Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phúc Lợi

doc 4 trang nhatle22 4990
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phúc Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2018_2019_t.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phúc Lợi

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG THCS PHÚC LỢI VÒNG II NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I (6 điểm): Trong lời bài hát “Xe ta đi trong đêm Trường Sơn” (Nhạc và lời: Tân Huyền) có đoạn: “Những đêm Trường Sơn Đường tiền tuyến uốn quanh co Mây trời đẹp quá, Vỡ kính rồi, trăng tràn cả vào xe” 1. Đoạn lời bài hát trên gợi em liên tưởng đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. 2. Tác giả đã đưa vào trong bài thơ em vừa gợi nhớ một hình ảnh rất độc đáo. Theo em, dó là hình ảnh nào? Việc sáng tạo hình ảnh đo của tác giả nhằm mục đích gì? 3. Dựa vào khổ thơ cuối của bài thơ, hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12-15 câu) làm rõ hình ảnh những chiếc xe và bức chân dung tuyệt vời về ngưừoi chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Trong đoạn có sử dụng một phép nối và một câu ghép (gạch chân, chú thích rõ). 4. Kể tên một tác phẩm thơ đã học cùng viết về đề tài người lính, ghi rõ tên tác giả. Phần II ( 4 điểm) Đây là đoạn trích trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khoan): Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ mới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất. (Trích Ngữ Văn 9, tập hai, NXB Giáo dục) 1. Văn bản chứa đoạn trích trên được viết năm nào? Thời điểm lịch sử của văn bản đó ra đời có ý nghĩa đặc biệt gì? 2. Viết 1 câu văn ngắn, nêu nội dung chính của đoạn văn trên. 3. Xác định 1 câu văn có chứa thành phần biệt lập và cho biết tên gọi của thành phần biệt lập đó? 4. Hãy viết một đoạn văn(Khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về một thói quen tốt đẹp của Người Việt Nam mà em biết. Hết 1
  2. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM CHẤM TRƯỜNG THCS PHÚC LỢI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG VÒNG II NĂM HỌC 2018 – 2019 MÃ ĐỀ V206 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I: 6 điểm Câu Nội dung Điểm Câu 1 Gợi liên tưởng tới bài thơ ”Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ( 0,25đ) 1đ - Tác giả: Phạm Tiến Duật (0,25đ) - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Năm 1969 – Thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.(0,5đ) Câu 2 Hình ảnh: Những chiếc xe không kính. (0,5đ) 1đ - Mục đích: (0,5đ) + Gợi về hiện thực khốc liệt chiến tranh + Qua đó, làm nổi bật vẻ đẹp của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Câu 3 Đoạn văn: 3,5đ Về hình thức: (1đ) - Đúng kiểu đoạn văn diễn dịch, đúng số câu. - Đúng một phép nối (có gạch chân và chú thích rõ) - Đúng một câu ghép (có gạch chân và chú thích rõ) Về nội dung: Đoạn văn: Khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật (nên dẫn chứng và lí lẽ) để làm rõ. + Hình ảnh chiếc xe: - giọng thơ sôi nổi, ngang tang, giàu tính khẩu ngữ: gợi sự gập ghềnh của con đường và sự dồn dập của khó khăn - Bom đạn chiến tranh ngày càng làm nó hư hỏng, biến dạng: không kính, không đèn, không mui, thùng xe xước. - Phân tích điệp ngữ “không có”, liệt kê: bom đạn chiến tranh tàn phá, hủy hoại -> Những chiếc xe vẫn chuyển động tiến về miền Nam phía trước với 2
  3. sức mạnh không gì cản được bánh xe quay. Bởi nó không chỉ chạy bằng động cơ, nhiên liệu thông thường, mà chạy bằng sức mạnh của loại nhiên liệu đặc biệt: tinh thần bất khuất của những người lính. + Bức chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn: - Giọng thơ trang nghiêm, hào hung, cấu tứ thơ đối lập 3 cái “ không có”: bom đạn chiến tranh tàn phá, hủy hoại về vật chất đối lập với 1 cái “có” về tinh thần=> Lòng dũng cảm ngoan cường vượt mọi khó khăn chồng chất. - hình ảnh hoán dụ “một trái tim”, kết cấu vẫn chỉ cần: là trái tim người lính lái xe, trái tim biết yêu thương, biết yêu Tổ quốc là sức mạnh, vũ khí làm nên chiến thắng, là phẩm chất tâm hồn người chiến sĩ lái xe với ý chí quyết tâm chiến đấu “Vì miền Nam phía trước. -> vẻ đẹp hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ lái xe. Câu 4 HS ghi đúng tên 1 tác giả, 1 bài thơ cùng viết về đề tài người lính. 0,5đ (mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm) Phần II. (4 điểm) Câu: 1 - Văn bản chứa đoạn trích trên được viết vào năm 2001. (0,25đ) 0,75đ - Tác giả viết bài văn này vào đầu năm 2001, khi đất nước ta cùng toàn thế giới bước vào năm đầu tiên của thế kỷ mới. Đây là thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ, hai thiên niên kỷ.(0,5đ) Câu 2 Câu văn ngắn nêu nội dung chính của đoạn: HS có thẻ diễn khác nhau, 0,75đ miễn là đảm bảo ý cơ bản: - Câu đúng ngữ pháp: 0,25đ - Câu rõ nghĩa, bám sát nội dung của đoạn trích (0,5đ) Ví dụ: “Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra cái mạnh, cái yếu để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.” Câu 3 - Xác định 1 câu văn có chứa thành phần biệt lập: Muốn vậy thì khâu 0,5đ đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ mới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất. - Cho biết tên gọi của thành phần biệt lập đó: TP phụ chú 3
  4. Câu 4 * Hình thức: Đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy, diễn đạt 2đ mạch lạc , rõ chủ đề (0,5đ) * Nội dung: (1,5đ) - KN thói quen – thói quen tốt: Thói quen là một sự lặp đi lặp lại giống như kiểu chuỗi phản xạ có điều kiện do rèn luyện. Thói quen tốt đem lai lợi ích cho con người . - HS cần chỉ rõ 1 số thói quen tốt ( VD: đúng giờ, có trách nhiệm, có kỷ luật, tiết kiệm, sống giản dị ) - Biểu hiện của thói quen đó - ý nghĩa tác dụng - Làm thế nào để hình thành phát huy - Liên hệ bản thân (Chỉ lựa chọn một thói quen để viết) 4