Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tập 1 (Có đáp án)

doc 240 trang Kiều Nga 05/07/2023 4190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tập 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_cuoi_tuan_mon_tieng_viet_lop_4_tap_1_co_dap_an.doc

Nội dung text: Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tập 1 (Có đáp án)

  1. Họ và tên: PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 1 I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn văn sau, khoanh vào câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: HOA TẶNG MẸ Một người đàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để mua hoa gửi tặng mẹ qua dịch vụ bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng hơn trăm km.Vừa bước ra khỏi ô tô anh thấy một cô bé đầm đìa nước mắt đang lặng lẽ khóc bên vỉa hè. Anh đến gần hỏi cô bé vì sao cô khóc.Cô bé nức nở: - Cháu muốn mua tặng mẹ cháu một bông hồng. Nhưng cháu chỉ có 75 xu mà giá một bông hồng những 2 đôla. Người đàn ông mỉm cười: - Đừng khóc nữa! Chú sẽ mua cho cháu một bông. Người đàn ông cẩn thận chọn mua một bông hồng cho cô bé và đặt một bó hồng gửi tặng mẹ qua dịch vụ. Xong anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Cô bé cảm ơn, rồi chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một ngôi mộ mới đắp . Cô bé chỉ ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong cô bé nhẹ nhàng đặt bông hồng lên mộ mẹ. Ngay sau đó, người đàn ông vội vã quay lại cửa hàng hoa. Anh hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Anh lái xe một mạch về nhà mẹ để trao tận tay bà bó hoa. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng: Câu 1: Câu chuyện kể về lời nói, suy nghĩ, hành động của những nhân vật nào? A. Người đàn ông, mẹ của ông ta, cô bé. B. Người đàn ông, cô bé. C. Người đàn ông, cô bé và mẹ của cô. Câu 2: Người đàn ông dừng xe định làm gì? A. Mua hoa gửi tặng mẹ qua dịch vụ bưu điện . B. Mua hoa đem tặng mẹ mình . C. Hỏi han cô bé đang khóc Câu 3: Người đàn ông đã làm gì giúp cô bé? A. Mua cho cô một bông hồng để cô tặng mẹ. B. Chở cô bé đến chỗ cô sẽ tặng hoa cho mẹ. C. Cả 2 việc trên. Câu 4: Vì sao cô bé lại đem hoa ra ngôi mộ ở nghĩa trang để tặng mẹ? A. Vì mẹ cô đã mất, ngôi mộ như là nhà của bà. B. Vì cô rất yêu mẹ. C. Vì cả 2 lí do trên. Tiếng Việt 4-1 Page 1
  2. Câu 5: Vì sao người đàn ông quyết định không gửi hoa tặng mẹ qua dịch vụ bưu điện nữa? A. Vì ông không muốn gửi hoa tươi qua dịch vụ bưu điện. B. Vì ông muốn thăm mẹ. C. Vì qua việc làm của cô bé, ông cảm động và thấy cần phải tự trao bó hoa tặng mẹ. Câu 6: Em thích nhận vật nào nhất? Vì sao? II. CHÍNH TẢ - LUYỆN TỪ VÀ CÂU- TẬP LÀM VĂN: Bài 1: Tìm thêm một tiếng để tạo từ chứa các tiếng có cùng âm đầu l hoặc n: Lũ lúc nước nao lo náo Nặng lỉu lo Bài 2: Lập mô hình cấu tạo cho các tiếng sau: Ta, quà, oan,ưa,đầm, sen, huyền Bài 3: Âm đầu của các tiếng được ghi bằng chữ in đậm dưới đây là âm gì? Làm gì, giữ gìn, giặc giã,giết giặc, tháng giêng, gia đình,giếng khơi. Bài 4: Tìm từ cùng nghĩa và từ trái nghĩa với những từ sau: Dũng cảm, cần cù, giản dị, thông minh Bài 5: Điền dấu chấm, dấu phẩy vào vị trí thích hợp. Sắp nở nụ mai mới phô vàng khi nở cánh hoa mai xòe ra mịn màng như lụa những cánh hoa ánh lên một sắc vàng muốt mượt mà một mùi hương thơm lựng như nếp hương ngọt ngào bay ra Bài 6: Đọc dòng thơ cuối trong khổ thơ sau: Vườn em có một luống khoai Có hàng chuối mật với hai luống cà Em trồng thêm một cây na Lá xanh vẫy gió như là gọi chim. ( Vườn em / Trần Đăng Khoa) Dòng cuối có những hình ảnh sinh động. Theo em bằng cách nào nhà thơ đã tạo nên được những hình ảnh sinh động ấy? Bài 7: Cho tình huống sau: Trên đường đi học về, Tuấn và các bạn suýt ngã vì vấp phải mấy hòn đá khá to nằm ở lòng đường. Em hãy hình dung sự việc và kể tiếp câu chuyện theo hai hướng sau: A, Tuấn và các bạn chuyển những hòn đá vào lề đường. B,Tuấn và các bạn chỉ nhìn rồi bỏ đi. Tiếng Việt 4-1 Page 2
  3. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI I. ĐỌC HIỂU CÂU 1 2 3 4 5 ĐÁP ÁN B A C C C Câu 6: HS nêu được nhân vật mình thích và giải thích được lí do: - Em thích em bé trong câu chyện trên vì đó là một người con rất hiếu thảo - Em thích em bé trong câu chyện trên vì đó là một người có tấm lòng nhân hậu và biết quan tâm đến người khác II. CHÍNH TẢ - LUYỆN TỪ VÀ CÂU- TẬP LÀM VĂN: Bài 1: Tìm thêm một tiếng để tạo từ chứa các tiếng có cùng âm đầu l hoặc n: Lũ lượt lúc lắc nước lũ nôn nao lo lắng náo nức Nặng nề lúc lỉu líu lo Bài 2: Lập mô hình cấu tạo cho các tiếng Ta, quà, oan,ưa,đầm, sen, huyền Tiếng Âm đầu Vần Thanh Ta T a ngang Quà Qu a huyền Oan oan ngang Ưa ưa ngang Đầm Đ âm huyền Sen S en ngang Huyền H uyên huyền Bài 3: Âm đầu của các tiếng được ghi bằng chữ in đậm Làm gì, giữ gìn, giặc giã,giết giặc, tháng giêng, gia đình,giếng khơi. Là âm “dờ” . Nó được ghi bằng “gi” đọc là “di” Bài 4: Tìm từ cùng nghĩa và từ trái nghĩa với những từ sau: Dũng cảm, cần cù, giản dị, thông minh Từ Từ cùng nghĩa Từ trái nghĩa Dũng cảm Gan dạ, gan góc, can Hèn nhát, hèn hạ, đớn đảm, hèn, Cần cù Chịu khó, siêng năng, Lười biếng, biếng nhác, chăm chỉ, lười nhác, Giản dị Đơn giản, lập dị, Cầu kì, màu mè, Thông minh Giỏi giang, sáng tạo, Ngu dốt, đần độn, ngu nhanh trí, đần, Bài 5: Điền dấu chấm, dấu phẩy vào vị trí thích hợp. Tiếng Việt 4-1 Page 3
  4. Sắp nở nụ mai mới phô vàng. Khi nở, cánh hoa mai xòe ra mịn màng như lụa. Những cánh hoa ánh lên một sắc vàng muốt, mượt mà. Một mùi hương thơm lựng như nếp hương ngọt ngào bay ra. Bài 6: Dòng cuối có hình ảnh : Lá xanh vẫy gió như là gọi chim. Là hình ảnh rất sinh động. Bằng biện pháp nghệ thuật nhân hóa “ Lá xanh vẫy gió” và so sánh “ như là gọi chim” người đọc như tưởng tượng ra được hình ảnh những cánh tay nhỏ xíu của các bạn nhỏ đang giơ lên nền trời xanh thẳm và thỏa thích vui đuà cùng chị gió. Những cánh tay ấy cũng như đang mời gọi các chú chim đến góp vui cho khu vườn nho nhỏ. Phải là người có sự quan sát rất tỉ mỉ và tinh tế tác giả mới tạo nên được những hình ảnh xinh động như vậy. Bài 7: Hs có thể chọn 1 trong 2 cách phát triển câu chuyện. Yêu cầu: Bài viết phải đủ cấu trúc 3 phần của 1 bài văn kể chuyện. Có mở bài, thân bài và kết bài. Phần mở bài cần giới thiệu được hoàn cảnh xảy ra câu chuyện Phần thân bài cần nêu được diễn biến câu chuyện một cách logic, hợp lý. Phần kết bài nêu được kết thúc của câu chuyện và bài học kinh nghiệm rút ra Bài mẫu: Buổi học thứ 6 hôm đó trên đường đi học về Tuấn và các bạn đang trò chuyện rất vui vẻ vì mai là được nghỉ. Các bạn đang rủ nhau sáng mai ra sân vận động đá bóng. Bỗng “ úi” người Tuấn lao về phía trước. Rất may là Tuấn đã kịp bấu vào tay bạn Nam không thì hôm đó mặt Tuấn đã chạm xuống lòng đường. Tuấn bực mình hét lớn: - Có việc gì thế này ? Các bạn đi phía trước thấy Tuấn la vậy cũng quay lại hỏi han. Rồi các bạn nhìn thấy có mấy hòn đá rất to đang nằm ở lòng đường. Tiếng Việt 4-1 Page 4
  5. Khang nói: - Sao lại có mấy hòn đá to như vậy nằm trên lòng đường chứ ? Mọi khi bọn mình có thấy gì đâu? Hoàng tiếp lời: - Ừ nhỉ. Lạ thật đấy ! Tuấn vẫn chưa bình tĩnh trở lại sau cú vấp liền lên tiếng: - Hay là ai cố ý để đây để hãm hại bọn mình ? Thấy Tuấn nói vậy Hoàng và Nam cũng đồng thanh: - Có lẽ là như vậy thật. Khang từ tốn nói: - Theo phán đoán của mình thì không phải như vậy đâu các bạn ạ. Có lẽ đó là do xe chở đất làm rơi thôi. Các cậu nhìn xem có một ít đấy đỏ vương ở đằng kia nữa kìa. Ba bạn gật gù đồng ý. “ Cậu thật không hổ danh là thám tử” - Tuấn nói. Các bác chở đất vô ý quá. Nhỡ hòn đá to này mà rơi vào người đi đường thì có phải rất nguy hiểm không nhỉ các ban? – Khang từ tốn giải thích. Hoàng tiếp lời: “Cậu nói đúng đấy Khang ạ.” May mà cậu không sao. Thôi chúng mình về đi để sáng mai còn ra sân đá bóng - Nam nói. Các bạn nhỏ đang chuẩn bị bước đi bỗng Tuấn lên tiếng: “ Các bạn ơi tớ có ý này” - Để mấy hòn đá ở đây sẽ gây nguy hiểm cho người đi đường.Hay mình chuyển chúng vào một xó trên lề đường, chỗ bãi đất trống đi ? Các bạn thấy sao? Thế là mấy bạn nhỏ cùng xúm lại khiêng những hòn đá bỏ đi. Xong việc các bạn lại tiếp tục vừa đi vừa bàn luận vui vẻ vể việc đá bóng ngày mai. Qua câu chuyện trên em thấy rằng Tuấn và các bạn đã có hành động đúng để bảo đảm an toàn cho người đi đường. Em sẽ học tập và rèn thói quen tốt như các bạn. Tiếng Việt 4-1 Page 5
  6. Họ và tên: . Lớp: 4 . Điểm PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 2 – MÔN TIẾNG VIỆT I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn văn sau, khoanh vào câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: BA ANH EM Nghỉ hè, Ni – ki – ta, Gô – sa và Chi – ôm – ca về thăm bà ngoại. Ăn cơm xong, Ni – ki – ta chạy vội ra ngõ, hòa vào đám trẻ láng giềng đang nô đùa. Gô – sa thấy nhiều mẩu bánh mì vụn rơi trên bàn, liếc nhìn bà rồi nhanh tay phủi xuống đất, hối hả chạy theo anh. Còn Chi – ôm – ca ở lại giúp bà lau bàn, nhặt hết mẩu bánh mì vụn đem cho bầy chim gù bên cửa sổ. Buổi tối, ba anh em quây quần bên bà, bà nói: - Ba cháu là ba anh em ruột mà chẳng giống nhau. Ni – ki – ta thắc mắc: - Bà ơi, ai cũng bảo anh em cháu giống nhau như những giọt nước cơ mà? Bà mỉm cười : - Bà nói về tính nết các cháu cơ.Ni – ki – ta thì chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình,ăn xong là chạy tót đi chơi. Gô – sa hơi láu, lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất. Chi – ôm – ca bé nhất lại biết giúp bà. Em nó còn biết nghĩ đến cả những con chim bồ câu nữa. Những con bồ câu cũng cần ăn chứ nhỉ ? Dựa theo nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng: Câu 1: Câu chuyện kể về lời nói, suy nghĩ, hành động của những nhân vật nào? A. Ni – ki – ta, Gô – sa và bà. B. Ni – ki – ta, Gô – sa , Chi – ôm – ca và chim bồ câu. C. Ni – ki – ta, Gô – sa , Chi – ôm – ca và bà. Câu 2: Vì sao ăn cơm xong,Ni – ki – ta lại chạy vội ra ngõ? A. Vì Ni – ki – ta không thích làm việc dọn dẹp bát đĩa. B. Vì Ni – ki – ta thích đi chơi cùng các bạn . C. Vì Ni – ki – ta chỉ nghĩ đến mình và làm theo ý thích của mình. Câu 3: Vì sao Gô– sa liếc nhìn bà rồi mới nhanh tay phủi những mẩu bánh vụn xuống đất ? A. Vì Gô – sa biết rằng không nên làm như vậy. B. Vì Gô – sa sợ bà thấy sẽ mắng. C. Vì cả 2 lí do nêu trên. Câu 4: Vì sao Chi – ôm – ca ở lại giúp bà dọn dẹp? A. Vì Chi – ôm – ca biết quan tâm, giúp đỡ bà. B. Vì Chi – ôm – ca thích làm việc. C. Vì Chi – ôm – ca bé nhất. Câu 5: Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện? A. Cần quan tâm , giúp đỡ mọi người xung quanh ta và quan tâm, chăm sóc những con vật. B. Cần quan tâm , giúp đỡ người thân và mọi người. Tiếng Việt 4-1 Page 6
  7. C. Cần quan tâm , chăm sóc chim bồ câu và các con vật mình yêu thích. Câu 6: Em thích nhận vật nào nhất? Vì sao? II. CHÍNH TẢ - LUYỆN TỪ VÀ CÂU- TẬP LÀM VĂN: Bài 1: Điền vào chỗ trống s hay x? áng nay em dậy ớm, ửa oạn ách vở, em lại bài một lượt rồi ang nhà bạn Nam rủ bạn đi học.Trường em không a, ây bằng gạch, ân bằng i măng. Ngoài ân có cây oài. Học sinh úm quanh cô giáo. Tiếng kẻng vang lên. Chúng em ách cặp, ếp hàng vào lớp. Bài 2: Tìm từ có tiếng Nhân điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp. a. Nhà tình thương đã mở rộng vòng tay . Đón nhận những trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn. b. Hội đã lập quỹ để giúp đỡ những người gặp khó khăn. c. Chị ấy là một phụ nữ rất Bài 3: Dấu hai chấm có tác dụng gì?Nêu tác dụng của dấu hai chấm được sử dụng trong những trường hợp sau: a. Tôi đang đứng trên mũi thuyền bỗng có tiếng gọi: - Mau ra coi , An ơi! Gần tới sân chim rồi. b. Trong cái vườn này hoa cũng đủ loại:hồng, cúc, đỗ quyên, c. Mặt biển sáng hẳn ra: trăng đã lên rồi. d.Bà lão cười hiền hậu: - Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà.Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi. Bài 4: Em hiểu như thế nào về nội dung 2 câu thơ cuối trong đoạn thơ sau: Đời cha ông với đời tôi Như con sông với chân trời đã xa Chỉ còn truyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình. ( Truyện cổ nước mình – Lâm Thị Mỹ Dạ) Bài 5: Em đã từng giúp đỡ bạn bè( Hoặc người thân trong gia đình) một việc, dù rất nhỏ. Hãy kể lại câu chuyện đó và nêu cảm nghĩ của em? Tiếng Việt 4-1 Page 7
  8. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI I. ĐỌC HIỂU CÂU 1 2 3 4 5 ĐÁP ÁN C C B A A Câu 6: HS nêu được nhân vật mình thích và giải thích được lí do: - Em thích nhân vật Chi – ôm – ca trong câu chyện trên vì đó là một em bé biết quan tâm đến mọi người và có tấm lòng nhân hậu. - Em thích nhân vật Gô– sa trong câu chyện trên vì đó là một em bé rất thông minh và lém lỉnh. II. CHÍNH TẢ - LUYỆN TỪ VÀ CÂU- TẬP LÀM VĂN: Bài 1: Điền vào chỗ trống s hay x? Sáng nay em dậy sớm, sửa soạn sách vở,xem lại bài một lượt rồi sang nhà bạn Nam rủ bạn đi học.Trường em không xa, xây bằng gạch, sân bằng xi măng. Ngoài sân có cây xoài. Học sinh xúm quanh cô giáo. Tiếng kẻng vang lên. Chúng em sách cặp, xếp hàng vào lớp. Bài 2: Tìm từ có tiếng Nhân điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp. a. Nhà tình thương đã mở rộng vòng tay nhân ái đón nhận những trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn. b. Hội đã lập quỹ nhân đạo để giúp đỡ những người gặp khó khăn. c. Chị ấy là một phụ nữ rất nhân hậu. Bài 3: a. Tác dụng của dấu 2 chấm: – Dấu 2 chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật ( Dấu 2 chấm thường được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng) – Dấu 2 chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. – Dấu 2 chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là phần liệt kê. b. Tác dụng của dấu 2 chấm trong từng trường hợp: Câu a: Dấu 2 chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật Câu b: Dấu 2 chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là phần liệt kê. Câu c: Dấu 2 chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. Câu d: Dấu 2 chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật Bài 4:Qua 2 câu thơ: Chỉ còn truyện cổ thiết tha/Cho tôi nhận mặt ông cha của mình tác giả muốn diễn đạt ý: Từ xưa đến nay, từ quá khứ đến hiện tại là một khoảng cách thời gian dài dằng dặc. Các truyện cổ dân gian thực sự là cái cầu nối quá khứ và hiện tại. Qua truyện cổ, người đọc thời nay hiểu được cha ông ngày xưa, cụ thể hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức của cha ông ngày xưa. Hình ảnh của cha ông ngày xưa in dấu khá rõ trong các truyện cổ dân gian. Vì vậy, có thể nói Truyện cổ đã C chúng ta nhận biết được gương mặt của cha ông ngày xưa. Tiếng Việt 4-1 Page 8
  9. Bài 5: Yêu cầu viết thành bài văn kể chuyện có cấu trúc đủ 3 phần Mở bài:Giới thiệu hoàn cảnh, nhân vật trước khi xảy ra câu chuyện: Câu chuyện xảy ra ở đâu hoặc diễn ra trong hoàn cảnh nào? Sự việc chuẩn bị Chuyện cho câu chuyện bắt đầu là gì? kể về một việc làm tốt Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện từ lúc mở đầu đến lúc kết thúc: - Sự việc mở đầu cho câu chuyện là gì? - Những sự việc tiếp theo lần lượt diễn ra như thế nào? kể rõ từng hành động, chi tiết cụ thể của việc làm giúp đỡ bạn hay người thân của em: làm việc gì, làm như thế nào? nêu rõ thái độ,hành động của nhân vật khác trước việc làm của em - Sự việc kết thúc ra sao? Kết bài: Nêu cảm nghĩ về việc làm của mình Bài mẫu : Một buổi sáng, tôi cùng bạn bè đang vui chơi trước nhà thì một đám mây đen kéo đến. Tất cả chúng tôi chạy vội về nhà mình. Phút chốc, cơn mưa rào ập tới. Ngồi trong nhà ấm áp,nhìn ra ngoài mưa rơi lạnh buốt, tôi chợt nhớ ra một điều : sáng nay chị tôi đi học không mang áo mưa. Giờ này cũng là lúc tan đến nơi.Tôi vội đội nón,khoác tấm ni lông , tay cầm áo mưa, chạy vội đến trường chị. Vừa vặn lớp chị tôi đang cho học sinh ra. Thấy tôi, chị tôi mừng quýnh, cầm áo mưa mặc vào người và cảm ơn tôi rối rít. hai chị em tôi ra về dưới trời mưa xối xả. Chân chúng tôi bấm chặt xuống đất cho đỡ trơn. Gió thổi mạnh từng cơn như muốn giằng chiếc nón tôi đội trên đầu. Những giọt mưa gõ lộp bộp xuống nón tôi nghe rất vui tai Về đến nhà trong lòng tôi rất vui sướng vì đã giúp đỡ được chị của mình.Câu chuyện xảy ra đã lâu rồi nhưng đến nay tôi còn nhớ mãi vì đó là một kỉ niệm đẹp của chị em chúng tôi. Tiếng Việt 4-1 Page 9
  10. Họ và tên: . Lớp: 4 . PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 3– MÔN TIẾNG VIỆT Điểm I. ĐỌC HIỂU TẤM LÒNG THẦM LẶNG Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi: –Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không? – Chắc chắn là muốn ạ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế ? Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ. Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy. –Chào chị! Bố tôi lên tiếng trước .– Chị có phải là mẹ của cháu Giêm–mi không? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm – mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường. –Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả.–Mẹ Giêm– mi nghi ngờ nói. Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng hai người cũng đồng ý cho Giêm – mi phẫu thuật. Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân của Giêm – mi đã khỏe mạnh và lành lặn trở lại. Giêm mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu. Về sau, cậu bé Giêm – mi may mắn trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm – mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi: “ Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài”. ( Bích Thủy) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Cậu bé trong câu chuyện gặp điều không may gì? a. Bị tật ở chân. b. Bị ốm nặng. c. Bị khiếm thị. Tiếng Việt 4-1 Page 10
  11. 2. Ông chủ đã làm gì cho cậu bé? a. Cho cậu một số tiền lớn để cậu có vốn làm ăn, buôn bán. b. Đến nhà chữa bệnh cho cậu. c. Cho người lái xe riêng đến nhà thuyết phục cha mẹ cậu và đưa cậu bé đi chữa bệnh. 3. Tại sao ông chủ lại bảo người lái xe của mình làm việc đó? a.Vì ông không có thời gian. b.Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình. c. Vì ông ngại xuất hiện. 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Hãy giúp đỡ người khác một cách thầm lặng mà không cần đòi hỏi phải được cảm ơn. b.Hãy giúp đỡ người khác nếu mình giàu có. c. Hãy giúp đỡ trẻ em nghèo, bệnh tật. II.LUYỆN TỪ VÀ CÂU – TẬP LÀM VĂN Bài 1: Tìm – 5 từ láy chứa tiếng có ch – 5 từ láy chứa tiếng có tr Bài 2: Dùng gạch chéo(/) tách các từ trong 2 câu sau: Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm( ) Cứ chốc chôc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa hai chân lên vuốt râu. Bài 3. a. Phân biệt nghĩa của 2 từ : đoàn kết, câu kết. b. Đặt câu với mỗi từ ở trên. Bài 4: Khoanh tròn vào chữ cái trước các thành ngữ không nói về lòng nhân hậu , đoàn kết. a. Môi hở răng lạnh. b.Thương người như thể thương thân. c.Cháy nhà ra mặt chuột d. Máu chảy ruột mềm e. Lá lành đùm lá rách . g. Đèn nhà ai nhà đấy rạng. h. Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. Bài 5: Đọc đoạn truyện sau: Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì. Người ăn xin vẫn đợi tôi.Tay vẫn chìa ra , run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia: – Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. Hành động và lời nói ân cần của nhân vật “ tôi” với ông lão người ăn xin cho em hiểu điều gì về nhân vật này? Bài 6: Một bức thư thường gồm những nội dung gì? Em hãy viết một bức thư ngắn để thăm hỏi và chúc mừng thầy ( cô) giáo cũ của em nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20–11. Tiếng Việt 4-1 Page 11
  12. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI I. ĐỌC HIỂU Câu 1 2 3 4 Đáp án a c b a II.LUYỆN TỪ VÀ CÂU – TẬP LÀM VĂN Bài 1: Tìm – 5 từ láy chứa tiếng có ch: chang chang, chập chờn, chói chang, chan chứa, chắc chắn, chằm chằm, chằng chịt, chặt chẽ, – 5 từ láy chứa tiếng có tr: Tròn trịa, Trắng trẻo, trơ trẽn, trùng trục, tráo trở, tròng trành, Bài 2: Dùng gạch chéo(/) tách các từ trong 2 câu sau: Bởi/ tôi/ ăn uống/ điều độ/ và/ làm việc/ có /chừng mực /nên /tôi/ chóng/ lớn/ lắm/( ) Cứ/ chốc chôc /tôi/ lại /trịnh trọng/ và /khoan thai/ đưa/ hai /chân /lên /vuốt/ râu. Bài 3. a. Phân biệt nghĩa của 2 từ : đoàn kết, câu kết. – Đoàn kết: Hợp tác với nhau để cùng làm một việc gì đó( thường là việc tốt , chính nghĩa) – Câu kết: Hợp tác với nhau hòng mưu hại người khác. b. Đặt câu . – Nhân dân ta đoàn kết chống giặc ngoại xâm. – Các thế lực thù địch đang câu kết với bọn phản động để phá hoại đất nước. Bài 4: Đáp án c,g Bài 5: Hành động và lời nói ân cần của nhân vật “ tôi” với ông lão người ăn xin cho thấy nhân vật tôi là một người rất thương người, có lòng nhân hậu và biết đồng cảm với nỗi đau của người khác. Bài 6: Một bức thư thường gồm những nội dung sau: 1. Phần đầu thư: – Địa điểm và thời gian viết thư. – Lời thưa gửi 2. Phần chính: – Nêu mục đích, lí do viết thư. – Thăm hỏi tình hình của người nhận thư. – Thông báo tình hình của người viết thư. – Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư. 3. Phần cuối thư. – Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn. – Chữ kí và tên hoặc họ, tên. Bài văn viết đúng thể loại văn viết thư, cấu trúc đủ 3 phần và có từng phần được thể hiện rõ rệt. Nội dung đúng yêu cầu thăm hỏi và chúc mừng thầy cô giáo nhân ngày 20/11 đồng thời thể hiện được tình cảm và cảm xúc của người viết đối với thầy ( cô) đã dạy mình. Tiếng Việt 4-1 Page 12
  13. Bài mẫu 1 : Đà Nẵng, ngày 20 tháng 11 năm 2019 Cô Dung kính mến! Đã lâu không có dịp đến thăm cô, hôm nay nhân ngày 20 tháng 11, em viết thư gửi thăm cô. Thưa cô, dạo này cô có khỏe không? Cô đang dạy lớp mấy? Học trò của cô có ngoan không? Năm nay em đang học lớp Bốn, em luôn nhớ lời cô dạy bảo nên tháng nào em cũng được xếp vào bảng danh dự. Ba mẹ em rất vui và em nghĩ cô cũng hài lòng khi biết tin này. Cô kính mến! Hình ảnh cô em không bao giờ quên được. Ngay từ buổi đầu tiên bước chân vào lớp Một, khi mẹ đưa em tới trường, lạ bạn, lạ thầy, ngồi trong lớp một mình, nước mắt em như muốn trào ra. Bỗng cô xuất hiện nhẹ nhàng ngồi cạnh em dỗ dành và đưa em xem những tranh vẽ lớp Một. Cô bày cả lớp hát và chơi trò chơi. Từ đó bạn nào cũng thích học. Em nhớ có lần đến lớp, cô bị cảm, mặt đỏ bừng mà vẫn cố gắng giảng bài cho chúng em. Không hiểu chứng nhức đầu của cô có thuyên giảm chút nào không? Bé Lan, con cô chắc năm nay đã vào mẫu giáo rồi, cô nhỉ? Mỗi lần lười học, nhớ đến những lời khuyên của cô, em vội ngồi vào bàn học bài, làm bài. Hình ảnh cô, giọng nói, cử chỉ dịu dàng làm cho em thích thú và nhớ mãi. Thôi thư đã dài, em xin ngừng bút. Em chúc cô và gia đình sức khỏe. Em xin hứa sẽ là một học sinh giỏi và đứa con ngoan để cô vui lòng. Học sinh của cô Nguyễn Vĩnh Anh Bài mẫu 2 : Pleiku, ngày tháng năm Cô Thanh kính mến! Con tên là Nguyễn Ngọc Anh, học sinh lớp 4B. Cô vẫn còn nhớ con chứ? Năm nay con đã lên lớp 4 rồi cô ạ! Nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 con viết bức thư này để hỏi thăm sức khoẻ của cô và chúc mừng cô nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam. Cô vẫn khoẻ chứ? Sức khoẻ của gia đình cô như thế nào? Con vẫn khoẻ. Con vẫn nhớ những ngày cô dạy chúng con những bài toán nâng cao. Những bài nào khó cô đã giảng kĩ chúng con. Nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam con xin chúc cô mạnh khoẻ và dạy thật tốt. Thư đã dài rồi con xin dừng bút tại đây. Chúc cô mạnh khoẻ và nhiều niền vui trong cuộc sống. Học sinh cũ của cô Nguyễn Ngọc Anh 4B Tiếng Việt 4-1 Page 13
  14. Họ và tên: . Lớp: 4 . PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 4– MÔN TIẾNG VIỆT Điểm I. ĐỌC HIỂU BÀI VĂN BỊ ĐIỂM KHÔNG Ba đã bao giờ thấy một bài văn bị điểm không chưa ba? Tôi ngạc nhiên: "Đề bài khó lắm sao?" - Không. Cô chỉ yêu cầu "Tả bố em đang đọc báo." Có đứa bạn con bảo ba nó không đọc báo nhưng rồi nó bịa ra, cũng được 6 điểm. Tôi thở dài: - Còn đứa bị điểm không, nó tả thế nào? - Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho cô. Hôm trả bài, cô giận lắm. Cô hỏi: "Sao trò không chịu làm bài?". Nó cứ làm thinh. Mãi sau nó mới bảo: "Thưa cô, con không có ba". Nghe nó nói, cô con sững người. Té ra ba nó hi sinh từ lúc nó mới sanh. Cô mới nhận lớp nên không biết, ba ạ. Cả lớp con ai cũng thấy buồn. Lúc ra về, có đứa hỏi: "Sao mày không tả ba đứa khác?" Nó chỉ cúi đầu, hai giọt nước mắt chảy dài xuống má. Chuyện về cậu học sinh có bài văn bị điểm không đã để lại trong tôi một nỗi đau, nhưng cũng để lại một bài học về lòng trung thực ( Nguyễn Quang Sáng, theo Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục, 2006) Dựa theo bài đọc, trả lời những câu hỏi sau: Câu 1: Đề bài văn cô giáo yêu cầu tả ai?Viết câu trả lời vào chỗ trống: . Câu 2:Vì sao bài văn của cậu học trò trong câu chuyện lại bị điểm không? Chọn ý đúng: a. Vì cậu học trò không chịu làm bài, nộp giấy trắng. b.Vì đề bài quá khó, cậu học trò không làm được. c. Vì cậu học trò không còn ba, cậu không muốn bịa ra, không muốn nói sai sự thật. Câu 3: Vì sao cả lớp ai cũng thấy buồn. a. Vì bạn mình có bài văn bị điểm không, ảnh hưởng đến thi đua của lớp. b. Vì thương cảm với hoàn cảnh của bạn. c. Vì thấy bạn không chịu tả ba của đứa khác để lấy điểm Câu 4: Từ “ sững” trong câu Nghe nó nói, cô con sững người có nghĩa là: a. Dừng lại một cách đột ngột vì bất ngờ. b. Ngạc nhiên và xúc động. Tiếng Việt 4-1 Page 14
  15. c. Cả 2 ý nêu trên. Câu 5: Ý nghĩa câu chuyện là gì? a. Câu chuyện là bài học về lòng trung thực b. Câu chuyện là bài học về lòng trung thực và tình cảm cha con. c. Câu chuyện là bài học về tình cảm giữa các bạn trong lớp. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU, TẬP LÀM VĂN Bài 1 : Điền vào chỗ trống r/d/gi : ung inh ộn ã au iếp a iết áo ục ục ã ùng ằng ấu iếm õ àng Bài 2: Tìm 3 từ ghép, 3 từ láy a. Chứa tiếng sáng b. Chứa tiếng mờ c. Chứa tiếng trắng Bài 3: Gạch bỏ từ không cùng nhóm với những từ còn lại trong nhóm từ sau: a. nắng nôi, nóng nảy, nứt nẻ, nồng nàn,nơm nớp b.lạnh lẽo, lạnh lùng, lành lạnh, lạnh tanh, lành lặn c.đi đứng, tóc tai, mặt mũi, đứng đắn, rổ rá d. lạnh toát, lạnh lẽo,lạnh giá, lạnh nhạt e.ngay thẳng, ngay ngắn, ngay thật, chân thật g.thật lòng, thật thà, thành thật, chân thật. Bài 4: Dùng một từ láy thay cho từ gạch chân dưới đây để câu văn sau thêm sinh động. Chép lại các câu văn sau khi đã thêm từ. a. Gió thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh. b.Mưa kéo dài suốt ngày đêm, mưa làm tối mặt mũi. Bài 5: Đọc đoạn thơ sau: Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con Đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp? Những hình ảnh đó gợi cho em nghĩ gì về con người Việt Nam? Bài 6: Hãy viết thư cho bạn kể lại một câu chuyện nói về công ơn của cha mẹ đối với em đúng như ý nghĩa của câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Tiếng Việt 4-1 Page 15
  16. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI I. ĐỌC HIỂU Câu 1: Cô giáo yêu cầu "Tả bố em đang đọc báo. Câu 2 3 4 5 Đáp án c b c a Bài 1 :2đ Điền vào chỗ trống r/d/gi : rung rinh rộn rã rau diếp da diết giáo giục giục giã dùng dằng dấu diếm rõ ràng Bài 2: 1,5đ Tìm 3 từ ghép, 3 từ láy Từ ghép Từ láy a. Chứa tiếng sáng Sáng trong, sáng tỏ, sáng Sang sáng, sáng sủa, sáng choang, láng, sáng suốt, b. Chứa tiếng mờ Mờ nhạt, phai mờ, mờ Mờ mờ, mờ mịt, mập mờ, tối, lờ mờ, c. Chứa tiếng trắng Trắng trong, trắng sáng, Trăng trắng, trắng trẻo, trắng bóng, trắng trắng, Bài 3:1,5đ Gạch bỏ từ không cùng nhóm với những từ còn lại trong nhóm từ sau: a.nứt nẻ b.lạnh tanh c. đứng đắn d. lạnh lẽo e.ngay ngắn g.thật thà Bài 4: 1đ Dùng một từ láy thay cho từ gạch chân dưới đây để câu văn sau thêm sinh động. Chép lại các câu văn sau khi đã thêm từ. a. Gió thổi ào ào, lá cây rơi lả tả, từng đàn cò bay vun vút. b.Mưa rả rích suốt ngày đêm, mưa tối tăm mặt mũi. Bài 4: 1,5đ Đoạn thơ có những hình ảnh đẹp: 1.Nòi tre đâu chịu mọc cong/ Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường là hình ảnh đẹp. Thông qua đó tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý của con người Việt Nam.Hình ảnh đó gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang, ngay thẳng, kiên cường, bất khuất trước mọi nguy nan của dân tộc Việt Nam. 2. Hình ảnh : “Lưng trần phơi nắng phơi sương/Có manh áo cộc tre nhường cho con” nói lên sự dãi đầu chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống, biết yêu thương, nhường nhịn, che chở con của cây tre. Qua đó, tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý, truyedenf thống đáng tự hào của con người Việt Nam đó là truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc Việt Nam. Bài 5: 2,5đ Bài viết đúng thể loại Văn viết thư Tiếng Việt 4-1 Page 16
  17. Có đủ các phần quy định của 1 bức thư.Nội dung bức thư thể kể được 1 việc làm thể hiện sự hy sinh của bố mẹ đối với mình như chăm sóc mình khi mình bị ốm, bố( mẹ) đã động viên, lo lắng, an ủi cho mình ra sao khi mình tham dự 1 cuộc thi hoặc khi mình vấp ngã hay phạm lỗi gì đó, Nội dung bài viết thể hiện được sự bao dung, độ lượng, những hy sinh to lớn của bố mẹ với mình Bài mẫu 1: . ngày . tháng năm Lan thân mến! Vậy là đã được ba tháng rồi kể từ ngày bạn chuyển trường. Hôm nay, mình viết thư hỏi thăm sức khoẻ, tình hình học tập của bạn và muốn kể cho bạn nghe một câu chuyện nói về công ơn của cha mẹ đối với mình. Đầu thư mình chúc bạn mạnh khoẻ, học tập tốt nhé. Dạo này bạn và gia đình vẫn khoẻ phải không ? Việc học tập của bạn thế nào? Bạn vẫn giữ được vị trí dẫn đầu lớp chứ ? ở lớp bọn mình vẫn nhắc đến bạn luôn và noi gương bạn về tinh thần học tập đấy. Bây giờ mình kể cho bạn nghe chuyện của mình nhé : Trời đã chuyển mùa, những cơn gió lạnh làm cho ai cũng rét. Cái áo len của mình mua từ năm trước, nay đã cộc. Hôm rét đầu mùa mình phải mặc ra ngoài một chiếc áo dài. Mẹ nhìn thấy nhưng không nói gì, mình chỉ thấy mắt mẹ ướt. Sáng hôm sau đi học về, mình dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm chờ bố mẹ về ăn. Mẹ bước vào nhà, mình đã thấy trên tay mẹ những búp len màu xanh da trời. Nhìn nét mặt mẹ, mình biết mẹ rất vui. Từ hôm đó, tối nào cũng vậy, bên ngọn đèn lờ mờ, mẹ lấy cặp que đan, lấy len ra để đan áo. Mình như thấy mẹ gầy bớt đi, nét mặt xanh xao. Có lẽ mẹ đã thức khuya, dậy sớm nên mới hại sức khoẻ. Mẹ vừa đan xong một chiếc áo thì hết len. Mẹ gọi hai chị em lại.Cái Na vừa mặc xong chiếc áo liền chạy đi khoe ngay. Mẹ nói với mình : Mẹ không có đủ tiền để mua nhiều len đan áo cho cả hai con. Nhìn thấy con không có áo mặc đi học, mẹ rất thương. Nhưng nhà mình nghèo . Mẹ không có tiền để mua áo cho con, mẹ có chiếc áo này của bà ngoại cho mẹ . Nó đã cũ, lại hơi dài, con mặc tạm vậy nhé. Khi nào có tiền mẹ sẽ mua áo khác cho con. Mình rất xúc động trước tấm lòng của mẹ. Thế là từ hôm đó mình mặc chiếc áo len cũ để đi học. Chiếc áo tuy không ấm lắm nhưng mình cảm nhận được hơi ấm của bà, của mẹ ôm ấp mình suốt cả mùa đông. Chuyện của mình là như vậy đó Lan ạ. Đúng là: Tiếng Việt 4-1 Page 17
  18. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Mình phải cố gắng học thật giỏi, chăm ngoan để bố mẹ vui lòng. Một lần nữa mình chúc Lan mạnh khỏe, học tập thật tốt. Mong sớm nhận được thư của bạn! Bạn thân Hoàng Hoa Bài mẫu 2: . ngày . tháng năm Lan thân mếm! Vậy là đã được ba tháng rồi kể từ ngày bạn chuyển trường. Hôm nay, mình viết thư hỏi thăm sức khoẻ, tình hình học tập của bạn và muốn kể cho bạn nghe một câu chuyện nói về công ơn của cha mẹ đối với mình. Đầu thư mình chúc bạn mạnh khoẻ, học tập tốt nhé. Dạo này bạn và gia đình vẫn khoẻ phải không ? Việc học tập của bạn thế nào? Bạn vẫn giữ được vị trí dẫn đầu lớp chứ ? ở lớp bọn mình vẫn nhắc đến bạn luôn và noi gương bạn về tinh thần học tập đấy. Bây giờ mình kể cho bạn nghe chuyện của mình nhé : Khi cây phượng già còn những chùm hoa rực rỡ nữa. Những cành lá loà xoà vào cửa sổ nhà mình như những người bạn thân thiết. Vài năm về trước, một kỉ niệm khó quên đã đến với mình Hôm ấy, là một buổi trưa hè nắng gay gắt. Cây phượng vĩ rực đỏ những chùm hoa và tiếng ve kêu. Lan còn nhớ khỏng, những chú ve bao giờ của là niềm yêu thích của bốn chúng mình. Trên tầng gác cao của cửa sổ, mình ngắm nhìn cây phượng vĩ mà lòng đầy thích thú. Chà, những chú ve mới to làm sao. Có chú ve này mà được chú ta ngân cho mấy bản nhạc thi sướng biết bao! "Nam ơi! Nam!". Tiếng gọi của thằng Hùng làm mình bừng tỉnh khỏi suy nghĩ. Mình nhoài người hét to: "Ê, lên đây mày.". Thằng Hùng đi ình ình trên cầu thang gỗ. Thấy nó, mình mừng rơn. Thế rồi mình và nó mỗi đứa xách một cái chai đi dọc các phố bắt ve. Mặt trời ngày càng toả sức nóng hơn, mình vẫn mải mê bắt ve. Nhìn chiếc chai đựng đầy những chú ve, mình cảm thấy thật là sung sướng Về đến nhà, mắt mình hoa lên, đầu nặng trịch. Mình nằm vật xuống giường rồi thiếp đi mê man. Mình tỉnh dậy. Mẹ đang ngồi trước mặt mình. Bàn tay gầy gầy mát như kem sữa đặt lên trán mình. Giọng nói thanh thanh quen thuộc của mẹ cất lên: "Con bị sốt rồi. Thôi ngủ đi con", "À ơi! Con cò! Mà đi ăn đêm ".Cho dù có đi xa đến đâu, con cũng sẽ không bao giờ quên được tình thương yêu vô bờ bến của mẹ đã dành cho con trong suốt cả cuộc đời. Mẹ ơi! Con thương mẹ quá! Vì con mà mẹ đã biết bao nhiêu đêm không ngủ. Từ nay con xin nghe lời mẹ. Con sẽ cố gắng học hành cho giỏi giang để khỏi phụ lòng mong mỏi của mẹ. Nghĩ đến đây mình oà khóc, những Tiếng Việt 4-1 Page 18
  19. cành phượng lao xao như muốn khuyên minh hãy nín đi. Mình vào trong buồng, lấy chiếc chai đựng đầy ve rồi mờ nút thả cho chúng bay. "Hãy bay đi hỡi những chú ve của mùa hè. Bay đi và cất lên tiếng hát yêu đời ca ngợi mùa hè”. Trên dãy phố hàng trăm chú ve cất tiếng hát lao xao. Chuyện của mình là như vậy đó Lan ạ. Đúng là: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Mình phải cố gắng học thật giỏi, chăm ngoan để bố mẹ vui lòng. Một lần nữa mình chúc Lan mạnh khỏe, học tập thật tốt. Mong sớm nhận được thư của bạn! Bạn thân Hoàng Hoa Tiếng Việt 4-1 Page 19
  20. Họ và tên: . Lớp: 4 . PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 5– MÔN TIẾNG VIỆT Điểm I.ĐỌC HIỂU Đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi bên dưới: THƯ GỬI CÁC THIÊN THẦN Thưa các Thiên thần! Đêm nay, ở nơi đây, con đã thấy các Thiên thần ở trên cao kia, nơi sáng nhất trên bầu trời. Con đã thấy các Thiên thần đùa vui nơi thiên đàng xanh thẳm không mảy may lo buồn vướng bận nơi trần thế. Nhưng thưa các Thiên thần, cũng ngay đêm nay thôi, nơi trần gian này, các Thiên thần có nhìn thấy không, những số phận, những mảnh đời còn nặng trĩu đau buồn. Con xin các Thiên thần hãy một lần xuống đây và đến bên những con người bất hạnh ấy, những bạn bè cùng trang lứa với con và những em bé thơ ngây của con. Con xin Thiên thần Hòa Bình hãy ru yên giấc ngủ chiến tranh, để bao bạn bè, em nhỏ, nơi cách xa con được sống yên bình như con, được học hành vui chơi không phải ngày ngày lo sợ tiếng bom, tiếng đạn. Con xin Thiên thần Tình Thương hãy gõ chiếc đũa thần của Người vào trái tim người lớn để họ hiểu trẻ thơ và thêm lòng yêu thương con trẻ, để không còn những người bạn như con phải lao động vất vả cực nhọc hay cầm súng ra chiến trận, hay bị hắt hủi, ghẻ lạnh trong những gia đình không hạnh phúc. Con xin Thiên thần Tình Yêu hãy hàn gắn tình yêu của các ông bố, bà mẹ để những em bé của con được sống dưới mái ấm gia đình hạnh phúc, không còn cảnh lang thang nay đây mai đó , đêm đêm màn trời chiếu đất , đói rét và biết bao hiểm nguy rình rập. Và cuối cùng con xin Thiên thần Ước Mơ hãy tặng cho mỗi em bé trên trái đất này một ngôi sao xanh trong chiếc giỏ đựng vô vàn những ngôi sao của Người, để những ước mơ nhỏ bé, giản dị và hồn nhiên của mọi trẻ thơ đều thành hiện thực. Cảm ơn những làn gió tốt bụng đã mang giúp lá thư này đến cho các Thiên thần. Ngô Thị Hoài Thu Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh tròn vào các câu trả lời đúng: Câu 1: Trong lá Thư, bạn Hoài Thu đã xin thiên thần hòa bình điều gì? a. Hàn gắn tình yêu của những ông bố, bà mẹ. Tiếng Việt 4-1 Page 20
  21. b. Hiểu trẻ thơ và thêm lòng yêu con trẻ. c. Ru yên giấc ngủ chiến tranh. Câu 2: Trong lá Thư, bạn Hoài Thu đã xin thiên thần Tình Thương điều gì? a. Những em bé được sống dưới mái ấm gia đình hạnh phúc. b. Trẻ em không còn phải lao động vất vả, cực nhọc; không cầm súng ra chiến trận hay bị hắt hủi, ghẻ lạnh trong những gia đình không hạnh phúc. c. Tặng cho mỗi em bé một ngôi sao xanh. Câu 3: Còn ở Thiên Thần Mơ Ước, bạn ấy xin điều gì? a. Những ước mơ nhỏ bé, giản dị và hồn nhiên của mọi trẻ thơ đều thành hiện thực. b. Những em bé nhỏ được sống yên bình, được học hành, vui chơi, ngày ngày không phải lo sợ tiếng bom, tiếng đạn. c. Gõ chiếc đũa thần vào trái tim người lớn. Câu 4: Đến Thiên thần Tình Yêu, điều cầu xin đó ra sao? a. Xuống trần gian và đến bên những con người bất hạnh. b. Những em bé được sống dưới mái ấm gia đình hạnh phúc, không còn cảnh lang thang nay đây mai đó, đêm đêm màn trời chiếu đất, đói rét và biết bao nguy hiểm rình rập. c. Mang lá thư này đến cho các thiên thần. Câu 5: Tất cả những điều bạn Hoài Thu cầu xin các thiên thần đều nhằm mục đích gì? a. Làm cho trẻ em trở nên giàu có. b. Làm cho trẻ trở nên thông minh, học giỏi. c. Làm cho trẻ được sống hạnh phúc. II.LUYỆN TỪ VÀ CÂU, TẬP LÀM VĂN. Bài 1: Điền l hoặc n? Cây an đang nhú ên những á on mơm mởm. Trời ắng óng suốt cả tháng àm mọi người o ắng Chị Chấm bầu bạn với ắng với mưa để cho cây úa mọc ên hết vụ ày qua vụ khác, hết ăm này qua ăm khác. Bài 2: Tìm từ có tiếng tự điền vào chỗ trống cho thích hợp: a. Linh đã phát biểu trước lớp một cách rất . b.Vì lòng , Nam không muốn nhận được sự giúp đỡ của mọi người. c.Nam sống từ bé. Bài 3: Xếp các từ sau vào nhóm thích hợp: Cách mạng, ông cha, cơn, mưa, truyền thống,bố, mẹ, bác sĩ,kỉ niệm, gió, kí ức,dòng,các ,đôi, đạo đức, nắng, bão,lụt,cặp, đoàn,bộ,kĩ sư, ca sĩ a.Từ chỉ người. b. Từ chỉ khái niệm. c. Từ chỉ hiện tượng. d. Từ chỉ đơn vị Bài 4: Các thành ngữ, tục ngữ sau thuộc nhóm nào? a. Ăn ngay nói thật b.Ăn gian nói dối c.Đói cho sạch, rách cho thơm. Tiếng Việt 4-1 Page 21
  22. d.Cây ngay không sợ chết đứng. e. Thật như đếm. g. Nói dối như cuội. h. Treo đầu dê ,bán thịt chó. i.Giấy rách phải giữ lấy lề. k.Chết trong còn hơn sống đục. Nhóm 1: Trung thực Nhóm 2: Không Trung thực Nhóm 3: Tự trọng Bài 5: Kết thúc bài thơ Tre Việt Nam, Nguyễn Duy có viết: Mai sau,/ Mai sau, / Mai sau. Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh Biện pháp điệp từ trong khổ thơ trên nhằm khẳng định điều gì ? Bài 6 : Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện về người con hiếu thảo trong câu chuyện có 3 nhân vật : người mẹ bị ốm,người con, bà tiên, Tiếng Việt 4-1 Page 22
  23. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI I.ĐỌC HIỂU Câu 1 2 3 4 5 Đáp án c b b b c II.LUYỆN TỪ VÀ CÂU, TẬP LÀM VĂN. Bài 1: Điền l hoặc n? Cây lan đang nhú lên những lá non mơm mởm. Trời nắng nóng suốt cả tháng làm mọi người lo lắng Chị Chấm bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác. Bài 2: a. Linh đã phát biểu trước lớp một cách rất tự nhiên b.Vì lòng tự trọng, Nam không muốn nhận được sự giúp đỡ của mọi người. c.Nam sống tự lập từ bé. Bài 3. a.Từ chỉ người:ông cha,bố, mẹ, bác sĩ,kĩ sư, ca sĩ b. Từ chỉ khái niệm: Cách mạng, truyền thống,kỉ niệm, kí ức,đạo đức, c. Từ chỉ hiện tượng: mưa, gió, nắng, bão,lụt d. Từ chỉ đơn vị: cơn,dòng,các ,đôi,,cặp, đoàn,bộ, Bài 4: Nhóm 1: Trung thực: a,d,e Nhóm 2: Không Trung thực:b,g,h Nhóm 3: Tự trọng:c,i,k Bài 5: Đoạn thơ trên có sử dụng điệp từ Mai sau và từ xanh được lặp đi lặp lại 3 lần nhằm khẳng định sức mạnh của con người Việt Nam, sự trường tồn vĩnh cửu của tre Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Bài 6: Bài văn viết đúng thể loại Văn kể chuyện Gợi ý: Người mẹ ốm như thế nào? Người con chắm sóc mẹ nhử thế nào? Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con đã gặp khó khăn gì? Người con đã vượt qua những khó khăn như thế nào? Bà tiên giúp 2 mẹ con như thế nào? Bài Mẫu Số 1: Một gia đình nọ có hai mẹ con. Bà mẹ khoảng 40 tuổi. Người con gái khoảng mười tuổi. Một lần, người mẹ ốm nặng. Cô con gái thương mẹ lắm, tận tụy chăm sóc mẹ ngày đêm nhưng bệnh của người mẹ vẫn không thuyên giảm. Nghe có người nói muốn chữa khỏi bệnh cho mẹ phải đi tìm một bông hoa lạ mọc trong rừng sâu. Nơi ấy không có người qua lại vì có nhiều rắn rết. Tuy rất sợ rắn rết nhưng vì thương mẹ nên người con quyết chí lên đường. Cô đi vào rừng, đi mãi vẫn chưa đến nơi có bông hoa lạ. Chân tay cô đã bị gai rừng cào xước đến chảy máu. Cô vẫn không nản chí. Đến Tiếng Việt 4-1 Page 23
  24. bên một dòng suối, nước chảy xiết, cô không thể lội qua được. Cô ngồi khóc. Bỗng một bà tiên xuất hiện. Bà hỏi cô với giọng nhân từ: - Vì sao con khóc? Cô lẽ phép thưa: - Dạ, thưa bà, mẹ con ốm nặng, phải có bông hoa rừng lạ mới chữa khỏi bệnh. Con đi hái hoa nhưng đến đây con không qua được dòng suối này. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô bé, bà tiên đã tặng cô bé bông hoa lạ đó. Nhận bông hoa quý, cô bé cám ơn bà tiên rồi xin phép về ngay để kịp chữa bệnh cho mẹ. Nhờ bông hoa lạ đó, người mẹ khỏi bệnh. Hai mẹ con sống vui vui vẻ, khỏe mạnh. Bài Mẫu Số 2: Thuở xa xưa, có một gia đình chỉ có hai mẹ con. Người mẹ xấp xỉ tuổi sáu mươi, còn người con gái chỉ độ chín mười tuổi. Nhà họ rất nghèo nhưng họ sống phúc đức nên được bà con lối xóm thương yêu, quý mến. Một ngày nọ, sau buổi đi làm đồng về, người mẹ nhuốm bệnh nằm liệt giường. Bà con lối xóm đến thăm nom giúp đỡ tiền bạc, thuốc thang, chạy chữa cho bà nhưng bệnh tình của bà không thuyên giảm mà mỗi ngày mỗi nặng thêm. Hằng ngày, cô bé túc trực bên giường bệnh không rời mẹ một bước. Nhiều lúc, cô phải nhịn ăn nhường phần cho mẹ. Tuy vất vả thiếu thốn đủ đường nhưng cô bé không bao giờ than vãn một điều gì. Rồi một hôm mệt quá, cô bé thiếp đi lúc nào không biết. Trong giấc chiêm bao, cô bé nghe một tiếng nói thì thầm bên tai: - Cháu muốn cứu mẹ thì hãy vượt qua chín ngọn đồi ở phía tây. Đến đó có một ngôi nhà bên vệ đường. Cháu cứ vào nhà gõ cửa sẽ có người giúp cháu chữa khỏi bệnh cho mẹ. Cô bé tỉnh dậy, mong trời mau sáng để thực hiện lời dặn của thần linh trong giấc chiêm bao. Trời vừa hửng sáng, cô bé vội chạy sang nhà hàng xóm nhờ trông hộ mẹ cho mình rồi tạm biệt mẹ già ra đi. Sau bảy ngày trèo đèo lội suối, vượt qua bao nhiêu rừng rậm, thác nghềnh, cô bé đã đến được ngôi nhà bên vệ đường. Vừa mới gõ cửa thì một bà cụ tóc trắng như cước, đôi mắt hiền từ phúc hậu tay chống gậy trúc bước ra, nói: - Ta đợi cháu ở đây mấy ngày rồi. Ta rất quý tấm lòng hiếu thảo của cháu. Đây là một lọ thuốc thần, cháu hãy cầm lấy mang về chữa bệnh cho mẹ. Cháu chỉ cần cho mẹ uống một viên thôi, mẹ cháu sẽ khỏi. Số thuốc còn lại tùy cháu sử dụng. - Bà ơi! Cháu cảm ơn bà nhiều lắm! - Thôi, cháu hãy mau trở về. Mẹ cháu và dân làng đang mong đấy. Nói xong, bà tiên và cả ngôi nhà biến mất. Cô bé vội vã lên đường trở về nhà. Sau khi chữa khỏi bệnh cho mẹ, cô bé còn dùng số thuốc còn lại cứu sống không biết bao nhiêu Tiếng Việt 4-1 Page 24
  25. người nữa. Từ đó, cuộc sống của hai mẹ con họ thật đầm ấm, hạnh phúc. Họ sống trong tình thương yêu đùm bọc của dân làng. Bài Mẫu Số 3: Xưa, có hai mẹ con nghèo khổ kia sống ở một làng nọ. Bà mẹ lam lũ cấy thuê gặt mướn nuôi con. Người con là một cô bé lên mười, chăm học, cơm nước giặt giũ đỡ đần cho mẹ. Vì gắng sức lao động, bà mẹ ốm nặng. Cô bé hết lòng chăm sóc mẹ sớm hôm không quản một việc gì. Cô bé còn ra đồng phụ người lớn đem mạ để kiếm ít tiền vì cô còn bé quá, chưa cấy được. Người mẹ ngày một bệnh nặng. Nhà có chút tiền dành dụm cũng không đủ thuốc thang. Đi phụ đếm mạ về, cô bé tất tả lo cho mẹ ăn cháo, uống thuốc. Xong việc, cô lựa lưng vào chân giường lòng thầm cầu nguyện Trời, Phật giúp mẹ khỏi bệnh. Bỗng một bà tiên hiện ra nơi ngưỡng cửa. Bà đến bên giường bệnh, vuốt tóc cô bé rồi đưa cho cô một gói thuốc bột. Bà tiên dặn: - Hòa thuốc này với nước sôi để nguội rồi cho mẹ uống ngay. Ta thương con là một đứa con hiếu thảo nên đến giúp con đó. Cô bé lạy tạ bà tiên, ngẩng đầu lên thì bà đã biến mất. Cô vội vàng hòa thuốc cho mẹ uống. Kì diệu thay, mẹ cô ngồi ngay dậy, người khỏe khoắn như chẳng có bệnh gì. Cô bé thuật lại cho mẹ biết chuyện bà tiên đến giúp đỡ ra sao. Hai mẹ con quỳ xuống tạ ơn bà tiên. Hai mẹ con lại sống hạnh phúc như xưa. Bài Mẫu Số 4: Ở một thị trấn nhỏ có hai mẹ con cậu bé kia sống trong một cái nhà gỗ ọp ẹp. Bà mẹ làm thuê để kiếm tiền nuôi con. Cậu bé học lớp bốn chăm ngoan, hiền hậu. Công việc nặng nhọc khiến bà mẹ ngày một gầy ốm rồi ngã bệnh. Cậu bé hết lòng chăm sóc mẹ và thay mẹ đi làm ở chỗ mẹ cậu đã làm. Vì cậu sức yếu nên cậu chỉ được chút tiền lương. Mẹ cậu bệnh ngày một nặng. Cậu bé gom góp số tiền ít ỏi, ra phố mua cho mẹ thang thuốc tốt hơn. Cậu đi nhanh trên con đường vắng thì thấy một túi xách bị đánh rơi. Có lẽ cái túi rơi nặngnên miệng túi toác ra để lộ những xấp tiền dày cộm. Cậu ngẩng phẳt đầu lên nhìn về phía trước chỉ thấy một bà lão chống gậy đang đi chầm chậm. Số tiền này không phải là ít - cậu nghĩ thầm - rồi ôm lấy cái túi, chạy tất tả theo bà cụ: - Bà ơi! Bà đánh rơi túi xách này. Bà lão dừng ngay lại, đưa mắt nhìn cậu có ý hỏi. Cậu bé thở hổn hển: - Thưa bà, cái túi xách này là của bà, phải không ạ? Bà lão cười hiền hậu: - Quả con là đứa trò thật thà, hiếu thảo. Ta là tiên, chờ con ở đây để thử lòng con đó. Bà lão đưa cho cậu một gói nhỏ dặn: Tiếng Việt 4-1 Page 25
  26. - Con hòa thuốc này cho mẹ uống. Chỗ tiền này ta cho con mang về giúp mẹ mở một cửa hàng nhỏ. Con về ngay đi. Dứt lời. Bà lão biến mất. Cậu quỳ xuống lạy tạ bà tiên rồi chạy như bay về nhà. Tiếng Việt 4-1 Page 26
  27. Họ và tên: . Lớp: 4 . PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 6– MÔN TIẾNG VIỆT Điểm I.ĐỌC HIỂU Đọc thầm bài văn và trả lời các câu hỏi : HAI MẸ CON VÀ BÀ TIÊN Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp liều. Họphải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này. Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường. Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền Thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên. Cô bé nhặt tay nải lên.Miệng túi không hiểu sao lại mở.Cô bé thoáng thấy bên trong có những thỏi vàng lấp lánh. Cô mừng rỡ reo lên: “ Mình có tiền mua thuốc cho mẹ rồi!”. Ngẩng đầu lên, cô chợt thấy phía xa có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm. Cô bé đoán đây là tay nải của bà cụ. Cô bé nghĩ: “ tội nghiệp cho bà cụ, mất chiếc tay nải này chắc buồn và tiếc lắm. Mình không nên lấy của cụ”. Nghĩ vậy, cô bé bèn rảo bước nhanh đuổi theo bà cụ, vừa đi vửa gọi : -Bà ơi, có phải chiếc tay nải này là của bà để quên không? Bà lão cười hiền hậu: - Khen cho con hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con. Thế là người mẹ được chữa khỏi bệnh. Mẹ con họ lại sống hạnh phúc bên nhau. Dựa theo nội dung bài học, hãy khoanh vào câu trả lời đúng: Câu 1: Hai mẹ con cô bé sống trong hoàn cảnh như thế nào? a. Giàu có, sung sướng. b. Nghèo khó, vất vả. c. Bình thường, không giàu có cũng không thiếu thốn. Câu 2: Khi mẹ bị bệnh năng, cô bé đã làm gì? a. Ngày đêm chăm sóc mẹ. Tiếng Việt 4-1 Page 27
  28. b. Đi tìm thầy thuốc giỏi chữa bệnh cho mẹ. c. Tất cả những việc làm trên. Câu 3: Ai đã chữa bệnh cho cô bé? a. Thầy thuốc giỏi. b. Bà tiên. c. Bà lão tốt bụng. Câu 4: Vì sao bà tiên lại nói: Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà? a. Vì cô bé trả lại tay nải cho bà. b. Vì cô hết lòng chăm sóc mẹ ốm, tìm người chữa chạy cho mẹ và lại không tham của rơi. c. Vì cô bé ngoan ngoãn, không tham của rơi. Câu 5: Ý nghĩa câu chuyện là gì? a. Khuyên người ta nên thật thà. b. Khuyên người ta nên quan tâm chăm sóc cha, mẹ. c. Ca ngợi cô bé hiếu thảo và thật thà II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU, TẬP LÀM VĂN Bài 1: Điền vào chỗ trống s hoặc x – Đường á rộng rãi, phố á đông đúc. – Triển vọng áng ủa, tương lai án lạn. – Cố tránh cọ át để giảm ma át. Bài 2: Xếp các từ sau vào 2 nhóm. Trung du, trung thành, trung học, trung dũng,trung tướng,trung hậu, trung bình, trung tâm, trung thực. a. Nhóm 1: Trung có nghĩa là “ở giữa” b. Nhóm 2: Trung có nghĩa là “một lòng một dạ” Nhóm 1 Nhóm 2 Bài 3: Tìm từ lạc không cùng nhóm với các từ còn lại: a.Việt Trì, thành phố, Vinh, Đà Nẵng,Cần Thơ. b.thủ đô, phố xá, núi đồi, Trà Vinh, tỉnh thành. Bài 4: Các câu sau thuộc mẫu câu nào Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Lập mô hình cấu tạo cho mỗi câu. Tiếng Việt 4-1 Page 28
  29. a. Chiều chiều, trên triền đê, đám trẻ mục đồng chúng tôi thả diều thi. b. Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại sáng vằng vặc. c. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản. Bài 5: Tình yêu thương và lòng hiếu thảo của người con với mẹ được biểu lộ thế nào trong đoạn thơ sau: Mẹ vui con có quản gì Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca Rồi con diễn kịch giữa nhà Một mình con đóng cả ba vai chèo Vì con mẹ khổ đủ điều Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn Con mong mẹ khỏe dần dần Ngày ăn ngon miệng đêm nằm ngủ say Rồi ra đọc sách cấy cày Mẹ là đất nước, tháng ngày của con. (Trần Đăng Khoa – Mẹ ốm) Bài 6: Trong một giấc mơ em gặp được một bà tiên. Bà tiên cho em ba điều ước. Em đã thực hiện được cả 3 điều ước. Em hãy kể lại giấc mơ đó theo trình tự thời gian. Tiếng Việt 4-1 Page 29
  30. Tiếng Việt 4-1 Page 30
  31. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI I. ĐỌC HIỂU Câu 1 2 3 4 5 Đáp án b c a b c II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU, TẬP LÀM VĂN Bài 1: Điền vào chỗ trống s hoặc x – Đường sá , phố xá . – sáng sủa, tương lai xán lạn. – cọ sát ,ma sát. Bài 2: Xếp từ . a. Nhóm 1: Trung du, trung học, trung tướng,trung bình, trung tâm. b. Nhóm 2: Trung thành, trung dũng, trung hậu, trung thực Bài 3: a. Thành phố b. Trà Vinh Bài 4: a. Chiều chiều, trên triền đê, đám trẻ mục đồng chúng tôi/ thả diều thi. Ai ? làm gì ? b. Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng/ đã nhỏ lại ,sáng vằng vặc. Ai( Cái gì) ? như thế nào ? c.Đằng sau những câu đơn giản /là những ý nghĩ đơn giản. Ai( cái gì) ? là gì ? Bài 5 : Tình yêu, lòng hiếu thảo của người con đối với mẹ thật cảm động. Mẹ ốm, người con chăm sóc mẹ, làm tất cả mọi việc( ngâm thơ,kể chuyện, diễn kịch, ) để mẹ vui, mẹ chóng khỏi bệnh.Nỗi niềm thương mến, ngậm ngùi và lòng biết ơn được thể hiện qua ước mơ thật giản dị của người con “ con mong ngủ say”. Người con hiểu rằng vì con, mẹ đã phải vất vả lam lũ để nuôi con nên bạn nhỏ có thể làm mọi việc để mẹ vui. Từ ước mơ ấy người con giác ngộ một chân lí cao cả “ Mẹ là đất nước, tháng ngày của con”. Với lời thơ giản dị mà sâu lắng, nhà thơ đã nói lên tình yêu và lòng hiếu thảo của người con với mẹ. Bài 6. Gợi ý – Em mơ mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? – Vì sao bà tiên lại cho em 3 điều ước ? – Em thực hiện điều ước như thế nào ? – Em nghĩ gì khi thức giấc? Bài Mẫu Số 1: Tuần vừa rồi, em được rất nhiều điểm tốt. Vì vậy, trong ngày hôm qua em được bố mẹ cho đi chơi công viên. Buổi đi chơi đó rất vui nên em luôn nhớ. Đến tối, sau khi học xong bai em bắt đầu đi ngủ. khi ngủ em có được một giấc mơ rất đẹp. Tiếng Việt 4-1 Page 31
  32. Trong giấc mơ, em thấy có một bà tiên hiện lên. bà có mái tóc như cước, bà nở nụ cười đôn hậu với em và nói: - Cháu là một cô bé ngoan. Bà sẽ tặng cho cháu ba điều ước, cháu hãy ước đi. Em mừng quá, em cảm ơn bà và nói: - Thưa bà, điều ước thứ nhất cháu xin ước hai chị em cháu học thật giỏi. Điều ước thứ hai: cháu xin ước lơn lên cháu sẽ trở thành một nhà ngoại giao giỏi. Điều thứ ba: cháu xin ước trên thế giới con người sẽ không có bệnh tật. Rồi em nghe có tiếng nói:"Phương Anh ơi". Đó là tiếng bố em gọi em dậy đi học. Em rất vui vì có được một giấc mơ đẹp. Em mong những điều ước đó sẽ thành hiện thực trong tương lai. Bài Mẫu Số 2: Chủ nhật, em giúp mẹ phơi quần áo, lau nhà và nấu ăn. Cơm nước và rửa chậu bát xong, em khoan khoái ngã mình lên chiếc ghế dài nghỉ trưa. Bỗng một bà tiên khoác chiếc áo trắng ngà có đính những hạt bạch ngọc lấp lánh bước vào nhà. Bà tiên có đôi mắt hiền từ và đôi môi đỏ như môi của công chúa Bạch Tuyết. Bà dịu dàng xoa đầu em: - Con ngoan lấm. Biết giúp mẹ thế này là tốt. Ta thưởng cho con ba điều ước. Con có mong ước gì thì hãy nói với ta! Nghĩ đến mẹ buôn bán tảo tần ở chợ xa, em ước mẹ có một cửa hàng nhỏ tại nhà. Thương bố vất vả đi làm từ sớm tới khuya mới về, phải đón xe buýt cực nhọc, em ước bố có một chiếc xe gắn máy cho tiện dụng. Bà em tuổi già hay bệnh và ho hoài. Em ước bà được hồng hào, khỏe mạnh và đứt những cơn ho. Gian nhà em bỗng trở thành tiệm tạp hóa, bác bán hàng là mẹ em. Bà em mọi khi vẫn nằm trên giường trong buồng, bước ra giục em lo cơm chiều vì bố sắp đi làm về. Bà hồng hào, tươi tỉnh. Em sung sướng cầm tay bà: - Bà ơi. Bà khỏe rồi hả bà? Bố đi làm về. Cả nhà vui vẻ vì những câu chuyện bố kể. Bố cười to quá làm ánh sáng trắng do tà áo bạch ngọc của bà tiên phát ra vụt tắt. Em choàng tính dậy. Hoá ra, tất cả chỉ là một giấc mơ. Em cố gắng học tập giỏi để sau này có nghề nghiệp vững vàng. Em sẽ dành dụm tặng ba mẹ một cửa tiệm tạp hoá như đã ước trong mơ. Còn bà, em sẽ chăm sóc bà thật tốt hơn nữa, để bà thoải mái, mau chóng khỏi bệnh. Bài Mẫu Số 3: Hoàng hôn buông nhanh xuống mái nhà. Em dọn sạch nhà cửa, chuẩn bị cơm nước, học bài xong mà bố mẹ vẫn chưa về. Mưa lâm râm làm em bồn chồn ngóng bố mẹ. Tiếng Việt 4-1 Page 32
  33. Em nhìn ra cửa, lạ chưa, một bà tiên áo xanh đứng đó tự bao giờ. Bà tiên có khuôn mặt trái xoan, bàn tay trắng muốt thon dài như bàn tay của nghệ sĩ dương cầm. Bà tiên đến bên em mỉm cười, dịu dàng bảo: - Con ngoan lắm. Ta cho con ba điều ước và con nhớ chỉ ước đúng ba điều thôi nhé! Điều thứ nhất em mong trời ngừng mưa để ba mẹ đi làm về không bị ướt. Điều ước thứ hai em mong mẹ khỏi bệnh đau lưng. Điều thứ ba em mong em trở thành người lớn để giúp đỡ bố mẹ. Thoáng chốc, cả ba điều ước đều được thực hiện. Tiếng chuông gọi cửa làm em choàng tỉnh. Hoá ra đó chỉ là giấc mơ. Ba mẹ em đi làm về không bị ướt mưa. Trời đã tạnh từ lúc nào. Một trong ba điều ước bà tiên tặng đã trở thành hiện thực. Em sẽ cố gắng giúp đỡ mẹ bớt công việc nhà và học giỏi để biến hai điều ước còn lại thành hiện thực. Bài Mẫu Số 4: Đêm nào em cũng nằm mơ, nhưng chưa bao giờ em lại có được một giấc mơ kì diệu đến vậy. Em nằm mơ thấy mình lạc vào một thế giói thần tiên thật diệu kì, bốn bề mây phủ, sơn thủy hữu tình và gặp một bà tiên. Bà nói: "cháu yêu, cháu là một đứa trẻ ngoan vì đã biết nghe lời bố mẹ, chăm chỉ học hành và làm nhiều việc giúp đỡ gia đình. Bây giờ bà muốn tặng cho cháu ba điều ước". Em vui ơi là vui vì quá bất ngờ. Nhưng nghĩ mãi nhưng cũng không biết nên chọn điều ước nào và cuối cùng em đã ước: con ước con được thật nhiều kẹo để mỗi khi con thèm là có ngay. Bà tiên mỉm cười xoa đầu em và đồng ý. Hôm trước, mẹ mua cho con một bộ búp bê Baby. Con thích lắm. Con ước được xinh như búp bê để có nhiều quần áo đẹp và giày dép mới. Vừa nói xong thì bỗng nhiên có một làn khói trắng nhẹ nhàng bay qua rồi dần dần biến mất. Trước mặt em lúc này có biết bao nhiêu là quần áo đẹp đủ các màu sắc rặc rỡ và bao nhiêu là váy, là giày dép , thứ gì cũng đẹp làm em hoa cả mắt. Em sung sướng reo lên. Bà tiên mỉm cười rồi nói: Thế là con đã ước hai điều rồi, chỉ còn một điều ước cuối cùng nữ thôi. Nhưng khi được như búp bê rồi em lại nhận ra rằng: chẳng có điều gì quý hơn là được làm con của bố mẹ, được bố mẹ yêu thương và chăm sóc. Và thế là em đã được bà tiên cho cả ba điều ước, và được bà khen là em bé ngoan. Em vô cùng vui sướng. Bài Mẫu Số 5: Hôm ấy, khi đã chìm sâu vào giấc ngủ em có một giấc mơ vô cùng kì lạ, đó là giấc mơ đặt chân đến một vùng đất thần tiên, nơi mà mọi vật đều vô cùng xinh đẹp, lấp lánh, ở đó em gặp những người bạn mới biết bay, nhìn thấy nhiều loài hoa đẹp, nhiều loại quả thơm ngon mà em chưa từng được nhìn thấy. Bước sâu hơn nữa vào vùng đất thần tiên thì em gặp được một bà tiên đầu tóc bạc phơ, khuôn mặt hiền từ, phúc hậu. Bà tiên đã cho em ba điều ước và Tiếng Việt 4-1 Page 33
  34. em có thể ước bất kì điều gì. Lúc này em vô cùng hào hứng và vui vẻ, em suy nghĩ xem mình thích điều gì để có thể cầu xin bà Tiên biến nó thành hiện thực cho mình. Điều ước đầu tiên, em ước được gặp lại ông nội của mình. Nghe có vẻ kì lạ nhưng vì ông nội của em đã mất khi em còn nhỏ, hình dáng của ông nội ra sao hay sự thương yêu của ông dành cho em thì em cũng chỉ nghe qua lời kể của bà của mẹ. Dù chưa từng gặp mặt nhưng em rất yêu thương ông và mong muốn có thể một lần nhìn thấy ông, ôm ông và nói với ông rằng em rất yêu thương người. Bây giờ khi được bà Tiên ban cho ba điều ước em nhất định sẽ dùng điều ước đầu tiên của mình để gặp được ông. Khi em vừa nói ra điều ước của mình thì trước mặt em bỗng xuất hiện một người đàn ông lớn tuổi, đầu tóc đã điểm những sợi bạc nhưng đôi mắt hiền từ, nụ cười đầy ôn tồn. Em biết đây chính là ông của mình nên ôm chầm lấy ông và kể cho ông nghe những câu chuyện thú vị mà mình đã trải qua. Ông ôm em và nhẹ nhàng xoa đầu em, em vui lắm vì đây là lần đầu em gặp ông và khi cuộc gặp gỡ kết thúc em đã nói em rất yêu ông. Ông cười đầy hạnh phúc và biến mất trong làn sương mờ ảo. Điều ước thứ hai mà em ước đó chính là cho thời gian quay trở lại ba ngày trước để em thay đổi hành vi, không làm cho ba mẹ phải phiền lòng, đó là khi em đi chơi và nói dối bố mẹ, khi về dù mẹ chỉ nhắc nhở nhưng em biết mẹ đã rất buồn. Điều ước này giúp em trở lại khoảng thời gian ấy và em đã ngoan ngoãn ở nhà học bài, điều này làm cho bố mẹ em rất vui lòng. Điều ước cuối cùng mà em xin bà tiên đó chính là được mang một ít hoa quả tươi ngon ở đây về nhà để chia sẻ cho em trai của em. Và lần này bà tiên cũng vui vẻ thực hiện điều ước của em. Đây là một chuyến đi đầy thú vị, em đã có nhiều trải nghiệm ở thế giới thần tiên. Khi tỉnh dậy biết chỉ là giấc mơ nhưng em cũng đã rất vui và hạnh phúc. Tiếng Việt 4-1 Page 34
  35. Họ và tên: . Lớp: 4 . PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 7– MÔN TIẾNG VIỆT Điểm I.ĐỌC HIỂU CON MÈO HUNG "Meo, meo". Đấy, chú bạn mới của tôi lại đến chơi với tôi đấy. Chà, nó có một bộ lông mới đẹp làm sao! Màu lông hung hung có sắc vằn đo đỏ, rất đúng với cái tên mà tôi đặt cho nó. Mèo hung có cái đầu trong trong, hai cái tai dong dỏng dựng đứng rất thính nhạy. Đôi măt mèo hung hiền lành nhưng ban đêm đôi mắt ấy sang lên giúp mèo nhìn rõ mọi vật. Bội ria mép vểnh lên có vẻ oai hùng lắm; bốn chân thì thon thon, bước đi một cách nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất. Cái đuôi dài trông thướt tha duyên dáng. Mèo Hung thật đáng yêu. Có một hô, tôi đang ngồi học, bồng thầy nó rón rén bước từng bước nhẹ nhàng đến bên bồ thóc ngồi rình. A! Con mèo này khôn thật! Chả là ngày thường chuột hay vào bồ ăn vụng thóc nên mèo mới rình ở đây. Bỗng nhiên nó chụm bốn chân lại, dặt dặt cái đuôi lấy đà rồi "phốc" một cái. Thế là một con chuột đã nằm gọn ngay trong vuốt của nó Nhiều lúc tôi đang học bài, chú ta đến dụi dụi vào tay, muốn tôi vuốt ve bộ lông mượt như nhung hoặc đùa với chú một tí. Con mèo của tôi là thế đấy, vừa dễ thương lại bắt chuột giỏi nên cả nhà ai cũng đều yêu mến. Dựa vào bài tập đọc, hãy khoanh vào trước câu trả lời đúng? 1. Vì sao tác giả gọi con mèo là mèo Hung? a. Vì con mèo ấy hung dữ. b. Vì màu lông của nó tươi. c. Vì màu lông của nó xám đen, có sắc vằn đo đỏ. 2. Tác giả tả con mèo Hung theo trình tự nào? a. Tả hình dáng rồi tả hoạt động. b. Tả hình dáng kết hợp tả hoạt động. c. Chỉ tả hình dáng. 3. Tác giả chọn tả những chi tiết hình dáng nào của mèo Hung? Tiếng Việt 4-1 Page 35
  36. a. Màu lông, cái đầu, hai tai, đôi mắt. b. Màu lông, cái đầu, hai tai, đôi mắt, ria mép, bốn chân, cái đuôi. c. Bộ lông, cái đầu, hai tai, cái đuôi 4. Vì sao tác giả chọn tả những chi tiết nêu trên? a. Vì đó là những chi tiết tiêu biểu của chú mèo. b. Vì những chi tiết đó phân biệt mèo với những con vật khác, phân biệt mèo Hung với những con mèo khác. c. Vì tác giả yêu thích những chi tiết đó. d. Vì tất cả các lí do nêu trên. 5. Những hoạt động nào của mèo Hung được tác giả miêu tả trong bài? a. Rình chuột, bắt chuột. b. Rình chuột, bắt chuột, chơi đùa với cậu chủ. c. Bắt chuột, chơi đùa với cậu chủ. II.CHÍNH TẢ, LUYỆN TỪ VÀ CÂU, TẬP LÀM VĂN: Bài 1 : Tìm một tiếng để tạo từ ngữ có các tiếng cùng âm đầu tr/ch. chấu trong chan trạo Trục trải chèo chọi Bài 2: a. Tìm và viết đúng tên người Việt Nam có 1 tiếng, 2 tiếng, 3 tiếng, 4 tiếng. b. Tìm và viết đúng tên địa lý Việt Nam có 1 tiếng, 2 tiếng, 3 tiếng, 4 tiếng. Bài 3: Từ mỗi tiếng sau: nhỏ, vui, đẹp. Hãy tạo ra các từ ghép có nghĩa phân loại, có nghĩa tổng hợp và từ láy. Bài 4: Gạch một gạch dưới bộ phận chính thứ nhất và gạch 2 gạch dưới bộ phận chính thứ 2 trong các câu sau: a. Những thửa ruộng cấy sớm, cấy muộn đã xanh kịp nhau để cùng vào mùa thu. b. Qua khe dậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. c. Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo. Bài 5. Trong bài thơ Mẹ ốm, Trần Đăng Khoa có viết: Cánh màn khép lỏng cả ngày Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa Nắng mưa từ nhữn ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan Em hiểu 2 dòng thơ đầu muốn nói gì? 2 dòng thơ cuối bộc lộ suy nghĩ của bạn nhỏ về mẹ như thế nào? Điều đó cho thấy tình cảm gì của bạn nhỏ? Bài 6: Em đã từng tham gia hoặc chứng kiến những việc làm có ý nghĩa tốt đẹp ở địa phương mình đang sống. Hãy kể lại câu chuyện nói về một việc làm tốt đó. Tiếng Việt 4-1 Page 36
  37. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI I.ĐỌC HIỂU: Câu 1 2 3 4 5 Đáp án C A B C B II.CHÍNH TẢ, LUYỆN TỪ VÀ CÂU, TẬP LÀM VĂN: Bài 1: châu chấu trong trẻo chan chứa trệu trạo trục trặc trống trải chèo chống chống chọi Bài 2:a. b. Vinh/ Hà Nội/ Điện Biên Phủ Bài 3: Tiếng TGPL TGTH Nhỏ Nhỏ bé, nhỏ xinh, nhỏ nhẹ Nhỏ nhắn, nhỏ nhen, nhỏ nhoi Vui Vui buồn, vui sướng, vui nhộn Vui vẻ, vui vầy, vui vui Lạnh Lạnh giá, lạnh buốt, lạnh nhạt Lạnh lùng, lành lạnh, lanh lẽo Bài 4: Gạch một gạch dưới bộ phận chính thứ nhất và gạch 2 gạch dưới bộ phận chính thứ 2 trong các câu sau: a. Những thửa ruộng cấy sớm, cấy muộn đã xanh kịp nhau để cùng vào mùa thu. b. Qua khe dậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. c. Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo. Bài 5: Có thể nói đây là bốn câu thơ rất hay trích trong bài mẹ ốm của tác giả Trần Đăng Khoa. Đoạn thơ bộc lộ tình cảm của bạn nhỏ về mẹ thật cảm động. Hai câu đầu: “Cánh màn khép lỏng cả ngày/Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa” muốn nói cho em biết mẹ của bạn nhỏ bị ốm phải nằm trong màn suốt cả ngày và mẹ không thể làm các công việc ngoài vườn. Hai dòng thơ cuối: “ Nắng mưa từ nhữn ngày xưa/Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan” bộc lộ suy nghĩ của bạn nhỏ về mẹ. Cuộc đời của mẹ phải trải qua bao gian lao vất vả, mẹ phải làm việc trong những ngày nắng, mưa. Dường như những nỗi vất vả ấy đã ngấm vào người mẹ đến bây giờ chưa tan làm cho mẹ bị ốm. Đọc đoạn thơ em cảm nhận được tình yêu thương và lòng hiếu thảo của bạn nhỏ đối với mẹ của mình. Bài 6: 1. Xác định yêu cầu: Kể lại câu chuyện nói về một việc làm thể hiện nếp sống văn minh, lịch sự ở ngoài đường hay nơi công cộng. VD: Dắt em nhỏ hay cụ già qua đường, nhường chỗ cho cụ già hay em nhỏ trên xe buýt, giúp đỡ chú thương binh lúc gặp khó khăn, Tiếng Việt 4-1 Page 37
  38. Mở bài:Câu chuyện xảy ra ở đâu, hoặc diễn ra trong hoàn cảnh nào?Sự việc chuẩn bị cho câu chuyện bắt đầu là gì? 2. Dàn ý: Thân bài: Sự việc mở đầu cho câu chuyện là gì? Những sự việc tiếp theo lần lượt diễn ra như thế nào? Sự việc kết thúc ra sao? Sự SsS Kết bài: Việc làm giúp đỡ người khác đem lại cho em những suy nghĩ và cảm xúc gì?( Hoặc để lại cho em ấn tượng gì khó phai) Bài văn mẫu 1: Kể về việc tốt em đã làm Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi. Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nói: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn. Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó. Tiếng Việt 4-1 Page 38
  39. Bài văn mẫu 2: Kể về việc tốt em đã làm Ai cũng từng có một kỉ niệm sâu sắc đáng nhớ không thể nào quên. Với chúng em, em có một kỉ niệm rất giản dị, nó nhỏ thôi nhưng đã khiến em rút ra nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm ấy, em đưa một cụ già sang đường. Khi em đang trên đường đi học về thì nhìn thấy một bà cụ ngồi trên bồn cây ở vệ đường. Gương mặt cụ mệt mỏi, những nếp nhăn xô lại có vẻ đau đớn. Cụ đang xoa nhẹ một bên chân. Em chạy lại gần bà cụ rổi hỏi: - Bà ơi, bà làm sao thế? Bà cụ dừng tay, ngước mắt lên nhìn em rồi nói: - Bà đang sang đường thì bị một chiếc xe máy va phải cháu ạ - Người lái xe không dừng lại giúp bà ư? Bà cười buồn không đáp rồi tiếp tục xoa chân. Em vội lấy lọ dầu con hổ lúc nào cũng để sẵn trong cặp ra xoa cho bà. Bà cụ mỉm cười cảm ơn em rồi tấm tắc: - Bố mẹ cháu thật có phúc, cháu ngoan quá! Chân bà cụ nhăn nheo mà vết bầm hằn lên rất rõ. Hai bà cháu lúi húi giúp nhau một lát rồi bà cụ khẽ nói: - Bà đã đỡ rồi cháu ạ. Cháu nên đi về kẻo bố mẹ mong. Em đã định về nhưng sợ bà cụ qua đường lại gặp chuyên gì bèn nói: - Vậy bà để cháu đưa bà sang đường luôn! Đôi mắt bà khô rưng rưng, không biết có phải vì bà còn đau quá? Nghĩ vậy, em dìu bà đi rất nhẹ nhàng và rất chậm. Một lúc lâu sau, hai bà cháu mới đi qua được quãng đường ngắn nhưng xe cộ qua lại thật đông. Chia tay bà cụ rồi, em còn suy nghĩ mãi. Những cụ già ta gặp hàng ngày trên đường cũng giống như ông bà chúng ta ở nhà. Em nghĩ rằng, mình cần biết yêu thương và giúp đỡ các cụ nhiều hơn. Tiếng Việt 4-1 Page 39
  40. Họ và tên: . Lớp: 4 . PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 8– MÔN TIẾNG VIỆT Điểm A. KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CƠ BẢN I. TẬP ĐỌC: 1. Nếu chúng mình có phép lạ: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn. 2. Đôi giày ba ta màu xanh: Chuyện kể về cô bé yêu thích có đôi giày ba ta màu xanh. Khi còn nhỏ, đó là một ước mơ lớn. Khi lớn lên, cô làm công tác Đội, vận động em nhỏ tới trường. Cô thấy bạn nhỏ cũng ao ước chiếc giày nên đã tặng cậu bé. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 1. Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài  Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.  Có một số tên người, tên địa lí nước ngoài viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam. Đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt. 2. Dấu ngoặc kép:  Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc người nào đó. Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta thường phải dùng thêm dấu 2 chấm.  Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. III. CHÍNH TẢ: Phân biệt r/d/gi,iên/iêng/yên IV. TẬP LÀM VĂN: Một số lưu ý khi xây dựng đoạn văn kể chuyện và phát triển câu chuyện - Mỗi một đoạn văn cần có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. - Giữa các đoạn văn nên có từ nối ở đầu đoạn văn để liên kết các đoạn văn lại với nhau - Trình tự sắp xếp các sự việc Các sự việc trong đoạn văn cần được sắp xếp theo trình tự hợp lí. Có thể là: + Trình tự thời gian + Trình tự phù hợp với ý đồ của người kể chuyện. B. BÀI TẬP THỰC HÀNH I. ĐỌC HIỂU: Đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi bên dưới: NHỮNG CÁNH BƯỚM BÊN BỜ SÔNG Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn bên bờ sông bắt bướm. Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ màu sắc. Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loang loáng. Con vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ như trôi trong nắng. Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn, có hình đôi mắt tròn, vẻ dữ tợn. Bướm trắng Tiếng Việt 4-1 Page 40
  41. bay theo đàn líu ríu như hoa nắng. Loại bướm nhỏ đen kịt, là là theo chiều gió, hệt như tàn than của những đám đốt nương. Còn lũ bướm vàng tươi xinh của những vườn rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông. Chúng cứ quấn quýt quanh màu vàng hoa cải và quanh những con đông tây xanh mọng nằm chờ đến lượt mình hóa bướm vàng. (Vũ Tú Nam) 1. Em hãy tìm trong đoạn văn trên những từ ngữ tả màu sắc của những con bướm ? (ghi những từ ngữ đó vào dòng bên dưới). 2. Tác giả đi bắt bướm ở đâu? a. bên bờ sông b. trong vườn rau c. trên bờ đê 3. Tác giả so sánh đàn bướm trắng giống như gì? a. hoa nắng b. tàn than c. mặt nguyệt. 4. Nội dung của bài này là: a. Tả cảnh bắt bướm của tác giả. b. Tả những con bướm đủ hình dáng, đủ màu sắc. c. Tả cảnh đẹp bên bờ sông. II. CHÍNH TẢ, LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Câu 1. Điền vào chỗ trống rồi chép lại các thành ngữ, tục ngữ: a) r, d hoặc gi - ạn .ày sương ó/ - .ấy ách phải ữ lấy lề/ b) iên hoặc iêng - M nói tay làm/ - T học lễ, hậu học văn/ Câu 2. Tìm 4 từ láy a. Có phụ âm đầu là r: Có phụ âm đầu là d: Có phụ âm đầu là gi: Câu 3. a. Nêu cách viết tên người , tên địa lí nước ngoài. b. Các tên riêng dưới đây viết sai chính tả. Dựa vào quy tắc, hãy chia các tên riêng đó thành hai nhóm và viết lại cho đúng. Tôkyô, hàn – quốc, Triều tiên, Nhật – Bản, Pa Ri, Valia, lý diệu Hoa, Quách Tuấn hoa, Lê Nin. Tiếng Việt 4-1 Page 41
  42. Câu 4. Các tên riêng nước ngoài trong đoạn văn sau đều viết chưa đúng quy định chính tả, em hãy gạch dưới và viết lại cho đúng các tên riêng đó: Nhà thơ người i ta li a pe tra cô (1304 – 1374) khi đi qua a vi nhông của pháp đã tận mắt chứng kiến dịch hạch. Năm 1602 – 1603, hơn 12 vạn người ở Mát xcơ va đã chết vì dịch hạch và đói. Năm 1630 có 8 vạn người i ta li a và 50 vạn người vê nê zu ê la chết vì dịch hạch. Năm 1665, hơn 7 vạn người ở luân đôn (anh), năm 1679 có 8 vạn người ở viên (áo) và năm 1681 hơn 9 vạn người ở pra-ha (tiệp khắc cũ) cũng đã chết vì căn bệnh truyền nhiễm ghê gớm này. (Dẫn theo Nguyễn Lân Dũng) * Viết lại các tên riêng: Câu 5 a.Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép? b. Dấu ngoặc kép trong mỗi câu sau được dùng để làm gì? – Cao Bá Quát vui vẻ trả lời : « Tưởng việc gì khó chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng » – Thỏ nghĩ : « Chả việc gì phải vội, Rùa gần về đích, mình phóng theo cũng vừa » – Vì sao chú bé Nguyễn Hiền được gọi là « Ông trạng thả diều » – Ngọc Hoàng cầm roi cho vài « chiêu » vào mông Nhật Tử. Câu 6. Trong những câu sau, có một từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt và một câu là lời nói trực tiếp nhưng chưa dùng dấu ngoặc kép. Em hãy điền dấu cho từ ngữ và câu đó. Chiều đến, bầu trời trở nên phẳng phiu, xanh ngắt. Hạt Nắng dạo chơi trên cánh đồng. Nghe mẹ gọi, Hạt Nắng vội vàng chia tay những hạt lúa vàng xuộm, bám theo cánh tay hồng của mẹ, trở về ngôi nhà nằm khuất sau dãy núi. Nó đâu biết nơi mà mình đã đi qua đang xào xạc dậy lên những âm thanh trìu mến: Xin cảm ơn, ơi Hạt Nắng bé con! Câu 7. Đọc đoạn thơ dưới đây, em có suy nghĩ gì về ước mơ của bạn nhỏ : Tiếng Việt 4-1 Page 42
  43. Hôn nay trời nắng như nung Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày Ước gì em hóa thành mây Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm ( Thanh Hào) * Viết lại các tên riêng: III. TẬP LÀM VĂN Câu 8. a) Sắp xếp lại thứ tự các câu sau cho đúng trình tự thời gian diễn ra các sự việc trong câu chuyện “Con quạ thông minh”: (1) Quạ bèn nghĩ ra một cách (2) Nó tìm thấy một cái lọ có nước (3) Một con quạ khát nước (4) Quạ tha hồ uống (5) Một lúc sau nước dâng lên (6) Song nước trong lọ ít quá, cổ lọ lại cao, nó không thò mỏ vào uống được (7) Nó lấy mỏ gắp từng hòn sỏi bỏ vào trong lọ Thứ tự đúng (ghi số trong ngoặc đơn): b) Hãy hình dung và viết một đoạn văn kể lại những chi tiết cụ thể nói về con quạ thực hiện việc uống nước trong lọ một cách thông minh (bài 4a) Câu 9. Hãy kể lại một câu chuyện nói về một kỉ niệm đáng nhớ của em và người bạn thân trong lớp học. Tiếng Việt 4-1 Page 43
  44. Tiếng Việt 4-1 Page 44
  45. ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU 1. Em hãy tìm trong đoạn văn trên những từ ngữ tả màu sắc của những con bướm ? (ghi những từ ngữ đó vào dòng bên dưới). Con xanh biếc pha đen như nhung ; Con vàng sẫm Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn, có hình đôi mắt tròn, vẻ dữ tợn. Bướm trắng; Loại bướm nhỏ đen kịt.; Lũ bướm vàng tươi xinh Câu 2 3 4 Đáp án a c b II. CHÍNH TẢ, LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1. a) Dạn dày sương gió; Giấy rách phải giữ lấy lề b) Miệng nói tay làm; Tiên học lễ, hậu học văn Câu 2: Tìm 4 từ láy a.Có phụ âm đầu là r: rung rinh, rào rào,rậm rạp, rộn rã, rôm rả. b. Có phụ âm đầu là d: dập dờn, dấp dính, du dương, dùng dằng, da diết. a. Có phụ âm đầu là gi: Gióng giả, giặc giã, giỏi giang, giấu giếm, giục giã. Câu 3 Tô – ki – ô; Hàn Quốc; Pa – ri; Va – li – a; Nhật Bản; Lý Diệu Hoa; Triều Tiên; Quách Tuấn Hoa. Câu 4. Gạch dưới và viết đúng các tên riêng nước ngoài I-ta-li-a, Pe-tra-cô, A-vi-nhông, Pháp, Mát-xcơ-va, I-ta-li-a, Vê-nê-zu-ê-la, Luân Đôn, Anh, Viên, Áo Pra-ha, Tiệp Khắc Câu 5 1,2 đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật 3,4 đánh dấu các từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt Câu6. Từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt: “ngôi nhà” Câu là lời nói trực tiếp: “Xin cảm ơn, ơi Hạt Nắng bé con!” Câu 7 Đọc bài thơ trên, ta thấy tình cảm của người con đối với mẹ mình thật đẹp đẽ và thật đáng quý trọng. Tình cảm đó được thể hiện qua sự cảm thông với những việc làm vất vả của mẹ như phơi lưng đi cấy dưới cái nóng như nung và sự ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: Hóa thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Đó là một tình thương vừa sâu sắc, vừa cụ thể và thiết thực của người con đối với mẹ. III. TẬP LÀM VĂN Câu 4. a) Thứ tự đúng : 3 – 2 – 6 – 1 – 7 – 5 – 4 b) Tham khảo: Quạ ra chiều suy nghĩ: Làm thế nào bây giờ? Nghiêng lọ để nước chảy ra ư? thế thì không chừng đổ hết nước mất. Chợt mắt quạ sáng lên. Nó đã nghĩ ra được một cách. Tiếng Việt 4-1 Page 45
  46. Nó nhẹ nhàng gắp từng hòn sỏi ở cạnh đó bỏ vào trong lọ. Nước dần dần dâng lên. Rồi nước dâng gần đến miệng lọ. Quạ ta thò mỏ vào lọ uống thỏa thích. Câu 6. Yêu cầu Viết đúng thể loại văn kể chuyện.Kể theo trình tự hợp logic. Dùng từ, đặt câu phù hợp. Bài mẫu 1: Thời gian thấm thoắt trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao. Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói: - Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao! Quỳnh bĩu môi: - Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa. Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi: - Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: "Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác". Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn. Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên. Bài Mẫu 2: Trong tâm trí mỗi người đều có những kỉ niệm đẹp, em cũng vậy. Kỉ niệm khó quên của em là một lần đi biển Nha Trang cùng với My - người bạn thân của em đã lâu. Lần đó thật vui, chúng em chất hết đồ đạc vào va li và đi máy bay đến Nha Trang. Biển thật đẹp! Những rặng dừa rì rào trong gió. Những con sóng đua nhau chạy vào bờ tung bọt trắng xóa. Biển có lúc hiền hòa, lặng sóng, nhưng có lúc lại giận dữ, ngạo mạn đánh dạt tất cả cái gì xung quanh nó ra xa. Đứng trên bờ nhìn ra biển sẽ thấy thấp thoáng những đoàn thuyền đánh cá ra khơi, mang về cho mọi người những mẻ lưới nặng trịch cá. Trên bờ, người đi tắm biển rất nhiều. Em và My cùng nhau xây lâu đài cát và " thu hoạch " được rất nhiều vỏ sò, ốc, san hô, Tắm biển đã thỏa thích, hai gia đình của em và My dẫn nhau ra một nhà hàng cao cấp. Ở đó, bọn em được ăn đặc sản của Nha Trang cùng rất nhiều món ngon khác. Buổi tối, cả hai đứa lại ra biển hóng mát và đi dạo. Lúc ngồi nghỉ, bọn em thi nhau tán ngẫu Tiếng Việt 4-1 Page 46
  47. những câu chuyện không có thật trên đời. Tiếng cười đùa của bọn em hòa vào tiếng dế đêm nghe rất hay, buổi đêm trên biển thật yên tĩnh Đến giờ đã ba năm kể từ ngày em đi chơi với My nhưng em sẽ không bao giờ quên được ngày ấy vì nó đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. Ngày ấy, là một kỉ niệm khó quên, một kỉ niệm tình bạn đẹp. Tiếng Việt 4-1 Page 47
  48. Họ và tên: . Lớp: 4 . PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 9– MÔN TIẾNG VIỆT Điểm TÓM TẮT KIẾN THỨC 1.Tập đọc: Thưa chuyện với mẹ: Bạn Cương phải nghỉ học nhưng bạn có ý chí và ước mơ, bạn muốn đi học làm thợ rèn. Bạn thương mẹ vất vả, muốn học nghề để tự kiếm sống. Bạn cũng nghĩ nghề nào cũng cao quý, chỉ trộm cắp và ăn bám mới đáng bị coi thường. Điều ước của vua Mi đát: Chuyện kể về ông vua Mi-đát được thần ban cho một điều ước. Ông ta vốn tham lam nên ước mọi thứ mình chạm vào đều biến thành vàng. Nhưng ông ta cũng không ăn uống được, vì chạm vào đồ ăn liền biến thành vàng. Ông xin thần rút lại điều ươc và hiểu ra hạnh phúc không thể xây dựng từ lòng tham. Chính tả: Phân biệt l/n; uôn/uông 2. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ ước mơ: - Hs hiểu nghĩa từ ước mơ: mong muốn, ước ao một cách thiết tha những điều tốt đẹp trong tương lai. - Tìm được các từ cùng nghĩa với ước mơ: ước muốn, ước nguyện, ước ao, - Biết kết hợp từ ước mơ với những từ ngữ thể hiện sự đánh giá: ước mơ cao đẹp, ước mơ bình dị, - Phân biệt được các loại ước mơ và nêu được ví dụ về 1 loại ước mơ. - Giải nghĩa các thành ngữ, tục ngữ nói về ước mơ Động từ - Nhận biết được Động từ là gì? Biết tìm ra các động từ trong câu. - Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. - Kể được các hoạt động em làm ở nhà và ở trường. - Nói được tên các hoạt động , trạng thái được các bạn thể hiện trong vở kịch câm 3. Tập làm văn - Luyện tập phát triển câu chuyện. - Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân. - Để trao đỏi ý kiến với người khác em cần làm những việc sau: - Xác định mục đích trao đổi. - Hình dung những khó khăn có thể xảy ra trong khi trao đổi. I- ĐỌC HIỂU HÒN ĐÁ VÀ CHIM ƯNG Trên đỉnh ngọn núi cao ngất trời, Chim Ưng làm tổ. Sớm chiều, nó thường đứng bên Hòn Đá to lớn, nhìn xuống những dải mây xa, nhìn xuống biển xanh tít tắp dưới sâu. Bỗng một hôm, Hòn Đá cất tiếng nói: - Hỡi Chim Ưng, ta đây cao không kém gì ngươi, nhưng đứng trên cao mãi cũng chán. Ta muốn cùng ngươi bay xuống dưới sâu kia, thì xem ai tới trước. Tiếng Việt 4-1 Page 48
  49. Chim Ưng kinh ngạc hỏi: - Đá không có cánh, làm sao bay được? - Được chứ! Ta chỉ nhờ ngươi đẩy mạnh cho ta lao xuống rồi ta tự biết cách bay tiếp để thi tài với ngươi. Nào, ngươi hãy giúp ta đi! Chim Ưng lưỡng lự. Hòn Đá nói khích: - Chẳng lẽ ngươi sợ thua ta hay sao? Chẳng lẽ dòng giống chim ưng thượng võ là thế mà lại từ chối giúp người khác sao? Sau một lúc phân vân, Chim Ưng áp sát thân mình rắn chắc vào Hòn Đá, ra sức đẩy về phía trước. Hòn Đá từ từ chuyển động, lăn lộc cộc vài bước khô khốc rồi reo lên: - A, ta sắp bay rồi! Nào Chim Ưng, ngươi hãy cất cánh cùng ta bay! Vụt một cái, Hòn Đá nhào xuống như luồng đạn bắn, xé gió rít lên kiêu hãnh. Chim Ưng lao vút theo nhưng không sao theo kịp Hòn Đá. Hòn Đá như không nhìn thấy biển ở dưới, cứ vun vút nhào tới. Một tiếng “ùm” dữ dội, nước biển tóe lên cao, thế là hết. Từ đấy, sớm sớm chiều chiều, Chim Ưng thường bay lượn trên đỉnh núi cao, nhìn xuống biển sâu, tưởng nhớ người bạn cũ. Còn Hòn Đá thì mòn mỏi vì năm tháng và sóng đánh cát mài, suốt đời cầu khẩn được trở lại với ngọn núi mẹ yêu quý. (Theo Vũ Tú Nam) Đọc bài văn trên sau đó khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đún:g Câu 1. Vì sao Hòn Đá thách thức Chim Ưng bay xuống dưới sâu? a) Vì Hòn Đá thích được thi tài bay liệng với Chim Ưng b) Vì Hòn Đá biết chắc mình bay nhanh hơn Chim Ưng c) Vì Hòn Đá đã chán cảnh đứng mãi trên núi cao. Câu 2. Vì sao Chim Ưng lưỡng lự không muốn thi tài với Hòn Đá? a) Vì Chim Ưng sợ thua tài của Hòn Đá b) Vì Chim Ưng nghĩ Hòn Đá chỉ nói cho vui c) Vì Chim Ưng nghĩ Hòn Đá không bay được. Câu 3. Hòn Đá bay bằng cách nào? a) Tự chuyển mình b) Nhờ Chim Ưng đẩy c) Nhờ luồng gió thổi. Câu 4. Câu chuyện muốn khuyên ta điều gì? a) Không nên kiêu căng thách đố người khác b) Phải nghĩ kĩ trước khi hành động để khỏi ân hận c) Không coi thường khả năng của người khác. II. CHÍNH TẢ, LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Bài 1. Chọn l hoặc n điền vào chỗ trống: a) ên on mới biết on cao uôi con mới biết công ao mẹ thầy b) úa ếp à úa ếp àng úa ên ớp ớp òng àng âng âng. Bài 2. a) Phân biệt nghĩa của 2 từ sau: mơ ước, mơ mộng. Tiếng Việt 4-1 Page 49
  50. c) Đặt câu với mỗi từ trên. Bài 3. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống cho thích hợp: Người ta ai cũng phải có Những sẽ chắp cánh cho con người vượt qua bao ghềnh thác khó khăn, giúp con người làm nên bao điều kì diệu. Nhưng những sẽ níu kéo người ta lại, làm cho con người trở thành nhỏ bé, yếu hèn. (Từ cần điền: ước muốn tầm thường, ước mơ, ước mơ cao đẹp) Bài 4. a) Gạch dưới các động từ trong các câu sau: Ngươi hãy đến sông Pác – tôn , nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất và nhà ngươi sẽ rửa sạch được lòng tham. b) Điền động từ thích hợp vào chỗ trỗng để cho biết các việc làm của các nông dân. đập nước mạ thóc bờ hạn lúa gạo Bài 5: Trong hai từ đồng âm dưới đây, từ nào là động từ: a) Chúng em ngồi vào bàn để bàn về việc chăm sóc vườn hoa trường. b) Con la này không biết la. c) Ruồi đậu mâm xôi đậu. Kiến bò đĩa thịt bò. d) Nắng chiếu chan hòa, bé đem chiếu ra phơi. Bài 6. Gạch dưới các động từ trong mỗi dãy từ sau: a) cho, biếu, đẹp, tặng, sách, mượn, lấy b) ngồi, ghế, nằm, đi, đứng, chạy, nhanh c) phấn khởi, lo lắng, hồi hộp, nhẹ nhàng Bài 7. Trong bài Nụ cười của mẹ, Nhà thơ Trương Nam Hương viết: Có cần tưởng tượng đâu xa Nụ cười của mẹ chính là mùa xuân! Tiếng Việt 4-1 Page 50
  51. Em hãy cho biết, ở câu thơ thứ 2, nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Câu thơ đó giúp em cảm nhận được điều gì về mẹ? III. TẬP LÀM VĂN Bài 1. Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn (khoảng 5 câu) kể lại suy nghĩ của một trong hai nhân vật trong câu chuyện “Hòn Đá và Chim Ưng” sau khi kết thúc câu chuyện: Bài 2. Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) nhằm thuyết phục bố (hoặc mẹ) đồng ý cho em tham gia lớp học bơi do nhà trường tổ chức trong dịp nghỉ hè. Gợi ý: Việc học bơi đem lại những lợi ích gì thiết thực (về tinh thần và sức khỏe, về phòng tránh tai nạn đuối nước )? Người bơi giỏi sẽ có tương lai thế nào? (Chú ý dùng từ xưng hô phù hợp khi nói với bố, mẹ) Tiếng Việt 4-1 Page 51
  52. ĐÁP ÁN I.Đọc hiểu: mỗi câu đúng cho 1. c 2. c 3. b 4.b II. Chính tả, Luyện từ và câu Bài 1: Chọn l hoặc n điền vào chỗ trống: a.Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy b.Lúa nếp là lúa nếp làng Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng Bài 2: a) ước mơ: mong muốn, ước ao một cách thiết tha những điều tốt đẹp trong tương lai. Mơ mộng: say mê theo những hình ảnh tốt đẹp nhưng xa vời, không thực tế b) Bạn Lan ước mơ trở thành cô giáo. Nó chỉ hay mơ mộng hão huyền. Bài 3. Thứ tự cần điền: ước mơ, ước mơ cao đẹp, ước muốn tầm thường Bài 4 a.Các động từ được gạch chân: Ngươi hãy đến sông Pác – tôn , nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất và nhà ngươi sẽ rửa sạch được lòng tham. b.Điền động từ ; 1đ Đắp đập tát nước gieo mạ phơi thóc Be bờ chống hạn cấy lúa sát gạo Bài 5. Các từ được gạch chân là động từ:1đ e) Chúng ta ngồi vào bàn để bàn công việc. f) Bà ta đang la con la. g) Ruồi đậu mâm xôi đậu. Kiến bò đĩa thịt bò. h) Ánh nắng chiếu qua cửa sổ, lên cả mặt chiếu. Bài 6. Gạch dưới các động từ trong mỗi dãy từ sau: a) cho, biếu, đẹp, tặng, sách, mượn, lấy b) ngồi, ghế, nằm, đi, đứng, chạy, nhanh c) phấn khởi, lo lắng, hồi hộp, nhẹ nhàng Bài 7 Ở câu thơ thứ 2, nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh: mẹ với mùa xuân. Cách so sánh như vậy cho thấy tác giả rất yêu mẹ của mình. Mùa xuân là mùa đầu tiên của 1 năm. Mẹ là người cho con cuộc đời , cho con sự sống. Vì vậy có thể nói Mẹ cũng chính là mùa xuân của đời con. III. Tập làm văn Bài 2 Gợi ý: Tiếng Việt 4-1 Page 52
  53. a. Phát triển câu chuyện theo dự đoán và suy nghĩ của bản thân Tôi nằm lại dưới đáy biển sâu cho sóng đánh cát mài không biết đã bao nhiêu năm tháng. Tôi ân hận vô cùng. Vì kiêu ngạo và ngu ngốc, tôi đã đòi bay nên bây giờ phải nằm lại nơi này. Tôi khát khao trở lại nơi ngọn núi mẹ yêu quý, khát khao gặp lại người bạn cũ Chim Ưng. Nhưng đã quá muộn rồi. b. Đưa ra lí lẽ để thuyết phục một cách hợp lí Việc học bơi đem lại nhiều lợi ích thiết thực lắm mẹ ạ. Mỗi lần đi bơi về, tinh thần của con sẽ được sảng khoái, thể lực cũng thêm khỏe mạnh. Cô giáo con nói rằng: ai biết bơi thì người đó sẽ tránh được tai nạn đuối nước. Người bơi giỏi còn có thể trở thành vận động viên bơi lội, giành Huy chương Vàng nữa, mẹ ạ. Mẹ đồng ý cho con tham gia vào lớp bơi trong dịp hè này, mẹ nhé! Tiếng Việt 4-1 Page 53
  54. Họ và tên: . Lớp: 4 . PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 10– MÔN TIẾNG VIỆT Điểm A. KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CƠ BẢN I. Luyện từ và câu 1) Cấu tạo của tiếng - Mỗi tiếng thường có ba bộ phận sau: Thanh Âm đầu Vần - Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu 2) Dấu câu + Dấu ngoặc kép: Dấu ngoặc kép viết là: " "  Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. Chú ý: Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta thường phải thêm dấu hai chấm. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt + Dấu hai chấm:  Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay gạch đầu dòng. Ví dụ: Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò: - Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây này  Báo hiệu lời giải thích cho bộ phận đứng trước Ví dụ: Trên bàn la liệt đồ đạc: sách, vở, bút, thước rồi cả bát, đũa, thìa, đĩa, Tiếng Việt 4-1 Page 54
  55. 3) Phân loại từ theo cấu tạo TỪ TỪ ĐƠN TỪ PHỨC Từ đơn Từ đơn Từ Từ âm tiết đa âm ghép láy tiết Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Tiếng có thể có nghĩa rõ ràng hoặc có nghĩa không rõ ràng. Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để đặt câu. Từ có 2 loại: - Từ do 1 tiếng có nghĩa tạo thành gọi là từ đơn.Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như từ mượn nước ngoài (ghi-đông, tivi, ra-đa, ) được xếp vào từ đơn đa âm tiết. Ví dụ: mẹ, cha, cô, gió - Từ do 2 hoặc nhiều tiếng ghép lại tạo thành nghĩa chung gọi là từ phức. Mỗi tiếng trong từ phức có thể có nghĩa rõ ràng hoặc không rõ ràng. Có hai cách chính để tạo từ phức là: + Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép. VD: xe máy + Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần ( hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy VD: rung rinh + Từ ghép được chia làm hai loại: ▪ Từ ghép có nghĩa tổng hợp: nghĩa chỉ bao quát chung VD : sách vở, bàn ghế ▪ Từ ghép có nghĩa phân loại: Chỉ một loại nhỏ thuộc phạm vi nghĩa của tiếng thứ nhất VD : bút máy, thước kẻ Có ba kiểu từ láy: láy âm đầu, láy vần, láy cả âm đầu và vần * Cách phân biệt từ ghép và từ láy Từ ghép Ví dụ Từ láy Ví dụ Các tiếng tạo VD: “hoa lá” Chỉ một trong các VD1: “hoa hoét” thành đều có “hoa”, “lá” khi tiếng tạo thành có “hoa” có nghĩa nghĩa tách riêng đều nghĩa có thể không “hoét” không có nghĩa khi đứng có nghĩa. tiếng nào có nghĩa. một mình. VD2: “lung linh” “lung”, “linh” tách riêng đều không có nghĩa. Giữa các VD: quần áo, Các tiếng tạo thành VD1: “lung linh” tiếng tạo mùa vụ, thời thường có sự giống  Giống phụ âm đầu Tiếng Việt 4-1 Page 55
  56. thành thường điểm, giáo nhau về phát âm VD2: “lẩm bẩm” không có liên viên, Các tiếng (giống phụ âm đầu,  Giống phần vần quan về âm không có mối giống phần vần VD3: “ào ào” liên hệ về âm hoặc giống nhau  Lặp hoàn toàn vần. toàn bộ). 4) Danh từ và động từ + Danh từ (DT): DT là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị ) V.D : - DT chỉ hiện tượng : mưa, nắng , sấm, chớp, - DT chỉ khái niệm : đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng, - DT chỉ đơn vị : Ông, vị (vị giám đốc), cô (cô Tấm), cái, bức, tấm, ; mét, lít, ki-lô- gam; nắm, mớ, đàn, Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành 2 loại : DT riêng và DT chung. - Danh từ riêng : là tên riêng của một sự vật ( tên người, tên địa phương, tên địa danh, ). Danh từ riêng luôn được viết hoa. - Danh từ chung : là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). + Động từ (ĐT): ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. V.D : - Đi, chạy ,nhảy, (ĐT chỉ hoạt động ) - Vui, buồn, giận, (ĐT chỉ trạng thái ) 5) Cách viết hoa tên riêng - Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam ta cần phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. - Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Nếu bộ phận tạo thành tên riêng gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối. Có một số tên người, tên địa lí nước ngoài viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam. Đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt 6) Mở rộng vốn từ - Các từ ngữ theo từng chủ điểm Thương người như thể thương Trên đôi cánh Măng mọc thẳng thân ước mơ - Từ cùng nghĩa: - Từ cùng nghĩa ước mơ, mơ ước, thương người, nhân hậu, nhân ái, trung thực, trung nghĩa, trung ước muốn, ước nhân đức, nhân từ, hiền lành, hiền thành, thẳng thắn, ngay thật, ao, mong ước, từ, phúc hậu, trung hậu, độ lượng. thành thực, tự trọng, tôn trọng, ước vọng, mơ - Từ trái nghĩa thật thà. tưởng độc ác, hung ác, dữ tợn, tàn bạo, - Từ trái nghĩa cay độc, hành hạ, bắt nạt, ức hiếp, dối trá, gian dối, gian lận, gian hà hiếp, tàn ác, nanh ác manh, gian giảo, gian trá, lừa bịp, lừa đảo Tiếng Việt 4-1 Page 56
  57. - Các thành ngữ, tục ngữ Chủ điểm Thành ngữ hoặc tục ngữ Đặt câu hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng Thương người như Ở hiền gặp lành - Ông bà từ xưa đã dạy rằng ở thể thương thân Hiền như bụt hiền thì gặp lành. Máu chảy ruột mềm - Dân tộc ta từ xưa đã có truyền Lá lành đùm lá rách thống lá lành đùm lá rách. Măng mọc thẳng Thẳng như ruột ngựa - Tính tình bạn Phương thẳng Thuốc đắng dã tật như ruột ngựa. Đói cho sạch, rách cho thơm - Mẹ em thường dạy đói cho sạch rách cho thơm. Trên đôi cánh ước Cầu được ước thấy - Em vẫn ao ước có được chú mơ Ước sao được vậy gấu Mi-sa bằng bông. Sinh nhật Ước của trái màu vừa rồi mẹ đã tặng em, thật Đứng núi này trông núi nọ đúng là cầu được ước thấy. III. Tập làm văn 1. Văn kể chuỵên - Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc, có đầu có cuối, liên quan đến một hoặc một số nhân vật. Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa. - Nhân vật trong truyện có thể là người, đồ vật, con vật, cây cối, Hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật ấy. - Khi kể chuyện cần chú ý: + Chọn kể những hành động tiêu biểu của nhân vật. Thông thường, nếu hành động xảy ra trước thì kể trước, hành động xảy ra sau thì kể sau. + Miêu tả những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn. + Kể lại lời nói và ý nghĩ cũng nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện. - Có hai cách kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật: ▪ Kể nguyên văn ( lời dẫn trực tiếp) ▪ Kể bằng lời của người kể chuyện ( lời dẫn gián tiếp) - Mỗi câu chuyện đều cần có cốt truyện. Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho câu chuyện. Cốt truyện thường gồm có 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc 2. Văn viết thư: Một bức thư thường gồm những nội dung sau Phần đầu thư: - Địa điểm và thời gian viết thư. - Lời thưa gửi Phần chính: - Nêu mục đích, lí do viết thư - Thăm hỏi tình hình của người nhận thư - Thông báo tình hình của người viết thư Tiếng Việt 4-1 Page 57
  58. - Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư Phần cuối thư: - Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn - Chữ kí và tên hoặc họ tên B. BÀI TẬP THỰC HÀNH I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: NHỮNG ĐỐM TÀN NHANG Một bà cụ đang nắm tay một bé xếp hàng trong công viên. Mặt cậu bé rất nhiều những đốm tàn nhang nhỏ, nhưng đôi mắt thì sáng lên vì háo hức. Rất nhiều trẻ con cũng đang xếp hàng chờ được một họa sĩ trang trí lên mặt để trở thành những "người da đỏ" hay "người ngoài hành tinh" - Cậu lắm tàn nhang thế, làm gì còn chỗ nào trên mặt mà vẽ! - Cô bé xếp hàng sau cậu bé nói to. Ngượng ngập, cậu bé cúi gầm mặt xuống. Thấy vậy, bà cậu cũng ngồi xuống bên cạnh: - Sao cháu buồn thế? Bà yêu những đốm tàn nhang của cháu mà! Hồi còn nhỏ, lúc nào bà cũng mong có tàn nhang đấy! Rồi bà cụ đưa những ngón tay nhăn nheo vuốt má cậu bé: - Tàn nhang cũng xinh lắm, chắc chắn chú họa sĩ sẽ thích những vết tàn nhang của cháu! Cậu bé mỉm cười: - Thật không bà? - Thật chứ! - Bà cậu đáp - Đấy, cháu thử tìm thứ gì đẹp hơn những đốm tàn nhang! Cậu bé nhìn bà, suy nghĩ một chút rồi thì thầm: - Những nếp nhăn, bà ạ! Câu 1. Câu chuyện có mấy nhân vật. Là những nhân vật nào? A. 2 nhân vật. Đó là: B. 3 nhân vật. Đó là: C. 4 nhân vật. Đó là: D. 5 nhân vật. Đó là: Câu 2. Cậu bé trong câu chuyện đang xếp hàng trong công viên để làm gì? A. Chờ được một họa sĩ vẽ hình chân dung của mình. B. Chờ để được phát phần thưởng. C. Chờ được một họa sĩ trang trí lên mặt. D. Chờ mua vé xem xiếc Câu 3. Khuôn mặt cậu bé có đặc điểm gì nổi bật? A. Trắng trẻo, làn da mịn màng B. Có một vết sẹo lớn C. Có một vết chàm nhỏ D. Có rất nhiều những đám tàn nhang nhỏ. Câu 4: Cô bé xếp hàng sau cậu bé đã nói to điều gì? Câu 5: Cậu bé đã có thái độ như thế nào sau khi nghe được lời nói của cô bé? Tiếng Việt 4-1 Page 58
  59. A. Rất tức giận B. Ngượng ngùng, xấu hổ C. Rất vui vẻ D. Không có thái độ gì. Câu 6: Thấy thái độ của cháu mình như vậy, người bà trong câu chuyện đã làm gì? Câu 7: Bà đã nói điều gì để cho cháu mình bớt buồn? A. Bà đã mắng cô bé đứng sau lưng cậu. B. Bà nói đó là một cô bé không tốt và bảo cậu bé đừng buồn. C. Bà nói rằng cô bé cũng chẳng xinh xắn gì nên cậu bé không cần phải buồn. D. Nói rằng những đốm tàn nhang cũng rất đáng yêu và chú họa sĩ chắc chắn sẽ thích. Câu 8*: Khi nghe bà nói cậu bé hãy thử tìm thứ gì đẹp hơn những đốm tàn nhang, cậu bé đã thì thầm điều gì? Qua câu nói của bà và cậu bé, em hiểu họ muốn nói với nhau điều gì? Câu 9: Em thích nhân vật nào trong câu chuyện nhất? Vì sao? Câu 10: Qua câu chuyện, em hiểu tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp gì? II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1. Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng 1. Tiếng nào sau đây không đủ cả ba bộ phận của tiếng? A. đốm B. vẽ C. ạ D. nhang 2. Trong câu: Cậu bé nhìn bà, suy nghĩ một chút rồi thì thầm. có mấy động từ: A. 2 động từ. Đó là: B. 3 động từ. Đó là: Tiếng Việt 4-1 Page 59
  60. C. 4 động từ. Đó là: D. 5 động từ. Đó là: 3. Danh từ trong câu “ Rất nhiều trẻ con cũng đang xếp hàng.” là: A. rất B. nhiều C. trẻ con D. xếp hàng 4. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? A. háo hức, buồn bã, xinh xắn, nhăn nheo B. nếp nhăn, tàn nhang, háo hức, nhăn nheo C. buồn bã, nếp nhăn, háo hức, nhăn nheo D. xinh xắn, háo hức, buồn bã, tàn nhang 5. Câu Ngượng ngập, cậu bé cúi gầm mặt xuống. thuộc kiểu câu A. Ai – là gì? B. Ai – làm gì? C. Ai – thế nào? D. Ai - ở đâu. 6. Dấu hai chấm trong câu: Thấy vậy, bà cậu cũng ngồi xuống bên cạnh: - Sao cháu buồn thế? Bà yêu những đốm tàn nhang của cháu mà! Hồi còn nhỏ, lúc nào bà cũng mong có tàn nhang đấy! có tác dụng gì? A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật B. Báo hiệu lời giải thích cho bộ phận đứng trước C. Đánh dấu chỗ trích dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật. D. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt như vừa nói. 7. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào viết đúng chính tả ? A. Lép Tôn - xtôi B. Lép tôn - xtôi C. Lép tôn xtôi D. Lép Tôn - Xtôi 8. Từ đơn trong câu: Tàn nhang cũng xinh lắm! là: A. tàn nhang, cũng, xinh B. cũng, xinh, lắm C. tàn, cũng, xinh D. nhang, cũng, lắm 9. Trong các câu dưới đây, câu nào dùng sai từ có tiếng "nhân"? A. Thời đại nào nước ta cũng có nhiều nhân tài. B. Nhân dân ta có truyền thống lao động cần cù. C. Bà tôi là người nhân hậu, thấy ai gặp khó khăn, bà thường hết lòng giúp đỡ. D. Cô giáo lớp tôi rất nhân tài. Bài 2. Nối các câu ở cột A với kiểu câu thích hợp ở cột B. Một bà cụ đang nắm tay một bé xếp hàng Ai – là gì? trong công viên. Mặt cậu bé rất nhiều những đốm tàn nhang Ai – làm gì? nhỏ, nhưng đôi mắt thì sáng lên vì háo hức. Cậu bé mỉm cười. Ai- thế nào? Bà cụ là một người luôn thương yêu đứa Tiếng Việt 4-1 Page 60
  61. cháu bé nhỏ của mình. Bài 3: Viết 2 thành ngữ (hoặc tục ngữ) vào chỗ trống: a. Nói về tình đoàn kết b. Nói về lòng nhân hậu. c. Trái với lòng nhân hậu. Bài 4: Chọn từ trong ngoặc để điền vào chỗ chấm trong các câu sau cho thích hợp: (nhân dân, nhân hậu, nhân ái, nhân tài, nhân đức, nhân từ, nhân loại, nhân nghĩa, nhân quyền) a. Ông là một bác sĩ giàu lòng b. Ngay từ bây giờ, chúng em phải học tập thật chăm chỉ để sau này trở thành những , đóng góp sức mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước. c. Bản Tuyên ngôn độc lập Bác Hồ đọc năm 1945 chính là bản tuyên ngôn về , về cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng thiêng liêng của các dân tộc và của mỗi người dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. d. Cô Mai là một người sống rất , cô luôn quan tâm và giúp đỡ những người xung quanh. e. ta rất gan dạ, kiên cường, luôn sẵn sàng đứng lên đấu tranh chống mọi kẻ thù để bảo vệ Tổ quốc. g. Lòng bao la của Bác Hồ khiến nhân dân ta và cả kính phục. Bài 5. Cho đoạn văn sau : Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh Hoàng Liên Sơn. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên một cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xoa tựa mây trời những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối đỏ rực lên như ngọn lửa. a. Dùng gạch chéo (/) để ngăn cách các từ đơn và các từ phức trong đoạn văn trên. b, Tìm các danh từ trong đoạn văn trên : c, Chỉ ra một số danh từ chỉ đơn vị trong các danh từ tìm được : Tiếng Việt 4-1 Page 61
  62. d) Tìm và viết lại các danh từ riêng có trong bài văn và nêu quy tắc viết hoa danh từ riêng ấy. Bài 6. Viết lại các cụm từ sau cho đúng quy tắc viết hoa danh từ riêng : thủ đô hà nội, thủ đô pa - ri, thủ đô bắc kinh, thủ đô tô ki ô, nước việt nam, nước trung hoa, anh hùng lê lợi, đại tướng võ nguyên giáp. Bài 7 a. Dùng gạch chéo (/) để ngăn cách các từ đơn và các từ phức trong đoạn thơ sau : Việt Nam đất nước ta ơi ! Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều. b. Xếp các từ phức đã xác định ở trên vào 2 nhóm dưới đây : Từ ghép Từ láy Bài 8: Cho các từ: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng, mơ màng. a. Xếp những từ trên thành 2 nhóm: từ ghép, từ láy. Từ ghép Từ láy Bài 9*. Tạo 2 từ ghép có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 1 từ láy từ mỗi tiếng sau: nhỏ, sáng, lạnh, xanh, đỏ, trắng, vàng, đen. Từ Từ ghép Tổng hợp Từ ghép Phân loại Từ láy đơn nhỏ sáng lạnh xanh đen vui Bài 10: Nêu ý nghĩa của cách dùng các danh từ riêng sau: Tiếng Việt 4-1 Page 62
  63. a. Mình về với Bác đường xuôi, Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người. Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời, Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường. Nhớ Người những sơm tinh sương, Ung dung yên ngựa trên đường suối reo. Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi, rừng núi trông theo bóng Người. TỐ HỮU b. Sư Tử bàn chuyện xuất quân Muốn sao cho khắp thần dân trổ tài Nhỏ to, khoẻ yếu muôn loài Ai ai cũng được tuỳ tài lập công: Voi vận tải trên lưng quân bị Vào trận sao cho khoẻ như voi. (Phỏng theo LA PHÔNG-TEN, NGUYỄN MINH dịch) Bài 11: Tìm danh từ, động từ trong các câu văn: a. Vầng trăng tròn quá, ánh trăng trong xanh toả khắp khu rừng. b. Gió bắt đầu thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh theo mây. c. Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vạc. Bài 12*Xác định từ loại của những từ được gạch chân dưới đây : - Anh ấy đang suy nghĩ. - Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc. - Anh ấy sẽ kết luận sau. - Những kết luận của anh ấy rất chắc chắn. - Anh ấy ước mơ nhiều điều. - Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao. Tiếng Việt 4-1 Page 63