Đề cương Ôn tập môn Địa Lý Lớp 9 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018

doc 9 trang nhatle22 4400
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Địa Lý Lớp 9 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_dia_ly_lop_9_hoc_ki_2_nam_hoc_2017_2018.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Địa Lý Lớp 9 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018

  1. Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA: 1TIẾT – KÌ II Điểm: Lớp: 9/ MÔN: ĐỊA LÝ – LỚP 9- ĐỀ: A Lời phê: NĂM HỌC: 2017 - 2018 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5Đ ) I. Chọn 1 phương án đúng nhất trong các câu sau rồi khoanh tròn vào chữ cái đầu câu. Câu 1 : Vào màu khô, khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp ở ĐBSCL là : A. Xâm nhập mặn B. Cháy rừng. C. Triều cường. D. Thiếu nước ngọt Câu 2 : Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay ở ĐBSCL là : A. Xây dựng hệ thóng đê điều. B. Chủ động chung sống với lũ. C. Tăng cường công tác dự báo lũ. D. Đầu tư cho các dự án thoát nước. Câu 3: Các dân tộc ít người sinh sống ở ĐBSCL là: A. Tày, Nùng, Thái. B. Gia Rai, Ê Đê, Ba Na. C. Khơ me, Chăm, Hoa. D. Giáy, Dao, Mông. Câu 4 : Trong cơ cấu GDP của ĐNB, chiếm tỉ trọng lớn nhất là khu vực A. Nông, lâm, ngư nghiệp B. Dich vụ C. Công nghiệp xây dựng D. Khai thác dàu khí Câu 5: Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở ĐNB là A. Dệt – may, da- giầy, gốm sứ B. Dầu khí, phân bón, năng lượng C. Chế biến lương thực- thực phẩm, cơ khí D. Dầu khí, điện tử, công nghệ cao Câu 6. Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở ĐNB là A. Chè B. Cà phê C. Cao su D. Hồ tiêu Câu 7: Vùng Đông Nam Bộ có những bãi tắm nào? A.Vũng Tàu, Mũi Né. B. Vũng Tàu, Côn Đảo. C.Lăng Cô, Côn Đảo. D. Vũng Tàu, Sầm Sơn. Câu 8. Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở ĐBSCL, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành A. Sản xuất vât liệu xây dựng B. Sản xuất hàng tiêu dùng C. Công nghiệp cơ khí D. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. Câu 9. Hàng xuất khẩu chủ lực của vùng ĐBSCL là: A. Gạo, xi măng, vật liệu xây dựng B. Gạo, hàng may mặc, nông sản C. Gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả D. Gạo, hàng tiêu dung, hàng thủ công Câu 10. Trung tâm kinh tế lớn nhất ở ĐBSCL là. A. Thành phố Cần Thơ. B. Thành phố Cà Mau. C. Thành phố Mĩ Tho. D. Thành phố Long Xuyên B. TỰ LUẬN: (5Đ) Câu 1: (2đ) Trình bày điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm dân cư xã hội của vùng Đông Nam Bộ: Câu 2:(2đ) Sản lượng thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (Đơn vị: nghìn tấn ) Sản lượng thuỷ sản 1995 2000 2002 Đồng bằng sông Cửu Long 819,2 1169,1 1354,5 Cả nước 1584,4 2250,0 2647,4 a) Dựa vào bảng số liệụ trên, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long và cả nước b) Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét. Câu 3: (1đ) Dựa vào kiến thức đã học, giải thích vì sao để phát triển kinh tế bền vững Đông Nam Bộ phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ? Bài làm:
  2. ĐÁP ÁN 1 TIẾT ĐỊA LÝ 9- HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 – 2018 (ĐỀA) A.PHẦN TRẮC NGHIỆM Trả lời Điểm I. Chon 1 phương án đúng trong các câu. ( 5 đ) 1 D 0.5đ 2 B 0.5đ 3 C 0.5đ 4 C 0.5đ 5 D 0.5đ 6 C 0.5đ 7 B 0.5đ 8 D 0.5đ 9 C 0.5đ 10 A 0.5đ B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: (2đ) Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm dân cư xã hội của vùng Đông Nam Bộ:- Đặc điểm tự nhiên: độ cao địa hình giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, giàu tài nguyên. Địa hình thoải, đất ba dan, đất xam. Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn 1 đ sinh thuỷ tốt. Biển nhiều hải sản, nhiều dầu khí ở thềm lục địa. - Đặc điểm: dân cư: + đông dân, mật độ dân số khá cao, tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước; TP Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước. 0,5 đ + Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, 0.25đ năng động. + Nhiều di tích lịch sử văn hoá có ý nghĩalớn để phát triển du lịch 0.25đ Câu 2:( 2đ )- Vẽ đúng, chia tỉ lệ chính xác, chú giải, có tên biểu đồ 1.5đ - Sản lượng thuỷ sản của cả nước và ĐBSCL đều tăng từ năm 1995 đến 2002 và tăng 0.25đ 1,7 lần (0,5 điểm) - Trong tổng sản lượng thuỷ sản của cả nước, ĐBSCL luôn chiếm tỷ trọng lớn, 51,7% 0.25đ năm 1995 và 51,1% năm 2002 Câu 3: ( 1 đ) Phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ vì: - Đất rừng không còn nhiều nên nguồn sinh thủy bị hạn chế. Như vậy việc bảo vệ rừng đầu 0,5 đ nguồn làm tăng nguồn sinh thủy là rất quan trọng. - Phần hạ lưu, do đô thị hóa và công nghiệp phát triển nguy cơ ô nhiễm nước cuối nguồn của các dòng sônngày càng mạnh mẽ. Vì vậy phải hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở 0.5đ Đông Nam Bộ. Họ và tên: KIỂM TRA 1TIẾT – KÌ II Điểm: Lớp: 9/ MÔN ĐỊA LÝ - LỚP 9 ĐỀ B Lời phê: NĂM HỌC: 2017 - 2018 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3đ) I. Chọn 1 phương án đúng nhất trong các câu sau rồi khoanh tròn vào chữ cái đầu câu. Câu 1: Khó khăn của ĐNB đối với phát triển kinh tế là : A. Chỉ có hai tỉnh và thành phố giáp biển (TP HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu) B. Đất đai kém màu mỡ, thời tiết thất thường
  3. C. Ít khoáng sản, rừng và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường. D. Tài nguyên sinh vật hạn chế và có nguy cơ suy thoái Câu 2 : Đặc điểm không đúng với vùng ĐNB là : A. Dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao B. Thị trường tiêu thụ hạn chế do đời sống nhân dân ở mức cao C. Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. D. Có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước. Câu 3: Tỉ lệ dân số thành thị ở ĐNB đã vượt quá mức : A. 50 % B. 40 % C. 30 % D. 10 % Câu 4: Trung tâm du lịch lớn nhất của ĐNB và cả nước là: A. Vũng Tàu B. TP Hồ Chí Minh. C. Đà Lạt D. Nha Trang Câu 5: Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phía nào của vùng Đông Nam Bộ. A. Phía Bắc. B. Phía Nam. C. Phía Đông. D. Phía Tây. Câu 6: Ngành nào trong các ngành sau đây không phải là ngành chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long. A. Bưu chính viễn thông B. Vận tải thuỷ C. Xuất nhập khẩu D. Du lịch sinh thái Câu 7: Vùng Đông Nam Bộ giáp với nước nào? A.Lào B. Campuchia và Lào C. Campuchia D. Thái Lan Câu 8: Tam giác công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là: A.Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu. B. Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Phước. C. Bình Phước, Biên Hòa, Vũng Tàu. D. Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vũng Tàu. Câu 9: Nghề nuôi cá bè trên sông phát triển mạnh nhất ở tỉnh nào của vùng đồng bằng sông Cửu Long? A.Trà Vinh. B. An Giang. C. Tiền Giang. D. Long An. Câu 10: Vùng đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu mặt hàng nào nhiều nhất? A. Cao su B. Cà phê C. Hồ tiêu D. Gạo B. TỰ LUẬN: (5Đ) Câu 1: (2đ) Trình bày đặc điểm phát triển công nghiệp, nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ. Câu 2: (2đ) ản lượng thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (Đơn vị: nghìn tấn ) Sản lượng thuỷ sản 1995 2000 2002 Đồng bằng sông Cửu Long 819,2 1169,1 1354,5 Cả nước 1584,4 2250,0 2647,4 a) Dựa vào bảng số liệụ trên, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long và cả nước b) Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét. Câu 3: (1đ) Dựa vào kiến thức đã học, giải thích vì sao để phát triển kinh tế bền vững Đông Nam Bộ phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ? ĐÁP ÁN 1 TIẾT ĐỊA LÝ 9- HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 – 2018 (ĐỀB) A.PHẦN TRẮC NGHIỆM Trả lời Điểm I. Chon 1 phương án đúng trong các câu. ( 5 đ) 1 C
  4. 2 B 3 A 4 B 5 D 6 A 7 C 8 A 9 B 10 D B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: (2đ) Đặc điểm phát triển công nghiệp, nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ. Công nghiệp: - Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất 0.25đ trong GDP của vùng. - Cơ cấu sản xuất cân đối đa dạng. 0,25 đ - Một số ngành CN quan trọng:như cơ khí, điện, dầu khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến 0.25đ lương thực - Công nghiệp tập trung chủ yếu ở thành phố HCM ( 50%), Biên Hoà, Bà Rịa Vũng Tàu. 0.25đ Nông nghiệp - Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng. 0.25đ - Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta: cây cao su, hồ tiêu, điều, mía 0.5đ đường, đậu tương, thuốc lá và cây ăn quả. - Chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng theo phương pháp chăn nuôi công nghiệp, nuôi 0.25đ trồng và đánh bắt thuỷ sản cũng được chú trọng. Câu 2:( 2đ )- Vẽ đúng, chia tỉ lệ chính xác, chú giải, có tên biểu đồ 1.5đ - Sản lượng thuỷ sản của cả nước và ĐBSCL đều tăng từ năm 1995 đến 2002 và tăng 0.25đ 1,7 lần (0,5 điểm) - Trong tổng sản lượng thuỷ sản của cả nước, ĐBSCL luôn chiếm tỷ trọng lớn, 51,7% 0.25đ năm 1995 và 51,1% năm 2002 Câu 3: ( 1 đ) Phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ vì: - Đất rừng không còn nhiều nên nguồn sinh thủy bị hạn chế. Như vậy việc bảo vệ rừng đầu 0,5 đ nguồn làm tăng nguồn sinh thủy là rất quan trọng. - Phần hạ lưu, do đô thị hóa và công nghiệp phát triển nguy cơ ô nhiễm nước cuối nguồn của các dòng sông ngày càng mạnh mẽ. Vì vậy phải hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở 0.5đ Đông Nam Bộ.
  5. PHÒNG GD&ĐT DUY XUYÊN MA TRẬN ĐỀ 1 TIẾT HỌC KÌ II ( 2017-2018) TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Môn : Địa lí - Lớp 9 Thời gian: 45 phút Cấp độ Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao điểm Nội dung TN TL TN TL TN TL TN TL Vùng Đông Biết được đặc điểm phát Hiểu được đặc Vận dụng Nam Bộ triển ngành công nghiệp điểm tự nhiên, kiến thức để của vùng. tài nguyên thiên giải thích sự Biết được vị trí, đặc điểm nhiên của vùng cần thiết phải phát triển kinh tế của vùng bảo vệ rừng, tránh ô nhiễm các dòng sông Số câu 2 1 3 1 7 câu Số điểm 1 2 1.5 1 5.5đ Vùng đồng Biết được vị trí, đặc điểm Hiểu được đặc Vận dụng vẽ biểu bằng sông Cửu phát triển kinh tế của vùng điểm tự nhiên, đồ cột đôi thể Long tài nguyên thiên hiên thế mạnh nhiên, đặc điểm phát triển kinh tế dân cư xã hội của vùng cùng với những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển KT- XH của vùng - Hiểu được thế mạnh trong phát triển kinh tế của vùng Số câu 2 2 1 5 câu Số điểm 1 1 2 4đ Vùng kinh tế Hiểu được tâm trọng điểm giác công nghiệp phía Nam. của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Số câu 1 Số điểm 0.5 1 câu 0.5đ TS câu 4 1 6 1 1 13 Câu 10đ TS điểm 2 2 1 2 1 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% TPCM NGƯỜI RA ĐỀ
  6. Ngô Thị Tường Vy Nguyễn Thị Hồng Mận * Họ và tên: KIỂM TRA: 15 PHÚT KÌ II Điểm: Lớp: 9/ MÔN: ĐỊA LÝ 9- ĐỀ: A Lời phê: NĂM HỌC: 2013 - 2014 A.Phần trắc nghiệm: (3đ) I/Chọn ý đúng trong các câu sau. Câu1: Vùng Đông Nam Bộ giáp với nước nào?. a) Lào. b) Cam-pu-chia c) Thái Lan. d) Cam-pu-chia, Lào. Câu2: Vùng biển của Đông Nam Bộ có điều kiện tự nhiên như thế nào? a) Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú. b) Gần đường hàng hải quốc tế. c) Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí. d) Tất cả các ý trên đều đúng. Câu 3: Vùng Đông Nam Bộ trồng cây công nghiệp nào thích hợp nhất. a) Cây cà phê. b) Cây điều. c) Cây cao su. d) Cây chè. Câu 4 : Một số ngành công nghiệp hiện đại đang trên đà phát triển ở vùng Đông Nam Bộ a) Dầu khí – điện tử - công nghệ cao. b) Luyện kim - điện tử - công nghệ cao. c) Dầu khí – điện tử - hoá chất. d) Luyện kim - điện tử - năng lượng. II/ Điền vào chỗ trống sao cho đúng . Các trung tâm công nghiệp lớn của vùng Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở (1) , vì đây là những nơi có (2) , nguồn (3) và cơ sở hạ tầng tương đối tốt như: các tuyến giao thông,(4) III/ Hãy điền đúng hoặc sai vào các câu sau cho thích hợp. a)Tỉ lệ dân thành thị của Đông Nam Bộ cao gấp hơn hai lần mức trung bình của cả nước. b) Vùng thềm lục địa của Đông Nam Bộ tập trung hầu hết các mỏ dầu, khí của nước ta. B/ TỰ LUẬN: Câu 1: Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và những thuận lợi, khó khăn của vùng Đông Nam Bộ và tác động của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội.
  7. Bài làm Họ và tên: KIỂM TRA: 15 PHÚT KÌ II Điểm: Lớp: 9/ MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 9 ĐỀ: B Lời phê: NĂM HỌC: 2013 - 2014 A.Phần trắc nghiệm: (3đ) I/Chọn ý đúng trong các câu sau. Câu1: Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng Đông Nam Bộ là ngành. a) Lương thực thực phẩm. b) Công nghiệp – xây dựng. c) Luyện kim. d) Năng lượng. Câu 2: Vùng Đông Nam Bộ có những di tích lịch sử nào? a) Bến cảng Nhà Rồng, Địa Đạo Củ Chi, Nhà tù Côn Đảo b) Hang Pắc Bó, Địa Đạo Củ Chi, Nhà tù Côn Đảo. c) Bến cảng Nhà Rồng, Địa Đạo Củ Chi, Nhà tù Hoả Lò. d) Bến cảng Nhà Rồng, Hang Pắc Bó, Nhà tù Côn Đảo. Câu 3: Khoảng cách từ thành phố Hồ Chí Minh đến thủ đô nước nào là gần nhất. a) Thái Lan. b) Lào. c) Cam-pu-chia d) Trung Quốc. Câu4: Bà Rịa- Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp. a) Cơ khí. b) Chế biến lương thực thực phẩm. c) Dịch vụ du lịch. d) Khai thác dầu khí. II/ Điền vào chỗ trống sao cho đúng . Các trung tâm công nghiệp lớn của vùng Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở (1) , vì đây là những nơi có (2) , nguồn (3) và cơ sở hạ tầng tương đối tốt như: các tuyến giao thông,(4) III/ Hãy điền đúng hoặc sai vào các câu sau cho thích hợp. a)Phần lớn mỏ dầu đang khai thác ở nước ta thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ. b)Hồ Dầu Tiếng ở Đông Nam Bộ là hồ thuỷ lợi lớn nhất ở nước ta hiện nay. B/ TỰ LUẬN: Câu1: Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của vùng Đông Nam Bộ và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế- xã hội. Bài làm
  8. ĐÁP ÁN 15 PHÚT ĐỊA LÝ 9- HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010 - 2011 (ĐỀA) A/ PHÂNTRẮC NGHIỆM: I/Chọn đúng ý mỗi câu ( 0,25đ) 1-B, 2 – D, 3 – C, 4 – A II/ Điền vào chỗ trống ( 1đ ) Điền đúng mỗi chỗ ( 0,25 đ ) (1): Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. (2): vị trí thuận lợi. (3): Lao động dồi dào, có tay nghề cao. (4):Các tuyến đường giao thông, cảng biển, sân bay. III/ Điền đúng sai: a: đúng. b: đúng. B/ TỰ LUẬN: Câu1: Đặc điểm tự nhiên tài nguyên thiên nhiên và những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội. - Đặc điểm: độ cao địa hình giảm dần từ Tây Bắc xuống đông nam, giàu tài nguyên. - Thuận lợi nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế: đất ba dan, khí hậu cận xích đạo, biển nhiều hải sản, nhiều dầu khí ở thềm lục địa - Khó khăn: trên đất liền ít khoáng sản, nguy cơ ô nhiễm môi trường. ĐÁP ÁN 15 PHÚT ĐỊA LÝ 9- HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010 - 2011 (ĐỀB) A/ PHÂNTRẮC NGHIỆM: I/Chọn đúng ý mỗi câu ( 0,25đ)
  9. 1-B, 2 – A, 3 – C, 4 – D II/ Điền vào chỗ trống ( 1đ ) Điền đúng mỗi chỗ ( 0,25 đ ) (1): Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. (2): vị trí thuận lợi. (3): Lao động dồi dào, có tay nghề cao. (4):Các tuyến đường giao thông, cảng biển, sân bay. III/ Điền đúng sai: a: đúng. b: đúng. B/ TỰ LUẬN: Câu 1: Đặc điểm dân cư, xã hội của vùng ĐNB và tác động của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. - Đặc điểm: đông dân, mật độ dân số khá cao, tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước; TP Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước. - Thuận lợi: + Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, năng động. + Nmhiều di tích lịch sử văn hoá có ý nghìa lớn để phát triển du lịch.