Đề khảo sát học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng Giáo dục và đào tạo Vĩnh Tường

pdf 1 trang nhatle22 4010
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng Giáo dục và đào tạo Vĩnh Tường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2014_20.pdf

Nội dung text: Đề khảo sát học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng Giáo dục và đào tạo Vĩnh Tường

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KHẢO SÁT HSG NĂM HỌC 2014- 2015 VĨNH TƯỜNG MÔN: SINH HỌC 8 (Thời gian làm bài: 150 phút) PHẦN A: Phần chung cho mọi học sinh. Câu 1: a) Điểm giống nhau và khác nhau giữa tế bào người với tế bào thực vật? Từ đó hãy rút ra kết luận về quan hệ tiến hóa giữa người và thực vật? b) Tại sao người già thường phải đeo kính lão? Câu 2: a) Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường ? b) Một người thở bình thường khi thở ra là 19 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào là 400ml. Nếu người đó thở sâu là 13 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào là 600ml. Tính lượng khí lưu thông, khí vô ích, khí hữu ích khi hô hấp thường và khi hô hấp sâu (biết rằng khí vô ích ở khoảng chết là 150ml). Qua bài tập trên em có kết luận gì về hô hấp? Câu 3:a) Huyết áp là gì? Nguyên nhân thay đổi huyết áp? Vì sao khi hồi hộp hay sợ hãi người ta thường hay đi tiểu? b) Một người có 5 lít máu, bình thường hàm lượng Hb (hêmoglobin) trong máu khoảng 15gam/100ml máu có khả năng liên kết với 20ml ô xi. Hỏi * Người bình thường có bao nhiêu ml ô xi trong máu? * Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng hay giảm? vì sao? * So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở vùng núi cao, nhịp tim, nhịp thở tăng hay giảm? Vì sao? c) Hãy phân biệt giữa đồng hóa và tiêu hóa, giữa dị hóa và bài tiết? Câu 4:a) Nêu cơ chế đóng, mở môn vị của dạ dày và ý nghĩa của cơ chế đó? b) Khi nuốt ta có thở không? Vì sao? c) Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra liên tục nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định. Có sự khác nhau đó là do đâu? Câu 5: a) Các chất hữu cơ có trong thức ăn được biến đổi hóa học ở ruột non như thế nào? b) Ruột già có vai trò chủ yếu gì? Các biện pháp chủ yếu phòng ngừa chứng táo bón ở người? Câu 6:a) Nêu các bước hình thành phản xạ: Vỗ tay cá nổi lên khi cho ăn? Vận dụng kiến thức về sự thành lập phản xạ có điều kiện, để nhớ bài lâu em phải học như thế nào? b) Một người cần tiêu dùng năng lượng mỗi ngày là 2400 kcal, trong số năng lượng đó prôtêin cung cấp 20%, lipit 10% còn lại là gluxit. Tính số gam prôtêin, lipit, gluxit cần cung cấp cho người đó trong một ngày. Biết rằng 1gam prôtêin ô xi hóa hoàn toàn giải phóng 4,1 kcal, 1 gam lipit 9,3 kcal, 1 gam gluxit 4,3 kcal. PHẦN B: Phần riêng cho học sinh trường THCS Vĩnh Tường - yêu cầu học sinh làm riêng phần B ra 1 tờ giấy thi; Câu 7: Một người kéo một vật nặng 25000g, công của cơ sinh ra khi kéo vật đó là 5000J. Tính quảng đường mà vật đã di chuyển và cho biết công của cơ sinh ra khi nào đạt giá trị lớn nhất.