàn chú ạ, chú mua giùm con nha chú!”. Cả giọng nói, cả ánh mắt của nó như lóe lên niềm hi vọng. Câu hỏi 1: Cô bé đã nhờ nhân vật tôi giúp điều gì? Câu hỏi 2: Tìm các từ ngữ miêu tả về cô bé? ĐỀ 5 Sự sẻ chia bình dị Thanh đứng xếp hàng ở bưu điện đẻ mua tem gửi thư. Ngay sau Thanh là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong cửa hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, Thanh liền nhường chỗ của mình cho bà. Bà cảm ơn rồi vội vã bước lên. Câu hỏi 1: Tìm các từ ngữ miêu tả về hai đứa nhỏ và bà mẹ? Câu hỏi 2: Thanh đã làm gì khi thấy người phụ nữ và hai đứa con nhỏ trong bưu điện?
  11. ĐÁP ÁN CÂU HỎI ĐỀ ĐỌC TIẾNG GKI LỚP 4- NĂM HỌC 2023- 2024 ĐỀ CÂU CÂU HỎI TRẢ LỜI Nhà Thỏ Nâu ở đâu? Nhà Thỏ Nâu ở giữa làng, cách khá xa cánh đồng 1 bắp cải. 1 Vì sao Thỏ Nâu rất ít khi đến Thỏ Nâu ít khi tới cánh đồng bắp cải vì ngượng 2 cánh đồng bắp cải? với các bạn về đôi tai vừa to vừa dài của mình. Vì sao mọi người gọi cậu bé Mọi người gọi cậu bé là “ bé Mũi Dài” vì cậu bé 1 là “ bé Mũi Dài” ? có một cái mũi rất dài. Cậu bé Mũi Dài ước điều gì? Cậu bé Mũi Dài ước: “Ước gì cái mũi của tôi biến 2 mất. Tôi chẳng cần có mũi, tôi chỉ cần có miệng 2 đề ăn đủ thứ thơm ngon trên đời, để cười. để nói, tôi cũng chăng cần có tại, làm gì cả”. Trong khu vườn chuồn Trong khu vườn chuồn chuồn giữ vai trò trông coi 1 chuồn giữ vai trò gì? thời tiết. 3 Chuồn chuồn là con vật như Chuồn chuồn là con vật ham chơi và không nghe 2 thế nào? lời khuyên của các bạn. Cô bé đã nhờ nhân vật tôi Cô bé đã nhờ nhân vật tôi mua khoai luộc. 1 giúp điều gì? 4 Tìm các từ ngữ miêu tả về cô Đầu đội một cái rá, chừng mười đến mười hai tuổi, 2 bé? mặt mũi lem luốc, mắt đỏ hoe Tìm các từ ngữ miêu tả về hai Hai đứa nhỏ: Khóc lóc, không chịu đứng yên. 1 đứa nhỏ và bà mẹ? Bà mẹ: Mệt mỏi và nhếch nhác. 5 Thanh đã làm gì khi thấy Thanh đã nhường chỗ của mình cho người phụ 2 người phụ nữ và hai đứa con nữ và hai đứa con nhỏ. nhỏ trong bưu điện?
  12. BIỂU ĐIỂM TIẾNG VIỆT ĐỌC A. Bài kểm tra Đọc, Nghe và nói, Kiến thức tiếng Việt (4 điểm) 1. Đọc thành tiếng một đoạn văn: 4 điểm - Đọc rõ ràng, có độ lớn vừa đủ nghe, tốc độ đọc đạt 75 - 80 tiếng/ phút, giọng đọc có biểu cảm: 1,5 điểm. - Đạt hai trong ba yêu cầu: 1 điểm - Đạt một yêu cầu: 0,5 điểm - Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, ở chỗ tách các cụm từ: Có từ 0-3 lỗi trừ: 0,5 điểm, có 4-5 lỗi trừ: 1 điểm, có trên 5 lỗi trừ: 2 điểm - Nghe hiểu và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm: trả lời đúng trọng tâm câu hỏi nhưng chưa thành câu hoặc lặp từ: 0,5 điểm; trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi: 0 điểm