Bộ 6 đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Đông Lâm (Phần 1)

docx 7 trang Hải Lăng 18/05/2024 1891
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 6 đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Đông Lâm (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung text: Bộ 6 đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Đông Lâm (Phần 1)

  1. ĐỀ KT GIỮA KI I LOP4 – Năm học 2023-2024 GV khối 4- Trường TH&THCS Đông Lâm Họ và tên: Lớp: . TIẾNG VIỆT 4- ĐỀ 4 Phần I: Đọc thầm câu chuyện sau: Nhà phát minh 6 tuổi Ma-ri -a sinh ra trong một gia đình sáu đời có người là giáo sư đại học. Cô bé rất thích quan sát. Hồi cô 6 tuổi, có lần, gia đình tổ chức một bữa tiệc. Cô bé nhận thấy một điều lạ: Mỗi lần gia nhân bưng trà lên, tách đựng trà thoạt đầu trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì những tách trà kia bỗng nhiên ngừng chuyển động, cứ như bị cái gì đó ngăn lại. Ma-ri-a nghĩ mãi mà vẫn không hiểu vì sao. Thế là cô lặng lẽ rời khỏi phòng khách. Cô bé vào bếp, lấy một bộ đồ trà ra và tự mình làm đi làm lại thí nghiệm. Cuối cùng cô cũng hiểu ra: Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ đứng yên. Lúc ấy, Ma- ri-a chợt thấy cha đang vào bếp. Cô liền nói với cha phát hiện của mình. Cha cô hết sức vui mừng. Ông nâng bổng cô con gái nhỏ lên vai, đi thẳng vào phòng khách, hân hoan nói: “ Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!” . Về sau, Ma-ri-a trở thành giáo sư của nhiều trường đại học danh tiếng ở Mỹ. Năm 1963, bà vinh dự được tặng Giải thưởng Nô-ben Vật lí. (Theo Gương hiếu học của 100 doanh nhân đoạt giải Nô-ben ) Câu 1: Câu trả lời Ma-ri-a tìm được sau khi làm thí nghiệm là gì ? (0,75 điểm) A. Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ chuyển động. B. Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ di chuyển. C. Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ đứng yên. D. Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ chạy. Câu 2: Em hãy tìm động từ cho câu văn sau: “Cô bé lấy một bộ đồ trà ra và tự mình làm thí nghiệm” ? (0,5 điểm) A. lấy và làm . B. lấy và ra. C. lấy D. làm Câu 3: Tìm trong bài đọc về địa điểm và dụng cụ làm thí nghiệm của Ma-ri-a ? (0,75 điểm) A. Địa điểm là bếp và dụng cụ là đĩa. B. Địa điểm là bếp và dụng cụ là mâm. C. Địa điểm là bếp và dụng cụ là ly. D. Địa điểm là bếp và dụng cụ là bộ đồ trà. Câu 4: Điều lạ mà cô bé Ma-ri-a quan sát được khi gia nhân bưng trà lên là gì ? ( 1 điểm) A. Tách trà có nước bỗng nhiên dừng chuyển động . B. Tách trà thoạt đầu trượt trong đĩa. C. Tách trà thoạt đầu trượt trong đĩa. Nhưng khi có nước có nước đổ ra tách trà bỗng nhiên ngừng chuyển động . D. Tách trà rơi xuống đất. Câu 5. Câu nói của người cha : “ Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!” thể hiện điều gì?. : (1 điểm)
  2. ĐỀ KT GIỮA KI I LOP4 – Năm học 2023-2024 GV khối 4- Trường TH&THCS Đông Lâm . Câu 6. Nêu cảm nghỉ của em về nhân vật Ma-ri-a:. (1 điểm) . Câu 7.Tìm trong bài đọc Nhà phát minh 6 tuổi những từ có chứa tiếng “gia” (1 điểm) Câu 8. Đặt một câu có từ “gia đình”(1 điểm) . B. Kiểm tra viết: (10 điểm) - Tập làm văn - Thời gian: 40 phút Em hãy viết bài văn kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc.
  3. ĐỀ KT GIỮA KI I LOP4 – Năm học 2023-2024 GV khối 4- Trường TH&THCS Đông Lâm Họ và tên: Lớp: . TIẾNG VIỆT 4- ĐỀ 5 Phần I: Đọc thầm câu chuyện sau: CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ". Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần chết rồi. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới (Sưu tầm) Câu 1 (M1) (0,5đ): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Có mấy hạt lúa được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau ? A. Một hạt lúa B. Hai hạt lúa C. Ba hạt lúa. Câu 2 (M1) (0,5đ): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Hai hạt lúa trong bài có đặc điểm như thế nào? A. Tốt, to khỏe và chắc mẩy. B.Tốt, xinh đẹp, vàng óng. C. Vàng óng, to khỏe và trĩu hạt. Câu 3 (M1) (0,5 đ)Nối ý cột A với đúng kết quả hai hạt lúa ở cột B . A B Hạt thứ nhất mọc lên thành cây lúa óng vàng, trĩu hạt. Hạt thứ hai héo khô, chết dần vì thiếu nước, ánh sáng. Câu 4 (M2) (0,5 đ):Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Hạt lúa thứ nhất có suy nghĩ và hành động như thế nào? A. Muốn được mang gieo xuống đất để phát triển thành cây lúa có nhiều hạt. B. Muốn cả thân mình phải nát tan trong đất để mang đến cho đời những hạt lúa mới. C. Muốn mãi mãi là hạt lúa đầy chất dinh dưỡng và lăn vào góc khuất để yên thân.
  4. ĐỀ KT GIỮA KI I LOP4 – Năm học 2023-2024 GV khối 4- Trường TH&THCS Đông Lâm Câu 5 (M2)(0,5 đ): Đúng ghi Đ, Sai ghi S thích hợp vào ô trống: Vì sao hạt lúa thứ hai lại mong muốn được gieo xuống đất? Vì hạt lúa thấy sung sướng khi bắt đầu một cuộc đời mới. Vì hạt lúa nghĩ rằng ở trong lòng đất sẽ được an toàn. Câu 6 (M2) (0,5 đ): Nối với ý trả lời đúng nhất: Can đảm, dám đương đầu với khó khăn thử thách thì sẽ thành công. Câu chuyện trên muốn nói với em Đối mặt với khó khăn, thử thách thì cuộc sống điều gì? không thể bình yên. Biết tránh khó khăn, thử thách thì cuộc sống sẽ luôn luôn bình yên. Phần 2: TỰ LUẬN: Câu 7(M2)(1 điểm): Sử dụng các động từ sau (ốm, khát, đau, mệt) để đặt câu phù hợp với tranh. . . Câu 8 (M2) (1điểm): Nhìn tranh, tìm động từ phù hợp với hoạt động được thể hiện trong tranh. Câu 9(M3)(1,0 điểm): Tìm và ghi lại các danh từ (DT), động từ (ĐT) có trong câu sau: Nó lại mang đến cuộc đời những hạt lúa mới. Câu 10 (M3)(1,0 điểm): Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn dưới đây: Chúng tôi đứng trên núi Chung. Nhìn sang trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xóa. Nhìn sang phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác Hồ. III/ TẬP LÀM VĂN: (10 điểm) Em hãy viết một bài văn thuật lại hoạt động trải nghiệm mà em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó.
  5. ĐỀ KT GIỮA KI I LOP4 – Năm học 2023-2024 GV khối 4- Trường TH&THCS Đông Lâm Họ và tên: Lớp: . TIẾNG VIỆT 4- ĐỀ 6 Phần I: Đọc thầm câu chuyện sau: TÌNH BẠN Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả. Mùa thu, hương rừng thơm phức hương quả chín. Ở trên một cây cao chót vót, Thỏ reo lên sung sướng: - Ôi chùm quả chín vàng mọng kìa, ngon quá! Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn bạn: - Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm. Nhưng Thỏ đã men ra. Nó cố với. Trượt chân, Thỏ ngã nhào. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ còn tay kia kịp với được một cành cây nhỏ nên cả hai bị treo lơ lửng trên không chứ không bị rơi xuống khe núi đầy đá nhọn. Cái cành cây cong gập hẳn lại. Sóc vẫn cố sức giữ chặt áo Thỏ. Tiếng răng rắc trên cành cây càng kêu to hơn. - Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy. Thỏ nói với Sóc rồi khóc òa. - Tớ không bỏ cậu đâu. Sóc cương quyết. Bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy nghe tiếng kêu cứu chạy tới. Bác vươn mình đưa chiếc vòi dài đỡ được cả hai xuống an toàn. Bác âu yếm khen: - Các cháu có một tình bạn thật đẹp. Câu 1 (0,5 điểm). Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng làm gì? A. Rủ nhau vào rừng hái hoa. B. Rủ nhau vào rừng hái quả. C. Rủ nhau vào rừng tìm bạn. Câu 2 (0,5 điểm). Khi Thỏ bị trượt chân ngã, Sóc đã làm gì? A. Vội vàng ngăn Thỏ. B. Túm lấy áo Thỏ và cương quyết không bỏ rơi bạn. C. Cùng với Thỏ túm lấy cành cây. Câu 3 (0,5 điểm). Khi Thỏ bị ngã nhào, Thỏ nói với Sóc câu gì? Hãy ghi lại câu nói đó:
  6. ĐỀ KT GIỮA KI I LOP4 – Năm học 2023-2024 GV khối 4- Trường TH&THCS Đông Lâm Câu 4 (0,5 điểm). Việc làm của Sóc nói lên điều gì? A. Sóc là người bạn rất khỏe. B. Sóc là người bạn chăm chỉ. C. Sóc là người sẵn sàng quên bản thân mình để cứu bạn. Câu 5 (1,0 điểm). Câu chuyện Tình bạn có nội dung là gì? Câu 6 (1,0 điểm). Xác định danh từ (DT), động từ (ĐT) dưới từ gạch chân trong câu sau: Thanh ngẩn ngơ nhìn vòm đa bên kia đường đang nảy lộc. Câu 7 (1,0 điểm). Tìm 5 danh từ chung theo mỗi yêu cầu sau: a. Trong mỗi từ đều có tiếng sông. b. Trong mỗi từ đều có tiếng mưa. Câu 8 (1,5 điểm). Cho đoạn văn sau: Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Em hãy tìm các động từ, danh từ có trong đoạn văn trên rồi điền vào bảng sau: Danh từ Động từ Câu 9 (0,5 điểm). Đặt một câu nói về một người bạn của em, trong đó có sử dụng 1 danh từ và 1 động từ. B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) Em hãy viết một bài văn thuật lại hoạt động ở địa phương em mà em có dịp tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó.
  7. ĐỀ KT GIỮA KI I LOP4 – Năm học 2023-2024 GV khối 4- Trường TH&THCS Đông Lâm