Bộ 6 đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Đông Lâm (Phần 2)

docx 10 trang Hải Lăng 18/05/2024 1543
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 6 đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Đông Lâm (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_6_de_kiem_tra_giua_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2023.docx

Nội dung text: Bộ 6 đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Đông Lâm (Phần 2)

  1. ĐỀ KT GIỮA KI I LOP4 – Năm học 2023-2024 GV khối 4- Trường TH&THCS Đông Lâm Họ và tên: Lớp: . TIẾNG VIỆT 4 – ĐỀ 1 Phần I: Đọc thầm câu chuyện sau: Cá Chép hóa Rồng Chuyện kể ngày xưa, vào mùa hạn hán, những cánh đồng, con sông đều trở nên khô cằn, nứt nẻ, các con vật sống rất khổ sở vì thiếu nước. Một hôm, mẹ con nhà Cóc dắt díu nhau đi tìm nước. Trên đường đi, các con vật thấy Cóc liền bảo hãy nghiến răng để trời ban mưa xuống cho vạn vật đỡ khổ. Cóc mẹ buồn rầu trả lời: “Đã nghiến đến trẹo cả quai hàm mà không thấy trời mưa” Những lời than vãn của muôn loài đến tai Ngọc Hoàng. Cảm thương, Ngọc Hoàng liền truyền lệnh cho Long Vương tổ chức một cuộc thi vượt vũ môn. Thí sinh nào ba lần vượt vũ môn thành công sẽ được ban phép hóa Rồng, phun nước làm mưa giúp muôn loài. Khi cuộc đua được loan báo, các con vật Tôm, Rùa, Cá, Ếch, rất náo nức. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có anh em nhà Cá Chép là siêng năng chăm chỉ, mỗi ngày họ bỏ nhiều thời gian và công sức để luyện tập nhảy cao, nhảy xa. Trong khi đó các con vật khác chỉ mải mê chơi. Đến ngày thi đấu, hầu hết các con vật đều không vượt qua được vũ môn đầu tiên. Chỉ riêng Cá Chép, nhờ chăm chỉ luyện tập và quyết tâm vượt khó nên đã ba lần vượt vũ môn thành công, trở thành Rồng – một con vật linh thiêng, giúp muôn loài thoát khỏi nạn hạn hán và được mọi người kính trọng. (Thúy Bình) Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu dưới đây: 1. Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi vượt vũ môn nhằm mục đích gì? A. Để muôn loài không than vãn vì thiếu chỗ thi thố tài năng B. Để chọn con vật được phép hóa Rồng, phun nước làm mưa C. Để chọn loài vật thay Cóc gọi trời làm mưa xuống trần gian D. Để xem ai là người giỏi nhất 2. Vì sao chỉ có Cá Chép ba lần vượt qua được vũ môn? A. Vì Cá Chép chăm chỉ luyện tập và quyết tâm vượt khó B. Vì các con vật khác chỉ mê chơi, chưa quyết tâm luyện tập C. Vì Cá Chép gặp may mắn D. Vì Cá Chép có lợi thế vượt vũ môn so với các loài vật khác 3. Nhân vật Cá Chép trong câu chuyện tượng trưng cho điều gì? A. Sức khỏe phi thường B. May mắn
  2. ĐỀ KT GIỮA KI I LOP4 – Năm học 2023-2024 GV khối 4- Trường TH&THCS Đông Lâm C. Tài năng và sự khéo léo D. Lòng quyết tâm và sự kiên trì 4. Câu tục ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa câu chuyện? A. Có bột mới gột nên hồ B. Có chí thì nên C. Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo D. Thất bại là mẹ thành công 5. Em học được điều gì ở nhân vật Cá Chép trong câu chuyện? . 6. Hãy tìm trong bài đọc trên: 3 danh từ chung: 3 danh từ riêng: 7.Tìm động từ trong các câu sau: a, Một hôm, mẹ con nhà Cóc dắt díu nhau đi tìm nước. b, Cóc mẹ buồn rầu trả lời. 8. Em hãy đặt câu với 1 động từ vừa tìm được ở bài 7 9. Tìm 3 từ có nghĩa trái ngược với từ : “buồn rầu”: Phần II: Viết: Viết bài văn kể lại một câu chuyện mà em đã được đọc hoặc được nghe. Họ và tên: Lớp: .
  3. ĐỀ KT GIỮA KI I LOP4 – Năm học 2023-2024 GV khối 4- Trường TH&THCS Đông Lâm TIẾNG VIỆT 4- ĐỀ 2 Phần I: Đọc thầm câu chuyện sau: MÂM CỖ MÙA THU Đầu vị của mâm cỗ mùa thu đâu chỉ là trái bưởi. Hồng mới là chủ soái cho cuộc hành trình rước trăng xuống trần gian vui Tết Trung thu. Hồng Hạc quả vuông, vỏ xanh lá mạ. Hồng Lạng quả tròn, da nhuộm chút ánh vàng. Bổ quả hồng càng thấy kì lạ. Hình như ruột quả chứa đầy lân tinh, đầy kim nhũ óng ánh sắc mặt trời, chứa đầy cái giòn, cái ngọt thanh. Mâm cỗ mùa thu không thể thiếu những thứ quả mùa thu ấy. Cốm nữa. Cốm thoảng hương lá sen già như cố níu mùa hè ở lại thêm chút dư âm. Ổi găng chín vàng, ổi nậm hơi chua, ổi nghệ hơi chát,ổi đào tươi như màu đào làm đẹp thêm cho mâm cỗ. Ngọt sắc là na. Những chùm quả sấu chín vàng như nắng. Gọt một quả sấu chín thành hình ruột gà, để thưởng thức vị ngọt, chua, giòn, lạ của nó, cho cái lưỡi một cảm giác đổi thay. Chuối tiêu nhuộm vàng màu trứng cuốc, thơm dịu, thịt mềm, vỏ mỏng, ruột trắng như ngà non, ăn với cốm rất ngon, mà ăn riêng nó càng ngon,càng tinh chất Các loại quả ấy là mồ hôi nước mắt bao người, nó cũng là tinh túy của đất trời đọng lại, là sắc màu và hương vị, là hình ảnh và tình quê hương cho ta gắn bó với nước non. ( Theo Băng Sơn) Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu dưới đây: 1. Đầu vị (món đứng đầu và quan trọng nhất) của mâm cỗ mùa thu là những quả nào? A. chỉ là trái bưởi B. chỉ là trái hồng C. cả bưởi và hồng D. trái ổi 2. Mâm cỗ mùa thu không thể thiếu những gì? A. các thứ quả mùa thu B. cốm C. các thử quả cuối mùa hè D. cả hai ý A và B. 3. Theo em, mâm cỗ mùa thu nói trong bài là gì? A. mâm cỗ trong ngày lễ Vu lan (rằm tháng Bảy) B. mâm cỗ trong ngày tết Trung thu (rằm tháng Tám) C. mâm cỗ thiếu nhi rước đèn Trung thu Ý kiến khác của em: 4. “Chủ soái trong cuộc hành trình rước trăng xuống trần gian” là quả nào? A. trái bưởi B. trái hồng C. trái hồng Hạc D. trái hồng Lạng 5. Các thứ quả mùa thu kể trong bài gồm những quả nào? A. bưởi, hồng, ổi, na, sấu, chuối tiêu B. hồng Hạc quả vuông, vỏ xanh lá mạ C. hồng Lạng quả tròn, da nhuộm chút ánh vàng D. tất cả các ý trên
  4. ĐỀ KT GIỮA KI I LOP4 – Năm học 2023-2024 GV khối 4- Trường TH&THCS Đông Lâm 6. Nói “Các loại quả ấy là mồ hôi nước mắt bao người, nó cũng là tinh tuý của đất trời đọng lại” là có ngụ ý gì? A. Con người đã rất vất vả chiến đấu với thiên nhiên mới có được các loại quả ấy. B. Công sức con người và thiên nhiên trời đất kết đọng lại trong các loại quả ấy. C. Mồ hôi nước mắt của con người là tinh tuý của đất trời, đã tạo ra các loại quả ấy. D. Hai ý A và B 7. Tìm trong đoạn thơ ở dưới: a) Danh từ chỉ người: b) Danh từ chỉ vật: c) Động từ chỉ hoạt động: d) Động từ chỉ trạng thái: Bầy chim líu ríu trên cành Sáo nâu tập nói, vàng anh tập chào Quả cau rời khỏi cây cao Rủ lá trầu vào mừng tuổi bà em (Lê Ngọc Ninh) 8. Từ chủ soái trong câu “Hồng mới là chủ soái cho cuộc hành trình rước trăng xuống trần gian vui Tết”. thuộc từ loại nào? A. danh từ chỉ người B. danh từ chỉ vật C. động từ chỉ hoạt động D. động từ chỉ trạng thái 9. Tìm trong câu “Hồng mới là chủ soái cho cuộc hành trình rước trăng xuống trần gian vui Tết”. a) Động từ chỉ hoạt động: b) Động từ chỉ tình cảm, cảm xúc: Phần II: Viết: Viết bài văn kể lại một câu chuyện mà em đã được đọc hoặc được nghe về trí thông minh hoặc khả năng tìm tòi, sáng tạo của con người. Họ và tên: Lớp: .
  5. ĐỀ KT GIỮA KI I LOP4 – Năm học 2023-2024 GV khối 4- Trường TH&THCS Đông Lâm TIẾNG VIỆT 4- ĐỀ 3 Phần I: Đọc thầm câu chuyện sau: Nhà phát minh 6 tuổi Ma-ri -a sinh ra trong một gia đình sáu đời có người là giáo sư đại học. Cô bé rất thích quan sát. Hồi cô 6 tuổi, có lần, gia đình tổ chức một bữa tiệc. Cô bé nhận thấy một điều lạ: Mỗi lần gia nhân bưng trà lên, tách đựng trà thoạt đầu trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì những tách trà kia bỗng nhiên ngừng chuyển động, cứ như bị cái gì đó ngăn lại. Ma-ri-a nghĩ mãi mà vẫn không hiểu vì sao. Thế là cô lặng lẽ rời khỏi phòng khách. Cô bé vào bếp, lấy một bộ đồ trà ra và tự mình làm đi làm lại thí nghiệm. Cuối cùng cô cũng hiểu ra: Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ đứng yên. Lúc ấy, Ma- ri-a chợt thấy cha đang vào bếp. Cô liền nói với cha phát hiện của mình. Cha cô hết sức vui mừng. Ông nâng bổng cô con gái nhỏ lên vai, đi thẳng vào phòng khách, hân hoan nói: “ Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!” . Về sau, Ma-ri-a trở thành giáo sư của nhiều trường đại học danh tiếng ở Mỹ. Năm 1963, bà vinh dự được tặng Giải thưởng Nô-ben Vật lí. (Theo Gương hiếu học của 100 doanh nhân đoạt giải Nô-ben ) Câu 1: Câu trả lời Ma-ri-a tìm được sau khi làm thí nghiệm là gì ? (0,75 điểm) A. Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ chuyển động. B. Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ di chuyển. C. Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ đứng yên. D. Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ chạy. Câu 2: Em hãy tìm động từ cho câu văn sau: “Cô bé lấy một bộ đồ trà ra và tự mình làm thí nghiệm” ? (0,5 điểm) A. lấy và làm . B. lấy và ra. C. lấy D. làm Câu 3: Tìm trong bài đọc về địa điểm và dụng cụ làm thí nghiệm của Ma-ri-a ? (0,75 điểm) A. Địa điểm là bếp và dụng cụ là đĩa. B. Địa điểm là bếp và dụng cụ là mâm. C. Địa điểm là bếp và dụng cụ là ly. D. Địa điểm là bếp và dụng cụ là bộ đồ trà. Câu 4: Điều lạ mà cô bé Ma-ri-a quan sát được khi gia nhân bưng trà lên là gì ? ( 1 điểm) A. Tách trà có nước bỗng nhiên dừng chuyển động . B. Tách trà thoạt đầu trượt trong đĩa. C. Tách trà thoạt đầu trượt trong đĩa. Nhưng khi có nước có nước đổ ra tách trà bỗng nhiên ngừng chuyển động . D. Tách trà rơi xuống đất. Câu 5. Câu nói của người cha : “ Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!” thể hiện điều gì?. : (1 điểm) . Câu 6. Nêu cảm nghỉ của em về nhân vật Ma-ri-a:. (1 điểm)
  6. ĐỀ KT GIỮA KI I LOP4 – Năm học 2023-2024 GV khối 4- Trường TH&THCS Đông Lâm . Câu 7.Tìm trong bài đọc Nhà phát minh 6 tuổi những từ có chứa tiếng “gia” (1 điểm) Câu 8. Đặt một câu có từ “gia đình”(1 điểm) . B. Kiểm tra viết: (10 điểm) - Tập làm văn - Thời gian: 40 phút Em hãy viết bài văn kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc. Họ và tên: Lớp: .
  7. ĐỀ KT GIỮA KI I LOP4 – Năm học 2023-2024 GV khối 4- Trường TH&THCS Đông Lâm TIẾNG VIỆT 4- ĐỀ 4 Phần I: Đọc thầm câu chuyện sau: CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ". Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần chết rồi. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới (Sưu tầm) Câu 1 (M1) (0,5đ): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Có mấy hạt lúa được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau ? A. Một hạt lúa B. Hai hạt lúa C. Ba hạt lúa. Câu 2 (M1) (0,5đ): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Hai hạt lúa trong bài có đặc điểm như thế nào? A. Tốt, to khỏe và chắc mẩy. B.Tốt, xinh đẹp, vàng óng. C. Vàng óng, to khỏe và trĩu hạt. Câu 3 (M1) (0,5 đ)Nối ý cột A với đúng kết quả hai hạt lúa ở cột B . A B Hạt thứ nhất mọc lên thành cây lúa óng vàng, trĩu hạt. Hạt thứ hai héo khô, chết dần vì thiếu nước, ánh sáng. Câu 4 (M2) (0,5 đ):Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Hạt lúa thứ nhất có suy nghĩ và hành động như thế nào? A. Muốn được mang gieo xuống đất để phát triển thành cây lúa có nhiều hạt. B. Muốn cả thân mình phải nát tan trong đất để mang đến cho đời những hạt lúa mới. C. Muốn mãi mãi là hạt lúa đầy chất dinh dưỡng và lăn vào góc khuất để yên thân. Câu 5 (M2)(0,5 đ): Đúng ghi Đ, Sai ghi S thích hợp vào ô trống: Vì sao hạt lúa thứ hai lại mong muốn được gieo xuống đất? Vì hạt lúa thấy sung sướng khi bắt đầu một cuộc đời mới. Vì hạt lúa nghĩ rằng ở trong lòng đất sẽ được an toàn. Câu 6 (M2) (0,5 đ): Nối với ý trả lời đúng nhất:
  8. ĐỀ KT GIỮA KI I LOP4 – Năm học 2023-2024 GV khối 4- Trường TH&THCS Đông Lâm Can đảm, dám đương đầu với khó khăn thử thách thì sẽ thành công. Câu chuyện trên muốn nói với em Đối mặt với khó khăn, thử thách thì cuộc sống điều gì? không thể bình yên. Biết tránh khó khăn, thử thách thì cuộc sống sẽ luôn luôn bình yên. Phần 2: TỰ LUẬN: Câu 7(M2)(1 điểm): Sử dụng các động từ sau (ốm, khát, đau, mệt) để đặt câu phù hợp với tranh. . . Câu 8 (M2) (1điểm): Nhìn tranh, tìm động từ phù hợp với hoạt động được thể hiện trong tranh. Câu 9(M3)(1,0 điểm): Tìm và ghi lại các danh từ (DT), động từ (ĐT) có trong câu sau: Nó lại mang đến cuộc đời những hạt lúa mới. Câu 10 (M3)(1,0 điểm): Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn dưới đây: Chúng tôi đứng trên núi Chung. Nhìn sang trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xóa. Nhìn sang phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác Hồ. III/ TẬP LÀM VĂN: (10 điểm) Em hãy kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt mà em yêu thích
  9. ĐỀ KT GIỮA KI I LOP4 – Năm học 2023-2024 GV khối 4- Trường TH&THCS Đông Lâm Họ và tên: Lớp: . TIẾNG VIỆT 4- ĐỀ 5 Phần I: Đọc thầm câu chuyện sau: Chú Chim Sâu Một hôm, Chim Sâu vào rừng chơi và được nghe Họa Mi hót. Trở về cái tổ trong vườn, Chim Sâu phụng phịu nói với bố mẹ: - Bố mẹ ơi! Con có thể trở thành Họa Mi được không? - Tại sao con muốn trở thành Họa Mi? – Chim mẹ ngạc nhiên hỏi. - Vì con muốn có tiếng hót hay để được mọi người yêu quý. Chim bố nói: - Người ta yêu quý chim không chỉ vì tiếng hót đâu, con ạ. Con hãy cứ là Chim Sâu. Hãy bắt thật nhiều sâu, bảo vệ cây cối, hoa màu, con sẽ được mọi người yêu quý. Một buổi chiều, trời đầy dông bão. Chim Sâu bị gió thổi bạt vào một khung cửa sổ và rơi xuống nền nhà. Một cậu bé chạy tới nâng Chim Sâu lên và đặt nó vào trong một chiếc hộp cứng. Sáng hôm sau, trời quang mây tạnh, cậu bé đến mở nắp hộp, nhẹ nhàng nâng Chim Sâu trên tay. Bố cậu bé nói: - Con hãy thả chú chim ra. Loài chim này có ích với vườn cây lắm đấy! Cậu bé vuốt ve Chim Sâu rồi khẽ tung nó lên. Chim Sâu chợt nhớ đến lời bố ngày nào. Chú vội vã bay về phía vườn cây. ( Theo Nguyễn Đình Quảng) Câu 1 (0,5 điểm). Chim Sâu muốn trở thành loài chim nào? A. Họa Mi C. Phượng Hoàng B. Cú Mèo D. Chèo Bẻo Câu 2 (0,5 điểm). Vì sao Chim Sâu muốn trở thành loài chim đó? A. Vì Chim Sâu thích được xinh đẹp như Họa Mi. B. Vì Chim Sâu muốn có tiếng hót hay. C. Vì Chim Sâu muốn có tiếng hót hay để được mọi người yêu quý. D.Vì Chim Sâu cho rằng loài chim đó co íchvới vườn cây. Câu 3 (0,5 điểm).Sau khi nghe Chim Sâu nói, chim bố đã nói với Chim Sâu điều gì? Hãy ghi lại câu nói đó: Câu 4 (0,5 điểm). Vào hôm trời dông bão, chuyện gì đã xảy đến với Chim Sâu? A. Nó bị gió thổi bạt vào cửa sổ và rơi xuống nền nhà. B. Nó bị gió thổi bạt vào cửa sổ và rơi vào một cái hộp. C. Nó bị gió thổi bạt vào một đám lá ẩm ướt.
  10. ĐỀ KT GIỮA KI I LOP4 – Năm học 2023-2024 GV khối 4- Trường TH&THCS Đông Lâm D. Nó bị gió thổi bạt vào một cái hộp. Câu 5 (1,0 điểm). Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này? Câu 6 (1,0 điểm). Xác định danh từ (DT), động từ (ĐT) dưới từ gạch chân trong câu sau: Chú vội vã bay về phía vườn cây. Câu 7 (1,0 điểm). Tìm trong câu chuyện trên: a. 2 danh từ chỉ người: b. 2 danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên: Câu 8 (1,0 điểm). Gạch dưới động từ trong các câu sau: a, Con hãy thả chú chim ra. b, Người ta yêu quý chim không chỉ vì tiếng hót đâu, con ạ. Câu 9 (1,0 điểm). a, Tìm 3 từ có nghĩa giống với từ; “ yêu quý” ? b, Đặt câu với một trong các từ vừa tìm được. B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) Em hãy viết một bài văn thuật lại hoạt động trải nghiệm mà em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó.