Đề cương Ôn tập môn Sinh học Khối 6 - Học kì 2

doc 3 trang nhatle22 6210
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Sinh học Khối 6 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_khoi_6_hoc_ki_2.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Sinh học Khối 6 - Học kì 2

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – MÔN SINH HỌC 6 A. KIẾN THỨC CẦN NẮM 1. Hiện tượng thụ phấn Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. -Các cách thụ phấn +Hoa tự thụ phấn: Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn. +Hoa giao phấn: Hoa giao phấn là hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác. Hoa giao phấn thực hiện được nhờ nhiều yếu tố: sâu bọ, gió, người 2. Điểm khác biệt giữa hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và hoa thụ phấn nhờ gió Đặc điểm Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ Hoa thụ phấn nhờ gió nhỏ, không có màu sắc sặc sỡ và không có Bao hoa lớn, có màu sắc sặc sỡ và hương thơm hương thơm hạt phấn nhỏ nhẹ, chỉ nhị dài,bao phấn treo Nhị hoa hạt phấn to ,dính, chỉ nhị ngắn lủng lẳng đầu nhụy dài, bề mặt tiếp xúc lớn, nhiều lông Nhuỵ hoa đầu nhụy có chất dính dính 3. Hiện tượng thụ tinh Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tại noãn tạo thành một tế bào mới là hợp tử - Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành? Hạt do noãn của hoa tạo thành. 4. Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành bộ phận nào của hạt? Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành phôi. Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành? Quả có chức năng gì? Bầu phát triển thành quả chứa và bảo vệ hạt. 5. Các loại quả chính. Dựa vào đặc điểm của vỏ có thể chia quả thành 2 nhóm: - Quả khô: khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng. - Quả thịt: khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả. a. Các loại quả khô: + Quả khô nẻ: Khi chín vỏ quả tự nứt ra. + Quả khô không nẻ: Khi chín vỏ không tự nứt ra. b. Các loại quả thịt: +Quả mọng: gồm toàn thịt. + Quả hạch: có hạch cứng bao bọc lấy hạt. *Các bộ phận của hạt. Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. - Phôi của hạt gồm: lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm - Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ. 6. Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm: - Hạt 1 lá mầm là phôi của hạt chỉ có 1 lá mầm. - Hạt 2 lá mầm là phôi của hạt có 2 lá mầm. Chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt cây Hai lá mầm nằm trong 2 lá mầm, còn ở cây Một lá mầm thì nằm ở phôi nhủ. Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ các nội dung ôn tập cho thi học kì 2 Sinh học lớp 6 nhé! Câu 1: Phân biệt hoa giao phấn và hoa tự thụ phấn? 1.Hoa tự thụ phấn:
  2. - Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó. - Thường xảy ra hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín cùng 1 lúc. Ví dụ: Chanh, cam. 2.Hoa giao phấn: - Là hiện tượng hạt phấn của hoa này rơi trên đầu nhụy của hoa kia của cùng 1 loài. - Thường xảy ra hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị – nhụy không chín cùng 1 lúc. Ví dụ: Ngô, mướp. Câu 3: Trình bày đặc điểm của các loại quả? Dựa vào đặc điểm của vỏ quả, có thể chia các quả thành 2 nhóm chính là quả khô và quả thịt. * Quả khô: - Vỏ quả khi chin: khô, cứng, mỏng. - Chia thành 2 nhóm: + Quả khô nẻ: khi chín khô vỏ quả có khả năng tách ra. Vd: quả cải, quả đậy Hà Lan + Qủa khô không nẻ: khi chín khô vỏ quả không tự tách ra. Vd: quả thìa là, quả chò . * Quả thịt : - Vỏ quả khi chin: mềm, dày, chứa đầy thịt quả. - Chia thành 2 nhóm : + Qủa mọng: phần thịt quả dày mọng nước. Vd: quả cam, cà chua . + Qủa hạch: có hạch cứng chứa hạt ở bên trong. Vd: quả xoài, quả nhãn . Câu 9: Trước khi gieo hạt ta phải làm gì? Vì sao? Trước khi gieo hạt, ta phải làm đất thật tơi xốp để làm cho đất thoáng, khi hạt gieo xuống có đủ không khí để hô hấp mới nảy mầm tốt. Câu 10: Khi trời rét ta phải làm gì với hạt đã gieo? Vì sao? Khi trời rét, ta phải phủ rơm rạ cho hạt đã gieo nhằm tránh nhiệt độ thấp bất lợi, đồng thời tạo điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho sự chuyển hóa các chất giúp hạt nảy mầm tốt. Câu 11: Vì sao phải gieo hạt đúng thời vụ? Gieo hạt đúng thời vụ giúp cho hạt gặp được những điều kiện thời tiết phù hợp nhất như nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng của đất phù hợp, hạt sẽ nảy mầm tốt hơn. Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ các nội dung ôn tập cho thi học kì 2 Sinh học lớp 6 nhé! Câu 15: Trình bày đặc điểm chung của ngành Hạt trần? (Đặc điểm cấu tạo của cây Thông) Đặc điểm chung của ngành Hạt trần: * Cơ quan sinh dưỡng + Thân cành màu nâu, xù xì (cành có vết sẹo khi lá rụng). + Lá nhỏ hình kim, mọc từ 2 - 3 chiếc trên 1 cành con rất ngắn, có vảy nâu bọc ở ngoài. * Cơ quan sinh sản - Nón đực: + Nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm. + Vảy (nhị) mang hai túi phấn chứa hạt phấn. - Nón cái: + Lớn, màu nâu, mọc riêng lẻ. +Vảy (lá noãn) mang hai noãn. Nón chưa có bầu nhụy chứa noãn à không thể coi như một hoa.
  3. Hạt nằm lộ trên lá noãn hở nên được gọi là hạt trần. => Hạt trần là thực vật chưa có hoa, song có cấu tạo phức tạp hơn Quyết. Câu 16: Trình bày đặc điểm chung của ngành Hạt kín? - Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng: + Rễ: rễ cọc, rễ chùm. + Thân: Thân gỗ, thân cỏ. + Lá: lá đơn, lá kép. + Trong thân có mạch dẫn phát triển. Cơ quan sinh sản: là hoa, quả, hạt. Ở hoa, các lá noãn khép kín tạo thành bầu mang noãn bên trong, do đó khi tạo thành quả thì hạt (do noãn biến thành) cũng được nằm trong quả. Hạt như vậy gọi là hạt kín. Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau. => Hạt kín là thực vật có hoa- là nhóm thực vật tiến hóa nhất