Đề cương Ôn tập môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_vat_ly_lop_6_hoc_ki_1_nam_hoc_2018_2019.doc
Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh
- TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I Năm học 2018 - 2019 MÔN: VẬT LÝ 6 A. LÝ THUYẾT Câu 1: Nêu đơn vị và dụng cụ đo độ dài, đo thể tích chất lỏng, đo khối lượng, đo lực? Câu 2: Khối lượng của một vật là gì? Trên vỏ gói kẹo có ghi 250g, số đó cho biết điều gì? Câu 3: a) Lực là gì? Lực tác dụng lên vật gây ra những kết quả gì? b) Thế nào gọi là hai lực cân bằng? Câu 4: Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? Câu 5: Thế nào là lực đàn hồi? Đặc điểm của lực đàn hồi? Câu 6: Viết hệ thức liên hệ giữa trọng lượng ( P) và khối lượng (m)? Câu 7: Khối lượng riêng của một chất là gì? Viết công thức tính? Đơn vị? Trọng lượng riêng một chất là gì? Viết công thức tính? Đơn vị? Viết biểu thức liên hệ giữa d và D. Câu 8: Có mấy loại máy cơ đơn giản? Lấy ví dụ thực tế. Khi dùng các máy đó có lợi gì? Câu 9: Để giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng, ta phải làm thế nào? B. BÀI TẬP Dạng 1: Bài tập giải thích về hai lực cân bằng. 1) Giải thích vì sao quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang? 2) Giải thích vì sao treo một bức tranh lên một chiếc đinh trên tường thì tranh không bị rơi xuống? 3) Giải thích vì sao chiếc ca nô có thể nổi được trên mặt nước? Dạng 2: Bài tập về tính trọng lượng, khối lượng riêng và trọng lượng riêng. 1) Tính khối lượng và trọng lượng riêng của một khối sắt có thể tích 50dm3? Biết khối lượng riêng của sắt là: = 7800kg/m3. 2) Một khối đá có thể tích 0,8m3. Cho biết khối lượng riêng của đá là 2600 kg/m3. Hãy tính: a) Khối lượng của khối đá ? b) Trọng lượng của khối đá? c) Trọng lượng riêng của đá? Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt
- TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NĂM HỌC: 2018 - 2019 MÔN: VẬT LÝ 6 A. LÝ THUYẾT Câu 1: Dụng cụ đo Đơn vị đo Độ dài Thước kẻ, thước dây, thước km, m, dm, cm, mm, mét, ( Đơn vị chính: m) Thể tích chất lỏng Bình chia độ, ca đong, chai, m3, dm3, lít, cm3, ml, lọ, có ghi sẵn dung tích. ( Đơn vị chính: m3) Khối lượng Cân y tế, cân đồng hồ, cân tạ, tấn, tạ, yến, kg, cân đòn, cân Rô-béc-van, ( Đơn vị chính: kg) Lực Lực kế niutơn (N) Câu 2: - Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó. - 250g cho biết lượng kẹo chứa trong túi. Câu 3: a) Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. - Các kết quả tác dụng của lực: Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm vật đó bị biến dạng. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra. b) Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, cùng tác dụng lên một vật. Câu 4: - Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên mọi vật. - Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất. Câu 5: - Lực đàn hồi của lò xo là: lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào quả nặng, - Đặc điểm lực đàn hồi của lò xo: Độ biến dạng của lò xo càng lớn, thì lực đàn hồi càng lớn. Câu 6: Hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng 1 vật là: P =10 . m Trong đó: P: Trọng lượng của vật (Đơn vị: N) m: Khối lượng của vật (Đơn vị: kg) Câu 7: - Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một mét khối chất đó. D: Khối lượng riêng (kg/m3) m - Công thức tính: D ,trong đó: m: Khối lượng ( kg) V V: Thể tích (m3) - Trọng lượng riêng của một chất là trọng lượng của một mét khối chất đó. 3 P d: Trọng lượng riêng (N/m ) - Công thức tính:d ,trong đó P: Trọng lượng (N) V V: Thể tích (m3) Câu 8: - Có 3 loại máy cơ đơn giản thường dùng là:
- + Mặt phẳng nghiêng : cầu trượt, con dốc + Đòn bẩy: bập bênh, kìm, kéo + Ròng rọc : cáp treo, cầu thang máy - Máy cơ đơn giản là : những dụng cụ giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn. Câu 9: Có 3 cách: - Giảm độ cao kê mặt phẳng nghiêng - Tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng - Vừa tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng, vừa giảm độ cao kê mặt phẳng nghiêng B. BÀI TẬP Dạng 1: Bài tập giải thích về hai lực cân bằng. 1) Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang vì có hai lực cân bằng tác dụng vào nó. Hai lực đó là: trọng lực và lực đỡ của bàn. 2) Tranh không bị rơi vì có hai lực cân bằng tác dụng vào nó. Hai lực đó là: trọng lực và lực giữ của chiếc đinh. 3) Chiếc ca nô nổi được trên mặt nước vì có hai lực cân bằng tác dụng vào nó. Hai lực đó là: trọng lực và lực nâng của nước đẩy lên. Dạng 2: Bài tập về tính trọng lượng, khối lượng riêng và trọng lượng riêng. 1) Đổi 50 dm3 = 0,05 m3. Khối lượng của khối sắt là Ta có công thức : . => m= D.V= 7800. 0,05= 390 (kg). Trọng lượng riêng của khối sắt là: d = = = . Vậy khối lượng của khối sắt là 390 (kg) Trọng lượng riêng của khối sắt là . 2) a) Ta có công thức : . => m= D.V= 2600. 0,8 = 2080 (kg). Vậy khối lượng của khối đá là 2080 kg. b) Trọng lượng của khối đá là: P = 10.m = 10.2080 = 20800(N) c) Trọng lượng riêng của đá là: d = 10.D = 10. 2600 = 26000 (N/m3) Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Dương Thùy Linh