Bài kiểm tra định kì môn Khoa học Lớp 4 - Học kì I - Đề số 3 - Năm học 2019-2020

doc 4 trang nhatle22 6510
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì môn Khoa học Lớp 4 - Học kì I - Đề số 3 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_dinh_ki_mon_khoa_hoc_lop_4_hoc_ki_i_de_so_3_nam.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra định kì môn Khoa học Lớp 4 - Học kì I - Đề số 3 - Năm học 2019-2020

  1. Các mức độ nhận thức TỔNG Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tên các nội dung, chủ VD nâng đề, mạch kiến thức. Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao T TN TL TN TL TN TL TN TL TN L Số câu 1 1 Trao đổi chất Câu số ở người 1 Số điểm 0,5 Ăn phối hợp Số câu 1 1 đạm động vật Câu số vật và đạm 9 thực vật Ăn phối họp Số nhiều loại điểm 3 thức ăn Số câu 1 Câu số Phòng bệnh 4 béo phì Số 0,5 điểm Số câu 1 Câu số Dinh dưỡng 6 Số điểm 0,5 Số câu 2 1 1 Câu số Nước, không 2,3 8 10 khí Số 2 2 1 điểm Số câu 2 Câu số An toàn trong 5,7 cuộc sống Số 1,5 điểm Tổng số Số câu 5 1 1 2 1 Số 2,5 2 3 1,5 1 7 3 điểm T.điểm 4,5 3 1,5 1 10
  2. BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN : KHOA HỌC- LỚP 4 ( Thời gian làm bài: 40 phút) Họ và tên học sinh: Lớp 4B Trường Tiểu học Sơn Lâm Điểm Nhận xét của giáo viên Chữ kí Chữ kí Người coi người chấm thi thi A. PHẦN TRÁC NGHIỆM Từ câu 1 đến câu 7 khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng : M1. Câu1: Quá trình lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra chất riêng cho cơ thể và thải những chất cặn bã ra môi trường được gọi chung là quá trình gì? A. Quá trình trao đổi chất. B. Quá trình hô hấp. C. Quá trình tiêu hoá. D. Quá trình tuần hoàn. M1.Câu 2: Trong không khí có những thành phần nào sau đây? A. Khí ô-xi, khí ni-tơ và khí các-bô-níc B. Khí ô-xi và khí ni-tơ là hai thành phần chính, ngoài ra còn có các thành phần khác C. Khí ô-xi và khí ni-tơ D. Khí ô-xi M1.Câu 3: Hành động nào nên làm để bảo vệ nguồn nước? A. Uống ít nước B. Hạn chế tắm giặt C. Ném xác súc vật xuống nguồn nước. D. Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước; không xả rác, nước thải, vào nguồn nước. M1.Câu 4: Để phòng bệnh béo phì cần: A. Ăn ít. B. Giảm số lần ăn trong ngày. C. Rèn luyện thói quen ăn uống điều độ.
  3. D. Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ, năng vận động cơ thể. M3.Câu 5: Trước khi bơi, cần phải làm gì? A. Vận động tay, chân cho ra mồ hôi B. Chuẩn bị quần áo. C. Tập các bài thể dục khởi động. D. Chuẩn bị thức ăn. M1.Câu 6: Dựa vào lượng các chất dinh dưỡng chứa trong mỗi loại thức ăn, người ta chia thức ăn thành: A. 2 nhóm B. 3 nhóm C. 4 nhóm D. 5 nhóm M3.Câu 7. Viết chữ Đ vào ô trống trước ý đúng, chữ S vào ô trống trước ý sai. Để phòng tránh tai nạn đuối nước ta cần: a. Chơi đùa gần ao, hồ, sông suối. b. Không lội qua sông suối khi trời mưa lũ, giông bão c. Tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ d. Không cần đậy nắp các chum, vại, bể nước PHẦN TỰ LUẬN: M1.Câu 8: Không khí có những tính chất gì? M2.Câu 9: Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ? M4.Câu 10: Nêu ví dụ chứng tỏ con người đã vận dụng các tính chất của nước vào cuộc sống: a. Nước chảy từ cao xuống thấp.
  4. b. Nước có thể hòa tan một số chất: ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HKI NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: KHOA HỌC – LỚP 4 I. Phần trắc nghiệm: 4 điểm. Câu 1: ( 0,5điểm) đáp án A Câu 2: ( 0,5điểm) đáp án B Câu 3: (0,5điểm) đáp án D Câu 4: ( 0,5điểm) đáp án D Câu 5: ( 0,5điểm) đáp án C Câu 6: ( 0,5điểm) đáp án C Câu 7: ( 1điểm) đáp án: Thứ tự: S, Đ, Đ, S. II. Phần tự luận : 6 điểm. Câu 8: ( 2,5 điểm): Các tính chất của không khí: - Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không hình dạng nhất định. - Không khí có thể bị nén lại hoặc giản ra. Câu 9: ( 2,5 điểm): Chúng ta cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật vì: - Đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng quý không thay thế được nhưng thường khó tiêu. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thiếu một số chất bổ dưỡng quý. Vì vậy cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật. Câu 10: ( 1 điểm) Ví dụ: a. Nước chảy từ cao xuống thấp: làm mái nhà dốc ; rót nước từ bình sang cốc thì đặt miệng bình cao hơn, láng sân, làm đường b. Nước có thể hòa tan một số chất: pha nước đường, pha nước muối