Đề cương Ôn tập môn Địa Lý Lớp 9 - Học kì II

docx 11 trang nhatle22 7100
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Địa Lý Lớp 9 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_dia_ly_lop_9_hoc_ki_ii.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Địa Lý Lớp 9 - Học kì II

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII ĐỊA LÝ 9 BÀI 31 Câu 1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ THẾ MẠNH KINH TẾ CỦA VÙNG ĐÔNG NAM BỘ Khu vực Điều kiện tự nhiên Thế mạnh kinh tế Vùng đất liền - Địa hình thoải, có độ cao trung - Mặt bằng xây dựng tốt. bình. - Các cây trồng thích hợp: cao su, cà - Đất badan, đất xám. phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía - Khí hậu cận xích đạo nóng đường, thuôc lá, hoa quả ẩm, nguồn sinh thuỷ tốt Vùng biển - Biển ấm, ngư trường - Khai thác dầu khí ở thềm lục địa. rộng, hải sản phong phú, - Đánh bắt hải sản. sát đường hàng hải quốc tế. - Giao thông, dịch vụ biển, du lịch - Thềm lục địa nông, biển rộng, giàu tiềm năng dầu kh - Hệ thống sông Đồng Nai (gồm sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé): tưới nước, thuỷ điệ - Khó khăn: + ít khoáng sản. + Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp. + Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng. Câu 2: Đặc điểm dân cư - xã hội - Đông dân, lực lượng lao động dồi dào, lành nghề và năng động, thị trường tiêu dùng rộng lớn. - Mật độ dân số gần gấp đôi mật độ trung bình của cả nước, GDP/người và tỉ lệ dân số thành thị đều cao hơn hai lần chỉ tiêu trung bình của cả nước. So với cả nước, các chỉ tiêu tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn đều thấp hơn; tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình cao hơn. - Nhiều di tích lịch sử - văn hoá có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch. Câu 3: 1. Dựa vào hình 31.1, hãy xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ. Trả lời: - Đông Nam Bộ giáp các vùng Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng băng sông Cửu Long, có biên giới chung với Cam-pu-chia và giáp biển. - Ý nghĩa: + Là cầu nối Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằ ng sông Cửu Long; nối giữa đất liền với Biển Đông giàu tiềm năng, đặc biệt tiềm năng về dầu khí trên thềm lục địa phía Nam. + Giáp Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực — thực phẩm số một của cả nước; giáp Tây Nguyên là vùng giàu tài nguyên rừng, cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê. Biển Đông đem lại cho Đông Nam Bộ tiềm năng khai thác dầu khí ở thềm lục địa, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, phát triển du lịch, dịch vụ kinh tế biển.
  2. + Từ TP. Hồ Chí Minh (khoảng 2 giờ bay) có thể tới hầu hết thủ đô các nước trong khu vực Đông Nam Á, tạo ra lợi thê giao lưu kinh tế và văn hoá với các nước trong khu vực. Câu 4. Dựa vào bảng 31.1 và hình 31.1, hãy nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kỉnh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ. Giải thích vì sao vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển? Trả lời: - Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền: + Đặc điểm tự nhiên: địa hình thoải, có độ cao trung bình, đất badan, đất xám; khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thuỷ sinh tốt. + Tiềm năng kinh tế: mặt bằng xây dựng tốt; các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả. - Vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển: + Thềm lục địa có nguồn dầu khí lớn đang được khai thác. + Nguồn thuỷ sản phong phú. + Điều kiện giao thông vận tải, du lịch biển (bãi biển Vũng Tàu, khu di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo). Câu 5. Quan sát hình 31.1, hãy xác định các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé. Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ? Trả lời: - Trên quan điểm phát triển bền vững, thì đất, rừng và nước là những điều kiện qua trọng hàng đầu. - Lưu vực sông Đồng Nai hầu như phủ kín lãnh thổ Đông Nam Bộ. Do đất trồng cây công nghiệp chiếm tỉ lệ lớn, đất rừng không còn nhiều nên nguồn sinh thuỷ bị hạn chế. Như vậy, việc bảo vệ đất rừng đầu nguồn làm nguồn sinh thuỷ là rất quan trọng. - Phần hạ lưu sông, do đô thị hoá và công nghiệp phát triển mạnh mà nguy cơ ô nhiễm nước cuối nguồn các dòng sông ngày càng mạnh mẽ. Từ đó suy ra phải hạn chế ô nhiễm các dòng sông ở Đông Nam Bộ. Câu 6. Căn cứ vào bảng 31.2, hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở vùng Đông Nam Bộ. Trả lời: - Đông Nam Bộ cao hơn cả nước về các chỉ tiêu như: mật độ dân số, GDP/người (hơn gấp đôi), tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị (hơn gấp đôi). - Các chỉ tiêu của Đông Nam Bộ thấp hơn cả nước: tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn. - Chỉ tiêu ngang với mức của cả nước: tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số. Nhân xét chung: Đông Nam Bô là vùng có trình độ dân cư, xã hội vào mức cao trong cả nước, đặc biệt về GDP/người và tỉ lệ dân đô thị. Câu 7: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kỉnh tế ở Đông Nam Bộ? - Địa hình thoải, có độ cao trung bình, đất badan, đất xám; khí hậu cận xích đạo nóng ẩm thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là cây cao su. Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu của cả nước. - Tiềm năng kinh tế biển đa dạng cho phép phát triển tổng hợp kinh tế biển:
  3. + Thềm lục địa có nguồn dầu khí lớn đang được khai thác. + Nguồn thuỷ sản phong phú. + Điều kiện giao thông vận tải, du lịch biển (bãi biển Vũng Tàu, khu di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo). - Hệ thống sông Đồng Nai (gồm sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé) có giá trị tưới nước, thuỷ điện. Câu 8: Giải thích vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước? Đông Nam Bộ là vùng có nhiều chỉ tiêu về dân cư, xã hội cao hơn mức trung bình của cả nước (thu nhập bình quân đầu người một tháng, học vấn, tuổi thọ trung bình và mức độ đô thị hoá). Trong đó, đặc biệt có một số chỉ tiêu rất cao như: GDP/người và tỉ lệ dân sô" thành thị. Trong khi đó, tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị và tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn mức bình quân của cả nước. Hiện nay, do sức ép của dân số thất nghiệp và thiếu việc làm mà lao động từ nhiều vùng đổ về Đông Nam Bộ để tìm kiếm cơ hội việc làm với hi vọng có được cơ hội thu nhập khá hơn, có đời sống văn minh hơn. Câu 9: Căn cứ vào bảng 31.3 trang 116 (Dân số thành thị và dãn số nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh), vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện dân sô" thành thị và nông thôn ở TP. Hồ Chí Minh qua các năm. Nhận xét. DÂN SỐ THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN ở TP. Hổ CHÍ MINH 1995 - 2002 (%) Năm 1995 2000 2002 Vùng Nông thôn 25,3 16,2 15,6 Thành thị 74,7 83,8 84,4 Tổng cộng 100 100 100 - Vẽ biểu đồ cột chồng: + Trục tung thể hiện giá trị % (đỉnh trục tung ghi 100%). Trục hoành thể hiện năm (1995, 2000, 2002). Có 3 cột bằng nhau và bằng 100% ứng với 3 năm. Trên mỗi cột có phần thể hiện giá trị dân thành thị chồng lên phần thề hiện giá trị dân nông thôn. + Biểu đồ có chú giải về dân thành thị và dân nông thôn và tên: Biểu đồ dân số thành thị và nông thôn ở TP. Hồ Chí Minh qua các năm. - Nhận xét + Tỉ lệ dân thành thị cao hơn dân nông thôn ở các năm. + Từ 1995 đến 2002, tỉ lệ dân thành thị tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm. BÀI 32 Tình hình phát triển kinh tế 1. Công nghiệp - Khu vực công nghiệp - xây dựng phát triển nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng. - Cơ cấu sản xuất cân đối: bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển nhanh như: dầu khí, điện tử, công nghệ cao. - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.
  4. - Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực: dầu mỏ, thực phẩm chế biến, hàng dệt may, giày dép, cao su, - Công nghiệp - xây dựng chiếm 59,3% cơ cấu kinh tế của vùng và 38,5% của cả nước. - Các trung tâm công nghiệp lớn nhất: TP. Hồ Chí Minh (chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng), Biên Hoà, Vũng Tàu (trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí). - Khó khăn: + Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất. + Chất lượng môi trường đang bị suy giảm. 2. Nông nghiệp - Vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước: + Cây công nghiệp lâu năm: • Cao su: chiếm 65,6% diện tích và 78,9% sản lượng so với cả nước. • Cà phê: chiếm 8,1% diện tích và 11,7% sản lượng so với cả nước. • Hồ tiêu: chiếm 56,1% diện tích và 62,0% sản lượng so với cả nước. • Điều: chiếm 71,1% diện tích và 76,2% sản lượng so với cả nước. + Cây công nghiệp hàng năm: (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá) và cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít, vú sữa, ) cũng là thế mạnh của vùng. - Chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng theo hướng công nghiệp. - Nghề nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thuỷ sản trên các ngư trường đem lại những nguồn lợi lớn. - Phát triển thuỷ lợi có tầm quan trọng hàng đầu (hồ Dầu Tiếng, hồ thuỷ điện Trị An có vai trò to lớn trong cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của vùng). 3. Vì sao cây cao su lại dược trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ? Trả lời: Do Đông Nam Bộ có một số lợi thế đặc biệt cho trồng cây cao su: - Đất đai (đất xám, đất đỏ badan) có diện tích rộng, ở trên bề mặt địa hình bán bình nguyên lượn sóng. - Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm. ít bão và gió mạnh là thuận lợi cho cây cao su (cây không ưa gió mạnh). - Cây cao su được trồng ở Đông Nam Bộ từ đầu thế kỉ trước; người dân có kinh nghiệm trồng và lấy mủ cao su đúng kĩ thuật. - Có nhiều cơ sở chế biến mủ cao su. - Thị trường tiêu thụ cao su rộng lớn và ổn định, đặc biệt thị trường Trung Quô'c, Bắc Mĩ,EU. 4. Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thông nhất? Trả lời: - Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng: + Công nghiệp ở Đông Nam Bộ phụ thuộc nước ngoài. + Chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm phân bố chủ yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn. - Ngày nay: + Khu vực công nghiệp — xây dựng phát triển nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
  5. + Cơ cấu sản xuất cân đối: bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển nhanh như: dầu khí, điện tử, công nghệ cao. + Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh. + Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực: dầu mỏ, thực phẩm chế biến, hàng dệt may, giày dép, cao su, + Các trung tâm công nghiệp lớn nhất: TP. Hồ Chí Minh (chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng), Biên Hoà, Vũng Tàu. 5. Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước? Trả lời: - Vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước: + Cây công nghiệp lâu năm: • Cao su: chiếm 65,6% diện tích và 78,9% sản lượng so với cả nước. • Cà phê: chiếm 8,1% diện tích và 11,7% sản lượng so với cả nước. • Hồ tiêu: chiếm 56,1% diện tích và 62,0% sản lượng so với cả nước. • Điều: chiếm 71,1% diện tích và 76,2% sản lượng so với cả nước. + Cây công nghiệp hàng năm: (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá) và cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít, vú sữa, ) cũng là thế mạnh của vùng. - Các điều kiện thuận lợi: + Đất đai (đất xám, đất đỏ badan) có diện tích rộng, ở trên bề mặt địa hình bán bình nguyên lượn sóng thuận lợi cho trồng cây công nghiệp theo quy mô lớn. + Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm thuận lợi cho nhiều loại cây công nghiệp khác nhau. + Người dân có tập quán và kinh nghiệm sản xuất cây công nghiệp. + Thị trường xuất khẩu ổn định và ngày càng mở rộng. 6. Dựa vào bảng số liệu 32.2 trang 121 SGK (Cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh năm 2000), vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh và nêu nhận xét. Hướng dẫn: - Vẽ biểu đồ tròn: vẽ một hình tròn có 3 nan quạt ứng với ba khu vực kinh tế: nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ. Biểu đồ có chú giải và tên là: Biểu đồ cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh năm 2000. - Nhận xét: Công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu (45%). Dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất, trên 50% (53%); nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất (2,0%) BÀI 35 Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long 1. Dựa vào hình 35.1, hãy xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng. Trả lời: - Vị trí cực Nam đất nước, gần xích đạo, nằm sát vùng Đông Nam Bộ, ba mặt là biển và có biên giới với Cam-pu-chia. - Ý nghĩa: có lợi thế giao lưu kinh tế, văn hoá với các vùng trong nước, với Tiểu vùng sông Mê Công và các nước trong khu vực.
  6. 2. Dựa vào hình 35.1, hãy cho biết các loại dất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long và sự phân bô của chúng. Trả lời: - Đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu. - Đất phèn: ở vùng thượng châu thổ, tây nam đồng bằng, - Đất mặn: dọc ven biển. 3. Dựa vào hình 35.2, nhận xét thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất lương thực, thực phẩm. Trả lời: - Đất: diện tích rộng (gần 4 triệu ha). Đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu (1,2 triệu ha) thích hợp cho trồng lúa, cây công nghiệp hàng năm, câv ăn quả. Vùng đất phèn, đất mặn được cải tạo cũng trở thành các vùng trồng lúa, cây công nghiệp, hoa quả và nuôi trồng thuỷ sán. Vùng đất ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau thích hợp hơn cả cho nuôi trồng thuỷ sản và phát triển rừng ngập mặn. - Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào. - Tài nguyên nước: Sông Mê Công và mạng lưới kênh rạch chằng chịt; vùng nước mặn, nước lợ cửa sông, ven biển rộng lớn mang lại nhiều nguồn lợi về tưới nước, nuôi trồng thuỷ sản, - Nguồn hải sản phong phú; biển ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn; nhiều đảo và quần đảo, thuận lợi cho khai thác hải sản. 4. Nêu một số khó khản chính về mặt tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trả lời: - Mùa khô kéo dài, thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt; nước biển xâm nhập sâu, gây nhiễm mặn tại nhiều địa phương. Nhiều nơi đứng trước nguy cơ cháy rừng trên diện tích rộng. - Mùa lũ: thiếu nước sạch cho sinh hoạt, gây ngập lụt cho nhiều vùng dân cư, phá hỏng cơ sở hạ tầng, 5. Dựa vào số liệu bảng 35.1, hãy nhận xét tình hình dân cư, xả hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trả lời: - Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số bằng mức bình quân của cả nước; GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ dân'^ố tmựih thị còn thấp hơn mức trung bình của cả nước. Tuy nhiên, tỉ lệ hộ nghèo thấp hơn và tuổi thọ trung bình cao hơn mức trung bình của cả nước. - Nhìn chung, đây là vùng có mặt bằng dân trí chưa cao, đô thị hoá còn thấp. 6. Nêu thế mạnh của một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trả lời: - Đất: gần 4 triệu ha (đất phù sa ngọt: 1,2 triệu; đất phèn, đất mặn: 2,5 triệu ha, ) - Rừng: rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn. - Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào. - Tài nguyên nước: Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn. Hệ thống kênh rạch chằng chịt. Vùng nước mặn, nước lợ cửa sông, ven biển rộng lớn, - Nguồn hải sản: cá, tôm và hải sản quý hết sức phong phú. Biển ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn; nhiều đảo và quần đảo, thuận lợi cho khai thác hải sản.
  7. 7. Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trả lời: Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích rất lớn (khoảng 2,5 triệu ha). Hai loại đất này có thể sử dụng trong sản xuất nông nghiệp với điều kiện phải được cải tạo, trước hết phải áp dụng các biện pháp thau chua, rửa mặn, xây dựng hệ thống bờ bao, kênh rạch vừa thoát nước vào mùa lũ, vừa giữ nước ngọt vào mùa cạn. 8. Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xá hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi dôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng này? Trả lời: - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đông dân (đứng thứ hai Đồng bằng sông Hồng). Ngoài người Kinh, còn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa. Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số bằng mức bình quân của cả nước; GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ dân số thành thị còn thấp hơn mức trung bình của cả nước. Tuy nhiên, tỉ lệ hộ nghèo thấp hơn và tuổi thọ trung bình cao hơn mức trung bình của cả nước. - Đồng bằng sông Cửu Long có chỉ tiêu về tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ dân số thành thị đang ở mức thấp so với trung bình của cả nước. Các yếu tố dân trí và dân cư thành thị có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc đổi mới, nhất là công cuộc xây dựng miền Tây Nam Bộ trở thành vùng động lực kinh tế. BÀI 36 1. Căn cứ vào bảng 36.1, hãy tính tĩ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của Đồng hằng sông Cửu Long so với cả nước. Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng hằng này. Trả lời: - Tính: + Tỉ lệ diện tích lúa của Đồng bằng sông Cửu Long sc với cả nước: 51,1%. + Tỉ lệ sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước: 51,4%. - Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Cửu Long: làm cho cả nước giải quyết được vấn đề an ninh lương thực và xuất khẩu lương thực. 2. Tại sao Đồng hằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản? Trả lời: Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. - Vùng biển rộng và ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn (ngư trường Kiên Giang — Minh Hải), có nhiều đảo và quần đảo, thuận lợi cho khai thác hải sản. - Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giông tự nhiên và thức ăn cho các vùng nuôi tôm trên các vùng đất ngập mặn. - Lũ hàng năm của sông Mê Công đem lại nguồn thuỷ sản tự nhiên lớn. - Sản phẩm trồng trọt, chủ yếu là trồng lúa, cộng với nguồn cá, tôm phong phú chính là nguồn thức ăn đế nuôi tôm, cá hầu hết ở các địa phương. 3. Dựa vào hảng 36.2 và kiến thức đã học, cho biết vi sao ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất? Trả lời:
  8. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có ngành nông nghiệp phát triển mạnh (là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cá nước; sản xuất thuỷ sản chiếm trên 50% tổng sản lượng thuỷ sản cả nước; chăn nuôi lợn, vịt đàn, nhiều), là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước, Do đó, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến rất dồi dào, từ đó phát triển mạnh ngành chế biến lương thực, thực phẩm. 4. Quan sát hình 36.2, hãy xác định các thành phế, thị xã có cơ sở công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Trả lời: - Các thành phố: cần Thơ, Long Xuyên, Cao Lãnh, Mỹ Tho, Sóc Trăng, Cà Mau, Rạch Giá. - Các thị xã: Bạc Liêu, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre, Tân An. 5. Nêu ý nghĩa của vận tải thuỷ trong sản xuất và đời sông nhân dân trong vùng. Trả lời: - Đảm bảo giao thông vận tải trong điều kiện ở đồng bằng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. - Mùa lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long kéo dài, ngập trên một diện tích rộng, giao thông vận tải thuỷ là tốt nhất. 6. Thành phố cần Thơ có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long? Trả lời: - Vị trí địa lí: Thành phố cần Thơ cách TP. Hồ Chí Minh không xa về phía tây nam, khoảng 175km. cầu Mỹ Thuận và cầu cần Thơ (đã đi vào sử dụng) sẽ nối liền cần Thơ với TP. Hồ Chí Minh, với các tỉnh miền Tây Nam Bộ và ngược lại. - Cần Thơ là thành phố công nghiệp, dịch vụ quan trọng, trong đó Trà Nóc là khu công nghiệp lớn nhất trong toàn vùng. Đại học cần Thơ là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học quan trọng nhất đối với Đồng bằng sông Cửu Long. - Cảng Cần Thơ vừa là cảng nội địa vừa là cảng cửa ngõ của Tiểu vùng sông Mê Công. - Hiện nay, thành phố cần Thơ là thành phố loại 1, trực thuộc Trung ương, với số dân hơn 1,2 triệu người (năm 2009). 1. Đồng bằng sông Cửu Long có những điểu kiện thuận lợi gi để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước? Trả lờI - Điều kiện tự nhiên: + Đất: diện tích rộng (gần 4 triệu ha). Đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu (1,2 triệu ha) thích hợp cho trồng lúa; vùng đất phèn, đất mặn được cải tạo cũng trở thành các vùng trồng lương thực. + Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào. + Sông Mê Công và mạng lưới kênh rạch chằng chịt. - Điều kiện kinh tế - xã hội: + Người dân có kinh nghiệm trồng lúa nước trên đất phèn, mặn và có kinh nghiệm sản xuất trong cơ chế thị trường. + Mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lương thực phát triển rộng khắp. + Thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định, đặc biệt lúa gạo đế xuất khấu.
  9. 2. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thê nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long? Trả lời: - Tiêu thụ nguyên liệu phong phú của nông nghiệp, kích thích nông nghiệp phát triển. - Hỗ trợ về nguồn thức ăn cho chăn nuôi, tạo điều kiện để chăn nuôi phát triển. - Gia tăng giá trị hàng hoá của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường, đặc biệt thị trường thế giới. 3. Dựa vào bảng sô liệu 36.3 trang 133 SGK (Scui lượng thuỷ sản ở Dồng bằng sòng Cửu Long), vẽ biểu dồ cột thể hiện sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Nêu nhận xét. Hướng dẫn: - Vẽ biểu đồ cột: + Trục hoành thế hiện năm, trục tung thể hiện giá trị sản lượng thuỷ sản (nghìn tấn). Chú ý lấv tỉ lệ cho phù hợp với khố giấy vở ghi, có thể lấy lcm = 400 tấn. + Ứng với mỗi năm trên trục hoành có 2 cột kề nhau: một cột thể hiện cả nước, một cột thế hiện Đồng bằng sông Cửu Long. - Nhận xét: + Sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long từ 1995 đến 2002 đều cao hơn cả nước trên 50%. + San lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng mạnh từ răm 1995 đến 2002. BÀI 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo 1. Quan sát hình 38.1, hãy nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta. Trả lời: Vùng biển nước ta gồm các vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. - Nội thủy: vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển. Đường cơ sở là đường nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất trơ ra. - Lãnh hải: có chiều rộng 12 hải lí. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên giới quốc gia trên biển; trên thực tế, đó là đường song song và cách đều đường cơ sở về phía biến 12 hải lí. - Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của đất nước. Vùng tiếp giáp lãnh hải cũng được quy định là 12 hải lí. Trong vùng này, nước ta có quyền thực hiện các biện pháp đế bảo vệ an ninh, kiếm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, di cư, nhập cư, - Vùng đặc quyền kinh tế: tiếp liền lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở. ơ vùng này, nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt các ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không (như Công ước quốc tế về Luật Biển quy định). - Thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biền thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam, mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Nơi nào bề ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lí thì thềm lục địa nơi ấy được tính cho đến 200 hải lí. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.
  10. 2. Tìm trên hình 38.2 các đảo và quần đảo lớn ở nước ta. Trả lời: - Các đảo có diện tích khá lớn hoặc dân số khá đông: Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu, Phú Quý, Lý Sơn, Côn Đảo, Bạch Long Vĩ, - Quần đảo lớn: Hoàng Sa, Trường Sa. 3. Dựa vào hình 38.3 và kiến thức đã học, hãy nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kỉnh tế biển ở nước ta. Trả lời: - Khai thác và nuôi trồng hải sản: + Vùng biển nước ta giàu có: hơn 2.000 loài cá, trong đó khoảng 110 loài có giá trị kinh tế (cá nục, cá trích, cá thu, cá ngừ, cá hồng, ), 100 loài tôm (có giá trị xuất khẩu cao: tôm he, tôm hùm, tôm rồng). Tống trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn (95,5% là cá biển), hàng năm khai thác khoảng 1,9 triệu tấn. + Dọc bờ biển có nhiều vụng, vịnh, đầm phá, cửa sông, vùng rừng ngập mặn, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản. - Du lịch biến - đảo: + Dọc bờ biển có 120 bãi cát rộng, dài, đẹp. + Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú. + Có Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới. - Khai thác và chế biến khoáng sản biển: + Các mỏ dấu khí trữ lượng lớn, nhất là ở thềm lục địa phía Nam. + Biển mặn, nhiều nắng, thuận lợi cho nghề làm muối, đặc biệt ở ven biển Nam Trung Bộ. + Có titan ở các bãi cát dọc bờ biển, cát chế biến thuỷ tinh (Vân Hải, Cam Ranh). - Giao thông vận tải biền: + Gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng. + Ven biển có nhiều vũng, vịnh, cửa sông xây dựng cảng. 4. Tại sao cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ? Trả lời: - Tài nguyên thuỷ, hải sản có giới hạn và đang cạn kiệt, nhất là ở vùng biển ven bờ. Nguyên nhân chủ yếu do phương thức khai thác ồ ạt, vô tổ chức, quá nhiều lao động và tàu thuyền nhỏ đã tạo nên sự mất cân đối giữa nguồn hải sản với số lượng phương tiện và người đánh bắt, dẫn đến cạn kiệt thuỷ sản ven bờ. - Đánh bắt xa bờ tuy đòi hỏi nhiều vốn, phương tiện kĩ thuật hiện dại và tay nghề cao, nhưng tránh được nguy cơ làm cạn kiệt thuỷ sản ven bờ, ô nhiễm môi trường vùng nước ven biển, năng suất và sản lượng đánh bắt cao hơn, 1. Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kỉnh tế biển? Trả lời: - Phát triển tổng hợp là sự phát triển nhiều ngành, giữa các ngành có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau để cùng phát triển và sự phát triển của một ngành không được kìm hãm hoặc gây thiệt hại cho các ngành khác. - Tài nguyên biển nước ta phong phú và đa dạng, cho phép phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
  11. - Các ngành kinh tế biển có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trự nhau để cùng phát triển. 2. Công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản? Trả lời: - Sử dụng nguồn nguyên liệu của ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, kích thích ngành này phát triển. - Làm gia tăng giá trị sản phẩm của ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt thuỷ sản xuất khẩu. 3. Nêu tên một số bãi tắm và khu du lịch hiển ở nước ta (mà em biết) theo thứ tự từ Bắc vào Nam Trả lời: - Bãi tắm: Bãi Cháy, Đồ Sơn, sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên cầm, Nhật Lệ, Cửa Tùng, Thuận An, Lăng Cô, Non Nước, Mỹ Khê, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Cam Ranh, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu, - Khu du lịch biển: Hạ Long, Đồ Sơn, Đà Năng, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu,