Đề cương Ôn tập môn Lịch sử Khối 4 - Học kì 2

doc 6 trang nhatle22 7330
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Lịch sử Khối 4 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_lich_su_khoi_4_hoc_ki_2.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Lịch sử Khối 4 - Học kì 2

  1. ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ LỚP 4 Câu 1: Trình bày ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng ? Trả lời: Mưu đồ cứu viện cho Đông Quan của nhà Minh bị tan vỡ. Quân Minh phải xin hàng và rút về nước. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ). Nhà Hậu Lê bắt đầu từ đây Câu 2: Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào ? - Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ - bảo vệ chủ quyền quốc gia - Khuyến khích phát triển kinh tế - Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ Câu 3: Em hãy mô tả tổ chức giáo dục dưới thời Hậu Lê (tổ chức trường học; nội dung học; người được đi học; nề nếp thi cử) - Tổ chức trường học: Nhà Hậu Lê cho dựng nhà Thái học, dựng lại Quốc Tử Giám làm trường học. Ở các địa phương, nhà nước cũng mở trường công bên cạnh các lớp học tư của thầy đồ. - Người được đi học: Bao gồm con cháu vua và các quan; con em gia đình thường dân nếu học giỏi. - Nội dung học: Nội dung học tập để thi cử là Nho giáo - Nề nếp thi cử: Ba năm có một kì thi Hương ở các địa phương; thi Hội ờ kinh thành. Những người đỗ kì thi Hội được dự kì thi Đình để chọn làm tiến sĩ. Ngoài ra, theo định kì còn có kiểm tra trình độ của các quan lại. Câu 4: Do đâu mà vào thế kỉ XVI, nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt ? Vua chỉ bày trò ăn chơi xa xỉ suốt ngày đêm và xây dựng cung điện, do vậy nhân dân mỉa mai gọi vua Lê Uy Mục là “vua quỷ”, vua Lê Tương Dực là “vua lợn”. Quan lại trong triều thì chia thành phe phái, đánh giết lẫn nhau để tranh giành quyền lợi. Đất nước rơi vào cảnh loạn lạc Câu 5: Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì ? Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, làm chủ toàn bộ vùng đất Đàng Trong, Nguyễn Huệ quyết định tiến ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn Câu 6: Quang Trung đại phá Quân Thanh vào thời gian nào ? 1
  2. Cuối năm 1788, mượn cớ giúp nhà Lê, quân Thanh sang chiếm nước ta. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang Trung, kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh. Câu 7: Kể lại những chính sách của vua Quang Trung - Chiếu khuyến nông: lệnh cho dân đã từng bỏ làng quê trở về quê cũ cày cấy, khia phá ruộng hoang. Với chính sách này, chỉ vài năm sau, mùa màng trờ lại tốt tươi, làng xóm lại thanh bình - Mở cửa biên giới và cửa biển: để thuận tiện cho việc mua bán. Quang Trung cho đúc đồng tiền mới. Quang Trung yêu cầu nhà Thanh mở của biên giới, cho dân hai nước tự do trao đổi hàng hóa. Đồng thời mở của biển để thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán - Đề cao chữ Nôm: Quang Trung cho dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm và coi chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia. Chữ Nôm được dùng trong thi cữ và nhiều sắc lệnh của nhà nước - Ban bố Chiếu lập học với mong muốn : “ Xây dựng đất nước lấy việc học là đầu” Câu 8: Nhà Nguyễn thành lập khi nào ? Sau khi Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó, Nguyễn Ánh đã huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn. Năm 1802, triều đại Tây Sơn bị lật đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ờ Phú Xuân (Huế). Câu 9: Nhà Nguyễn ban hành bộ luật mới gọi là gì ? Nhà Nguyễn ban hành bộ luật mới, mà lịch sử gọi là Bộ luật Gia Long. Bộ luật Gia Long bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, đề cao địa vị của quan lại, trừng trị tàn bạo kẻ chống đối Câu 10:Cố đô Huế được UNESCO công nhận di sản văn háo thế giới thời gian nào ? Ngày 11/12/1993 ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ 2 MÔN ĐỊA LÍ LỚP 4 Câu 1. Nêu đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung? TL: Đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung là: Duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ với những cồn cát và đầm, phá. Mùa hạ, ở đây thường khô, nóng và bị hạn hán. Cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt. Khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh. 2
  3. Câu 2. Điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước? TL: Điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước là: nhờ có đất màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động. Câu 3. Vùng nào có ngành công nghiệp phát triển nhất nước ta? TL: Vùng có ngành công nghiệp phát triển nhất nước ta là: Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây có nhiều ngành công nghiệp như điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hoá chất, sản xuất vật liệu xây dựng Câu 4. Ở nước ta, tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa là gì? TL: Ở nước ta, tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa là: đầu mỏ và khí đốt. Câu 5. Nêu đặc điểm của thành phố Đà Nẵng? TL: Đặc điểm của thành phố Đà Nẵng là: - Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông ở đồng bằng duyên hải miền Trung. - Đà Nẵng còn là trung tâm công nghiệp và là nơi hấp dẫn khách du lịch. Câu 6. Nêu vai trò của biền Đông đối với nước ta? TL: Vai trò của biển Đông đối với nước ta: Biển Đông là kho muối vô tận, đồng thời có nhiều khoáng sản, hải sản quý và có vai trò điều hoà khí hậu. Ven bờ có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển. Câu 7. Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch? TL: Huế được gọi là thành phố du lịch vì: Thành phố Huế được xây dựng cách đây trên 400 năm và đã từng là kinh đô của nước ta thời nhà Nguyễn. Huế có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao nên thu hút rất nhiều khách du lịch. Câu 8. Tại sao nói thành phố Hồ Chí Minh kinh tế lớn nhất của nước ta ? TL: Các ngành công nghiệp phát triển rất đa dạng: điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hoá chất ; có nhiều chợ lớn, siêu thị lớn, có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, có cảng lớn, có nhiều viện nghiên cứu, trường đại học. * Biển Đông bao bọc các phía của nước ta là: đông, nam, tây nam. Câu 9. Vì sao Đà Nẵng lại thu hút nhiều khách du lịch? TL: Đà Nẵng lại thu hút nhiều khách du lịch vì Đà Nẵng nằm bên bờ biển có nhiều cảnh đẹp: núi Ngũ Hành Sơn, chùa Non Nước, bảo tàng Chăm có nhiều bãi 3
  4. tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi, là đầu mối giao thông thuận lợi cho việc đi lại của du khách. ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ 2 MÔN KHOA HỌC LỚP 4 Câu 1. Không khí bị ô nhiễm chứa những thành phần nào? TL: Không khí bị ô nhiễm chứa: khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn Câu 2. Trong tự nhiên, vật nào tự phát sáng? TL: Vật tự phát sáng là: mặt trời, Câu 3. Hãy nêu những việc nên làm để bảo vệ mắt? TL: Nên học, đọc sách ở chỗ có đủ ánh sáng, nên ngồi ngay ngắn khi ngồi học Câu 4. Thực vật cần gì để sống? TL: Thực vật cần đủ nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng thì mới sống và phát triển bình thường. Câu 5. Động vật cần gì đề sống? TL: Động vật cần: đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mới tồn tại và phát triển bình thường Câu 6. Sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật Hấp thụ Thải ra Khí cac-bô-nic Khí ô xi Động Nước vật Nước tiểu Các chất chất hữu cơ trong thức ăn (lấy từ thực vật hoặc động vật khác) Các chất thải 4
  5. Câu 7. Những nguyên nhân làm cho nước bị ô nhiễm: - Phân, rác, nước thải chưa được xử lí đúng. - Dùng quá nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu. - Khói, bụi và khí thải của nhà máy, xe cộ. - Vỡ ống dẫn dầu, tràn dầu *Một vật có thể tạo ra bóng giống hệt hình dạng của nó vì ánh sáng truyền theo đường thẳng. *Mắt ta nhìn thấy vật khi có ánh sáng đi thẳng từ vật dó truyền vào mắt ta. * Bộ phận của cây có chức năng thải ra hơi nước là lá. * O xi trong không khí cần cho sự cháy. - Càng có nhiều không khí, càng có nhiều ô xi và sự cháy diễn ra lâu hơn. - Ni tơ trong không khí không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy không diễn ra quá nhanh. Câu 8. Lấy 1 ví dụ về chuỗi thức ăn? TL: Ví dụ: Cỏ Thỏ Cáo Xác chết đang bị phân huỷ Vi khuẩn Câu 9. Chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ đâu? TL: Chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. Câu 10. Nêu vai trò của nước trong đời sống? TL:Trong đời sống, nước có vai trò rất lớn: dùng để trồng trọt, chăn nuôi, nước uống, nấu ăn, tắm giặt, vui chơi giải trí , công nghiệp Câu 11. Nêu vai trò của không khí trong đời sống? TL:Trong đời sống, không khí có vai trò rất lớn: Sinh vật phải có không khí để thở mới sống được. Ô xi trong không khí là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật và thực vật. Câu 12. Vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người? 5
  6. TL: Nếu mặt trời không chiếu sáng, khi đó khắp nơi tối đen như mực. Chúng ta sẽ không nhìn thấy mọi vật. ánh sáng tác động lên mỗi chúng ta suốt cả cuộc đời. Nó giúp chúng ta có thức ăn, sưởi ấm và cho ta sức khoẻ. Nhờ có ánh sáng mà chúng ta cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên. Câu 13. Tại sao có gió: Do không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch của nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió. Câu 14. Kể ra những việc làm để bảo vệ nền không khí trong sạch? TL: Thu gom và xử lý phân, rác hợp lý; giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ và của nhà máy, giảm bụi, khói đun bếp, bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh. Câu 15. Điều gỡ sẽ xảy ra nếu Trỏi đất không được Mặt trời sưởi ấm ? Câu 16: Hãy nêu những ví dụ về nguồn nhiệt mà gia đình bạn đang sử dụng ? Bếp ga, bàn ủi, bếp đun củi, lò nấu nước Câu 17: Em hãy các ví dụ về vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt ? Vật dẫn nhiệt: kim loại, dây điện vật cách nhiệt: nhựa, 6