Bài tập môn Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tuần 32: Đoạn thẳng. Trung điểm của đoạn thẳng

docx 2 trang Thu Mai 04/03/2023 2840
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tuần 32: Đoạn thẳng. Trung điểm của đoạn thẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_mon_toan_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_32_doan_th.docx

Nội dung text: Bài tập môn Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tuần 32: Đoạn thẳng. Trung điểm của đoạn thẳng

  1. TUẦN 32: ĐOẠN THẲNG. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG Bài tập: Trên một đường thẳng hãy vẽ 3 điểm: A,B,C sao cho AB = 7cm , BC = 15cm,AC = 30cm . Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại. Bài 1: Trên tia Ox vẽ 2 đoạn thẳng OM và ON sao cho OM = 3 cm , ON = 6 cm a) Điểm M có nằm giữa hai điểm O và N không? Tại sao? b) Tính độ dài đoạn thẳng MN . c) Điểm M có là trung điểm của đoạn thẳng ON không? Tại sao? d) Lấy E là trung điểm của đoạn thẳng MN . Tính độ dài đoạn thẳng OE. Bài 2: Cho O là điểm thuộc đường thẳng xy . Trên tia Ox lần lượt lấy các điểm A; B và C sao cho OA = 3cm , OB = 8cm , OC = 6cm . a) Trong ba điểm O;B;A , điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? b) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OC không? Vì sao? c) Trên tia Oy lấy điểm D sao cho OD = 6cm . So sánh độ dài đoạn thẳng AD và OB . Tiết 2: Bài 1: Trên tia Ax lấy hai điểm B và C sao cho AB = 3cm , AC = 4cm . a. Tính độ dài đoạn BC . b. Vẽ tia Ay là tia đối của tia Ax , trên tia Ay lấy điểm D sao cho AD = 3cm . Tính BD và CD . Bài 2: Trên tia Ox lấy hai điểm sao cho OA = 2cm , OB = 6cm . a) Tính độ dài đoạn thẳng AB. b) Trên tia đối của tia Ox lấy điểm C sao cho OC = 3cm . Tính độ dài đọan thẳng AC. c) Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng OB. Điểm O có là trung điểm của đoạn thẳng CI không? Vì sao? Bài 3: Cho đoạn thẳng AB . Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và AM . Giả sử AN = 1,5cm. Tính AB . Tiết 3: Bài 1: Trên tia Ox, lấy hai điểm A và B sao cho OA = 2 cm , OB = 5 cm . a) Tính AB. b) Vẽ tia Oy là tia đối của tia Ox, trên tia Oy lấy điểm C sao cho OC = 1 cm . Tính AC. c) Điểm A có là trung điểm của BC không? Vì sao? Bài 2: Vẽ đoạn thẳng MN dài 8cm. Gọi R là trung điểm của MN. a) Tính MR,RN b) Lấy hai điểm P và Q trên đoạn thẳng MN sao cho MP = NQ = 3cm . Tính PR,QR c) Điểm R có là trung điểm của đoạn PQ không? Vì sao ? Bài 3: Cho đoạn thẳng MN = 8cm và điểm O nằm giữa hai điểm M và N . Gọi E là trung điểm của đoạn thẳng MO, F là trung điểm của đoạn thẳng ON . a) Tính độ dài đoạn thẳng EF . b) Cần thêm điều kiện gì để điểm O là trung điểm của đoạn thẳng EF ? Tại sao? BÀI TẬP VỀ NHÀ
  2. Bài 1: Trên tia Ox vẽ 3 đoạn thẳng OA, OB, OC sao cho OA = 3 cm , OB = 6 cm , OC = 4 cm . a) Vẽ hình đã cho. b) Trong 3 điểm O, A, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao? c) Tính AB. d) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao? e) Điểm C có là trung điểm của đoạn thẳng AB không? Vì sao? Bài 2: Trên tia Ox lấy 3 điểm A, B, C sao cho OA = 2cm , OB = 6cm ; OC = 8cm . a) Tính độ dài đoạn thẳng AB, BC. b) Điểm B có là trung điểm của đoạn thẳng AC không? Vì sao?