Ma trận đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 4 - Học kì I - Năm học 2019-2020

doc 6 trang nhatle22 10310
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 4 - Học kì I - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docma_tran_de_kiem_tra_mon_tieng_viet_lop_4_hoc_ki_i_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Ma trận đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 4 - Học kì I - Năm học 2019-2020

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 - 2020 Hình thức: Trắc nghiệm và tự luận Thời điểm kiểm tra: Cuối học kì I Số câu Mức độ Mức Mức độ Mạch kiến và số 1 Mức độ 2 độ 3 4 Tổng số thức điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL I. PHẦN ĐỌC 1. Đọc thành tiếng Số câu 1 1 (Đọc các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 15 và Số điểm 3,0 3,0 TLCH) 2. Đọc hiểu - Từ và câu Số câu 2 2 1 1 4 1 2. 1 Đọc hiểu văn bản Câu số 1-2 3,4 5 6 Bài: Hoa đỏ Số điểm 1,0 1,0 1,0 1,0 2,0 1,5 2.2 Từ và câu Số câu 1 1 1 1 3 1 Động từ, Tính từ, Dấu Câu số 7 8 9 10 hai chấm, Dùng câu hỏi vào mục đích khác. Số điểm 0,5 0,5 1,0 1,0 1,0 1,5 MRVT: Ý chí-Nghị lực Số câu 3 1 3 2 2 6 5 Tổng Số điểm 1,5 3,0 1,5 2,0 2,0 3,0 7,0 II. PHẦN VIẾT 2. Chính tả: Số câu 1 1 Bài: Ông Trạng thả diều (Viết đoạn: Vào đời vua đến có thì giờ Số điểm 2,0 2,0 chơi diều.) 2. Tập làm văn Số câu 1 1 Viết thư Số điểm 8,0 8,0 Số câu 1 1 2 Tổng Số điểm 2,0 8,0 10
  2. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học: 2019-2020 Môn: Tiếng Việt (Thời gian theo từng phần) I. PHẦN ĐỌC: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) + Học sinh đọc 1-2 đoạn trong các bài tập đọc sau: *Bài: “Ông Trạng thả diều” – sách TV4, tập I - trang 104 Phiếu 1: Đoạn từ “Vào đời vua có thì giờ chơi diều”. Phiếu 2: Đoạn từ “Sau vì nhà nghèo quá .học trò của thầy”. *Bài: “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi - sách TV4, tập I - trang 115 Phiếu 3: Đoạn từ “Bưởi mồ côi cha không nản chí”. Phiếu 4: Đoạn từ “Bạch Thái Bưởi bán lại tàu cho ông”. *Bài: “Người tìm đường lên các vì sao” - Sách TV4, tập I- trang 125 Phiếu 5: Đoạn từ “Bạch Thái Bưởi hàng trăm lần”. Phiếu 6: Đoạn từ “Có người hỏi bay trong không gian”. * Bài: “Văn hay chữ tốt” - sách TV4, tập I - trang 129 Phiếu 7: Đoạn từ “Thuở đi học ra khỏi huyện đường”. Phiếu 8: Đoạn từ “Sáng sáng văn hay chữ tốt”. *Bài: Chú Đất Nung - sách TV4, tập I - trang 134 Phiếu 9: Đoạn từ “Tết trung thu cái lọ thủy tinh”. Phiếu 10: Đoạn từ “Chú sợ, lùi lại chú thành Đất Nung”. + Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do GV nêu ra. + GV ghi điểm (theo hướng dẫn). 2. Đọc hiểu - Từ và câu: (7 điểm). Thời gian làm bài: 35 phút Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Hoa đỏ Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây. Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp. Đỏ tía là hoa chuối. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo. Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích. Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực như tiết. Mùa hè, hoa mào gà đỏ đến chói mắt, hoa lựu cũng như những đốm lửa lập lòe. Mùa thu hoa lộc vừng như những tràng pháo đỏ nhỏ treo khá kín đáo trên cành lá nhiều tầng, phải nhìn thấy thảm đỏ dưới gốc ta mới biết cành hoa đang nở rộ. Đương nhiên mùa xuân là mùa hoa đẹp. Thược dược to bằng chiếc đĩa. Thu hải đường như những chùm quả chín mọng, nhìn mà muốn ăn. Hải đường lại như những ngọn lửa nến lóe lên từ nách lá. Cây thu hải đường trồng trong chậu. Còn cây hải đường lại to như cây bưởi. Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ Câu 1. (0,5 điểm) Trong đoạn: “Đỏ tía là . màu đỏ rực như tiết.”, tác giả đã dùng những từ ngữ chỉ màu đỏ nào để tả các loài hoa?
  3. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: A. đỏ tía, đỏ tươi, đỏ cờ, đỏ rực B. đỏ thắm, đỏ ối, đỏ hồng. C. đỏ ong, đỏ chót, đỏ mọng. D. đỏ tía, đỏ tươi, đỏ chót, đỏ nhỏ. Câu 2. (0,5 điểm) Tác giả tưởng màu đỏ của hoa đỗ quyên như thế nào? Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: A. Như những tràng pháo đỏ nhỏ treo khá kín đáo trên cành lá nhiều tầng. B. Như những đốm lửa lập lòe. C. Như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ. D. Như những chùm quả mọng. Câu 3. (0,5 điểm) Bài văn miêu tả về điều gì? Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: A. Vẻ đẹp của các loại hoa màu vàng trên đất nước ta. B. Vẻ đẹp của cây trái nước ta. C. Vẻ đẹp của các loài hoa trên đất nước ta. D. Vẻ đẹp của các loại hoa màu đỏ trên đất nước ta. Câu 4. (0,5 điểm) Vì sao khi tác giả nhìn thấy hoa thu hải đường lại có cảm giác muốn ăn ? Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: A. Vì hoa thu hải đường có mùi thơm rất lạ làm cho tác giả có cảm giác muốn ăn. B.Vì hoa thu hải đường giống như những chùm quả chín mọng. C.Vì hoa thu hải đường đã làm cho tác giả nhớ tới một loài quả mà tác giả đã từng ăn. D.Vì hoa thu hải đường giống như một đĩa xôi gấc. Câu 5. ( 1 điểm) Tại sao tác giả gọi “Mùa xuân là mùa hoa đẹp”? Viết câu trả lời của em: Câu 6. (1 điểm) Em hãy viết 2 hoặc 3 câu văn để giới thiệu về vẻ đẹp của một loại hoa mà em yêu thích. Viết câu trả lời của em: Câu 7. (0,5 điểm) Điền dấu hai chấm vào câu văn sau: Cô hỏi “Sao trò không chịu làm bài?” Nó cứ làm thinh. Mãi sau nó mới bảo “Thưa cô, con không có ba.” Câu 8. (0,5 điểm) Nối từ ở cột A với từ ở cột B cho thích hợp. A B buồn buồn động từ động đậy tính từ Câu 9. (1 điểm) Đặt 1 câu với từ: “quyết tâm” Câu 10. (1 điểm) Em hãy đặt một câu hỏi để khen một loài hoa đẹp? II. PHẦN VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả Nghe – viết (2 điểm) Thời gian: (15 phút)
  4. Ông Trạng thả diều Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều. Theo TRINH ĐƯỜNG 2. Tập làm văn (8 điểm) – Thời gian 25 phút Đề bài : Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân (ông bà, cô giáo cũ, bạn cũ, ) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: TIẾNG VIỆT NĂM HỌC: 2019 - 2020 I. PHẦN ĐỌC: ( 10 điểm) 1. Đọc thành tiếng (3 điểm) GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: + Đọc đúng tiếng, đúng từ: (1 điểm) (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm); đọc sai quá 7 tiếng: 0 điểm)
  5. + Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ cho rõ nghĩa: 0,5 điểm. (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 3-4 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 6 chỗ trở lên: 0 điểm). + Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm (Giọng đọc chưa thể hiện rõ biểu cảm: 0,25 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm). + Tốc độ đọc đạt yêu cầu 80 tiếng/phút: 0,5 điểm (Đọc quá 1đến 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm) + Trả lời đúng ý câu hỏi mà GV nêu (0,5 điểm) (Trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng: 0,25 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: 0 điểm) 2. Đọc hiểu – Luyện từ và câu: (7 điểm) Câu 1. (0,5 điểm) đáp án A Câu 2. (0,5 điểm) đáp án C Câu 3. (0,5 điểm) đáp án D Câu 4. (0,5 điểm) đáp án B Câu 5. ( 1 điểm) Ghi đúng một trong 2 ý sau ghi 1 điểm Vì mùa xuân là mùa có nhiều loại hoa. Vì mùa xuân là mùa trăm hoa đua nở. Câu 6. (1 điểm) HS viết được một loại hoa yêu thích sử dụng từ, câu đúng theo yêu cầu. VD: Trước sân nhà, ba em trồng rất nhiều loại hoa. Em thích nhất là mấy khóm hồng đang đua nhau khoe sắc. Hương hoa hồng ngan ngát có mùi thơm dịu, cánh hoa hồng mỏng, mềm mại như lụa. Câu 7. (0,5 điểm) - HS điền đúng mỗi dấu ghi 0,25 điểm. Cô hỏi: “Sao trò không chịu làm bài ?” Nó cứ làm thinh. Mãi sau nó mới bảo: “ Thưa cô, con không có ba.” Câu 8. (0.5 điểm) - Nối đúng mỗi ý ghi 0,25 điểm A B buồn buồn động từ động đậy tính từ Câu 9. (1 điểm) - HS đặt đúng 1 câu được 1 điểm. VD: Em quyết tâm học tập tốt. *Lưu ý: Học sinh có thể đặt một câu văn khác nhưng đúng với yêu cầu vẫn ghi điểm tối đa. Câu 10. (1 điểm) HS đặt đúng 1 câu hỏi theo yêu cầu được 1 điểm. Ví dụ: - Sao bông hoa này đẹp thế? *Lưu ý: Học sinh có thể đặt một câu văn khác nhưng đúng với yêu cầu vẫn ghi điểm tối đa. II. PHẦN VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả: (2 điểm)
  6. - Giáo viên đọc, học sinh viết trong khoảng thời gian 15 phút. - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,25 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,viết thiếu chữ, bị trừ 0,25 điểm toàn bài 2. Tập làm văn: (8 điểm) 1. Phần đầu thư: (1 điểm) - Địa điểm và thời gian viết thư. - Lời thưa gửi 2. Phần chính: (4 điểm) - Nêu mục đích lí do viết thư ( 1 điểm) - Thăm hỏi tình hình của người nhận thư ( 1 điểm) - Thông báo tình hình của người viết thư ( 1 điểm) - Bày tỏ tình cảm với người nhận thư ( 1 điểm) 3. Kết bài: (1 điểm) - Lời chúc, lời cảm ơn, lời hứa - Chữ kí và tên hoặc họ, tên 4. Chữ viết, chính tả: (0,5 điểm). Chữ viết đúng cỡ, trình bày đẹp, đúng chính tả: 0,5 điểm Lưu ý: Chữ viết chưa đúng cỡ, trình bày còn tẩy xóa một vài chỗ, còn sai một vài lỗi chính tả: 0,25 điểm 5. Dùng từ, đặt câu: (0,5 điểm) Biết dùng từ ngữ hợp lí. Biết chấm câu khi đủ ý, biết liên kết các câu, ý phù hợp: 0,5 điểm 6. Sáng tạo: (1điểm) Các câu văn có ý hay, dùng từ ngữ phù hợp, biết sắp xếp ý, cách tả rõ ràng giúp người đọc, người nghe hiểu được nội dung của bức thư. KHỐI TRƯỞNG CHUYÊN MÔN HIỆU TRƯỞNG