Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý Lớp 9 - Đề số 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Biên

doc 2 trang nhatle22 2720
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý Lớp 9 - Đề số 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_dia_ly_lop_9_de_so_9_nam_hoc_2019_202.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý Lớp 9 - Đề số 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN ĐỊA LÍ 9 TỔ TỰ NHIÊN NĂM HỌC 2019 – 2020 TIẾT (PPCT): 18 Mã đề thi 132 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: /10/2019 (HS được sử dụng At lat Địa lí Việt Nam) I. Trắc nghiệm (5 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và dùng bút chì tô đậm vào chữ cái tương ứng ở mỗi câu trong phiếu trắc nghiệm khách quan: Câu 1: Ba cảng biển lớn nhất nước ta hiện nay là: A. Hải Phòng, Đà Nẵng và Sài Gòn. B. Đà Nẵng, Nha Trang và Sài Gòn. C. Hải Phòng, Đà Nẵng và Nha Trang. D. Hải Phòng, Nha Trang và Sài Gòn. Câu 2: Những khu vực thuận lợi nhất để nuôi trồng thuỷ sản nước lợ ở nước ta là: A. Hồ, đầm. B. Cửa sông. C. Bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn. D. Hồ thuỷ điện. Câu 3: Cho bảng số liệu: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) (Đơn vị: triệu USD) Năm 1998 Khu vực Nông –lâm – ngư nghiệp 77520 Công nghiệp –Xây dựng 92357 Dịch vụ 125819 Tổng 295696 Tỉ trọng trong cơ cấu GDP của ngành công nghiệp là A. 30,1%. B. 31,2%. C. 35%. D. 33,5%. Câu 4: Các sân bay quốc tế hiện nay của nước ta là: A. Nội Bài và Đà Nẵng. B. Nội Bài và Tân Sơn Nhất. C. Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất. D. Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất. Câu 5: Cho bảng số liệu: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 – 2010 ( Đơn vị: tỷ đồng) Năm 2000 2010 Nông- lâm- thủy sản 108 356 407 647 Công nghiệp- xây dựng 162 220 814 065 Dịch vụ 171 070 759 202 Tổng số 441 6 1980 914 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế nước ta năm 2000 và năm 2010: A. Cột chồng. B. Miền. C. Tròn. D. Đường biểu diễn. Câu 6: Dựa vào bảng số liệu câu 3, hãy tính giá trị cơ cấu ngành dịch vụ? A. 40,1%. B. 42,6%. C. 43,5%. D. 45%. Câu 7: Cho bảng số liệu : Sản lượng thủy hải sản 2016 (Đơn vị: tấn) Sản lượng Cả nước Đồng bằng sông Cửu Long Tổng sản lượng 6.803.929,0 3.822.467,0 Tỉ trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước là A. 50%. B. 51%. C. 51,9 %. D. 56,2%. Câu 8: Trong 54 dân tộc, xếp ngay sau dân tộc Kinh về tổng số dân là: A. Tày – Thái B. Hoa – Khơ-me. C. Hoa – Nùng D. Mường – Khơ-me Câu 9: Tại sao nguồn lao động dư mà nhiều nhà máy, xí nghiệp vẫn còn thiếu lao động? A. Nguồn lao đông nhập cư nhiều B. Số lượng nhà máy tăng nhanh C. Nguồn lao động tăng chưa kịp D. Nguồn lao động không đáp ứng được yêu cầu. Câu 10: Ngành công nghiệp trọng điểm có tỉ trọng lớn nhât trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta là: A. hóa chất. B. khai thác nhiên liệu. C. chế biến lương thực thực phẩm. D. vật liệu xây dựng. Trang 1/2 - Mã đề thi 132
  2. Câu 11: Quốc lộ 1A của nước ta bắt đầu từ: A. Hà Nội đến Cà Mau. B. Hà Nội đến Thái Bình C. Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh. D. Lạng Sơn đến thành phố Hồ Chí Minh. Câu 12: Thứ bậc về số dân và diện tích của nước ta so với các nước trên thế giới là: A. Số dân thứ 58, diện tích thứ 14 B. Số dân thứ 14, diện tích thứ 58 C. Số dân thứ 14, diện tích thứ 85 D. Số dân thứ 41, diện tích thứ 58 Câu 13: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta có đặc điểm là: A. Già và đang có xu hướng trẻ hóa B. Trẻ và đang có xu hướng già hóa C. Trẻ và ổn định D. Già và ổn định Câu 14: Dựa vào At lat Địa lí Việt Nam trang 16, hãy cho biết: Duyên Hải Nam Trung bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc nào sau đây? A. Chăm, Khơ-me B. Ê –đê, Mường C. Ba-na, Cơ –ho D. Vân Kiều, Thái Câu 15: Dựa vào At lat Địa lí Việt Nam trang 16, hãy cho biết: Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc nào sau đây? A. Tày, Nùng, Gia-rai, Mơ nông B. Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông, Mường C. Tày, Nùng, Ê –Đê, Ba –Na D. Dao, Nùng, Chăm, Hoa Câu 16: Cho bảng số liệu: TỈ LỆ DÂN NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2016 (Đơn vị: %) Năm 2014 2015 2016 Khu vực Thành thị 33,0 34,0 35,0 Nông thôn 67,0 66,0 65,0 Việt Nam 100,0 100,0 100,0 Biểu đồ thể hiện rõ nhất cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2016 là? A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ tròn. Câu 17: Trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất nước ta là: A. Thành phố Hồ Chí Minh. B. Đà Nẵng. C. Hải Phòng. D. Hà Nội. Câu 18: Rừng tự nhiên của nước ta chia thành: A. 2 loại: rừng sản xuất, rừng phòng hộ. B. 4 loại: rừng sản xuất, rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn và rừng ngập mặn. C. 3 loại: rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng ngập mặn. D. 3 loại: rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Câu 19: Quốc lộ 5 nối liền thủ đô Hà Nội với thành phố nào sau đây? A. Hạ Long. B. Việt Trì. C. Hải Phòng. D. Thái Nguyên. Câu 20: Vùng có điều kiện thuận lợi nhất để nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta là: A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Bắc Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. II. TỰ LUẬN: ( 5 điểm) Câu 1: (3đ): Phân tích các điều kiện tự nhiên thuận lợi đối với sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp Việt Nam? Câu 2: (2đ): Cho bảng số liệu: Năm Trâu Chỉ số Bò Chỉ số Lợn Chỉ số Gia Chỉ số (nghìn tăng (nghìn tăng (nghìn tăng cầm tăng con) trưởng con ) trưởng con ) trưởng (triệu trưởng (%) ( %) ( %) con ) ( %) 1990 2854,1 100,0 3116,9 100,0 12260,5 100,0 107,4 100,0 2000 2897,2 4127,9 20193,8 196,1 2002 2814,4 4062,9 23169,5 233,3 Dựa vào bảng số liệu dưới đây, em hãy: a) Tính chỉ số tăng trưởng của đàn trâu, bò, lợn, gia cầm của các năm 2000, 2002 so với năm 1990? (1đ) b) Nhận xét và giải thích tình hình gia tăng của đàn trâu, bò, lợn và gia cầm giai đoạn 1990 – 2002? (1đ) Trang 2/2 - Mã đề thi 132