Đề cương Ôn tập môn Khoa học Khối 4 (Chuẩn kiến thức)
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Khoa học Khối 4 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_khoa_hoc_khoi_4_chuan_kien_thuc.docx
Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Khoa học Khối 4 (Chuẩn kiến thức)
- HỌ VÀ TÊN: . LỚP: . CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN KHOA HỌC Bài 36: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG Câu 1: Thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của mọi sinh vật là gì? Người, động thực vật muốn sống được cần có ô–xi để thở. Câu 2: Trong trường hợp nào, người ta phải thở bằng bình ô–xi? Những người thợ lặn, thợ làm việc trong hầm lò, người bị bệnh nặng cần cấp cứu Câu 3: Không khí có thể hòa tan trong nước không?Có. Một số động vật và thức vật có khả năng lấy ô – xi hòa tan trong nước để thở. Câu 4: Nêu ví dụ một số động vật và thực vật có thể thở được dưới nước Cá, mực, tôm, cua, nghêu, ốc, rêu, rong, san hô, . Bài 38: GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH, PHÒNG CHỐNG BÃO Câu1: Nêu một số tác hại của bão: ->Thiệt hại về người và của Câu 2: Nêu cách phòng chống bão: + Theo dõi bản tin thời tiết. + Tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất. + Cắt điện. Tàu thuyền không ra khơi. + Đến nơi chú ẩn an toàn Câu 3:Người ta đã chia sức gió thổi thành bao nhiêu cấp độ?->13 cấp độ Câu 4: Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. a. Gió cấp 2 1. Trời có thể tối và có bão, cây lớn đu đưa b. Gió cấp 5 2. Bầu trời đầy những đám mây đen, cây lớn gãy cành, nhà có thể bị tốc mái c. Gió cấp 7 3. Gió thổi nhẹ, thời tiết thường sáng sủa d. Gió cấp 9 4. Gió khá mạnh, mây bay, cây nhỏ đu đưa e. Gió cấp 0 5.Lúc này gió bay thẳng lên trời, cây cỏ đứng im Câu 5: Cấp gió mạnh nhất là? Cấp 12 Bài 42: SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH Câu 1: Âm thanh truyền được qua các chất nào?Chất rắn , chất lỏng, chất khí
- Câu 2: Tại sao tai chúng ta nghe được âm thanh? Khi rung động lan truyền tới tai ta sẽ làm màng nhĩ rung động, nhờ đó ta có thể nghe được âm thanh. Câu 3: Nêu ví dụ âm thanh truyền qua không khí, chất rắn, chất lỏng Bài 44:ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG TIẾP THEO Câu 1:Tiếng ồn ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe con người? Gây mất ngủ, đau đầu, Suy nhược thần kinh, Có hại cho tai Câu 2: Một số biện pháp chống tiếng ồn: + Thực hiện các quy định không gây ồn nơi công cộng +Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống : bịt tai khi nghe âm thanh quá to, đóng cửa để ngăn cách tiếng ồn Câu 3: Tiếng ồn có thể phát ra từ đâu? Tiếng động cơ ô tô, xe máy, ti vi, loa đài, chợ, trường học giờ ra chơi, chó sủa trong đêm, máy cưa, máy khoan bê tông Câu 4: Những loại tiếng ồn nơi em ở? + Tiếng tàu hỏa, tiếng loa phóng thanh công cộng, loa đài, ti vi mở quá to, tiếng phun sơn từ cửa hàng hàn xì, tiếng máy trộn bê tông, tiếng ồn từ chợ, tiếng công trường xây dựng, Bài 51: NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (TIẾP THEO) Câu 1:Chất lỏng thay đổi thế nào khi nóng lên hay lạnh đi? + Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi Câu 2: Dựa vào mực chất lỏng trong bầu nhiệt kế, ta biết được điều gì? + Dựa vào mực chất lỏng trong bầu nhiệt kế, ta biết được nhiệt độ của vật đó. Câu 3:Tại sao khi đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm? + Vì nước nở ra khi nóng lên nếu chúng ta đổ đầy nước khi đun nước sôi sẽ tràn ra gây nguy hiểm cho mình. Câu 4: Tại sao khi sốt, ta phải chườm nước đá lên trán? + Túi nước đá sẽ truyền nhiệt sang cơ thể để giảm nhiệt độ cơ thể.
- Câu 5: Tại sao vật có thể nóng lên hoặc lạnh đi? + Các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên. Các vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt sẽ lạnh đi. Bài 52: VẬT DẪN NHIỆT, VẬT CÁCH NHIỆT Câu 1:Kể tên một số vật dẫn nhiệt tốt? Các kim loại (đồng, nhôm, sắt, thép, inox,gang, ), thủy tinh dẫn nhiệt tốt. Câu 2: Vật cách nhiệt : Không khí, gỗ, giấy,các vật xốp như bông, len, dẫn nhiệt kém hay còn gọi là vật cách nhiệt Câu 3:Tại sao những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt, ta có cảm giác lạnh? + Ghế sắt dẫn nhiệt tốt nên nhiệt từ tay ta truyền cho ghế nhiều làm tay ta có cảm giác lạnh. Câu 4: Tại sao khi chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt? Ghế gỗ vì gỗ dẫn nhiệt kém, tay ta không bị mất nhiệt nhanh nên không có cảm giác lạnh như chạm vào ghế sắt. Câu 5: Kể tên 5 vật dẫn nhiệt: . Câu 6: Kể tên 5 vật cách nhiệt: . Câu 7: Tại sao mặc nhiều áo mỏng lại ấm hơn một áo dày (có độ dày bằng tổng độ dày của các áo mỏng)? Vì khi mặc nhiều áo mỏng thì khả năng truyền nhiệt kém hơn, nhiệt độ được giữ lại nên ấm hơn. Câu 8: Vì sao nên tránh các hành động làm chăn bông mau bị xẹp, giảm xốp (chẳng hạn như giẵm lên chăn, )? Tránh chăn bị xẹp, giảm xốp để có độ phồng, độ dầy tránh cho nhiệt bị thoát ra hơn, giữ ấm hơn. Bài 53: CÁC NGUỒN NHIỆT Câu 1: Kể tên một số nguồn nhiệt mà em biết và nêu vai trò của chúng? + Các nguồn nhiệt: Mặt Trời, than, dầu, khí gas, khí sinh học, sử dụng điện + Vai trò: đun nấu, sấy khô, sưởi ấm Câu 2: Những quy tắc đơn giản phòng tránh rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt. + Đội mũ, đeo kính khi ra đường. Không nên chơi ở chỗ quá nắng vào buổi trưa.
- + Không chơi đùa gần bàn là, bếp than, bếp điện đang sử dụng. + Không để các vật dễ cháy ở gần bếp. + Để lửa vừa phải. + Dùng lót tay khi bê nồi, xoong, ấm ra khỏi nguồn điện Câu 3: Các biện pháp để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng nguồn điện: + Tắt bếp điện khi không dùng. + Không để lửa quá to khi đun nấu. + Đậy kín phích nước để giữ cho nước nóng lâu hơn. + Theo dõi khi đun nước không để nước sôi cạn ấm. + Không đun thức ăn quá lâu. + Không bật lò sưởi khi không sử dụng . Câu 4: Nêu 2 ví dụ về vật vừa là nguồn sáng vừa là nguồn nhiệt. ( Mặt Trời, lò lửa, bếp điện, bóng đèn khi có nguồn điện chạy qua) Bài 54: NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG Câu 1: Nêu vai trò của nhiệt đối với con người, động vật và thực vật. + Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động thực vật. Câu 2: Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sinh vật. Mỗi loại động vật, thực vật có nhu cầu về nhiệt độ thích hợp. Nếu phải sống trong điều kiện nhiệt độ không thích hợp mà cơ thể không tự điều chỉnh được thì mọi sinh vật sẽ chết, kể cả con người. Câu 3:Kể tên một số sinh vật có thể sống ở xứ lạnh, sống ở xứ nóng. + Sinh vật sống ở xứ lạnh: + Sinh vật sống ở xứ nóng: Câu 4:Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm? + Gió ngừng thổi, Trái Đất trở nên lạnh giá. + Nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa. + Trái Đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống. Bài 57: THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG? Câu 1:Nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường? Thực vật cần có đủ nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng để sống. Câu 2:Nhu cầu về các yếu tố cần cho sự sống của thực vật là :
- Mỗi loại thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng khác nhau. Câu 3:Điền các từ :phát triển, khô hạn, ẩm, nước vào chỗ chấm sao cho phù hợp. Các loại cây khác nhau có nhu cầu khác nhau. Có cây ưa , có cây chịu được Cùng một cây, trong những giai đoạn khác nhau cần những lượng nước khác nhau Bài 60: NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT Câu 1: Nêu vai trò của không khí đối với đời sống của thực vật Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đủ nước, chất khoáng, ánh sáng nhưng thiếu không khí cây cũng không sống được. Câu 2:Trong quá trình quang hợp thực vật hấp thụ khí gì và thải ra khí gì? Hấp thu khí các-bô-níc, thải ra khí ô-xi. Câu 3: Trong quá trình hô hấp thực vật hấp thụ khí gì và thải ra khí gì? Hấp thu khí ô-xi, thải ra khí các-bô-níc. Câu 4: Quang hợp diễn ra vào thời gian nào?( dưới ánh sáng mặt trời, ban ngày) Câu 5:Hô hấp diễn ra vào thời gian nào? (cả ngày và đêm) Câu 6:Nêu một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật. + Bón phân xanh hoặc phân chuồng đã ủ kĩ vừa cung cấp chất khoáng, vừa cung cấp khí các- bô-níc cho cây. + Đất trồng cần tơi xốp, thoáng khí. Bài 61: TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT Câu 1:Thế nào là quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi trường. Quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi trường là quá trình thực vật phải thường xuyên lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-nic, nước, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí các – bô- níc, khi ô-xi, và các chất khoáng khác, Câu 2:Điền các từ :các-bô-níc, ô-xi, hô hấp vào chỗ chấm sao cho phù hợp. Cũng như con người và động vật, thực vật cần khí để hô hấp và duy trì các hoạt động sống của mình. Trong quá trình , thực vật hấp thụ khí và thải ra khí Câu 3:Thực vật dùng năng lượng ánh sáng mặt trời để làm gì? (Trao đổi chất) Câu 4:Kể những dấu hiệu bên ngoài của sự trao đổi chất giữa thực vật và môi trường. Cây cũng lấy khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc như người và động vật. Cây đã lấy khí ô-xi để phân giải chất hữu cơ, tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí các-bô-níc. Cây hô hấp suốt ngày đêm. Mọi cơ quan của cây (thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt) đều tham gia hô hấp và trao đổi khí trực tiếp với môi trường bên ngoài.
- Sự trao đổi thức ăn ở thực vật chính là quá trình quang hợp. Dưới ánh sáng Mặt Trời để tổng hợp các chất hữu cơ như chất đường, bột từ các chất vô cơ: nước, chất khoáng, khí các-bô-níc để nuôi cây. Câu 5: Vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật. Bài 64: TRAO ĐỔI CHẤT Ở ĐỘNG VẬT Câu 1: Thế nào là quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi trường. Động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô-xi và thải ra các chất cặn bã, khí các-bô-níc, nước tiểu. Câu 2:Trong quá trình sống, động vật hấp thụ vào cơ thể những gì?(Ô-xi, nước chất hữu cơ có trong thức ăn) Câu 3: Trong quá trình sống, động vật thải ra những gì?( Các-bô-níc, nước tiểu, các chất thải) Câu 4: Kể những dấu hiệu bên ngoài của sự trao đổi chất giữa động vật và môi trường. Hàng ngày, động vật lấy khí ô-xi từ không khí, nước, thức ăn cần thiết cho cơ thể sống và thải ra môi trường khí các-bô-níc, nước tiểu, phân. Câu 5:Vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật.