Đề cương Ôn tập môn Sinh học Khối 7 - Học kì 2 (Bản đẹp)

docx 5 trang nhatle22 5350
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Sinh học Khối 7 - Học kì 2 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_khoi_7_hoc_ki_2_ban_dep.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Sinh học Khối 7 - Học kì 2 (Bản đẹp)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC LỚP 7 1/ Nhận biết đc hình thái của Lưỡng cư phù hợp vs đ/s: Đặc điểm thích nghi với đời sống ở cạn: - Cơ thể có 4 chi(2chi trước + 2 chi sau), mỗi chi có các ngón - Thở bằng phổi và qua da(da ẩm ướt) - Mắt có mi, tai có màng nhĩ Đặc điểm thích nghi với đời sống ở nước: - Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước - Chi sau có màng bơi - Da tiết chất nhầy 2/ Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của bò sát thích nghi với đời sống ở cạn - Da khô, có vảy sừng - Cổ dài, mắt có mi cử động được và có tuyến lệ - Đuôi và thân dài - Màng nhĩ nằm trong hốc tai - Chân ngắn có vuốt sắc 3/ Nêu đặc điểm chung của bò sát - Da khô, có vảy - Cổ dài - Màng nhĩ nằm trong hốc tai - Chi yếu, có vuốt sắc
  2. - Hô hấp bằng phổi có nhiều vách ngăn - Tim 3 ngăn, xuất hiện vách ngăn hụt (trừ cá sấu) - Máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha - Xuất hiện cơ quan giao phối, thụ tinh trong - Trứng có màng dai hoặc có lớp vỏ đá vôi, giàu noãn hoàng 4/ Nhận biết cấu tạo của lớp chim và nêu ý nghĩa đặc điểm Cấu tạo ngoài: - Thân hình thoi: Làm giảm sức gió khi bay - Chi trước(cánh chim): Giảm lực cản của không khí khi hạ cánh - Chi sau (3 ngón trước + 1 ngón sau, có vuốt): Giúp chim đứng vững trên mặt đất và bám vào cành cây - Lông ống(có các sợi lông làm thành phiến mỏng): Tạo thành cánh, đuôi chim(làm bánh lái) - Lông tơ(có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp): Giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ - Mỏ(mỏ sừng bao lấy hàm không có răng): Làm đầu chim nhẹ - Cổ(dài, khớp đầu với thân): Phát huy được tác dụng của các giác quan(mắt, tai), thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông Cấu tạo trong: - Hệ tiêu hóa: + Cấu tạo hoàn thiện hơn so với lớp lưỡng cư nên tốc độ tiêu hóa diễn ra nhanh hơn - Hệ tuần hoàn: Có cấu tạo hoàn thiện + Tim có 4 ngăn(Tâm thất trái và tâm nhĩ trái: Chứa máu đỏ tươi, Tâm thất phải và tâm nhĩ phải: Chứa máu đỏ thẫm)
  3.  Máu đi nuôi cơ thể không phải là máu pha + Có hai vòng tuần hoàn(1 lớn + 1 nhỏ) - Hệ hô hấp + Phổi, khí quản, có túi khí thông với phổi thích nghi với đời sống bay lượn - Hệ bài tiết: Không có bóng đái + Nước tiểu đặc thải ra cùng vs phân - Hệ sinh dục: + Thụ tinh trong + Con trống: có 1 đôi tinh hoàn + Con mái: Buồng trứng trái phát triển - Hệ thần kinh: + Rất phát triển, đb là bán cầu đại não & tiểu não phát triển + Bán cầu đại não lớn, thik hợp vs những bản năng của chim như làm tổ, nuôi con. + Tiểu não có nhiều nếp nhăn, đảm bảo cho hđ phức tạp & nhiều bản năng phức tạp - Giác quan: Mắt rất tinh, có ống tai ngoài 5/ Nêu cấu tạo ngoài của chim thik nghi vs đ/s bay lượn: - Thân hình thoi: Làm giảm sức gió khi bay - Chi trước(cánh chim): Giảm lực cản của không khí khi hạ cánh - Chi sau (3 ngón trước + 1 ngón sau, có vuốt): Giúp chim đứng vững trên mặt đất và bám vào cành cây - Lông ống(có các sợi lông làm thành phiến mỏng): Tạo thành cánh, đuôi chim(làm bánh lái)
  4. - Lông tơ(có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp): Giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ - Mỏ(mỏ sừng bao lấy hàm không có răng): Làm đầu chim nhẹ - Cổ(dài, khớp đầu với thân): Phát huy được tác dụng của các giác quan(mắt, tai), thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông 6/ Những đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ: - Cơ thể phủ bởi lớp lông mao - Các chi có vuốt sắc nhọn (2 chi trước < 2 chi sau) - Giác quan: + Mũi thính + Lông xúc giác + Tai thính, có vành tai ngoài rộng hướng về mọi phía 7/ Vai trò của thú đối vs đời sống con người : - Vai trò: cung cấp thực phẩm, sức kéo, dược liệu, nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ & tiêu diệt gặm nhấm có hại 8/ SS hình thức sinh sản của đv: Ở động vật có 2 hình thức sinh sản chính. Đó là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. - Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái kết hợp với nhau (sự phân đôi cơ thể hoặc mọc chồi). - Trong sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng), trứng thụ tinh phát triển thành phôi. Sinh sản hữu tính (có Ưu thế hơn sinh sản vô tính). Có 2 hình thức: thụ tinh ngoài và thụ tinh trong.