Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 (Kèm đáp án)

doc 5 trang nhatle22 4610
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_8_nam.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 (Kèm đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KHẢO SÁT HSG NĂM HỌC 2014- 2015 VĨNH TƯỜNG MÔN: SINH HỌC 8 (Thời gian làm bài: 150 phút) PHẦN A: Phần chung cho mọi học sinh. Câu 1: a) Điểm giống nhau và khác nhau giữa tế bào người với tế bào thực vật? Từ đó hãy rút ra kết luận về quan hệ tiến hóa giữa người và thực vật? b) Tại sao người già thường phải đeo kính lão? Câu 2: a) Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường ? b) Một người thở bình thường khi thở ra là 19 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào là 400ml. Nếu người đó thở sâu là 13 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào là 600ml. Tính lượng khí lưu thông, khí vô ích, khí hữu ích khi hô hấp thường và khi hô hấp sâu (biết rằng khí vô ích ở khoảng chết là 150ml). Qua bài tập trên em có kết luận gì về hô hấp? Câu 3:a) Huyết áp là gì? Nguyên nhân thay đổi huyết áp? Vì sao khi hồi hộp hay sợ hãi người ta thường hay đi tiểu? b) Một người có 5 lít máu, bình thường hàm lượng Hb (hêmoglobin) trong máu khoảng 15gam/100ml máu có khả năng liên kết với 20ml ô xi. Hỏi * Người bình thường có bao nhiêu ml ô xi trong máu? * Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng hay giảm? vì sao? * So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở vùng núi cao, nhịp tim, nhịp thở tăng hay giảm? Vì sao? c) Hãy phân biệt giữa đồng hóa và tiêu hóa, giữa dị hóa và bài tiết? Câu 4:a) Nêu cơ chế đóng, mở môn vị của dạ dày và ý nghĩa của cơ chế đó? b) Khi nuốt ta có thở không? Vì sao? c) Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra liên tục nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định. Có sự khác nhau đó là do đâu? Câu 5: a) Các chất hữu cơ có trong thức ăn được biến đổi hóa học ở ruột non như thế nào? b) Ruột già có vai trò chủ yếu gì? Các biện pháp chủ yếu phòng ngừa chứng táo bón ở người? Câu 6:a) Nêu các bước hình thành phản xạ: Vỗ tay cá nổi lên khi cho ăn? Vận dụng kiến thức về sự thành lập phản xạ có điều kiện, để nhớ bài lâu em phải học như thế nào? b) Một người cần tiêu dùng năng lượng mỗi ngày là 2400 kcal, trong số năng lượng đó prôtêin cung cấp 20%, lipit 10% còn lại là gluxit. Tính số gam prôtêin, lipit, gluxit cần cung cấp cho người đó trong một ngày. Biết rằng 1gam prôtêin ô xi hóa hoàn toàn giải phóng 4,1 kcal, 1 gam lipit 9,3 kcal, 1 gam gluxit 4,3 kcal. PHẦN B: Phần riêng cho học sinh trường THCS Vĩnh Tường - yêu cầu học sinh làm riêng phần B ra 1 tờ giấy thi; Câu 7: Một người kéo một vật nặng 25000g, công của cơ sinh ra khi kéo vật đó là 5000J. Tính quảng đường mà vật đã di chuyển và cho biết công của cơ sinh ra khi nào đạt giá trị lớn nhất. 1
  2. PHÒNG GD& ĐT HD CHẤM ĐỀ KS HSG LỚP 8 NĂM HỌC 2014-2015 VĨNH TƯỜNG MÔN: SINH HỌC Câu Nội dung Điêm Câu 1 a. *Giống nhau - Đều có các thành phần cấu tạo giống nhau gồm: Màng sinh chất; chất tế bào; nhân. 0,25 - Đều là đơn vị cấu tạo và là đơn vị chức năng của cơ thể. * Khác nhau 1,5 Điểm phân biệt Tế bào người Tế bào thực vật Màng tế bào - Không có vách xenlulôzơ - Có vách xenlulôzơ 0,25 Chất tế bào - Không có lục lạp - Có lục lạp - Có trung thể - Không có trung thể * Quan hệ tiến hóa - Những điểm giống nhau giữa tế bào người với tế bào thực vật chứng minh người và thực vật có mối quan hệ về nguồn gốc trong quá trình phát sinh và 0,25 phát triển của sinh giới. - Những điểm khác nhau giữa tế bào người với tế bào thực vật chứng minh rằng tuy có mối quan hệ về nguồn gốc nhưng người và thực vật tiến hóa 0,25 theo hai hướng khác nhau. b. Người già thường phải đeo kính lão vì: - Ở người già thể thủy tinh trong quá trình sống phải điều tiết nhiều nên đã mất khả năng điều tiết do bị lão hóa( xẹp) làm cho ảnh của vật rơi phía sau 0,25 màng lưới nên không nhìn rõ vật. - Bình thường người già muốn nhìn rõ vật phải đẩy vật ra xa thì ảnh của vật mới rơi đúng màng lưới( viễn thị). Vì vậy người già thường phải đeo kính 0,25 lão( kính hội tụ) để kéo ảnh của vật về đúng điểm vàng ở màng lưới mới nhìn rõ vật. Câu 2 a. Khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường vì: - Khi chạy cơ thể trao đổi chất mạnh để sinh năng lượng, đồng thời thải ra 0,25 nhiều CO2. Do CO2 tích tụ nhiều trong máu nên đã kích thích trung khu hô 1,5 đ hấp hoạt động mạnh để thải loại bớt CO2 ra khỏi cơ thể. - Chừng nào lượng CO 2 trong máu trở lại bình thường thì nhịp hô hấp mới 0,25 trở lại bình thường. b. * Hô hấp thường: Khi một người bình thường thở ra 19 nhịp/phút,mỗi nhíp 0,25 hít vào 400ml ô xi - Khí lưu thông/ phút là: 400 x 19 = 7600 ml - Khí vô ích ở khoảng chết là: 150 x 19 = 2850 ml - Khí hữu ích tới phế nang là: 7600 - 2850 = 4750 ml * Hô hấp sâu: Khi người đó hô hấp sâu 13 nhịp/phút,mỗi nhíp hít vào 0,5 600ml ôxi - Khí lưu thông/ phút là: 600 x 13 = 7800 ml - Khí vô ích ở khoảng chết là: 150 x 13 = 1950 ml - Khí hữu ích tới phế nang là: 7800 - 1950 = 5850 ml *Vậy khi thở sâu làm giảm số nhịp thở trong mỗi phút, lượng khí vô ích 0,25 giảm, lượng khí hữu ích tăng tăng hiệu quả hô hấp. 2
  3. Câu 3 a.(0,75đ)- Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch khi di chuyển. - Nguyên nhân 0,25 + Nguyên nhân thuộc về tim: Khi cơ thể hoạt động, cảm xúc mạnh, một số hóa chất làm cho huyết áp tăng. 2đ + Nguyên nhân thuộc về mạch: Khi mạch kém đàn hồi thì huyết áp tăng. 0,25 + Nguyên nhân thuộc về máu: Máu càng đặc huyết áp tăng - Khi hồi hộp hay sợ hãi làm huyết áp tăng, quá trình tạo thành nước 0,25 tiểu diễn ra mạnh hơn hay đi tiểu. b.(0,75đ)Đổi 5 lít = 5000 ml - Bình thường hàm lượng Hb trong máu là 15g/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ô xi. Vậy với người có 5000 ml máu thì Hb có khả năng 0,25 5000x20 liên kết được với ô xi là = = 1000 ml ô xi 100 - Người ấy sống ở vùng núi cao độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng. Vì càng lên cao không khí càng loãng, nồng độ ô xi trong không khí thấp, nên 0,25 để có đủ ô xi cho cơ thể thì hồng cầu phải tăng dẫn tới hàm lượng Hb tăng. - So với khi sống ở vùng đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở phải tăng. Do nồng độ ô xi trong không khí thấp, tác động vào cơ quan thụ cảm, áp lực hóa học ở cung động mạch , kích thích gây tăng nhịp tim, 0,25 nhịp thở. Đó là cơ chế thích nghi để cơ thể có đủ ô xi cho hô hấp và trao đổi chất diễn ra bình thường. c.(0,5đ) Đồng hóa Tiêu hóa - Tổng hợp chất đặc trưng. Tích lũy - Lấy thức ăn biến đổi thànhchất 0,25 năng lượng ở các liên kết hóa học. dinh dưỡng hấp thụ vào máu. Dị hóa Bài tiết - Phân giải chất đặc trưng thành - Thải sản phẩm phân hủy và chất đơn giản, bẻ gãy liên kết hóa sản phẩm thừa như phân, nước 0,25 học giải phóng năng lượng. tiểu, mồ hôi, CO2 ra môi trường ngoài. Câu 4 a. - Cơ chế mở môn vị dạ dày: Là do nồng độ kiềm trong hành tá tràng của ruột non cao (do dịch mật và dịch tụy tiết ra) đã kích thích mở môn vị dạ 0,25 dày. - Cơ chế đóng môn vị dạ dày: Do thức ăn trong dạ dày ngấm dịch vị của dạ 1,5 đ dày có a xít HCl( nồng độ axít cao) khi chuyển xuống ruột non đã làm giảm 0,25 nồng độ kiềm, nồng độ a xít cao đã kích thích đóng môn vị dạ dày nên thức ăn chỉ xuống tá tràng từng lượng nhỏ. - Ý nghĩa của sự đóng, mở của môn vị: Làm cho thức ăn xuống tá tràng 0,25 từng lượng nhỏ giúp cho sự tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng triệt để. b. Khi nuốt ta không thở vì lúc đó khẩu cái mềm( lưỡi gà) cong lên đậy hốc 0,25 mũi, nắp thanh quản hạ xuống đậy kín khí quản nên không khí không vào ra được. c. Có sự khác nhau đó là do: Máu tuần hoàn liên tục qua cầu thận nên nước 0,25 tiểu được hình thành liên tục. - Nước tiểu được tích trữ ở bóng đái, khi lên tới 200 ml, đủ áp lực gây cảm 0,25 giác buồn đi tiểu và cơ vòng ống đái mở ra kết hợp với sự co của cơ vòng bóng đái và cơ bụng lúc đó mới bài tiết nước tiểu ra ngoài. 3
  4. a) Các chất hữu cơ có trong thức ăn được biến đổi hóa học ở ruột non như thế nào? - Nhờ các enzim có trong dịch tụy, dịch ruột cùng các muối có trong dịch 0,25 mật các chất hữu cơ được biến đổi hóa học như sau: + Tinh bột → đường đôi → đường đơn, đường đôi → đường đơn. 0,25 + Prôtêin chuỗi ngắn → peptit → Axit amin. + Lipit → Các giọt lipit nhỏ → Axit béo và glixêrin. 0,25 + Axit nuclêic → Các thành phần của nucleôtit 5 b) Ruột già có vai trò chủ yếu gì? Các biện pháp chủ yếu phòng ngừa chứng (1,5 đ) táo bón ở người? 0,25 - Vai trò ruột già: + Hấp thụ nước, thải phân - Các biện pháp: 0,25 + Khẩu phần ăn uống hợp lý, đảm bảo đủ chất xơ (có nhiều trong rau xanh), hạn chế thức ăn có nhiều chất chát (ổi xanh, hồng xanh, nước trà, ), uống đủ nước (khoảng 1,5-2 lít mỗi ngày) 0,25 + Hạn chế ngồi nhiều, ngồi lâu, tích cực vận động; tạo thói quen đi đại tiện 1 lần vào 1 giờ nhất định trong ngày Câu 6 a) Nêu các bước hình thành phản xạ : Vỗ tay cá nổi lên khi cho ăn 2 đ *Bước1: Chọn hình thức kết hợp phù hợp: 0,25 - Kích thích có điều kiện: Vỗ tay - Kích thích không điều kiện:Cho cá ăn *Bước2:Kết hợp 2 kích thích : Vỗ tay và cho cá ăn 0,25 *Bước3:Củng cố, làm nhiều lần liên tục dần hình thành đường liên hệ thần 0,25 kinh tạm thời giữa trung khu thính giác và trung khu ăn uống. Khi đã hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời thì chỉ cần vỗ tay thì cá nổi lên. b. Để nhớ bài lâu em cần có cách học :đọc nhiều, viết lại nhiều lần liên tục vì khi đọc và viết lại nhiều lần như thế sẽ hình thành đường liên hệ thần kinh 0,25 tạm thời giữa vùng thính giác, vùng thị giác,vùng hiểu tiếng nói, chữ viết. Lúc đó ta sẽ nhớ bài lâu. b) Tính được số năng lượng của mỗi chất - Số năng lượng prôtêin chiếm 20% là: 2400.20 0,25 480 Kcal 100 - Số năng lượng lipit chiếm 10% là: 2400.10 0,25 240 Kcal 100 - Số năng lượng gluxit chiếm 100% - (20% + 10%) = 70% 2400.70 => 1680 Kcal 100 Tính được số gam prôtêin, lipit, gluxit 480 0,25 - Lượng prôtêin là: 117 (gam) 4,1 240 - Lượng lipit là: 25,8 (gam) 9,3 0,25 1680 - Lượng gluxit là: 390,7 (gam) 4,3 4
  5. 7 - Áp dụng công thức: A= F.S suy ra S= A/F (1,0đ) Đồi 25000g= 25kg tương ứng 250 N . thay số ta được. Quãng đường vật di 0,5 chuyển = 5000/250= 20m - Công của cơ sinh ra đạt giá trị lớn nhất khi + Trạng thái thần kinh thoãi mái 0,5 + Làm việc vừa sức + Nhịp độ co co phù hợp. 5