Phiếu bài tập Tiếng Việt Lớp 4 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống - Chương trình cả năm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu bài tập Tiếng Việt Lớp 4 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- phieu_bai_tap_tieng_viet_lop_4_sach_ket_noi_tri_thuc_va_cuoc.doc
Nội dung text: Phiếu bài tập Tiếng Việt Lớp 4 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống - Chương trình cả năm
- Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 1 Bài tập 1: Gạch dưới những lỗi chính tả rồi viết lại đoạn thơ cho đúng và đẹp Mọi hôm mẹ thích vui chơi Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu Ná trầu khô giữa cơi trầu Truyện cười gấp nại trên đầu bấy lay Cánh màn khép nỏng cả ngày Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa Lắng mưa từ những ngày xưa Nặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan. Bài tập 2. Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu ca dao dưới đây: Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. Tiếng Âm đầu Vần Thanh Tiếng Âm đầu Vần Thanh
- Bài tập 3. Gạch dưới những tiếng bắt vần với nhau trong mỗi đoạn thơ sau: a) Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. b) Sáng nay trời đổ mưa rào Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương Cả đời đi gió đi sương Hôm nay mẹ lại gần giường tập đi c) Ngôi sao ngủ với bầu trời Bé nằm ngủ với à ơi tiếng bà Gió còn ngủ tận thung xa Để con chim ngủ la đà ngọn cây. Bài tập 4. Hãy hình dung và kể một câu chuyện thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân (Ví dụ: Nhân vật chính trong câu chuyện là một bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang rất cần tiền để lo cho cuộc sống của bản thân và người mẹ ốm nặng).
- Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 2 Bài tập 1: 1) Điền vào chỗ trống s hoặc x: a) ạm nắng; ào ạc; ắp ửa; mắt ếch; iêu vẹo. b) iềng ích; an át; uềnh oàng; ôi ùng ục. 2) Gạch dưới những từ sai chính tả và viết lại cho đúng: a) băng khoăng, cằng nhằng, cố gắng, gắn bó, đúng đắng b) con trăn, trăn trở, trằng trọc, con thằng lằng Bài tập 2. Thực hiện theo yêu cầu 1) Tìm ít nhất 3 từ ngữ: a) Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại: b) Trái nghĩa với nhân hậu, yêu thương: c) Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại: d) Trái nghĩa với đùm bọc, giúp đỡ: 2) Nối câu tục ngữ với những điều mà câu tục ngữ đó khuyên (chê) con người. TT A B Khuyên người ta đoàn kết với nhau vì 1 Ở hiền gặp lành đoàn kết tạo nên sức mạnh. Khuyên người ta sống nhân hậu sẽ 2 Trâu buộc ghét trâu ăn. gặp điều tốt đẹp, may mắn. Một cây làm chẳng nên non Chê người có tính ghen tị khi thấy 3 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao người khác hơn mình. Bài tập 3. Sử dụng dấu hai chấm để viết lại các câu sau a) Mâm cơm trông thật hấp dẫn một đĩa cá rô rán vàng ươm, một bát con nước mắm ớt, bát tô canh cá rô rau cải, một đĩa cà muối.
- b) Nói về mẹ, Trần Đăng Khoa đã viết thật cảm động Mẹ là đất nước, tháng ngày của con. c) Vừa thấy tôi, Nga hỏi ngay Hôm qua bạn có đến nhà Ngọc không? Bài tập 4. Đọc đoạn văn sau Tôi nhìn em. Một em bé gầy, tóc húi ngắn, hai túi của chiếc áo cánh nâu trễ xuống đến tận đùi như đã từng phải đựng nhiều thứ quá nặng. Quần của em ngắn chỉ tới gần đầu gối, để lộ đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy. Tôi đặc biệt chú ý đến đôi mắt của em, đôi mắt sáng và xếch lên khiến người ta có ngay cảm giác là một em bé vừa thông minh vừa gan dạ. (Theo Vũ Cao) Theo em, đặc điểm ngoại hình nào ở cột A thể hiện tính cách, thân phận của cậu bé ở cột B (nối A và B để trả lời). TT A B Gầy, tóc húi ngắn, bộ áo cánh nâu, chiếc Là chú bé nhanh nhẹn hiếu 1 quần chỉ dài gần đầu gối. động. Hai túi áo trễ xuống như đã từng phải đựng 2 nhiều thứ quá nặng, bắp chân nhỏ luôn Là chú bé thông minh. luôn động đậy. Là con nhà nghèo, quen 3 Đôi mắt sáng và xếch. chịu vất vả Bài tập 5. Dựa vào đoạn 1 bài thơ Nàng tiên Ốc trong SGK (từ Xưa có bà già đến thảo vào trong chum), hãy miêu tả ngoại hình nhân vật bà già.
- Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 3 Bài tập 1: Đoạn thơ sau của Tố Hữu có một số tiếng viết sai chính tả, hãy viết lại cho đúng (chép lại cả đoạn): Bàng hoàng như giửa triêm bao Chắng mây Tam Đão tuôn vào Trường Sơn Dốc quanh xườn núi mưa chơn Tưỡng Miền Nam đó, trập trờn hôm mai Đường đi hay dấc mơ giài Nước non ngàn dặm nên bài thơ quê. Bài tập 2. Thực hiện theo yêu cầu 1) Dùng gạch chéo (/) tách các từ trong câu: Chữ viết giúp con người mở rộng phạm vi giao tiếp mà tiếng nói không thể làm được. 2) a) Gạch dưới các từ phức trong đoạn thơ sau của Lâm Thị Mĩ Dạ: Mang theo truyện cổ tôi đi Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi. b) Đặt câu với một từ tìm được ở a. Bài tập 3. Xếp các từ vào cột B theo yêu cầu của mỗi dòng: nhân ái, tàn ác, bất hòa, lục đục, hiền hậu, chia rẽ, cưu mang, che chở, phúc hậu, hung ác, độc ác, đôn hậu, đùm bọc, trung hậu, nhân từ, tàn bạo. A B a) Cùng nghĩa với nhân hậu b) Trái nghĩa với nhân hậu c) Cùng nghĩa với đoàn kết d) Trái nghĩa với đoàn kết Bài tập 4. Trong mẩu chuyện sau, lời nói, suy nghĩ của nhân vật cho ta biết mỗi câu bé có tính cách như thế nào? Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Vì mải chơi nên các cậu về khá muộn. Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. Cậu bé thứ nhất định nói dối là về muộn do bị chó sói đuổi. Cậu thứ hai bảo: - Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại.
- - Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ. - Cậu thứ ba bàn. a) Cậu bé thứ nhất b) Cậu bé thứ hai c) Cậu bé thứ ba Bài tập 5. Viết tiếp để hoàn chỉnh bức thư gửi một người bạn mới chuyển đến trường khác. (a) (b) Nhận được thư, tớ liền viết thư ngay cho cậu đây. Đầu thư chúc cậu vẫn học giỏi và cô thêm nhiều bạn tốt nhé! Phương Minh à, bây giờ tớ sẽ kể cho cậu nghe về (c) Thắng đã thay cậu làm tổ trưởng. Bạn ấy cũng “hắc” ra phết. Lại có thêm một bạn mới nữa. Cái Hòa cũng xinh lắm nhé! Nhưng chưa biết học hành thế nào. Thế là lớp ta vẫn có 35 bạn. Ấy, xuýt quên, không báo cho cậu một tin quan trọng: Trường ta vừa khánh thành thư viện mới và mua thêm rất nhiều sách. Nghe nói toàn sách hay, nhưng chưa ai được đọc cả, vì còn đang làm lại thẻ. Oai không! Còn tình hình trường, lớp mới của cậu thế nào? Viết thư kể cho mình nhé! Phương Minh thân yêu, tớ dừng bút đây, tớ còn phải hoàn thành hai bài toán nữa. (d)
- Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 4 Bài tập 1: Gạch dưới các lỗi chính tả rồi sửa lại (chép lại) đoạn thư: Mai thâng yêu! Chuyển đến trường mới một tháng, tớ được ra nhập câu lạc bộ “Toán tuổi thơ” của nhà trường. Hôm gia mắt, các bạn cứ súm quanh, suýt xoa, “Ôi, sao gia cậu trắng thế!” làm tớ lúng túng, mặt đỏ lận, đất dưới châng cứ như trao đão, người hơi lân chân. Nếu cái Vâng học cùng lớp không từ ngoài sâng chạy vào dải nguy thì không biết tớ sẽ thế nào. Nhưng sau đó, tớ lại thấy vui. Lòng cứ lân lân. Vì các bạn khen thật, chứ không phải trêu tớ đen như tớ nghĩ. Phải không Mai! Bài tập 2. Thực hiện theo yêu cầu 1) Khoanh vào dòng nào toàn từ láy: a. nhỏ nhen, nhỏ nhẹ, nhỏ nhắn b. nhỏ nhoi, nhỏ nhẹ, nhỏ nhắn c. nhỏ nhoi, nhỏ nhen, nhỏ nhắn 2) Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào hai nhóm Gió bắt đầu thổi rào rào theo với khối mặt trời còn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những bụi cây cúc áo, rồi nhè nhẹ tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi. (Theo Đoàn Giỏi) a) Từ ghép b) Từ láy 3) Xếp các từ: lụng thụng, bập bẹ, đo đỏ, đủng đỉnh, làng nhàng, xinh xinh, lim dim, bồng bềnh, lành lạnh vào ba nhóm: a) Láy âm đầu
- b) Láy vần c) Láy cả âm đầu và vần: Bài tập 3. Thực hiện theo yêu cầu 1) Tạo từ có tiếng hiền: a) Từ ghép: b) Từ láy: 2) Tạo từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại có tiếng nhà: a) Ghép tổng hợp: b) Ghép phân loại: Bài tập 4. Tưởng tượng để xây dựng cốt truyện và kể vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ bị ốm, người con hiếu thảo trung thực và bà tiên.
- Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 5 Bài tập 1: Thực hiện theo yêu cầu: 1) Tìm 5 từ viết sai chính tả trong đoạn văn sau và sửa lại: Chim hót níu no. Lắng bốc hương hoa thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt nan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông lằm phơi nưng trên gốc cây mục, sắc da nuôn nuôn biến đổi (Theo Đoàn Giỏi) Những từ viết sai và sửa lại: a) ; b) ; c) d) ; e) ; 2) Chọn tiếng có vần en hoặc eng điền vào chỗ trống: a) Bé Hà mặc một chiếc áo rất đẹp. b) Đêm hè, hương ngan ngát ven hồ. c) Cứ nghe tiếng vang lên, lũ trẻ ở khu sơ tán chui ngay xuống hầm trú ẩn. Bài tập 2. Thực hiện theo yêu cầu 1) Xếp các từ: thẳng thắn, ngay thẳng, gian lận, chân thật, gian giáo, gian trá, bộc trực, chính trực, lừa dối, bịp bợm vào hai nhóm: a) Cùng nghĩa với trung thực: b) Trái nghĩa với trung thực: 2) Đặt một câu có từ cùng nghĩa với trung thực, một câu có từ trái nghĩa với trung thực: a) b) 3) Câu sau dùng từ tự trọng có được không? (điền Đ (được) hoặc K (không) hoặc CT (có thể được) vào ô trống để trả lời) Với tất cả lòng tự trọng của mình, tớ thành thật xin lỗi cậu. Bài tập 3. Thực hiện theo yêu cầu 1) Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống (mưa phùn, tia nắng, bác sĩ) a) là danh từ chỉ người. b) là danh từ chỉ vật. c) là danh từ chỉ hiện tượng. 2) Gạch dưới các danh từ trong đoạn thơ sau: Nếu chúng mình có phép lạ Chớp mắt thành cây đầy quả Bắt hạt giống nảy mầm nhanh Tha hồ hái chén ngọt lành.
- Bài tập 4. Xếp lại thứ tự các đoạn sau để hoàn chỉnh thư gửi ông bà nhân dịp năm mới (1) Sắp đến Tết rồi, cháu nhớ ông bà lắm! Tuy ông bà vẫn hay gọi điện về cho cháu, cháu vẫn muốn viết thư cho ông bà để thăm hỏi và mừng tuổi ông bà. (2) Bà ơi, Tết năm nay bà mua cành đào hay cây quất hả bà? Mẹ cháu định chỉ mua hoa cắm bình thôi. Bà có mua nhiều kẹo cho Bi và Đốm không hả bà? Cháu thích kẹo nhất đấy! Ông ơi, cháu đã nhận được quần áo ông mua, cháu mặc thử rất vừa và đẹp. Cháu cảm ơn ông lắm! (3) Ông bà ơi, cháu xin dừng bút nhé, một lần nữa cháu chúc ông bà năm mới luôn có sức khỏe tốt và mau về với cháu. Cháu của ông bà Trần Phương Minh (4) Triệu Phong, ngày 18 tháng 1 năm 2013 Ông bà ngoại kính yêu của cháu! (5) Ông bà ơi, cháu là Cún yêu của ông bà đây. (6) Cháu gửi lời chúc Tết cậu Đán, cô Hương và Bi, Đốm Thứ tự sắp xếp: Bài tập 5. Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới THỔI SÁO Vua nước nọ thích nghe thổi sáo, mà phải vài trăm cây sáo cùng thổi một lúc. Có người tên là Đông Quách, tuy không biết thổi sáo, nhưng cũng xin gia nhập đội quân thổi sáo để kiếm lương ăn mà không ai biết. Đến khi nhà vua mất, thái tử nối ngôi. Ông vua con này cũng thích nghe sáo, nhưng chỉ thích nghe từng người một thổi. (Phỏng theo Cổ học tinh hoa) a) Viết tiếp một đoạn văn phù hợp với hai đoạn văn đã dẫn trên, sao cho câu chuyện Thổi sáo có ý nghĩa: kẻ không có năng lực thật sự, khi không dựa dẫm được vào đâu, đành phải tự loại mình ra khỏi đội ngũ. b) Viết tiếp đoạn văn cuối cùng của câu chuyện trên nhưng với ý nghĩa: kẻ không có năng lực thật sự, chỉ biết dựa dẫm vào người khác thế nào cũng bị trừng phạt.
- Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 6 Bài tập 1: Đọc lại bài Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca và trả lời câu hỏi: a) Hoàn cảnh gia đình cậu bé An-đrây-ca thế nào? b) Điều gì đã khiến An-đrây-ca dằn vặt? Nỗi dằn vặt này cho thấy An-đrây-ca là cậu bé như thế nào? Bài tập 2. Thực hiện theo yêu cầu 1) Tìm mỗi loại ba từ láy: a) Có tiếng bắt đầu bằng s: b) Có tiếng bắt đầu bằng x: c) Có tiếng chứa thanh hỏi: d) Có tiếng chứa thanh ngã: 2) Gạch dưới các lỗi chính tả trong đoạn văn sau và nói rõ đó là lỗi gì. Nước ta vùng miền nào cũng có những con sông lớn. Lần lượt từ bắc vào nam có thể kể: Sông Hồng, Sông Đà, Sông Lô, Sông Thương, Sông Thái Bình, Sông Mã, Sông Lam, Sông Gianh, Sông Thu Bồn, Sông Tiền, Sông Hậu, hai nhánh chính của Sông Mê Kông - con sông chảy qua năm nước: trung quốc, thái lan, lào, Cam-pu-chia và Việt Nam. 3) Đặt một câu với từ trung gian, một câu có từ trung thực. a) b) Bài tập 3. Gạch bỏ những từ dùng sai (in đậm) và chọn từ phù hợp viết vào bên cạnh: Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Minh phụ giúp bố mẹ nhiều việc nhà, nhưng luôn luôn đi học đúng giờ, làm bài đầy đủ, chưa bao giờ để ai phiền trách điều gì. Cô chủ nhiệm lớp em thường bảo: “Minh là một học sinh có lòng tự ái ”. Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minh không tự ti Minh giúp đỡ các bạn học kém rất nhiệt tình
- và có kết quả, khiến những bạn hay mặc cảm, tự kiêu nhất cũng dần dần thấy tự trọng hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình, nên không làm bạn nào tự tin Lớp 4A chúng em rất tự phụ về bạn Minh. Bài tập 4. 1) Hãy viết kết bài theo kiểu mở rộng khi kể chuyện Sự tích dưa hấu 2) Dựa vào gợi ý dưới tranh truyện Ba chiếc rìu và bức tranh 3 (tr.64), viết thành một đoạn văn. Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 7
- Bài tập 1: Đọc lại bài Trung thu độc lập và trả lời câu hỏi? a) Anh chiến sĩ đã nghĩ gì khi đứng gác trong đêm Trung thu? b) Kể một số thành tựu của đất nước ta hôm nay mà em cho là vượt xa tưởng tượng của anh chiến sĩ năm xưa. c) Riêng em, em mơ ước đất nước mai sau phát triển như thế nào? Bài tập 2. Thực hiện theo yêu cầu 1) Điền vào chỗ trống chưa hoặc trưa, chuyện hoặc truyện: a) Bạn đã ăn cơm xong ? b) Ăn xong bữa , tôi đã nghe tiếng Bình gọi đi học. c) Câu tôi kể sau đây là dân gian Trung Quốc. d) “Tôi kể ngày xưa Mị Châu” (Tố Hữu) 2) Viết lại sau khi đã sửa lỗi chính tả: a) Chuyện Thánh Gióng vừa nói lên ý trí chống giặc ngoại xâm vừa thể hiện chí tưởng tượng phong phú của cha ông ta. b) Ra dáng ông chủ, Bình đứng phưỡng bụng trên bờ. Thanh thấp người nên cố dướng cổ qua vai Bình để xem mọi người bắt cá.
- 3) Viết tên thành phố vào cột B phù hợp với mỗi dòng ở cột A A B Thành phố là thủ đô của nước ta Thành phố được gọi là thành phố hoa phượng đỏ Thành phố ở miền Trung, là cố đô của nước ta Thành phố là trung tâm của miền Tây Nam Bộ Vịnh được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta Dãy núi đi vào lịch sử kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta Bài tập 3. Xây dựng cốt truyện cho câu chuyện Lời ước dưới trăng (SGK tr.69) Bài tập 4. Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian. a) Em định kể lại câu chuyện này qua mấy đoạn văn. Nêu nội dung chính từng đoạn. b) Viết hoàn chỉnh đoạn 1.
- Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 8 Bài tập 1: Đọc lại bài Nếu chúng mình có phép lạ và trả lời câu hỏi? 1) Câu Nếu chúng mình có phép lạ có gì đặc biệt so với các câu thơ khác trong bài? Qua đó, tác giả muốn nói điều gì? 2) Phép lạ không thể có, nếu vậy muốn biến ước mơ thành hiện thực em phải làm gì? Bài tập 2. 1) Chép lại đoạn văn sau khi đặt dấu phẩy ở vị trí cần thiết và sửa các lỗi chính tả Ngày mai các em có quền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điệng; ở dữa biểng dộng cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít cao thẳm giải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm cùng với nông trường to lớn vui tươi. 2) Trường hợp nào viết đúng tên riêng nước ngoài? a. Anbe anhxtanh c. Lu-i Pa-xtơ đ. Tô-Ki-Ô g. Ba Lan b. Xi-ôn-cốp-xki d. Buratinô e. Nhật Bản h. Hoa Kì Bài tập 3. Nói rõ tác dụng của dấu ngoặc kép trong các trường hợp sau: a) Mãi sau nó mới bảo: “Thưa cô, con không có ba”.
- b) Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế” như đánh giá của người cùng thời. c) Cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! d) Khi tái hiện hình ảnh Lượm, Tố Hữu đã quan sát rất kĩ: “Chú bé loắt choắt - Cái xắc xinh xinh - Cái chân thoăn thoắt - Cái đầu nghênh nghênh”. đ) Các nhà khoa học quả quyết: “Nếu phát hiện trên một hành tinh nào đó có đủ lượng nước và ô-xi thì có thể hi vọng trên đó có sự sống. Nước là khoáng sản quý hơn tất cả các loại khoáng sản khác”. Bài tập 4. Hãy phát triển cốt truyện sau thành một câu chuyện hoàn chỉnh VÀO NGHỀ Va-li-a được bố mẹ cho đi xem xiếc. Em thích nhất tiết mục “Cô gái phi ngựa, đánh đàn” và mơ ước trở thành diễn viên biểu diễn tiết mục ấy. Em xin vào học nghề tại rạp xiếc. Ông giám đốc rạp xiếc giao cho em quét dọn chuồng ngựa. Em ngạc nhiên nhưng rồi cũng nhận lời. Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn trong suốt thời gian học. Về sau, Va-li-a trở thành một diễn viên như em từng mong ước. Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 9
- Bài tập 1: Trả lời câu hỏi? 1) Theo em, câu chuyện Thưa chuyện với mẹ muốn nói điều gì? 2) Qua Điều ước của vua Mi-đát, em rút ra điều gì? Bài tập 2. Điền vào chỗ trống uôn hoặc uông a) b rầu; b bán; m thú b) l lách; m màu m vẻ c) t chảy; s sẻ; nói s Bài tập 3. Nói rõ tác dụng của dấu ngoặc kép trong các trường hợp sau: 1) Tìm 3 từ cùng nghĩa với từ “ước mơ” 2) Ghép vào sau từ “ước mơ” để được những từ ngữ thể hiện các mức độ: a) Đánh giá cao: b) Đánh giá không cao: c) Đánh giá thấp: 3) Giải thích các thành ngữ: a) Mong như mong mẹ về chợ: b) Được voi đòi tiên: Bài tập 4. 1) Tìm trong đoạn văn các động từ thuộc hai nhóm ở dưới Sáng sớm, sương phủ dày như nước biển. Đỉnh Đê Ba nổi lên như một hòn đảo Em nhỏ đùa vui trước sàn nhà. Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần. Các bà, các chị sửa soạn khung cửi dệt vải. a) Chỉ hoạt động b) Chỉ trạng thái 2) Gạch dưới các động từ trong đoạn văn: Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông
- nằm phơi lưng trên gốc cây Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. (theo Đoàn Giỏi) Bài tập 5. Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của cậu bé Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 10
- Ôn tập giữa học kỳ I Bài tập 1: 1) Xếp các bài tập đọc Những hạt thóc giống, Thưa chuyện với mẹ, Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca, Người ăn xin, Đôi giày ba ta màu xanh vào các chủ điểm: a) Sống để yêu thương: b) Sống cần trung thực: c) Sống phải biết ước mơ: 2) Qua bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ và truyện Điều ước của vua Mi-đát, em rút ra điều gì cho bản thân? Bài tập 2. 1. Sửa lỗi chính tả và chép lại đoạn văn trong truyện Đôi giày ba ta màu xanh. Ngày còn bé, có lần tôi thấy anh họ tôi đi đôi giày ba ta màu xanh sanh nước biển. Chao ôi! Đôi dày mới đẹp làm sao? Cổ dày ôm xát chân. Thân giày nàm bằng vãi cứng, giáng thon thả, màu vãi như màu ra chời những ngày thu. Phần thân giày gần xát cổ có hai hàng khuy rập và luồn một sợi dây chắng nhỏ vắt ngang. 2. Gạch dưới những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta trong đoạn văn ở 1. 3. Tìm trong đoạn văn và viết lại: a) Từ đơn b) Từ ghép c) Từ láy d) Danh từ đ) Động từ Bài tập 3. Hãy kể một câu chuyện có các nhân vật: Hà và các bạn cùng lớp, em bé bị lạc, chú bảo vệ, mẹ của em bé bị lạc, dựa theo cốt truyện sau:
- a) Hà và các bạn tổ chức đi chơi ở công viên thành phố. b) Cuộc đi chơi rất vui vẻ, thú vị. c) Một em bé đứng khóc vì lạc mẹ. d) Các bạn dừng cuộc chơi đi tìm mẹ cho em bé. đ) Mẹ con em bé gặp nhau. Bài tập 4. Viết tiếp để hoàn chỉnh bức thư gửi một người bạn thân hỏi thăm tình hình học tập của bạn và thông báo tình hình học tập của em. , ngày tháng năm thân yêu! Từ ngày cậu chuyển trường chúng mình không liên lạc với nhau. Hôm nay nhìn thấy cuốn sổ tặng mình lần sinh nhật trước, bỗng nhớ quá! à! Đến trường mới có vui vẻ không, các bạn ở đó học có giỏi, có yêu quý không? đã chơi thân với bạn nào chưa? Cả lớp mình vẫn rất nhớ đấy. ơi, từ đầu năm đến giờ câu được bao nhiêu điểm 10 rồi. Chắc vẫn thuộc về môn Toán chứ? Còn giữ được danh hiệu “cây toán” như hồi đang học với chúng mình không? Viết thư kể cho mình nghe đi. Về phần mình, Mình dừng bút nhé. Cuối thư mình Họ và tên: Lớp:
- PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 11 Bài tập 1: 1) Đọc truyện Ông Trạng thả diều, em có nhận xét gì về Nguyễn Hiền? 2) Truyện Ông Trạng thả diều mở bài theo cách nào? Viết mở bài truyện này theo một cách khác. Bài tập 2. 1. Điền vào chỗ trống s hoặc x: Trường ơn mây núi lô ô Quân đi, óng lượn nhấp nhô, bụi hồng Ai trông, lên đó mà trông Cha Ki oanh liệt, Bản Đông anh hùng Mỹ thua, ngụy chạy đường cùng ác tăng như ác bọ hung đen bờ Mấy chàng lính trẻ măng tơ Nghêu ngao gõ bát hát chờ cơm ôi. (Theo Tố Hữu) 2. Viết lại cho đúng chính tả đoạn văn sau: Dảnh nước một lúc một dộng, nước trảy xiết, xóng ngày càng to. Chiếc thuyền dấy chòng chành dữ dội. Một cơn lốc cuốn thuyền đi, chông như thuyền xắp bị lật úp đến nơi. Chú lính chì lo chết đi được, nhưng vẫn dữ vẻ điềm nhiên, bồng xung kiên cường. (Theo An- đéc-xen)
- Bài tập 3. 1. Theo em, nhà thơ Nguyễn Duy viết đã, đang, vẫn, sẽ hay sắp ở mỗi chỗ trống sau? Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại Dòng sông xưa bên lở, bên bồi Khi tôi biết thương bà thì muộn Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi. 2. Đặt một câu có dùng tính từ để tả người, một câu có dùng tính từ để tả đặc điểm của một loài hoa em thích. a) b) Bài tập 5. 1. Viết một đoạn mở đầu (hoặc kết thúc) cho truyện Bàn chân kì diệu 2. Giả sử có cuộc trao đổi giữa em với ai đó về truyện Bàn chân kì diệu. Hãy ghi lại cuộc trao đổi đó. Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 12
- Bài tập 1: Đọc kĩ truyện “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi: a) Theo em, phẩm chất lớn nhất của Bạch Thái Bưởi là gì? b) Do đâu ông thành công trong sự nghiệp? Bài tập 2. Điền tr hoặc ch vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu tục ngữ: a) ọn bạn mà ơi, ọn nơi mà ở. b) anh ua ớ phụ, ngọt bòng ớ ham. c) ẻ ồng na, già ồng uối. d) âu ậm uống nước đục. Bài tập 3. 1. Em chọn từ nào thay cho từ in đậm trong câu sau: “Người không có nghị lực như thuyền không lái, như ngựa không cương, trôi dạt lông bông không ra thế nào cả.”? a. chí hướng b. ý chí 2. Những câu nào khuyên ta cần có ý chí, nghị lực trong cuộc sống? a. Lửa thử vàng, gian nan thử sức. b. Nước lã mà vã nên hồ - Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. c. Có vất vả mới thanh nhàn - Không dưng ai dễ cầm tan che cho. d. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. đ. Cưa mạch nào, đứt mạch ấy. e. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. g. Ai ơi giữ chí cho bền - Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai. Bài tập 4. 1. Viết kết bài truyện Một người chính trực (SGK trang 36) theo cách mở rộng.
- 2. Viết đoạn văn tả chiếc áo của em, có sử dụng các cách mở rộng tính từ. Bài tập 5. Dựa vào các chi tiết sau, hãy kể một câu chuyền về Bác Hồ (1) Năm 1911, Bác làm phụ bếp trên một tàu từ Sài Gòn sang Pháp. Công việc rất nhiều và nặng nhọc. Ngày nào cũng bắt đầu từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối. (2) Trong khi mọi người chơi bài hoặc ngủ, Bác vẫn cố gắng học thêm hai tiếng. (3) Trên tàu có lính Pháp, Bác làm quen để học tiếng Pháp. (4) Mỗi ngày Bác viết 10 từ vào cánh tay, vừa làm vừa nhẩm học. Bao giờ thuộc và dùng được các từ ấy mới thôi. (5) Thời kì ở Luân Đôn, Bác phải quét tuyết để kiếm sống nhưng vẫn tranh thủ học tiếng Anh. (6) Do kiên trì, “năng nhặt chặt bị” như lời Bác nói, nên Bác Hồ biết và sử dụng được tiếng của nhiều nước trên thế giới. (Khi kể cần đảm bảo: đặt tên cho câu chuyện; mở bài theo cách gián tiếp; kể theo thứ tự của các sự việc; kết thúc nêu được ý nghĩa của câu chuyện). Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 13
- Bài tập 1: Theo em, giữa Xi-ôn-cốp-xki và Cao Bá Quát có điểm gì chung? a. Đều sẵn có tài năng b. Có nghị lực và quyết tâm c. Có mơ ước lớn d. Rút được bài học từ thất bại Bài tập 2. Thực hiện theo yêu cầu 1. Viết lại cho đúng chính tả Từ nhỏ, Xiôncốpxki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần ông rại rột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chiêm. Kết quả, ông bị ngã gẫy chân. Nhưng dủi do lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: “Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?”. Để tiềm hiểu điều bí mật đó, Xiôncốpxki đọc không biết bao nhiu là sách. Nghĩ ra đìu gì, ông lại hì hục làm thí nghịm, có khi đến hàng trăm lần. 2. Điền từ chứa tiếng có vần iêt, im hoặc iêm Nhà nghèo, nên mẹ tôi hết sức Quần áo của anh em tôi đều tự tay mẹ cắt may, rất khéo. Đời mẹ không đã dùng hết bao nhiêu cây cuộn chỉ. Sau này em bị bệnh có lẽ một phần cũng vì đã cặm cụi vá may trong suốt mấy mươi năm. Bài tập 3. Thực hiện theo yêu cầu 1. Xếp các từ ngữ sau vào từng nhóm: quyết tâm, quyết chí, bền gan, nản chí, trí tuệ, bền chí, kiên trì, kiên gan, gian nan, kiên cường, khó khăn, gian khổ, gian lao, thách thức, kiên định, chông gai, kiên quyết, thử thách, sờn lòng, bền lòng, nhụt chí, đầu hàng, nản lòng, thoái chí, chí thú, ngã lòng. a) Nói về ý chí, nghị lực của con người:
- b) Nói về những khó khăn thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người: c) Nói về sự kém ý chí, nghị lực của con người: 2. Chọn trong mỗi nhóm trên một từ để đặt câu. a) b) c) Bài tập 4. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu sau a) Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. b) Thủơ nhỏ, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém. c) Suốt mười mấy ngày đầu, thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ trứng. Bài tập 5. Em hãy kể một câu chuyện có diễn biến như sau: a) Phát hiện ra hoàn cảnh khó khăn của bạn; b) Cảm thông với hoàn cảnh của bạn, thăm gia đình bạn; c) Bàn bạc và hành động giúp bạn. Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 14
- Bài tập 1: 1. Chi tiết “nung trong lửa” trong truyện Chú Đất Nung nói lên điều gì? 2. Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước, cứu hai người bột? 3. Câu nói “cộc tuếch” của Đất Nung: “Vì các đằng ấy ở trong lọ thuỷ tinh mà.” nói lên điều gì? Bài tập 2. Thực hiện theo yêu cầu 1. Điền vào chỗ trống s hoặc x: Dòng ông cứ chảy quanh co dọc những núi cao ừng ững. Dọc ườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp úp nom a như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía nam. (Theo Võ Quảng) 2. Điền vào chỗ trống vần và tiếng chứa ât hoặc âc: a) ngờ c) quả đ) t b g) lượng b) phảng d) gió e) l c h) thân Bài tập 3. 1. Đặt câu hỏi với mỗi từ để hỏi sau: a) ai: b) cái gì: c) làm gì: d) thế nào: đ) vì sao: e) bao giờ: g) ở đâu: 2. Những câu hỏi trong đoạn thơ sau của Tố Hữu dùng làm gì? Vì sao ngày một thanh tân? Vì sao người lại mến thân hơn nhiều?
- Vì sao cuộc sống ta yêu Mỗi giây mỗi phút, sớm chiều thiết tha? Vì sao mỗi hạt mưa sa Mỗi tia nắng rọi cũng là tình chung? Xuân vui ca múa mọi vùng Bắc Nam đâu cũng anh hùng vì sao? a. Để hỏi điều chưa biết b. Để tỏ thái độ khen chê c. Thể hiện một mong muốn d. Để khẳng định điều mình nói và tình cảm của bản thân. Bài tập 4. Trong bài văn miêu tả cái cặp sách có các nội dung sau: a. Nêu suy nghĩ, tình cảm (của mình) đối với cái cặp. b. Tả bao quát. c. Nêu công dụng của từng bộ phận. d. Nêu công dụng chung của cái cặp. đ. Tả từng bộ phận với các đặc điểm nổi bật. e. Giới thiệu cái cặp như một người bạn thân thiết. 1. Xác định nội dung của mỗi phần bằng cách xếp các ý a, b, c vào các phần Mở bài: Thân bài: Kết bài: 2. Chọn viết thành văn một nội dung ở phần thân bài. Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 15
- Bài tập 1: Trả lời câu hỏi a) Trong bài Cánh diều tuổi thơ, tác giả chọn những bộ phận nào để miêu tả chiếc diều? b) Chiếu diều được quan sát bằng những giác quan nào? c) Cánh diều mang lại điều gì cho tuổi thơ? Bài tập 2. Viết lại cho đúng chính tả đoạn văn sau Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh riều. Triều triều, trên bãi thả, đám chẻ mục đồng trúng tôi hò hét nhau thả riều thi. Cánh riều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui xướng đến phát dại nhìn lên chời. Tiếng sáo riều vi vu chầm bỗng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Bài tập 3. Thực hiện theo yêu cầu 1. Kể tên đồ chơi, trò chơi: a. Dành cho bạn gái: b. Dành cho bạn trai: c. Dành cho cả bạn trai và bạn gái: d. Dành cho tập thể: 2. Kể tên trò chơi, đồ chơi: a. Có ích b. Có hại:
- c. Dân gian: d. Hiện đại: Bài tập 4. 1. Để hỏi cô giáo có cuốn Quê nội không, em dùng câu hỏi nào dưới đây? a. Cô ơi, cô có cuốn Quê nội của Võ Quảng không? b. Cô có cuốn Quê nội không? c. Thưa cô, cô có cuốn Quê nội của Võ Quảng không ạ? d. Thưa cô, cô có thể cho em mượn cuốn Quê nội của Võ Quảng không ạ? 2. Đặt câu hỏi thể hiện thái độ lịch sự trong mỗi tình huống sau: a. Em hỏi một người lớn tuổi về đường đi: b. Em hỏi mẹ để biết tối nay VTV3 chiếu phim gì: Bài tập 5. Cho đề bài: Miêu tả chiếc áo thích nhất của em 1. Ghi lại những quan sát về chiếc áo: 2. Lập dàn ý bài văn: Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 16
- Bài tập 1: 1. Viết lại cho đúng chính tả đoạn thơ sau của Lê Quang Trang Ngày đi, năm đi lịch bóc cạn dồi Ngồi trầm lặng nghe ngoài vườn dó thổi Mưa lấc phấc, dì dầm như tiếng nói Trong mơ hồ tịch mịch của thiên nhiên 2. Tìm từ ngữ chứa tiếng có vần ât hoặc âc. a) chân c) bổng đ) lửa g) ngủ b) ong d) chội e) ngủ h) cửa Bài tập 2. Nhận xét về trò chơi Đánh chuyền bằng cách khoanh vào ý đúng Đánh chuyền: số người chơi từ 2 đến 3. Đồ chơi gồm một quả tròn, nặng vừa phải, vừa tay nắm (vd: quả cà, quả chanh hoặc quả bóng ten-nit) và 10 que chuyền. Cách chơi: cầm quả một tay vung lên và nhặt que rải dưới đất, rồi bắt lấy quả. Chơi từ bàn 1 (lấy 1 que/lần), bàn 2, đến bàn 10 (lấy 10 que/lần). Sau đó chuyền bằng cả 2 tay (tung quả, đảo nắm que từ tay nọ sang tay kia, bắt quả) lần lượt 1 lần đến 3 lần là thắng cuộc. Để quả rơi xuống đất lần chơi nào là mất lượt, phải chuyền lại bàn chơi này mới được chơi tiếp bàn sau đó. a. Trò chơi của người lớn. b. Trò chơi rèn luyện trí tuệ. c. Trò chơi rèn luyện thể lực. d. Trò chơi chủ yếu của trẻ em gái đ. Trò chơi dành cho cả nam lẫn nữ e. Trò chơi rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn. g. Địa điểm, đồ chơi đơn giản, gọn nhẹ. Bài tập 3. Trong đoạn sau, những câu nào là câu kể, chúng được dùng làm gì? Một cái phản lực kéo đuôi khói cực dài (1). Nó dính đạn rồi định chuồn ra biển (2). Từ cái máy bay đang sa, dù bật ra nhỏ như tóp chanh (3). Cái dù to dần (4). Nó bằng cái vung nồi, bằng cái mẹt (5). Thằng giặc lái lợi dụng chiều gió, muốn tháo ra biển đây (6). Bắt giặc lại làng nước ơi! (7) a) Câu kể là các câu: b) Các câu này dùng để: Bài tập 4. Từ các sự việc sau, hãy kể viết một câu chuyện
- a) Gia đình cô Thanh là hàng xóm của nhà em. Cô chú rất nghèo. b) Cái Hằng, con gái cô hơn 5 tuổi, thường chơi trò “mẹ con” với mấy con búp bê bằng len do cô tự làm. c) Một lần Hằng theo cô Thanh sang nhà em chơi. Trông thấy “gia đình” búp bê của em, Hằng thích quá. d) Khi ra về, Hằng cứ khóc đòi mượn cô búp bê váy áo đỏ tươi mà em đặt tên là Li Li. Cô Thanh giận quá, phát cho mấy cái. Thấy thế, em liền cho Hằng mượn. đ) Mấy hôm sau, cô Thanh dẫn Hằng sang trả búp bê. Cô nói vui, mấy con búp bê len của Hằng có bà chị cả nên “mẹ” Hằng rất vui. Nhìn thấy Hằng tần ngần khi phải chia tay Li Li, em liền cho Hằng. e) Tối đến, em kể với mẹ. Mẹ không mắng em tự tiện, lại còn khen em.
- Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 17 Bài tập 1: Theo em, câu chuyện Rất nhiều mặt trăng muốn nói với em điều gì? a. Tất cả trẻ con đều ngây thơ, đáng yêu. b. Trẻ con có suy nghĩ về sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, khác người lớn. c. Người lớn đừng lấy hiểu biết, suy nghĩ của mình mà cho đòi hỏi của trẻ con là kì quặc, vô lí. d. Cần biết cách trò chuyện để tìm hiểu ý thích, nguyện vọng của trẻ con. Bài tập 2. Câu chuyện Một phát minh nho nhỏ muốn nói gì? a. Thế giới quanh ta có nhiều hiện tượng lí thú. b. Nếu chịu khó quan sát ta sẽ phát hiện ra. c. Nếu chịu tìm hiểu, thí nghiệm, ta sẽ có các phát minh. Ban đầu có thể là phát minh nho nhỏ, nhưng đó chính là điều để con người có các phát minh to lớn. d. Cả ba ý trên. Bài tập 3. Chép lại sạch đẹp đoạn văn sau khi đã sửa các lỗi chính tả Con cò bay rồi nại đậu, nó nà nà cách mặt đấc chừng mấy tất, dồi sát gần, dồi nó nhẹ nhàng đặt chân lên đất, dễ giãi, tự nhiên, màu nhiệm như mọi hoạt động của tạo hóa. Nó thong thả đi trên roi đất bị nước bỏ chơ. Dồi nó đứng dừng nại, nặng yên, sung quanh vắng vẻ, tựa như anh hùng độc nập. Dồi nó nại cất cánh bay nhẹ như chẳng ngờ, không gây một tiếng động chong không khí. (Theo Đinh Gia Trinh) Bài tập 4. 1. Dùng gạch chéo (/) tách chủ ngữ và vị ngữ của mỗi câu: a) Cha tôi là cho tôi chiếc chổi cọ đê quét nhà. b) Mẹ đựng hạt giống đầy nón lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. c) Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
- 2. Viết tiếp vị ngữ vào chỗ trống để có câu kể Ai làm gì? a) Buổi sáng sớm, bà con nông dân b) Kì nghỉ hè năm trước, gia đình em c) Vào giờ chơi, các bạn học sinh d) Chú Đất Nung 3. Viết đoạn văn kể những việc em và các bạn thường làm ở trường (trong đó có ít nhất ba câu kể Ai làm gì?) Bài tập 5. Em vừa thay một cuốn vở. Hãy viết đoạn văn giới thiệu và đoạn văn tả bao quát mặt ngoài cuốn vở mới. a) Đoạn văn giới thiệu cuốn vở: b) Đoạn văn tả bao quát mặt ngoài:
- Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 18 Ôn tập cuối học kỳ I Bài tập 1: Sửa lỗi chính tả và chép lại đoạn văn sau: Mây chời truyển động. Mặc đấc dì dầm. Cây ná nao sao. Những con ong mậc tíu tít bay đến nhửng trùm hoa trúm trím. Cây đào thân chụi ná, đã nốm đốm nhửng lụ phớt hồng. Mùa xuân cấc tiếng. Mùa xuân đã đến dồi đây, thậc bấc ngờ nhưng đả được mong đợi từ lâu. (Theo Vũ Tú Nam) Bài tập 2. Một vài nơi trên cánh đồng, người ta đang trảy lá kè. Rừng kè xào xạc, vang động. Những chiếc lá to bằng nửa chiếc chiếu rơi xuống gốc. Những người chặt lá nói chuyện từ ngọn cây này sang ngọn cây khác. Trên một cái gò kề bên, việc chặt lá vừa xong, trên mỗi ngọn cây chỉ còn một vài chiếc lá non vẫn chưa xoè hết, những cây kè bây giờ trông kệch cỡm và xấu xí, cả rừng cây giống như một hàng những chiếc chổi lông gà cắm ngược. (Theo Nguyễn Minh Châu) 1. Tìm trong đoạn văn, viết lại mỗi loại ít nhất 4 từ: a) Danh từ b) Động từ c) Tính từ 2. a) Các câu in đậm trong đoạn văn thuộc kiểu câu gì? b) Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ của mỗi câu này. c) Đặt câu hỏi cho bộ phận vị ngữ của câu 1 và bộ phận chủ ngữ của câu 2.
- - Câu hỏi cho bộ phân vị ngữ của câu 1: - Câu hỏi cho bộ phận chủ ngữ của câu 2: 3. Hãy đặt câu hỏi với cô giáo và với bạn để biết trong đoạn văn trên hình ảnh miêu tả nào gây ấn tượng nhất. a) Với cô giáo b) Với bạn Bài tập 3. Kể một chuyện của bản thân (hoặc được chứng kiến) liên quan đến đồ chơi. Họ và tên: Lớp:
- KIỂM TRA HỌC KỲ I A. Kiểm tra đọc (10 điểm) I. Đọc thầm TÀN NHANG Trong một góc công viên, rất nhiều trẻ em đang xếp hàng chờ một hoạ sĩ trang trí lên mặt để trở thành những “người da đỏ” hay “người ngoài hành tinh”. Một cậu bé cũng nắm tay bà xếp hàng chờ đến lượt mình. Mặt cậu bé rất nhiều đốm tàn nhang nhỏ, nhưng đôi mắt thì sáng lên vì háo hức. - Cậu lắm tàn nhang thế, làm gì còn chỗ nào trên mặt mà vẽ. - Cô bé xếp hàng sau cậu nói to. Ngượng ngập, cậu bé cúi gằm mặt xuống. Thấy vậy bà cậu ngồi xuống bên cạnh: - Sao cháu buồn thế? Bà yêu những đốm tàn nhang của cháu mà! Hồi còn nhỏ lúc nào bà cũng mong có tàn ngang đấy! - Rồi bà cậu đưa những ngón tay nhăn nheo vuốt má cậu bé - Tàn nhang cũng xinh lắm, chắc chắn chú họa sĩ cũng sẽ thích những vết tàn nhang của cháu! Cậu bé mỉm cười: - Thật không bà? - Thật chứ! - Bà cậu đáp. - Đấy cháu thử tìm xem thứ gì đẹp hơn những đóm tàn nhang! - Cậu bé nhìn bà, suy nghĩ một chút rồi thì thầm: - Những nếp nhăn bà ạ! (Vũ Anh sưu tầm) II. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng: 1. Cậu bé và nhiều trẻ em khác xếp hàng trong công viên để làm gì? a. Chờ gặp một người da đỏ. b. Chờ gặp người ngoài hành tinh. c. Chờ được một họa sĩ trang trí lên mặt. 2. Điều gì xảy ra khiến cậu bé “ngượng ngập cúi gằm mặt xuống”? a. Nhiều trẻ em xếp hàng trước cậu nói to. b. Cô bé đứng sau chê mặt cậu nhiều tàn nhang quá, không còn chỗ mà vẽ. c. Họa sĩ nói mặt cậu nhiều tàn nhang, không còn chỗ để vẽ. d. Họa sĩ không thể trang trí cho cậu thành người da đỏ. 3. Thấy vậy bà cậu đã làm gì?
- a. Ngồi xuống bên cạnh cậu. b. Đưa những ngón tay nhăn nheo vuốt má cậu. c. Nói rằng bà yêu những đóm tàn nhang của cháu, và chú họa sĩ cũng rất thích những vết tàn nhang đó. d. Cả ba ý trên. 4. Theo em, câu trả lời cuối cùng của cậu bé ý nói điều gì? a. Cậu rất thích những người có nếp nhăn. b. Cậu thấy những nếp nhăn rất đẹp. c. Thà có những nếp nhăn còn hơn là bị tàn nhang. d. Trong đôi mắt cậu, những nếp nhăn của bà rất đẹp và cậu rất yêu những nếp nhăn đó. 5. Gạch dưới động từ trong câu: Một cậu bé cũng nắm tay bà xếp hàng chờ đến lượt mình. 6. Gạch dưới tính từ trong câu: Mặt cậu bé rất nhiều đốm tàn nhang nhỏ, nhưng đôi mắt thì sáng lên vì háo hức. 7. Câu “Cậu bé nhìn bà, suy nghĩ một chút rồi thì thầm” thuộc kiểu câu nào? a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? 8. Trong những câu sau đây, câu nào là câu kể Ai là gì? a. Bà yêu những đốm tàn nhang của cháu mà! b. Bà thấy những đốm tàn nhang của cháu thật đáng yêu. c. Những đốm tàn nhang của cháu là thứ mà bà rất yêu. B. Kiểm tra viết (học sinh làm vào giấy ô li - 10 điểm) I. Chính tả (4 điểm): Chép sạch đẹp đoạn văn sau khi điền l/n vào chỗ trống và đặt dấu hỏi / dấu ngã trên những tiếng in đậm: Ôi chao! Chú chuồn chuồn ước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên ứng chú ấp ánh. Bốn cái cánh mong như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuy tinh. Thân chú nho và thon vàng như màu vàng của ắng mùa thu. Chú đậu trên một cành ộc vừng nga dài trên mặt hồ. Bốn cánh khe rung rung như đang còn phân vân. (Theo Nguyễn Thế Hội) II. Tập làm văn (6 điểm): Tả một luống rau (một luống hoa) hoặc một vườn rau (một vườn hoa)
- Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 19 Bài tập 1: Thực hiện theo yêu cầu 1. Viết lại cho đúng chính tả các từ: sinh sắn, xản xuất, xung xướng, sào sạc, xẵn sàng. 2. Điền vào chỗ trống s hoặc x: Từ lòng khe hẹp thung a uối dang tay hát khúc ca hợp đồng Suối gặp bạn, hóa thành ông ông gặp bạn, hóa mênh mông biển ngời. Bài tập 2. Thực hiện theo yêu cầu 1. Đọc đoạn sau và gạch dưới những câu kể Ai làm gì? Trên vỉa hè, người đi bộ tấp nập. Các em nhỏ gọn gàng trong bộ đồng phục. Các chị sinh viên tha thướt trong tà áo dài trắng đang hối hả đến trường. 2. Trong câu “Các chị sinh viên tha thướt trong tà áo dài trắng đang hối hả đến trường”, bộ phận nào là chủ ngữ? a. Các chị sinh viên. b. Các chị sinh viên tha thướt. c. Các chị sinh viên tha thướt trong tà áo dài trắng. d. Các chị sinh viên tha thướt trong tà áo dài trắng đang hối hả. 3. Viết tiếp vào chỗ trống để tạo câu có động từ chỉ hoạt động ở vị ngữ. a) Lớp trưởng của chúng tôi b) Mùa xuân, chim én c) Chim họa mi d) Một làn gió Bài tập 3. 1. Những câu tục ngữ nào dưới đây nói về tài trí của con người? a. Đường dài hay sức ngựa, nước loạn biết tôi trung. b. Cha anh hùng, con hảo hán. c. Tốt danh hơn lành áo. d. Người như hoa, ở đâu thơm đấy. 2. Đặt một câu với mỗi từ: tài năng, tài cán, tài hoa. a).
- b) c) 3. Căn cứ vào nghĩa của tiếng tài, xếp lại các từ: tài giỏi, tài sản, tài hoa, tài nghệ, tài nguyên, tài trợ, tài đức, tài lộc vào hai nhóm: a) Có khả năng vượt trội: b) Tiền của: Bài tập 4. 1. Đoạn mở bài nào dưới đây được viết theo kiểu trực tiếp? a. Mẹ tôi đi chợ về mua cho tôi một con lợn đất. b. Năm nào cũng vậy, cứ Tết đến tôi lại nhận được rất nhiều tiền lì xì. Thường thường, tôi dùng số tiền ấy để mua đồ chơi hay mua những thứ mình thích. Năm nay thì khác rồi. Từ trước Tết, mẹ đã mang về cho tôi một chú lợn đất tròn trĩnh và xinh xắn, mẹ bảo: “Từ bây giờ, con hãy học cách tiết kiệm đi!” c. Hôm nay là ngày tôi tròn mười tuổi. Để chào mừng “sự kiện” này, dì kéo tôi ra chợ và nói: “Hãy chọn cho mình một món quà cháu thích”. Tôi sung sướng nhìn khắp các gian hàng. Biết chọn gì đây: - Quần áo ư? Quần áo tôi có nhiều rồi; - Đồ chơi ư? Thứ này tôi cũng không thiếu. Đây rồi! Một chú lợn đất béo tròn, mở mắt tròn xoe nhìn tôi như chờ đợi. 2. Viết mở bài gián tiếp (a), kết bài mở rộng (b) cho bài văn miêu tả một đồ vật mà em biết. a) b)
- Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 20 Bài tập 1: Thực hiện theo yêu cầu 1. Điền vào chỗ trống tr hoặc ch: a) tuyên uyền c) uyên cần đ) ẩy hội b) tuổi ẻ d) ong óng e) iêng ống 2. Điền vào chỗ trống uôc hoặc uôt a) Ch sa chĩnh gạo. ● b) Tháng chín ăn rươi, tháng mười ăn r c) Trăm bố đ cũng vớ được con ếch. Bài tập 2. Chép lại các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau, dùng gạch chéo (/) tách chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu Đường lên dốc trơn và lầy (a). Người nọ đi tiếp sau người kia (b). Đoàn quân nổi thành vệt dài từ thung lũng cho tới đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng (c). Họ nhích từng bước (d). Nhìn lên chỉ thấy những chiếc ba lô lù lù nối nhau trên những cái lưng cong cong (đ). Nhìn xuống là những chiếc mũ tai bèo lúp xúp trên những mái đầu đang cắm về phía trước (e). Bài tập 3. 1. Kể những hoạt động có lợi cho sức khỏe. 2. Xếp các từ sau vào hai nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm: to cao, còi cọc, vạm vỡ, rắn chắc, loẻo khoẻo, nhanh nhẹn, thấp bé, gầy còm, lực lưỡng, yếu ớt, hồng hào, loắt choắt, hom hem.
- a) Nhóm 1: b) Nhóm 2: 3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để được các thành ngữ hoàn chỉnh a) Gầy như b) Chậm như c) Cao như 4. Ghi lại một câu tục ngữ đề cao giá trị của sức khỏe. Bài tập 4. Tả một đồ vật mà em yêu thích. (chú ý mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng). Bài tập 5. Viết một đoạn văn ngắn kể về một cảnh đẹp ở quê em.
- Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 21 Bài tập 1: 1. Điền vào chỗ trống r hoặc d hoặc gi: ù áp mặt cùng biển ộng Lá xanh mỗi lần trôi xuống Cửa sông chẳng ứt cội nguồn Bỗng nhớ một vùng núi non. 2. Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã: Là cưa nhưng không then khóa. Mênh mông một vùng sóng nước Cung không khép lại bao giờ Mơ ra bao nôi đợi chờ. Bài tập 2: Thực hiện theo yêu cầu 1. Gạch dưới các câu kể Ai thế nào? Trong đoạn vặn sau, phân cách chủ ngữ, vị ngữ trong những câu đó bằng dấu gạch chéo (/) Phùng Khắc Khoan là người con của xứ Đoài (làng Phù Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, nay là Hà Nội). Ông vốn thông minh từ nhỏ. Tài năng của ông phát lộ từ rất sớm. Trước khi mất, bà mẹ của Phùng Khắc Khoan trối trăng với chồng nên gửi con theo học Nguyễn Bỉnh Khiêm. 2. Viết tiếp vào chỗ trống để có câu kể Ai thế nào? a) Cậu bé Phùng Khắc Khoan b) Mẹ của Phùng Khắc Khoan c) Thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm 3. Viết đoạn văn tả một người thân của em, trong đó có ít nhất hai câu kể Ai thế nào?
- Bài tập 3: Đọc bài văn sau và thực hiện theo yêu cầu CÁI HỘP ĐỰNG ĐỒ DÙNG HỌC TẬP Em gọi là hộp Đô-rê-mon, vì trên nắp hộp in hình chú mèo Đô-rê-mon rất đẹp. đó là cái hộp đựng đồ dùng học tập mà bố mua cho em đầu năm lớp 4. Hộp bằng nhựa, màu xanh gia trời, dài 40cm, rộng 10cm, cao 5cm. Chiếc hộp có hai phần. Phần lớn và phần nhỏ được ngăn cách với nhau bằng một vách ngăn bằng nhựa màu xanh nhạt. nắp hộp được gắn với hộp bằng một lò xo dài, chạy suốt chiều dài hộp, mở ra, đóng vào rất nhẹ nhàng và tiện lợi với một chiếc khóa bằng nam châm. Giữ cho những chiếc bút, thước kẻ, tẩy nằm gọn gẽ trong hộp là ngăn lớn và những ô nhỏ dành riêng cho mỗi loại. Ngăn bé hơn em để những viên phấn màu sinh sắn và những chiếc bút xáp. Chiếc hộp nhỏ xinh như vậy nhưng đựng được đầy đủ đồ dùng học tập của em. Em rất thích chiếc hộp đó. Cùng với chiếc cặp xách, những cuốn sách giáo khoa, cuốn vở. Chiếc hộp đã giúp đỡ em rất nhiều trong học tập. 1. Bài văn trên đây còn mắc một số lỗi. Hãy chỉ ra và nêu cách sửa những lỗi này. a) Lỗi về bố cục: Cách sửa: b) Lỗi chính tả: Cách sửa: c) Lỗi viết câu: Cách sửa: 2. Viết lại bài văn trên sau khi đã sửa hết lỗi. Họ và tên: Lớp:
- PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 22 Bài tập 1: Thực hiện theo yêu cầu 1. Điền vào chỗ trống l hoặc n: Dưới vỏ một cành bàng Một mầm on nho nhỏ Còn một vài á đỏ Còn ằm ép ặng im (theo Võ Quảng) 2. Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn sau: Chiếc áo choàng (đục, đụt) trắng mà bầu trời đang khoác dầm dề cả tháng nay đã bị cuốn phăng đi. Những vạt xanh chợt hé trên bầu trời loang rất nhanh, (phút, phúc) chốc choáng ngợp hết cả. Nổi lên trên cái nền trời xanh thẳm đó là ngộn ngộn một sắc bông trắng trôi băng băng. Vầng thái dương vừa mới hiện ra hối hả (trút, trúc) xuống mặt đất nguồn ánh sáng và sức nóng đến vô tận của mình. (Theo Trần Mai Hạnh) Bài tập 1.
- 1. Chép lại các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn, dùng gạch chéo (/) để tách chủ ngữ và vị ngữ. Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi (a). Những đóa râm bụt thêm đỏ chói (b). Bầu trời xanh bóng như vừa được giội rửa (c). Mấy đám mây bông trôi nhở nhơ, sáng rực lên trong ánh mặt trời (d). (theo Vũ Tú Nam) 2. Viết 4 - 5 câu về một loại cây, trong đó sử dụng một số câu kể Ai thế nào? Bài tập 2. 1. Nhóm từ nào sau đây được chia đúng? a. Nhóm 1: - xinh đẹp, xinh tươi, tươi tắn, rực rỡ, lộng lẫy, yểu điệu. - dịu dàng, hiền dịu, lịch sự, tế nhị, chân thành, thẳng thắn. b. Nhóm 2: - xinh đẹp, dịu dàng, hiền dịu, tươi tắn, rực rỡ, lộng lẫy. - xinh tươi, thẳng thắn, chân thành, tế nhị, lịch sự, yểu điệu. c. Nhóm 3: - xinh đẹp, xinh tươi, tươi tắn, rực rỡ, lộng lẫy, dịu dàng. - yểu điệu, hiền dịu, lịch sự, tế nhị, chân thành, thẳng thắn. 2. Từ nào ở dưới có thể điền vào cả ba chỗ trống trong những dòng sau? - Vẻ đẹp của chị khiến mọi người trong buổi tiệc phải sững sờ. - Những đóa hồng nhung làm cho khu vườn trở nên - Trong bộ xiêm y , dòng sông dịu dàng nằm nghiêng mình dươi ánh trăng. a. dịu dàng b. lộng lẫy c. tươi tắn
- Bài tập 4. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là cả một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình, ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng ai đang cười đang nói. Chiều chiều, chúng tôi ra gốc cây đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trầu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng. 1. Tác giả tả cây đa theo trình tự nào? 2. Tác giả đã miêu tả những bộ phận nào của cây đa? 3. Trong câu “Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? 4. Viết 4 - 5 câu miêu tả một bộ phận của cây mà em đã quan sát kĩ. Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 23 Bài tập 1: 1. Gạch dưới những tiếng viết sai chính tả và viết lại những tiếng đó cho đúng: Mấy con gà mẹ xù lông ra, đuôi sòe như chiếc quạt, vừa ăn vừa giữ phần cho con. Nhưng đàn nhép con mới vừa bằng nắm tay, có vẻ xợ sệt, đứng dồn vào một góc. Có con vô ý lạc vào giữa bầy, sợ cuống cuồng, chạy lung tung, vướng vào chân gà lớn, bị séo xuýt què. (Theo Gió Nam)
- 2. Điền vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng s hoặc x để hoàn chỉnh các câu sau: Đánh trống qua cửa nhà Nói ngọt lọt đến Mặt nanh vàng. Chết trong còn hơn đục. Bài tập 2. Đặt dấu gạch ngang vào vị trí cần thiết trong mẩu chuyện sau: Búp bê làm việc suốt ngày, hết quét nhà lại rửa bát, nấu cơm. Lúc ngồi nghỉ, Búp Bê bỗng nghe có tiếng hát rất hay. Nó bèn hỏi: Ai hát đấy? Có tiếng trả lời: Tôi hát đây. Tôi là Dế Mèn. Thấy bạn vất vả, tôi hát để tặng bạn đấy. Búp Bê nói: Cảm ơn bạn. Tiếng hát của bạn làm tôi hết mệt. (Theo Nguyễn Kiên) Bài tập 3. Viết tiếp 4 - 5 câu miêu tả những quả khế chín (có sử dụng biện pháp so sánh) Những quả khế chín vàng óng, lúc lỉu trên cành Bài tập 4. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi. CÂY ĐA LÀNG Ở đầu làng em có một cây đa cổ thụ có dễ phải hàng trăm năm tuổi. Cả làng gọi là cây đa ông Đài, vì ông Đài là người trồng ra nó, nhưng ông Đài là ai, sống và chết bao giờ thì làng không còn ai biết cả. Cây đa tỏa rợp bóng mát. Thân cây chia thành nhiều múi, có chỗ tưởng như do nhiều cây ghép lại. Những cái rễ lớn bắt đầu từ trên nửa thân cây, “vuốt nặn” cho thân bành ra, rất nhiều góc cạnh, trông như cái cổ của một người khổng lồ gầy guộc, già nua, đang nổi gân lên trong cuộc cãi vã. Rồi ai đó đắp lên đây những cái mụn to như chiếc thúng, làm cho thân cây sần sùi, hang hốc. Trẻ con chui gọn vào trong các hốc cây chơi trò trốn tìm, đánh trận giả. Những cành đa vươn dài, rất dẻo dai. Từ trên các cành buông xoã xuống những chùm rễ phụ, trông như bộ lông của một con đười ươi lớn, ngang tàng. Những đầu mút của sợi lông có màu hơi trắng hồng - đó là phần non của rễ, còn bên trên thì tuy chẳng rối bời nhưng lại khá bẩn vì bám đầy bụi đất, rêu nấm loang lổ. Thỉnh thoảng trên cành đa lại mọc um tùm một đám tầm gửi. Bọn quạ, sáo từ đâu đến đem cái giống “ăn đậu sống nhờ” ấy về, nhưng cây đa nhân hậu vẫn bằng lòng nuôi thêm cả chúng nữa. Những chiếc lá đa to bằng bàn tay ken dày vào nhau, đến nỗi có hôm mưa khá lâu mà gốc đa vẫn chưa ướt. Cho nên, trừ những hôm mưa có sét, còn thì người tránh nắng cũng vào đây mà người trú mưa cũng vào đây, ngồi lâu chuyện đùa không biết dứt. Tháng ba, đa ra hoa rồi kết quả. Quả đa chỉ to bằng đốt ngón tay, đầu chúm chím như quả sim, ăn vào thấy chua chua, chát chát, ngọt ngọt. Loài sáo đen là chúa thích ăn quả đa.
- Chúng suốt ngày ríu ran, xoen xoét trên ngọn cây, bất chấp lũ trẻ con ném đa đe dọa, vì chúng biết rằng ngọn cây đa rất cao và tán lá rất dày. Người ta bảo cây đa ấy rất thiêng. Đứng dưới gốc đa ngay giữa trưa hè cũng có cảm giác lành lạnh. Em nhớ chuyện Thạch Sanh, từng sinh ra và lớn lên dưới gốc cây đa, vất vả đói nghèo. Nhưng người tốt bao giờ cũng được đền đáp: đêm đêm, Bụt hiện về dạy võ nghệ cho cậu bé mồ côi làm nghề đốn củi Những người con quê hương đi xa đều nhớ nhất cây đa đầu làng. (Theo Đỗ Ngọc Thống, Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông) 1. Bài văn trên có mấy đoạn? a. Bốn đoạn b. Năm đoạn c. Sáu đoạn 2. Xác định nội dung từng đoạn: Giới hạn Nội dung Đoạn 1 từ: Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 24 Bài tập 1: 1. Điền vào chỗ trống truyện hoặc chuyện: a) Tập cổ dân gian Đức của anh em Grim được xuất bản dưới tên: cổ cho trẻ nhỏ và trong nhà. Câu biểu lộ những quan niệm chất phác của họ về đạo lí trong cuộc sống. (Theo Truyện cổ Grim) b) Các là lời ru ngọt ngào nâng bổng đôi cánh tâm hồn trẻ thơ, để lại những ấn tượng đẹp, sâu sắc, đầy ý nghĩa trong cuộc đời của trẻ. An-đéc-xen, nhà văn
- danh tiếng của Đan Mạch, trong cuốn tự sự “ cổ tích về đời tôi” đã nói: “Những tôi được nghe mẹ kể thời thơ ấu là những chiếc “lông cánh” đầu tiên của trí tuệ và tâm hồn tôi”. (Theo 101 truyện mẹ kể con nghe) 2. Từ nào dưới đây viết sai chính tả? Viết lại cho đúng vào bên cạnh: a) hoạ sỉ: c) vạm vỡ: đ) giảng giải: b) thiếu nử: d) thẩm mĩ: e) di sản: Bài tập 2. 1. Trong các câu sau, câu nào là câu kể Ai là gì? a. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Đinh Liễn bị ám hại. b. Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hóa). c. Bạn Nam không phải là học sinh giỏi. d. Em là học sinh lớp 4. 2. Viết vào bảng bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong các câu kể Ai là gì? ở trên Câu Chủ ngữ Vị ngữ Bài tập 3. Đọc bài đồng dao sau và trả lời câu hỏi. KÌ ĐÀ, CẮC KÉ Kì đà là cha cắc ké Cắc ké là mẹ kì nhông Kì nhông là ông cà cưỡng Cà cưỡng là dượng kì đà Kì đà là cha cắc ké. 1. Trong bài đồng dao, có mấy câu kể Ai là gì? a. Ba câu b. Bốn câu c. Năm câu 2. Vị ngữ trong những câu kể Ai là gì? trên có điểm gì giống nhau? a. Đều được nối với chủ ngữ bằng từ là. b. Đều do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành. c. Đều chỉ đặc điểm của các con vật. Bài tập 4. 1. Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu kể Ai là gì? Trong bài đồng dao: Bí ngô là cô đậu nành. TT A B
- 1 Bí ngô là anh dưa chuột 2 Đậu nành là chị ruột dưa gang 3 Dưa chuột là cô đậu nành 4 Dưa gang là cậu bí ngô 5 Dưa hấu là chị chàng dưa hấu 2. Thêm chủ ngữ thích hợp vào trước vị ngữ để tạo câu kể Ai là gì? a) là thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. b) là một bãi biển đẹp. c) là một ca sĩ nổi tiếng. Bài tập 5: Viết đoạn văn giới thiệu về các bạn trong chi đội em, trong đó có 4 - 5 câu kể Ai là gì? Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 25 Bài tập 1: Thực hiện theo yêu cầu 1) Điền tiếng bắt đầu bằng r, d, gi để hoàn chỉnh mẩu chuyện dưới đây: CHÁY NHÀ HÀNG XÓM Trong làng nọ có nhà bị cháy, cả làng đổ , kẻ thùng, người chậu, ai nấy ra sức đám cháy. có một người nhà ở ngay bên cạnh vẫn trùm chăn, bình chân như vại, nghĩ: - Cháy nhà hàng xóm, chẳng việc gì mình phải bận tâm.
- Nào ngờ, lửa mỗi lúc một to, thổi manh làm tàn lửa bay tứ tung, bén sang mái nhà ông ta. Lúc bấy giờ ông ta mới chồm dậy, cuống cuồng tìm cách lửa. Nhưng không kịp nữa Nhà cửa, của cải của ông ta đã bị ngọn lửa thiêu sạch. (Truyện ngụ ngôn) 2) Điền vào chỗ trống ên hoặc ênh: a) Trẻ l ba cả nhà học nói c) Có b thì vái tứ phương b) L ông không bằng cồng bà d) Dốt đ đâu học cũng biết. Bài tập 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Rắn đuôi kêu là một loại rắn hung dữ và có độc tính rất mạnh (1). Khi chúng lắc đuôi một cách mạnh mẽ, chúng sẽ phát ra tiếng kêu “két, két” (2). Bí mật là nằm ở chóp đuôi của rắn (3). Chóp đuôi của rắn được bao bọc bởi các lớp vảy sừng, các vảy sừng bao quanh một khoang trống - khoang trống ấy lại bị chất sừng phân thành hai bong bóng rỗng hình tròn (4). Cùng với sự chấn động khi có sự va vào từng đợt của các luồng khí, bong bóng khí trong đuôi rắn sẽ tạo ra âm thanh. (Theo Mười vạn câu hỏi vì sao) 1. Các câu kể Ai là gì? trong đoạn văn trên là những câu nào? a. câu 1, câu 2 b. câu 3, câu 4 c. câu 1, câu 3 2. Câu: Rắn đuôi kêu là một loại rắn hung dữ và có độc tính rất mạnh có chủ ngữ là gì? a. Rắn b. Rắn đuôi kêu c. Rắn đuôi kêu là một loại rắn Bài tập 3. Đặt câu kể Ai là gì? có các từ ngữ sau làm chủ ngữ a) Lớp 4A b) Mẹ tôi c) Hoa hồng Bài tập 4. Trả lời câu hỏi 1. Dòng nào sau đây nêu đúng nhất nghĩa của từ dũng cảm? a. Dám đương đầu với khó khăn nguy hiểm. b. Dám chống lại kẻ xấu. c. Không sợ chết. 2. Từ dũng cảm có thể điền vào chỗ trống ở dòng nào dưới đây? a. phát biểu ý kiến trước lớp. b. xông vào dập đám cháy. c. ở nhà một mình. Bài tập 5. Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi a) Chúng tôi đứng bên một cây liễu; trước mặt là Tây Hồ mà sóng đến vỗ róc rách
- ngay dưới chân. Bên trái chúng tôi là một bụi tre nhỏ, cành hơi ngả nghiêng theo chiều gió, khe khẽ ca cái bài ca xao xác của những lá vàng khô. (Theo Đỗ Ngọc Thống, Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông) b) Luỹ tre ngoài cùng này không đốn, tre đời nọ truyền đời kia. Tre cụ, tre ông, tre bà, tre cha, tre mẹ, tre con, tre cháu, chút chít, chằng chéo bằng ngọn, bằng tán, bằng cách ấy khiến con sẻ bay cũng không lọt Những gốc tre cứ to bự lên, chuyển thành màu mốc, khép kín vào nhau, thành bức tường thành bằng tre, mà với chiến tranh giáo mác, voi ngựa thuở xưa, muốn đột nhập vào làng chẳng dễ gì! (Theo Vũ Tú Nam, Văn miêu tả và kể chuyện) 1. Trong hai đoạn văn trên, đoạn nào là phần mở bài của bài văn miêu tả cây cối? a. Đoạn a b. Đoạn b c. Cả hai đoạn 2. Đoạn mở bài trên thuộc kiểu mở bài nào? a. Trực tiếp b. Gián tiếp 3. Viết mở bài gián tiếp cho bài văn miêu tả một cây mà em thích. Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 26 Bài tập 1: Thực hiện theo yêu cầu 1) Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau: Thấy giặc âm mưu chiếm (lước, nước) ta, Quốc Toản (niều, liều) chết gặp Vua xin đánh. Vua thấy Quốc Toản còn nhỏ đã biết (no, lo) cho nước (lên, nên) tha tội và thưởng cho quả cam. Quốc Toản ấm ức vì bị xem như trẻ con, (nại, lại) căm giận (nũ, lũ) giặc, (nên, lên) nghiến răng, xiết chặt bàn tay, (nàm, làm)
- (lát, nát) quả cam quý. 2) Điền vào chỗ trống in hoặc inh: a) Thái b nên gắng sức - Non nước ấy ngàn thu. b) Một nong kén là ch nén tơ. c) Mẹ già như chuối ch cây. d) Phú quý s lễ nghĩa. Bài tập 2. Thực hiện theo yêu cầu 1. Những câu nào sau đây thuộc kiểu câu kể Ai là gì? a. Bạn Nam đi học muộn là vi phạm nội quy của nhà trường. b. Là lớp trưởng, tôi luôn cố gắng trở thành tấm gương sáng cho các bạn noi theo. c. Bạn Lam và bạn Linh đều không phải là thành viên của câu lạc bộ Em yêu thơ. 2. Gạch dưới bộ phận chủ ngữ trong câu “Bạn Lam và bạn Linh đều không phải là thành viên của câu lạc bộ Em yêu thơ”. 3. Gạch dưới bộ phận vi ngữ trong câu: “Bạn Nam đi học muộn là vi phạm nội quy của nhà trường”. 4. Đọc kĩ hai câu trên (nêu ở 2 và 3) và chỉ ra: a) Câu dùng để giới thiệu là câu: b) Câu dùng để nhận định là câu: Bài tập 3. Viết hai thành ngữ hoặc tục ngữ nói về lòng dũng cảm Bài tập 4. 1. Viết kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả một cây em thích. 2. Dựa vào bài thơ sau, lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả cây dừa.
- Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh Ai đem nước ngọt nước lành Ai mang bao hũ rượu quanh cổ dừa Tiếng dừa làm dịu nắng trưa Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo Trời trong đầy tiếng rì rào Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra Đứng canh trời đất bao la Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi. (Trần Đăng Khoa) Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 27 Bài tập 1: 1) Gạch dưới các từ viết sai chính tả trong đoạn thơ sau: Việt Nam đẹp khắp trăm miền Bốn mùa một xắc trời riêng đất này. Xóm làng, đồng ruộng, dừng cây, Non cao gió rựng, sông đầy nắng chang. Sum sê soài biếc, cam vàng, Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi.
- (Theo Lê Anh Xuân) 2) Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã: Khi mùa đông đến ngập tràn băng tuyết, nhiệt độ không khí giam thấp, thực vật đều héo tàn đến mức chi còn lại nhưng cây khô. Côn trùng đều nằm cuộn dưới đất hoặc nhưng góc khó bị phát giác. Động vật hoang da chi có thê đi ngu đông. (Theo Mười vạn câu hỏi vì sao) Bài tập 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Bác lính đi đầu, dẫn họ vào bảo người đi săn: - Anh phải trở lại xem khi bọn mình tóm cẳng chúng rồi, chung sẽ đú đởn thế nào. Bác bố trí cho cả bọn đứng quanh lũ cướp rồi bác cầm chai uống một hơi, vung chai lên đầu chúng, kêu: - Tất cả chúng bay phải sống! Ngay lúc đó, chúng lại cử động, nhưng chúng bị quật xuống, chân tay bị trói lại. Rồi bác lính bảo ném chúng như ném những cái bị lên một chiếc xe. (Theo Truyện cổ Grim) 1. Viết lại các câu khiến trong đoạn văn trên 2. Bác lính dùng những câu khiến trên để làm gì? a. Để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn. b. Để hỏi những điều chưa biết. c. Để bày tỏ cảm xúc. 3. Ở cuối các câu khiến trên, có những dấu câu nào? a. Dấu chấm than b. Dấu chấm c. Cả hai dấu trên 4. Đặt hai câu khiến để bày tỏ mong muốn của mình với một bạn trong lớp: a) b) Bài tập 3. Chuyển câu kể “Lan tưới rau” thành các câu khiến: a) b) Bài tập 4. Tập làm văn (kiểm tra viết): Tả một cây mà em yêu thích (chú ý mở bài gián
- tiếp và kết bài mở rộng) (Gợi ý: Mở bài: Giới thiệu về cây định tả: Cây đó của ai? Trồng ở đâu? Vì sao em chọn cây này để tả? Thân bài: Đặc điểm của cây định tả (tả từng bộ phận của cây): tầm vóc, hình dáng; rễ, thân, cành, lá có đặc điểm gì? Công dụng của cây trong đời sống. Kết bài: Tình cảm của em đối với cây). Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 28 Ôn tập giữa học kỳ II Bài tập 1: Thực hiện theo yêu cầu 1) Điền vào chỗ trống: a) r/d/gi: ập ờn, òn ã; ồn ập; eo vang; eo hạt; ản ị b) tr/ch: e ở; ăn ở; ân ọng; ân thành; tuyên uyền. c) x/s: lao ao; ao nhãng; dòng ông; ông trận; inh hoạt; inh
- ắn. 2) Chọn cách viết đúng a. xiếc chặt b. xiết chặt c. gạo lứt d. gạo lức đ. con nhệnh e. con nhện g. quả chính h. quả chín Bài tập 2. Tìm 5 từ cho mỗi trường hợp sau: a) Thể hiện trí tuệ của con người: b) Chỉ những hoạt động có lợi cho sức khỏe của con người. c) Gần nghĩa với từ dũng cảm: d) Chỉ những đức tính tốt đẹp của con người: Bài tập 3. 1. Viết tiếp những từ ngữ phù hợp để tạo câu kể a) Ai làm gì? Các bạn học sinh b) Ai thế nào? Những cây phượng c) Ai là gì? Gấu trúc 2. Câu nào dưới đây là câu khiến? a. Mong muốn của mẹ là con chăm chỉ học. b. Mẹ muốn con chăm chỉ hơn trong học tập. c. Con hãy chăm chỉ học đi. d. Sao con không chăm chỉ học thế? Bài tập 4. Viết đoạn văn miêu tả một đồ vật mà em yêu thích bằng lời của chính đồ vật đó.
- Bài tập 5. Viết bài văn miêu tả một cây được trồng ở sân trường em. Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 29 Bài tập 1: 1) Tìm từ bắt đầu bằng ch hoặc tr, có nghĩa: a) Làm cho tóc mượt bằng lược: b) Món ăn làm bằng thịt, cá hoặc tôm thái miếng, băm hoặc giã nhỏ, ướp gia vị rồi rán hoặc nướng: c) Đưa lại cho người khác cái đã vay: d) Mỗi mặt của từng tờ trong sách, báo, vở: 2) Tìm thành ngữ, tục ngữ có tiếng chứa vần êt hoặc êch:
- a) Ví người ít tiếp xúc với bên ngoài nên hiểu biết hạn hẹp: b) Chỉ sự làm việc đến cùng, không có thể làm hơn được nữa: c) Ví tình thế đang lúc nguy ngập, lại gặp được lối thoát: Bài tập 2. Trả lời câu hỏi 1. Từ nào không gần nghĩa với từ du lịch? a. du ngoạn b. du hành đ. du kích b. du hí d. du xuân 2. Các từ khảo sát, thăm dò, tìm hiểu khiến em liên tưởng đến từ nào dưới đây? a. thám tử b. thám hiểm c. thám hoa Bài tập 3. Thực hiện theo yêu cầu 1. Gạch dưới những câu khiến thể hiện phép lịch sự trong mỗi cặp câu sau: a. - Mở cửa sổ ra cái! - Bạn có thể mở cửa sổ giúp mình được không? b. - Này! Chiều qua chị nói gì? - Em không nhớ chiều qua chị đã nói gì với em. c. - Tắt ti vi đi! - Lan ơi, tắt giúp mình cái ti vi với! d. - Im đi xem nào! - Bạn làm ơn im lặng một chút đi! 2. Những câu em vừa chọn đã sử dụng biện pháp gì để thể hiện phép lịch sự? a. Dùng câu hỏi và câu kể b. Thêm từ làm ơn, giúp, giùm vào trước và sau danh từ. c. Cả hai ý trên. Bài tập 4. Thực hiện theo yêu cầu 1. Tóm tắt bản tin sau trong khoảng 2 - 3 câu. Ngay từ 2000 năm trước, vào thời La Mã cổ, người ta đã dùng chim câu để đưa thư. Họ gọi những chú chim câu thay con truyền tin này là “bồ câu đưa thư”. Ngày nay, người
- ta còn dùng chim câu để tổ chức các cuộc thi thểt hao, loại chim câu này được gọi là “chim câu đua”. Trong quân đội tời hiện đại, tuy có các thiết bị truyền thông có tính năng ưu việt, nhưng họ vẫn huấn luyện bồ câu đưa thư, để sử dụng dự bị vào những lúc thiết bị truyền thông khác bị mất tác dụng. (Theo Mười vạn câu hỏi vì sao) Bài tập 5. 1. Bài văn miêu tả con vật thường có mấy phần? Đó là những phần nào? 2. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một con vật mà em yêu quý. Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 30 Bài tập 1: Thực hiện theo yêu cầu 1) Gạch dưới những từ viết sai chính tả ra đi, gia súc, da trời, giại khờ, giãi bầy, dan dối, gia tộc, gia sức, ra nhập, gia hiệu, giã dời, giẻo dai, dễ giãi 2) Điền vào chỗ trống v, d, r hoặc gi: a) Trên mấy cây cao cạnh nhà, e đua nhau kêu a ả. b) Tiếng côn trùng ỉ ả cũng lắng ần, rồi tất cả chìm ào ấc ngủ c) Đôi mắt ông lão đỏ dọc, àn ụa nước mắc.
- Bài tập 2. Nối nội dung ở cột A với nội dung phù hợp ở cột B TT A B 1 Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm bão, vực sâu, rừng rậm, sa mạc 2 Những khó khăn nguy hiểm cần quần áo, đồ ăn, la bàn, vũ khí vượt qua. 3 Những đức tính cần thiết của người can đảm, hiếu kì, không ngại tham gia cuộc thám hiểm khổ, kiên trì, dũng cảm. Bài tập 3. Đặt câu cảm cho tình huống sau: a) Em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Bố thưởng cho em một kì nghỉ ở biển. Em hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự vui mừng. b) Một bạn lớp em đoạt giải Nhất trong cuộc thi Giao lưu Toán tuổi thơ do tỉnh tổ chức. Em hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự thán phục. Bài tập 4. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. Một con vịt mái màu xám. Nó là loài vịt bầu, nuôi đẻ lấy trứng. Chị chàng đã hơn một năm tuổi, thân hình béo nục, đầu lốm đốm đen, mỏ vàng. Chỉ có mỗi cái cổ của chị là đặc biệt: nó hơi dài và thắt ngẵng lại đến nỗi cứ như thể không phải là cái cổ của chính chị vịt bầu này. Có lần, em nghe ông em nói rằng, chọn giống vịt đẻ là phải nhằm con nào cổ bé, đuôi nặng. Đôi mắt của chị vịt, tuy chẳng còn vẻ ngây thơ của những chú vịt con, nhưng cũng ngơ ngác, lung linh như hai giọt nước màu nâu sẫm, đọng lại kín đáo trong kẽ lá non. Đôi chân màu hồng, có màng, khi xuống nước thì lập tức thành cái bơi chèo, bơi nhanh thoăn thoắt. (Theo Đỗ Ngọc Thống, Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông) 1. Tác giả đã miêu tả mấy bộ phận của con vịt bầu? a. Bốn bộ phận. Đó là: b. Năm bộ phận. Đó là: c. Sáu bộ phận. Đó là: 2. Hình ảnh so sánh có trong đoạn văn trên là hình ảnh miêu tả bộ phận nào của con vịt? Ghi lại hình ảnh đó. a. Thân hình. Đó là: b. Đôi mắt. Đó là:
- c. Đôi chân. Đó là: Bài tập 5. Điền thông tin vào mẫu để hoàn chỉnh Giấy khai sinh của em: UBND xã, phường CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Mẫu TP/HT-2 Quận, huyện Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: Tỉnh, thành phố Quyển số: GIẤY KHAI SINH Họ và tên: Nam hay Nữ: Ngày, tháng, năm sinh: / / (ghi bằng chữ): Nơi sinh: Dân tộc: Quốc tịch: Phần khai về cha mẹ Người mẹ Người cha Họ và tên Tuổi Dân tộc Quốc tịch Nghề nghiệp Nơi thường trú Họ, tên, tuổi, nơi thường trú, số giấy chứng minh của người đứng khai: Đăng ký, ngày tháng năm NGƯỜI ĐỨNG KHAI KÍ T/M UỶ BAN NHÂN DÂN Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 31 Bài tập 1: Thực hiện theo yêu cầu 1) Điền vào chỗ trống l hoặc n: Hôm nay trên vườn ta trời uy nghi ồng ộng Hàng bụt mọc trầm tư ét thẳng bên bờ ao Gió heo may trong cành đa ao xao tìm gọi ắng Lê-nin trên bàn đang chờ đón Bác đi vào. (Theo Việt Phương) 2) Viết tiếp ba từ láy chỉ hình dáng hoặc tính tình của con người:
- a) Bắt đầu bằng tiếng có thanh hỏi. M: nhỏ nhắn, b) Bắt đầu bằng tiếng có thanh ngã. M: bẽn lẽn, Bài tập 2. Thực hiện theo yêu cầu 1. Gạch dưới trạng ngữ trong mỗi câu sau: a) Các chiến sĩ hi sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ vững nền tự do, độc lập. b) Đỉnh đồi, một anh đứng giữa đường, tu bi đông nước ừng ực. c) Sáng sớm, trên cửa kính của ngôi nhà đầy những hạt nước đã đóng băng. d) Nhờ trận mưa rào, trời mát mẻ hẳn. 2. Trong những câu trên, câu có trạng ngữ trả lời cho câu hỏi: Khi nào? Đó là câu: Ở đâu? Đó là câu: Vì sao? Đó là câu: Để làm gì? Đó là câu: 3. Thêm trạng ngữ để hoàn chỉnh câu: a) , bà con nông dân đang gặt lúa. b) , các em nhỏ đang hối hả đến trường. c) , chúng ta phải chăm chỉ tập thể dục. Bài tập 3. Thực hiện theo yêu cầu 1. Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn để hoàn chỉnh câu: a) , xe cộ đi lại tấp nập. b) , cô ca sĩ đang hát say sưa. c) , lúa đã ngả màu vàng. 2. Thêm chủ ngữ, vị ngữ để hoàn chỉnh câu: a) Trên sân, b) Trong lớp, c) Trên biển, Bài tập 4. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi CHIM BÓI CÁ Trên một cành tre mảnh dẻ, lướt xuống mặt ao, một con chim bói cá đậu coi rất cheo leo.
- Lông cánh nó xanh biếc như lơ, mình nó nhỏ, mỏ nó dài, lông ức nó màu hung hung nâu, coi xinh lạ. Nó thu mình trên cành tre, cổ rụt lại, đầu cúi xuống như kiểu soi gương. Nó lẳng lặng như vậy khá lâu, ai cũng tưởng nó nghỉ. Vụt một cái, nó lao đầu xuống nước rồi lại bay vụt lên, nhanh như cắt: trong cái mỏ dài và nhọn, người ta thấy một con cá nhỏ mình trắng như bạc, mắc nằm ngang. Bay lên cành cao, lấy mỏ dập dập mấy cái, nó nuốt xong mồi, rồi lại đậu xuống nhẹ nhàng trên cành tre như trước. (Theo Lê Văn Hòe) a) Bài văn tả những bộ phận nào của chim bói cá? b) Viết lại những đặc điểm chính của mỗi bộ phận được miêu tả Bài tập 5. Viết tiếp đoạn văn có chứa câu mở đoạn như sau: Cô mèo ấy trông mới điệu làm sao! Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 32 Bài tập 1: Thực hiện theo yêu cầu 1) Điền vào chỗ trống s hoặc x: Mùa uân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng a bay tới, lượn vòng trên bến đò, đuổi nhau ập è chung quanh những mái nhà tỏa khói. Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên mấy bãi oi dài nổi lên đây đó giữa ông những con giang, con ếu cao gần bằng người, không biết từ đâu về, theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng óa. 2) Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh thành ngữ:
- a) Đầu đuôi chuột c) Nước lá khoai. b) Cá mè lứa d) Chạy long gáy Bài tập 2. Thực hiện theo yêu cầu 1. Gạch dưới trạng ngữ trong mỗi câu sau: a) Nhờ lạc quan, yêu đời, Bác vẫn sống ung dung trong mọi hoàn cảnh. b) Vì gặp nhiều khó khăn, bạn Lan phải nghỉ học. c) Tại vì không nghe lời mẹ, Cún con đã lạc đường. 2. Trạng ngữ trong các câu trên trả lời cho những câu hỏi nào? a) Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ? b) Vì sao? Nhờ đâu? Tại đâu? c) Ở đâu? Nơi nào? 3. Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân để hoàn chỉnh câu: a) , mái tóc bà bạc trắng. b) , đường trở nên lầy lội. c) , bác Lê phải lao động quần quật cả ngày. 4. Viết một đoạn văn tả ngoại hình hoặc hoạt động của một con vật em đã từng biết hoặc nhìn thấy. Bài tập 3. Viết kết bài mở rộng cho bài văn sau LŨ VỊT BẦU Lâu rồi, em mới có dịp về thăm Củ Chi - nơi đó là quê ngoại của em. Bên con đường làng có một cái đầm rộng, trong đó lũ vịt bầu đang ngụp lặn, bơi lội kiếm mồi. Chẳng biết bầy vịt này là của ai, trông chúng mập mạp, đáng yêu. Con nào con nấy
- trông trắng toát. Riêng một chú vịt hình như đã ăn no, đứng rỉa lông, rỉa cánh trên bờ. Cái mỏ chú vàng nhạt, dẹp và dài luôn hếch qua hếch lại. Cái đầu xinh xinh, phía trên có một chỏm lông dựng đứng trông giống chiếc mũ lông công của người da đỏ. Đôi mắt nhỏ chỉ bằng hạt cườm, đen nhánh, lúc nào cũng lóng lánh đưa qua, đưa lại như có nước. Sau một hồi ria lông, chú lạch bạch đì lại trên bờ, đuôi chú ngúc ngắc trông thật buồn cười. Hai chân chú ngắn ngủn. Bàn chân màu vàng có màng để bơi. Chợt mắt chú sáng rực lên, hình như chú đã phát hiện thấy một con cá đang bơi dưới nước. Chú lật đà lật đật xuống đầm, đôi chân bơi nhanh, đẩy thân mình lướt trên mặt nước và cặp ngay chú cá con vào mỏ. Tội nghiệp chú cá đang quẫy đành đạch. Sau đó, chú xốc xốc mấy cái rồi nuốt chửng chú cá con vào bụng. Ở trên bờ, chú đi lại rất chậm chạp, thế nhung khi xuống nước, chú bơi rất nhanh giống như một chiếc thuyền đang lướt trên mặt nước. Thỉnh thoảng, chú lại chổng ngược đuôi lên trời, đầu cắm xuống nước để bắt mồi. Khi ăn no, chú vươn mình, vỗ đôi cánh phành phạch, miệng kêu “cạc, cạc ”. Vịt là loài gia cầm đẻ nhiều và cũng là một vận động viên bơi lội tài giỏi. (Theo Nguyễn Thi Kim Dung, Câu hỏi và bài tập bắc nghiêm tự luận)
- Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 33 Bài tập 1: Thực hiện theo yêu cầu 1) Điền vào chỗ trống: tiếng có vần iu hoặc iêu để hoàn chỉnh thành ngữ, tục ngữ: a) Gió bấc h h , sếu kêu thì rét c) Say như đ đổ. b) Tích t thành đại. d) Đất xấu trồng cây khẳng kh 2) Đặt câu có tiếng: a) chả: b) trả: c) diều: d) dìu: Bài tập 2. Trả lời câu hỏi 1. Nhóm từ ngữ nào dưới đây thuộc chủ đề Lạc quan - Yêu đời? a) đi lạc, lạc đà, lạc đề b) lạc quan, lạc nghiệp c) lạc hậu, lạc lõng 2. Tiếng quan trong câu “Óc quan sát của nó rất tinh tế” có nghĩa nào? a) quan lại b) nhìn, xem c) liên hệ, gắn bó 3. Chọn từ thích hợp ở bài 1 để điền vào chỗ trống: a) Chị ấy luôn sống yêu đời. b) Nó đứng giữa chợ. c) Bài kiểm tra hôm nay của nó bị 4. Ghi lại một câu tục ngữ nói về tinh thần lạc quan. Bài tập 3. Thực hiện theo yêu cầu 1. Thêm trạng ngữ chỉ mục đích vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu: a) , chúng em đã chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập. b) , mẹ em đã dậy từ sáng hái rau. c) , em phải dậy thật sớm. 2. Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu: a) Để có sức khỏe tốt,
- b) Để giữ vững biên cương của Tổ quốc, c) Để không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ, Bài tập 4. Tả một con vật mà em đã từng biết Bài tập 5. Em sơ xuất làm mất thẻ học sinh. Hãy điền vào mẫu sau để xin làm lại thẻ. PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN/HUYỆN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TRƯỜNG TIỂU HỌC , ngày tháng năm ĐĂNG KÝ LÀM LẠI THẺ HỌC SINH Kính gửi: - Ban Giám hiệu Trường Tiểu học - Cô giáo chủ nhiệm lớp 4A Họ và tên: Ngày sinh: Lớp: Nơi sinh: Quê quán: Chỗ ở hiện nay: Điện thoại: Lí do xin làm lại thẻ học sinh: Em xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường. Xác nhận của cô giáo chủ nhiệm Người viết đơn Họ và tên: Lớp:
- PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 34 Bài tập 1: 1) Điền vào chỗ trống từ ngữ chứa tiếng ở cột bên trái. Tiếng Từ ngữ Tiếng Từ ngữ rải rong dải dong giải giong 2) Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã: Vu trụ rộng vô cùng tận, cho đến nay vân chưa có ai biết được rằng rốt cuộc vu trụ rộng bao nhiêu, ngay ca các nhà khoa học cung không có cách nào tra lời được rằng tận cùng cua vu trụ là ơ đâu. (Theo Mười vạn câu hỏi vì sao) Bài tập 2. Đọc các câu sau và thực hiện theo yêu cầu a) Bằng thái độ lạnh lùng, cụ già đã dạy cho tên phát xít Đức một bài học nhẹ nhàng nhưng sâu cay. b) Với niềm tin vào một truyền thuyết, Xa-da-cô đã lặng lẽ gấp những con sếu trong những ngày cuối cùng của đời mình ở bệnh viện. 1. Gạch dưới những trạng ngữ trong mỗi câu trên. 2. Những trạng ngữ trên trả lời cho câu hỏi nào? a. Bằng cái gì? Với cái gì? b. Vì sao? Nhờ đâu? Tại đâu? c. Ở đâu? Vì sao? 3. Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho mỗi câu sau: a) , ngày nào bạn Lan cũng vượt qua 30 cây số để đến trường. b) , cô ấy đã chiến thắng được căn bệnh hiểm nghèo.
- Bài tập 3. Giả định em cần xin chuyển trường để thuận tiện cho việc đi học, em hãy giúp mẹ điền những nội dung cần thiết vào giấy giới thiệu dưới đây. PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN/HUYỆN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: THKT , ngày tháng năm GIẤY GIỚI THIỆU Kính gửi Ban Giám hiệu Trường: Ban giám hiệu trường: Xin giới thiệu ông (bà): Là phụ huynh em: Hiện đang là học sinh lớp: Trường: Đến trường Tiểu học: Để liên hệ xin chuyển trường cho học sinh: Rất mong quý trường tạo mọi điều kiện tiếp nhận. , ngày tháng năm HỒ SƠ KÈM THEO HIỆU TRƯỞNG - Học bạ hợp lệ - Giấy khai sinh - Phiếu điểm Lê Văn A
- Họ và tên: Lớp: PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 35 Bài tập 1: Điền vào chỗ trống 1) r, d hoặc gi: - Ngoài đường có tiếng ao hàng. - Tôi mua một con ao nhíp để ọc ấy - Dạo này trời ét quá, mọi người un cầm cập. 2) iu hoặc iêu: phì nh , gió thổi h h , buổi ch , th th ngủ. 3) x hoặc s: chiếc bè trôi uôi dòng, dòng uối, nắng ớm, ua tan. Bài tập 2. 1. Xếp các từ có tiếng “lạc” ở dưới vào cùng nhóm nghĩa: a) Những từ trong đó lạc có nghĩa là “vui, mừng”: b) Những từ trong đó lạc có nghĩa là “sai, lầm”: (lạc quan, lạc nghiệp, lạc hướng, lạc điệu, lạc đề, lạc lối) 2. Theo em “khám phá” là gì? a) Tìm hiểu về đời sống xung quanh mình. b) Tìm hiểu những vấn đề khó khăn có thể nguy hiểm. c) Phát hiện ra nhiều điều ẩn giấu, bí mật. Bài tập 3. Trong câu, bộ phận trả lời mỗi câu hỏi dưới đây gọi là gì? a) Ở đâu? b) Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ? c) Vì sao? Nhờ đâu? Tại đâu? d) Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì? e) Bằng cái gì? Với cái gì? Bài tập 4. 1. Chọn câu có trạng ngữ và gạch dưới trạng ngữ của câu đó a. Trước nhà, mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng. b. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. c. Mùa xuân đến, hoa mai bắt đầu nở. d. Khi nở, cánh hoa xòe ra mịn màng như lụa.
- 2. Lần lượt thêm trạng ngữ cho câu: “Hoa giấy nở rực rỡ” để: a) Có trạng ngữ chỉ thời gian: b) Có trạng ngữ chỉ nơi chốn: Bài tập 5. Tả con vật mà em yêu thích
- Họ và tên: Lớp: KIỂM TRA CUỐI NĂM Điểm A. Kiểm tra đọc (10 điểm) I. Đọc thầm NGỤ NGÔN VỀ NGỌN NẾN Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng. Người ta châm lửa cho nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ: “Ồ, nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất!”. Nghe thấy vậy, nến vui suớng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh. Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”. Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm. Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?” Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm đèn dầu.”. Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được một chiếc đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên còn ngọn nến cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ. Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến. (Theo Internet) II. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng: 1. Vì sao khi được đốt sáng, ngọn nến rất vui sướng? a. Vì ngọn nến thấy mình được được mọi người trầm trồ khen ngợi. b. Vì ngọn nến thấy ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem ánh sáng cho cả nhà, nó thấy mình có ích. c. Vì khi đốt sáng, ngọn nến trở nên lung linh rất đẹp. 2. Vì sao ngọn nến lại nương theo gió để tắt đi không chiếu sáng nữa? a. Vì gió to, nến khó lòng chống chọi lại được.
- b. Vì nến sợ mình sẽ cháy hết và chịu thiệt thòi. c. Vì khi bị cháy nóng quá, nến đau không chịu đựng được. 3. Ngọn nến có kết cục như thế nào? a. Được cắm trên một chiếc bánh sinh nhật. b. Bị bỏ vào trong ngăn kéo, nằm buồn thiu, khó có dịp cháy sáng nữa. c. Được để trong bộ đổ khâu của bà dùng để chuốt cho săn chỉ. 4. Ngọn nến hiểu ra điều gì? a. Ánh sáng của nến không thể so được với đèn dầu. b. Hạnh phúc là được cháy sáng, sống có ích cho mọi người, dù sau đó có thể sẽ tan chảy đi. c. Là một ngọn nến thì chỉ có thể được dùng khi mất điện. 5. Câu “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?’’ thuộc loại câu nào? a. Câu kể b. Câu cảm c. Câu hỏi 6. Trong câu “Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng.”, bộ phận nào là vị ngữ? a. được đem ra đặt ở giữa phòng. b. đem ra đặt ở giữa phòng. c. đặt ở giữa phòng. 7. Từ hạnh phúc trong câu “Nến chợt hiểu rằng nó rất hạnh phúc khi được cháy sáng cho mọi người.” thuộc loại từ nào? a. Động từ b. Tính từ c. Danh từ 8. Thêm trạng ngữ để hoàn chỉnh câu: , nến được thắp lên. B. Kiểm tra viết (học sinh làm vào giấy ô li - 10 điểm) I. Chính tả (nghe - viết, 4 điểm) ĐƯỜNG ĐI SA PA Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ. (Theo Nguyễn Phan Hách) II. Tập làm văn (6 điểm): Tả hình dáng và hoạt động của một chú mèo.