Bài kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Cường Thịnh (Có đáp án)

doc 6 trang Hải Lăng 18/05/2024 1062
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Cường Thịnh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_ket_noi_tri.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Cường Thịnh (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TH&THCS CƯỜNG THỊNH BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Họ và tên HS: Năm học 2023 - 2024 Lớp: 4 Môn: Tiếng Việt ( Thời gian làm bài 70 phút) Điểm Nhận xét của thầy cô I. Kiểm tra đọc (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng (3 điểm) 2. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) Đọc văn bản sau: BÉ NA Nhiều buổi sáng sớm, tôi đều thấy một cậu bé khoảng 9 – 10 tuổi đội chiếc mũ đỏ đã bạc màu, khoác cái bao trên vai đi thẳng đến sọt rác để trước nhà bé Na. Cậu ngồi xuống và nhặt các thứ để trên sọt rác vào bao. Nhà bé Na sao có nhiều vỏ lon bia thế nhỉ? Tôi tự hỏi như vậy. Tình cờ vào một buổi tối, tôi thấy bé Na xách một túi ni lông ra đặt trên sọt rác rồi đi vào nhà. Tò mò, tôi lại xem. Trong túi ni lông là chiếc dép nhựa hồng, mấy mảnh nhôm, nhựa, mấy vỏ chai và vài thứ lặt vặt khác. Sau đó tôi còn thấy nhiều lần bé Na làm như vậy vào buổi tối. Sao thế nhỉ? Sao cô bé này lại không bán những thứ nhặt được hay đổi kem như bao đứa trẻ khác vẫn làm? Một lần bé sang nhà tôi chơi, tôi thân mật hỏi bé: - Cháu muốn làm cô tiên giúp cậu bé nhặt nhôm nhựa đấy hả? Bé tròn xoe mắt ngạc nhiên nhìn tôi: - Sao bác biết ạ? – Bác biết hết. Này nhé, hằng đêm, có một cô tiên đẹp như bé Na mang những thứ nhặt nhạnh được để trên sọt rác để sáng sớm hôm sau có một cậu bé lại nhặt mang đi, có đúng không nào? Bé cười bẽn lẽn và nói: – Bạn ấy mồ côi mẹ đấy ạ. Bé chạy đi còn ngoái đầu lại nói với tôi: – Bác không được nói cho ai biết đấy nhé! Từ hôm đó, tôi cũng gom những thứ nhặt nhạnh được bỏ vào một túi ni lông và ban đêm đem đặt lên sọt rác trước nhà. (Theo Lê Thị Lai) Em hãy trả lời câu hỏi và bài tập sau bằng cách khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu Câu 1 (0,5 điểm). Cậu bé đội mũ đỏ thường làm gì vào các buổi sáng? A. Nhặt các thứ trên sọt rác, bỏ vào bao. B. Bỏ các thứ trong bao vào sọt rác.
  2. C. Mang bao rác đến bỏ trước cửa nhà bé Na. D. Đến gặp bác lớn tuổi. Câu 2 (0,5 điểm). Việc làm của bé Na khiến nhân vật “tôi” thấy kì lạ? A. Bé Na mang vỏ lon bia và mấy thứ lặt vặt đi bán. B. Bé Na xách một túi ni lông ra, đặt trên sọt rác trước nhà. C. Bé Na mang vỏ lon bia và mấy thứ lặt vặt đi đổi kem. D. Hai ý B và C. Câu 3 (0,5 điểm). Khi được hỏi về việc làm của mình, bé Na giải thích thế nào? A. Cháu muốn làm cô tiên giúp cậu bé nhặt nhôm nhựa. B. Cháu không biết bạn ấy. C. Cháu biết bạn ấy mồ côi mẹ. D. Cháu không muốn ai biết việc này. Câu 4 (0,5 điểm). Hai câu cuối văn bản cho em biết điều gì? A. Việc làm của bé Na có tác động tích cực đến người khác. B. Nhiều bác lớn tuổi không hài lòng với việc bé Na làm. C. Nhiều người cũng để sọt rác ở trước nhà. D. Nhiều người muốn bỏ rác vào ban đêm. Câu 5 (1 điểm). Đặt một tên khác cho câu chuyện. . Câu 6 (1 điểm). Theo em câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? . . Câu 7 (1 điểm). Viết lại những tên riêng sau cho đúng: a) Trường TH&THCS Cường thịnh . . b) Phòng giáo dục và đào tạo huyện trấn Yên . c) Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái . d) Hội khuyến học tỉnh Yên bái . Câu 8 (1 điểm). Đọc câu văn sau: Có một cô tiên đẹp như bé Na mang những thứ nhặt nhạnh được để trên sọt rác để sáng sớm hôm sau có một cậu bé lại nhặt mang đi. Hãy tìm và viết lại: a) Hai danh từ: .
  3. b) Hai động từ: . Câu 9 (1 điểm). Đặt câu có dùng động từ chỉ tình cảm, cảm xúc để nói về bé Na trong câu chuyện Bé Na. . II. Kiểm tra viết (10 điểm) Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe mà em yêu thích. Đề 2: Em hãy viết một bài văn thuật lại một giờ học đáng nhớ đối với em.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I - LỚP 4
  5. MÔN: TIẾNG VIỆT - NĂM HỌC 2023 - 2024 I. Kiểm tra đọc. (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng (3 điểm) Kiểm tra trong các tiết ôn tập và kiểm tra - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm 2. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0.5 điểm) A B C A Câu 5 (1 điểm). Tên khác cho câu chuyện: cô bé tốt bụng,Việc nhỏ nghĩa lớn, Câu 6 (1 điểm). Câu chuyện cho ta thấy cô bé Na có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm, giúp đỡ người khác, Câu 7 (1 điểm). Viết đúng mỗi tên cơ quan , tổ chức được 0,25 điểm -Trường Tiểu học Cường Thịnh - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trấn Yên - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái - Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái Câu 8 (1 điểm). Đọc câu văn sau: Có một cô tiên đẹp như bé Na mang những thứ nhặt nhạnh được để trên sọt rác để sáng sớm hôm sau có một cậu bé lại nhặt mang đi. Hãy tìm và viết lại: a) Hai danh từ: cô tiên; sọt rác; . b) Hai động từ: mang, nhặt, Câu 9 (1 điểm). Đặt câu có dùng động từ chỉ tình cảm, cảm xúc để nói về bé Na trong câu chuyện Bé Na. - Na rất thương bạn nhỏ mồ côi mẹ II. Kiểm tra viết (10 điểm) * Nội dung: 1. Mở bài: 1 điểm Giới thiệu được câu chuyện theo cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp. 2. Thân bài: 8 điểm - Xác định đúng yêu cầu của đề: (0,5 điểm) - Bố cục bài văn có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; trình bày theo đúng hình thức của bài văn (0.5 điểm) - Kể đủ các nhân vật, các sự việc chính, của câu chuyện (sự việc) (1 điểm) - Kể theo trình tự các sự việc; các sự việc được sắp xếp hợp lí, diễn ra liên tiếp, nối kết nhau (1 điểm) - Có nguyên nhân, diễn biến, kết quả rõ ràng (1 điểm) - Từ ngữ dẫn dắt, kết nối các sự việc: chọn lọc từ ngữ phong phú, phù hợp với ngữ cảnh câu chuyện (sự việc), các từ ngữ dẫn dắt phù hợp (1 điểm)
  6. - Cốt truyện (sự việc) rõ ràng, có nhân vật xác định với những đặc điểm tính cách rõ nét, lời kể sinh động, có cảm xúc (1 điểm) 3. Kết bài: 1 điểm Nêu được suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện hoặc sự việc (theo cách kết bài không mở rộng). Hoặc nêu được suy nghĩ, cảm xúc, và những liên tưởng, suy luận về câu chuyện hoặc sự việc (theo cách kết bài mở rộng). *Hình thức: Chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả: 2 điểm Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót về ý, về cách diễn đạt, về chữ viết, có thể trừ từ 0,25 điểm. KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: TIẾNG VIỆT (Phần đọc thành tiếng) - Lớp 4 Năm học: 2023 - 2024 Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói: 3 điểm (kiểm tra từng cá nhân) *Mục tiêu : nhằm kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra kĩ năng nghe nói (học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc). *Nội dung kiểm tra : + HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở ở sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1 hoặc một đoạn văn không có trong sách giáo khoa (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng) + HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra. *Thời gian kiểm tra : GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết Ôn tập ở giữa học kì và cuối học kì. *Cách đánh giá, cho điểm : - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm