Luyện thi học sinh giỏi môn Toán Lớp 6 - Chuyên đề 3: Điểm, đường thẳng, đoạn thẳng và tam giác - Chủ đề 1: Điểm, đường thẳng, tia (Có lời giải)

docx 20 trang Thu Mai 04/03/2023 1570
Bạn đang xem tài liệu "Luyện thi học sinh giỏi môn Toán Lớp 6 - Chuyên đề 3: Điểm, đường thẳng, đoạn thẳng và tam giác - Chủ đề 1: Điểm, đường thẳng, tia (Có lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxluyen_thi_hoc_sinh_gioi_mon_toan_lop_6_chuyen_de_3_diem_duon.docx

Nội dung text: Luyện thi học sinh giỏi môn Toán Lớp 6 - Chuyên đề 3: Điểm, đường thẳng, đoạn thẳng và tam giác - Chủ đề 1: Điểm, đường thẳng, tia (Có lời giải)

  1. HH6. CHUYÊN ĐỀ 3: ĐIỂM, ĐƯỜNG THẲNG, ĐOẠN THẲNG VÀ TAM GIÁC CHỦ ĐỀ 1: ĐIỂM, ĐƯỜNG THẲNG, TIA PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT I. ĐIỂM, ĐƯỜNG THẲNG, BA ĐIỂM THẲNG HÀNG 1. Vị trí của điểm và đường thẳng Điểm A thuộc đường thẳng a , kí hiệu A a . a A Điểm B không thuộc đường thẳng a , kí hiệu B a . B a 2. Ba điểm D , E , F thẳng hàng khi chúng cùng thuộc một đường thẳng; ba điểm M , N , P không thẳng hàng khi chúng không cùng thuộc bất kì đường thẳng nào. P a a D E F M N 3. Trong ba điểm thẳng hàng có một điểm và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. 4. Nếu có một điểm nằm giữa hai điểm khác thì ba điểm đó thẳng hàng. 5. Quan hệ ba điểm thẳng hàng còn được mở rộng thành 4, 5, 6 điểm thẳng hàng. II. ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM 1. Có một đường thẳng và chỉ có một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt A và B . 2. Có ba cách đặt tên đường thẳng: Dùng một chữ cái in thường: đường thẳng a , đường thẳng b , đường thẳng x , đường thẳng y a Dùng hai chữ cái in thường: đường thẳng xy , đường thẳng ab , đường thẳng uv
  2. Dùng hai chữ cái in hoa: đường thẳng AB , đường thẳng CD C D 3. Vị trí của hai đường thẳng phân biệt: Hoặc không có giao điểm nào (gọi là hai đường thẳng song song). Hoặc chỉ có một giao điểm (gọi là hai đường thẳng cắt nhau). 4. Muốn chứng minh hai hay nhiều đường thẳng trùng nhau ta chỉ cần chứng tỏ chúng có hai giao điểm, 5. Ba (hay nhiều) đường thẳng cùng đi qua một điểm gọi là ba (hay nhiều) đường thẳng đồng quy. Muốn chứng minh nhiều đường thẳng đồng quy ta có thể xác định giao điểm của hai đường thẳng nào đó, rồi chứng minh các đường thẳng còn lại đều đi qua giao điểm này. III. TIA 1. Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia O x ra bởi O là một tia gốc O . Khi đọc (hay viết) tên một tia, ta phải đọc (hay viết) tên gốc trước. 2. Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành đường thẳng x O y xy gọi là hai tia đối nhau. Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau. 3. Hai tia trùng nhau OA và OB nếu hai tia có giao O A B điểm khác gốc O . 4. Quan hệ giữa một điểm nằm giữa hai điểm với hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau:
  3. Xét 3 điểm A , B , O thẳng hàng. Nếu tia OA và tia OB đối nhau thì điểm O nằm giữa A và B . A O B Ngược lại nếu O nằm giữa A và B thì: • Hai tia OA , OB đối nhau. • Hai tia AO , AB trùng nhau; hai tia BO , BA trùng nhau. PHẦN II. CÁC DẠNG BÀI Dạng 1: Bài toán trồng cây thẳng hàng. I. Phương pháp giải Các cây thẳng hàng là các cây cùng nằm trên một đường thẳng. Giao điểm của hai hay nhiều đường thẳng là vị trí của 1 cây thỏa mãn bài toán. II. Bài toán Bài 1: Có 9 cây, hãy trồng thành 8 hàng sao cho mỗi hàng có 3 cây. Lời giải Theo hình 1 (mỗi điểm trên hình vẽ là một cây). Hình 1 Bài 2: Hãy vẽ sơ đồ trồng 10 cây thành 5 hàng, mỗi hàng 4 cây (Giải bằng 4 cách). Lời giải Cách 1 Cách 2
  4. Cách 3 Cách 4 Dạng 2: Đếm số đường thẳng tạo thành từ các điểm cho trước I. Phương pháp giải Cho biết có n điểm, trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng ( n ¥ và n 3 ). Kẻ từ một điểm bất kỳ với n 1 điểm còn lại được n 1 đường thẳng. Làm như vậy với n điểm nên có n n 1 đường thẳng. Nhưng mỗi đường thẳng được tính 2 lần. Do vậy số đường thẳng vẽ được là n n 1 : 2 đường thẳng. II. Bài toán Bài 1: Cho 5 điểm phân biệt trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Kẻ các đường thẳng đi qua các cặp điểm đó. Có tất cả bao nhiêu đường thẳng? Lời giải Cách 1: Vẽ hình rồi liệt kê các đường thẳng đó (Chỉ dùng khi chỉ có ít điểm). Cách 2: Bằng cách tính: Lấy một điểm bất kì (chẳng hạn điểm M ), còn lại 4 điểm phân biệt ta nối điểm M với 4 điểm còn lại đó được 4 đường thẳng. Với 5 điểm đã cho ta có: 4 đường × 5 điểm. Nhưng với cách làm trên, mỗi đường ta đã tính hai lần. Chẳng hạn, khi chọn điểm M ta nối M với N , ta có đường thẳng MN . Nhưng khi chọn điểm N , ta nối N với M , ta cũng có đường thẳng NM . Hai đường thẳng này trùng nhau nên ta chỉ tính là một đường. Vậy số đường thẳng vẽ được là: 4.5: 2 10 (đường thẳng). Bài 2: Cho n điểm ( n ¥ và n 2 ) trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Cứ qua hai điểm ta vẽ được một đường thẳng. Biết rằng có tất cả 105 đường thẳng. Tính n . Lời giải n(n 1) Ta có 105 nên n(n 1) 210 2.3.5.7 15.14 . 2 Vậy n 15.
  5. Bài 3: Cho 20 điểm, trong đó có a điểm thẳng hàng. Cứ qua 2 điểm, ta vẽ một đường thẳng. Tìm a , biết vẽ được tất cả 170 đường thẳng. Lời giải Giả sử trong 20 điểm, không có 3 điểm nào thẳng hàng. Khi đó, số đường thẳng vẽ được là: 19.20 : 2 190 . Trong a điểm không có 3 điểm nào thẳng hàng. Số đường thẳng vẽ được là: (a 1)a : 2 . Vì có a điểm thẳng hàng nên qua a điểm này ta chỉ vẽ được 1 đường thẳng. Ta có: 190 (a 1)a : 2 1 170 (a 1)a : 2 21 (a 1)a 42 (a 1)a 67 Vậy a 7 . Bài 4: a) Cho bốn điểm A1 , A2 , A3 , A4 trong đó không có ba điểm thẳng hàng. Cứ qua hai điểm ta kẻ được một đường thẳng. Hỏi có bao nhiêu đường thẳng? b) Cũng hỏi như trên với 5 điểm? Lời giải a) Qua A1 kẻ được 3 đường thẳng A1 A2 , A1 A3 , A1 A4 . Qua A2 kẻ được 2 đường thẳng A2 A3 , A2 A4 . Qua A3 kẻ được 1 đường thẳng A3 A4 . Qua A4 không còn kẻ thêm được đường thẳng nào mới. Vậy số đường thẳng vẽ được là: 3 2 1 6 (đường thẳng). b) Nếu cho 5 điểm A1 , A2 , A3 , A4 , A5 trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng thì Qua A1 kẻ được 4 đường thẳng A1 A2 , A1 A3 , A1 A4 , A1 A5 . Qua A2 kẻ được 3 đường thẳng A2 A3 , A2 A4 , A2 A5 . Qua A3 kẻ được 2 đường thẳng A3 A4 , A3 A5 . Qua A4 kẻ được 1 đường thẳng A4 A5 . Qua A5 không còn kẻ thêm được đường thẳng nào mới. Vậy số đường thẳng vẽ được là: 4 3 2 1 10 (đường thẳng). Bài 5:
  6. a) Có 25 điểm trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Cứ qua hai điểm ta vẽ được một đường thẳng. Hỏi vẽ được tất cả bao nhiêu đường thẳng? Nếu thay 25 điểm bởi n điểm ( n ¥ và n 2 ) thì số đường thẳng là bao nhiêu? b) Cho 25 điểm trong đó có đúng 8 điểm thẳng hàng, ngoài ra không có ba điểm thẳng hàng. Vẽ các đường thẳng đi qua các cặp điểm. Hỏi vẽ được tất cả bao nhiêu đường thẳng? Lời giải a) Kẻ từ một điểm bất kỳ tới các điểm còn lại vẽ được 24 đường thẳng. Làm như vậy với 25 điểm nên có 24.25 600 (đường thẳng). Nhưng mỗi đường thẳng đã được tính 2 lần. Do vậy số đường thẳng thực sự có là: 600 : 2 300 (đường thẳng). Lập luận tương tự có n điểm thì có: n. n 1 : 2 (đường thẳng). b) Nếu 25 điểm đã cho không có ba điểm nào thẳng hàng thì số đường thẳng vẽ được MP;MQ; NP; NQ đường thẳng (câu a). Với 8 điểm, không có điểm nào thẳng hàng vẽ được: 8.7 : 2 28 (đường thẳng) Còn nếu 8 điểm này thẳng hàng thì chỉ vẽ được 1 đường thẳng. Do vậy số đường thẳng bị giảm đi là: 28 1 27 (đường thẳng) Số đường thẳng cần tìm là: 300 27 273 (đường thẳng) Bài 6: a) Cho 31 đường thẳng trong đó bất kỳ hai đường thẳng nào cũng cắt nhau, không có ba đường thẳng nào cùng đi qua một điểm. Tính số giao điểm có được. b) Cho m đường thẳng ( m ¥ , m 2 ) trong đó bất kỳ hai đường thẳng nào cũng cắt nhau, không có ba đường thẳng nào cũng đi qua một điểm. Biết rằng số giao điểm của các đường thẳng đó là 190. Tính m . Lời giải a) Mỗi đường thẳng cắt 30 đường thẳng còn lại tạo thành 30 giao điểm. Có 31 đường thẳng nên có 30.31 930 giao điểm, nhưng mỗi giao điểm đã được tính hai lần nên chỉ có: 930 : 2 465 (giao điểm) Nếu thay 31 bởi n ( n ¥ và n 2 ) thì số giao điểm có được là: n n 1 : 2 (giao điểm) b) Theo câu a ta có: m m 1 : 2 190 m(m 1) 380 m(m 1) 20.19 . Vậy m 20 . Bài 7: Cho 1000 điểm phân biệt, trong đó có đúng 3 điểm thẳng hàng. Hỏi có bao nhiêu đường thẳng tạo bởi hai trong 1000 điểm đó? Lời giải 1000.999 Số đường thẳng tạo bởi 1000 điểm phân biệt là: 499500 (đường thẳng). 2 3.2 Số đường thẳng tạo bởi 3 điểm không thẳng hàng là: 3 (đường thẳng). 2 Theo bài ra vì có 3 điểm thẳng hàng nên số đường thẳng giảm đi là: 3 1 2 (đường thẳng). Vậy số đường thẳng tạo thành là: 499500 2 499498 (đường thẳng)
  7. Bài 8: Cho 2022 điểm trong đó chỉ có 22 điểm thẳng hàng. Tính số đường thẳng đi qua hai trong 2022 điểm trên. Lời giải Qua 2022 điểm trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng ta vẽ được: 2022.2021: 2 2043231(đường thẳng) Do có 22 điểm thẳng hàng nên số đường thẳng bớt đi là: 22.21: 2 1 230 (đường thẳng) Vậy qua 2022 điểm trong đó chỉ có 22 điểm thẳng hàng ta vẽ được: 2043231 230 2043001(đường thẳng) Bài 9: Trên tia Ox vẽ các điểm M1 ; M 2 ; M 3 . Nếu trong mặt phẳng chứa tia Ox vẽ thêm các điểm M 4 ; M ; M ; ; M ; M . Trong các điểm M ; M ; M ; ; M ; M có đúng 3 điểm thẳng hàng và cứ 5 6 101 102 1 2 3 101 102 qua hai điểm ta vẽ được một đường thẳng. Có tất cả bao nhiêu đường thẳng như thế? Tại sao? Lời giải Giả sử trong các điểm M1 ; M 2 ; M 3 ; ; M101 ; M102 1 không có ba điểm nào thẳng hàng. Từ một điểm bất kỳ trong 1 ta vẽ được 101 đường thẳng qua các điểm còn lại trong 1 . Làm như thế với 102 điểm ta được 101.102 10302 (đường thẳng). Nhưng mỗi đường thẳng đã được tính 2 lần nên tất cả có 10302 : 2 5151 (đường thẳng). Qua 3 điểm thẳng hàng chỉ vẽ được 1 đường thẳng. Nếu 3 điểm này không thẳng hàng sẽ vẽ được số đường thẳng là: 3.2 : 2 3 (đường thẳng). Vì trong 1 có đúng ba điểm thẳng hàng nên số đường thẳng giảm đi là 3 1 2 (đường thẳng) Vậy số đường thẳng cần tìm là: 5151 2 5149 (đường thẳng). Dạng 3: Tính số giao điểm của các đường thẳng I. Phương pháp giải ➢ Hai đường thẳng cắt nhau tại 1 điểm (1 giao điểm). ➢ Nếu có n đường thẳng trong đó bất cứ hai đường thẳng nào cũng cắt nhau, không có ba đường thẳng nào đồng quy. Ta thấy cứ một đường thẳng trong n đường thẳng đã cho cắt n 1 đường thẳng còn lại tạo thành n 1 giao điểm. Vì có n đường thẳng nên số giao điểm sẽ là : n n 1 (giao điểm) Nhưng mỗi giao điểm đã được tính 2 lần nên số giao điểm thực tế là : n n 1 : 2 (giao điểm).
  8. Vậy có n đường thẳng trong đó bất cứ hai đường thẳng nào cũng cắt nhau, không có ba đường thẳng n(n 1) nào đồng quy thì số giao điểm là: . 2 * Chú ý: Nếu biết số giao điểm thì tìm được số đường thẳng. II. Bài toán Bài 1: Vẽ bốn đường thẳng đôi một cắt nhau. Số giao điểm (của hai đường thẳng hay nhiều đường thẳng) có thể là bao nhiêu? Lời giải Khi vẽ bốn đường thẳng có thể xảy ra các trường hợp sau: a) Bốn đường thẳng đó đồng quy: có một giao điểm. b) Có ba đường thẳng đồng quy, còn đường thẳng thứ tư cắt ba đường thẳng đó: có 4 giao điểm. c) Không có ba đường thẳng nào đồng quy (đôi một cắt nhau): có 6 giao điểm. Bài 2: Trên mặt phẳng có bốn đường thẳng. Số giao điểm của các đường thẳng có thể bằng bao nhiêu? Lời giải Bài toán đòi hỏi phải xét đủ các trường hợp: a) Bốn đường thẳng đồng quy: có 1 giao điểm.
  9. b) Có đúng ba đường thẳng đồng quy: Có hai đường thẳng song song: 3 giao điểm. Không có hai đường thẳng nào song song: 4 giao điểm. b) Không có ba đường thẳng nào đồng quy. Bốn đường thẳng song song: 0 giao điểm. Có đúng ba đường thẳng song song: 3 giao điểm. Có hai cặp đường thẳng song song: 4 giao điểm.
  10. Có đúng một cặp đường thẳng song song: 5 giao điểm. Không có hai đường thẳng nào song song: 6 giao điểm. Bài 3: Cho 101 đường thẳng trong đó bất cứ hai đường thẳng nào cũng cắt nhau và không có ba đường thẳng nào cùng đi qua một điểm. Tính số giao điểm của chúng. Lời giải Mỗi đường thẳng cắt 100 đường thẳng còn lại nên tạo ra 100 giao điểm. Có 101 đường thẳng nên có: 101.100 10100 (giao điểm). Do mỗi giao điểm được tính hai lần nên số giao điểm là: 10100 : 2 5050 (giao điểm) Vậy số giao điểm là 5050 (giao điểm). Bài 2: Cho 2006 đường thẳng trong đó bất kì 2 đường thẳng nào cũng cắt nhau. Không có 3 đường thẳng nào đồng quy. Tính số giao điểm của chúng. Lời giải Mỗi đường thẳng cắt 2005 đường thẳng còn lại tạo nên 2005 giao điểm. Mà có 2006 đường thẳng nên có: 2005.2006 giao điểm. Nhưng mỗi giao điểm được tính 2 lần. Vậy số giao điểm thực tế là: 2005.2006 : 2 2011015 (giao điểm).
  11. Bài 3: Cho n đường thẳng trong đó bất cứ hai đường thẳng nào cũng cắt nhau, không có ba đường thẳng nào đồng quy. Biết rằng số giao điểm của các đường thẳng đó là 780 . Tính n . Lời giải Trong n đường thẳng trong đó bất cứ hai đường thẳng nào cũng cắt nhau, không có ba đường thẳng nào n(n 1) đồng quy, số giao điểm của các đường thẳng đó là . 2 n(n 1) Mà số giao điểm là 780 , nên : 780 n n 1 780.2 n n 1 40.39 . 2 Vậy n 40 . Dạng 4. Xác định tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau I. Phương pháp giải Để xác định tia, hai tia đối nhau hay trùng nhau, cần lưu ý các điều sau: • Để nhận biết tia cần để ý tới gốc và phần đường thẳng bị chia ra bởi gốc. • Hai tia đối nhau hoặc hai tia trùng nhau đều phải có điều kiện chung gốc. Mỗi điểm nằm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau. • Hai tia trùng nhau là hai tia chung gốc và chung phần đường thẳng bị chia ra bởi gốc. II. Bài toán Bài 1: Vẽ hai tia Ox , Oy đối nhau. Lấy điểm M thuộc tia Ox , điểm N và điểm K thuộc tia Oy sao cho N nằm giữa hai điểm O và K . Vì sao có thể khẳng định được : a) Hai tia OM , ON đối nhau. b) Hai tia OM , OK đối nhau. Lời giải a) Điểm M thuộc tia Ox ; điểm N thuộc tia Oy . Vậy tia OM trùng với tia Ox ; tia ON trùng với tia Oy . Do hai tia Ox , Oy đối nhau nên hai tia OM , ON đối nhau 1 b) Điểm N nằm giữa hai điểm O và K nên hai tia ON và OK trùng nhau 2 . Từ 1 và 2 suy ra hai tia OM , OK đối nhau. Bài 2: Vẽ hai đường thẳng xy và mn cắt nhau tại O . 1) Kể tên các tia đối nhau. 2) Trên tia On lấy điểm A , trên tia Oy lấy điểm B . Kể tên các tia trùng nhau.
  12. Lời giải Hình 1 1) Các tia đối nhau là : + Tia Ox là tia đối của tia Oy ; + Tia Om là tia đối của tia On . 2) Các tia trùng nhau là : + Tia OA trùng tia On ; + Tia OB trùng tia Oy . Bài 3: Cho điểm O và B nằm trên đường thẳng xy . Tìm vị trí điểm A để điểm O nằm giữa hai điểm A và B . Lời giải Hình 2 Muốn có điểm O nằm giữa hai điểm A và B , thì ba điểm O , A , B phải thẳng hàng. Mà + O và B nằm trên đường thẳng xy , vậy A phải nằm trên đường thẳng xy . + O nằm giữa B và A , nên A phải thuộc tia đối của tia OB . Vậy A phải nằm trên tia Ox . Từ đó suy ra cách tìm điểm A là điểm bất kì trên tia Ox .
  13. Bài 4: Cho điểm A thuộc đường thẳng xy . Lấy điểm OA thuộc tia Ax , điểm C thuộc tia Ay . a) Tìm các tia đối của tia Ax . b) Tìm các tia trùng với tia Ax . c) Trên hình vẽ có bao nhiêu tia? (Hai tia trùng nhau chỉ kể là một tia) Lời giải a) Các tia đối của tia Ax là tia AC và Ay (Hai tia này chỉ là một). b) Tia trùng với tia Ax là tia AB . c) Trên hình vẽ có tất cả có 6 tia, đó là: Tia Bx , tia By , tia Ax , tia Ay , tia Cx , tia Cy . Bài 5: Trên tia Ox lấy 2021 điểm khác điểm O . Có bao nhiêu tia trùng với tia Ox trong hình vẽ? Lời giải Với mỗi điểm khác điểm O trên tia Ox ta được một tia gốc O trùng với tia Ox . Do đó, trên tia Ox có 2021 điểm khác điểm O thì có 2021 tia gốc O trùng với tia Ox . Bài 6: Cho bốn đường thẳng cắt nhau và không có ba đường thẳng nào đồng quy. Trên hình có bao nhiêu tia?
  14. Lời giải Cứ hai đường thẳng bất kì (trong bốn đường thẳng đã cho) cắt nhau sẽ tạo ra bốn tia. 4.3 Số cách chọn ra hai đường thẳng trong bốn đường thẳng là: 6 (cách) 2 Do đó trên hình vẽ có số tia là: 4.6 24 (tia) Bài 7: Cho ba đường thẳng xx ', yy ', zz ' cắt nhau đôi một tạo thành ba giao điểm A , B ,C trong đó A là giao điểm của yy ' và zz ' ; B là giao điểm của xx ' và yy '; C là giao điểm của xx ' và zz '. a) Trên hình vẽ có bao nhiêu tia? Kể tên các tia đó. b) Có bao nhiêu cặp tia đối nhau? Kể tên các tia đó. c) Kể tên các tia trùng nhau. Lời giải
  15. a) Tại mỗi giao điểm A , B , C có 4 tia nên trên hình vẽ có 12 tia. + Các tia gốc A : Ay , Ay ' , Az , Az '. + Các tia gốc B : Bx , Bx ', By , By '. + Các tia gốc C : Cx , Cx ', Cz , Cz ' . b) Có 6 cặp tia đối nhau: Bx và Bx '; By và By '; Az và Az '; Ay và Ay ' ; Cx và Cx '; Cz và Cz ' . c) Các tia trùng nhau + Các tia trùng nhau gốc A : AB và Ay ; AC và Az '. + Các tia trùng nhau gốc B : BC và Bx '; BA và By '. + Các tia trùng nhau gốc C : CA và Cz ; CB và Cx . Dạng 5. Xác định điểm nằm giữa hai điểm I.Phương pháp giải Để xác định điểm nằm giữa hai điểm khác, ta sử dụng lưu ý nếu hai tia OA và OB là hai tia đối nhau thì điểm O nằm giữa hai điểm A và B . II.Bài toán Bài 1: Cho điểm O nằm giữa hai điểm A và B ; điểm M nằm giữa hai điểm A và O ; điểm N nằm giữa hai điểm B và O . a) Nêu tên các tia trùng nhau gốc O . b) Chứng tỏ rằng điểm O nằm giữa hai điểm M và N .
  16. Lời giải a) Điểm M nằm giữa hai điểm A và O nên hai tia OM và OA trùng nhau 1 Điểm N nằm giữa hai điểm B và O nên hai tia ON và OB trùng nhau 2 b) Điểm O nằm giữa hai điểm A và B nên hai tia OA và OB đối nhau 3 Từ 1 , 2 , 3 suy ra hai tia OM , ON đối nhau do đó điểm O nằm giữa hai điểm M và N . Bài 2: Trên đường thẳng xy lấy một điểm O . Lấy điểm A trên tia Ox , điểm B trên tia Oy ( A và B khác điểm O ). a) Trong ba điểm A , B , O điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? b) Lấy điểm M nằm giữa O và A . Giải thích vì sao điểm O nằm giữa hai điểm M và B . Lời giải a) Vì điểm O thuộc đường thẳng xy nên Ox và Oy là hai tia đối nhau. Điểm A Ox , B Oy nên hai tia OA và OB đối nhau, do đó điểm O nằm giữa A và B . b) Điểm M nằm giữa hai điểm O và A nên hai tia OA và OM trùng nhau. 1 Mặt khác, hai tia OA và OB đối nhau. 2 Nên từ 1 và 2 suy ra hai tia OM và OB đối nhau. Do đó điểm O nằm giữa hai điểm M , B . Bài 3: Cho tia Ox và hai điểm A , B sao cho OA và OB đều là tia đối của tia Ox . a) Nêu nhận xét vị trí hai tia OA và OB . b) Nhận xét vị trí ba điểm O , A , B . c) Có thể khẳng định điểm A nằm giữa O và B không? Lời giải
  17. Trường hợp 1 Trường hợp 2 a) Vì tia OA và tia OB đều là tia đối của tia Ox nên hai tia OA và OB trùng nhau. b) Vì theo câu tia OA và tia OB trùng nhau nên ba điểm O , A , B thẳng hàng. c) Không thể khẳng định điểm A nằm giữa hai điểm O và B . Bài 4: Cho ba điểm A , B , C sao cho điểm C nằm giữa hai điểm A và B . a) Vẽ điểm M thuộc tia CB sao cho điểm M nằm giữa hai điểm C và B . b) Vẽ điểm M thuộc tia CB sao cho điểm B nằm giữa C và M . c) Giải thích vì sao trong cả hai câu a và b điểm C nằm giữa hai điểm A và M . Lời giải a) b) c) Điểm M thuộc tia CB và M không trùng C nên tia CB và CM trùng nhau 1 Điểm C nằm giữa A và B nên CA và CB là hai tia đối nhau 2 Từ 1 và 2 suy ra các tia CM và CA đối nhau nên điểm C nằm giữa hai điểm A và M . Bài 5: Cho bốn điểm A , B , C , D sao cho B nằm giữa A và C , điểm A nằm giữa hai điểm B và D . Vì sao điểm B nằm giữa hai điểm D và C . Lời giải Vì điểm B nằm giữa hai điểm A và C nên BA và BC là hai tia đối nhau 1 Vì điểm A nằm giữa hai điểm B và D nên BA và BD là hai tia trùng nhau 2
  18. Từ 1 và 2 ta có BC và BD là hai tia đối nhau do đó điểm B nằm giữa D và C . Dạng 6. Xác định vị trí của một điểm di động trên tia. I.Phương pháp giải Dựa vào vị trí tương đối giữa tia với tia, tia với đường thẳng, đoạn thẳng. II.Bài toán Bài 1: Trên đường thẳng xy lấy điểm O . Trên tia Ox lấy điểm A khác O , trên tia Ay lấy điểm B khác O . Gọi M là điểm di động trên xy . Xác định vị trí của M để: a) Hai tia OM và OB trùng nhau. b) Hai tia MA và MB đối nhau. Lời giải a) Để hai tia OM và OB trùng nhau thì điểm M thuộc tia Oy b) Để điểm hai tia MA và MB đối nhau thì điểm M nằm giữa A và B , không trùng với điểm A và điểm B Bài 2: Cho hai điểm cố định O , A và đường thẳng xy . Đường thẳng xy đi qua điểm O , điểm A không thuộc xy . M là điểm bất kì trên xy , vẽ tia Az đi qua điểm M . Xác định vị trí điểm M để: a) Tia Az cắt tia Ox mà không cắt tia Oy . b) Tia Az cắt tia Oy mà không cắt tia Ox . c) Tia Az vừa tia Ox vừa cắt tia Oy Lời giải a) Tia Az cắt tia Ox mà không cắt tia Oy thì điểm M thuộc tia Ox và điểm M không trùng điểm O .
  19. b) Tia Az cắt tia Oy mà không cắt tia Ox thì điểm M thuộc tia Oy và điểm M không trùng điểm O . c) Tia Az vừa cắt tia Ox vừa cắt tia Oy thì điểm M trùng với điểm O . HẾT
  20. Một số vấn đề cần trao đổi: ➢ Hình thức Cần căn chỉnh đoạn văn bản dạng căn đều 2 bên, giãn cách dòng trước và dòng sau bằng nhau (trong paragraph) Trong văn bản Toán, không dùng gạch đầu dòng – Cần thống nhất cách viết chữ Lời giải (theo file mẫu là in đậm, nghiêng, gạch chân). Hình vẽ dùng dạng điểm nhỏ, chữ viết in nghiêng để thống nhất với đề bài. Nên thống nhất trong cách trình bày văn bản: Không dùng tab khi trình bày lời giải hay viết đề bài ➢ Nội dung Nên có thêm bài tập trong các đề thi HSG Một số bài tập còn cơ bản, chưa phù hợp với bồi dưỡng HSG (19/8) PHẢN BIỆN LẦN 2 Một số lỗi từ lần phản biện trước chưa sửa hết (chi tiết xem ở comment)