Giáo án môn Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Bài: Xem đồng hồ

docx 9 trang Thu Mai 03/03/2023 2820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Bài: Xem đồng hồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_bai_xem_dong.docx

Nội dung text: Giáo án môn Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Bài: Xem đồng hồ

  1. BÀI: XEM ĐỒNG HỒ (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Tư duy và lặp luận toán học: Biết đọc giờ hơn, giờ kém (khi kim phút chỉ chưa quá số 6 và khi kim phút chỉ quá số 6) - Mô hình hoá toán học: Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ từ số 1 đến số 12 (chính xác đến 5 phút ). - Giao tiếp toán học: Biết đọc giờ ở các đồng hồ. - Sử dụng công cụ, phương tiện học toán: Biết xoay kim đồng hồ theo yêu cầu. 2. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất chăm chỉ: Biết quý trọng thời gian; chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - Sách Toán lớp 3; mô hình đồng hai kim và đồng hồ điện tử. 2. Học sinh: - Sách học sinh, vở bài tập; mô hình đồng hai kim. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, cá nhân, nhóm đôi, lớp. - GV sử dụng mô hình đồng hồ và yêu cầu: + Nhắc lại các kiến thức đã học: Kim giờ chỉ 8 - HS trả lời lần lượt: 8 giờ, 8 giờ, kim phút chỉ các số 12, 3, 6 đọc là mấy giờ? giờ 15 phút, 8 giờ 30 phút ( 8 giờ rưỡi).
  2. - HS lắng nghe. - GV giới thiệu: Theo kim phút, từ một số đến số - HS thực hiện nhóm đôi. liền nó tương ứng với 5 phút. - Theo kim đồng hồ: - GV yêu cầu thực hiện nhóm đôi. HS sử dụng + Xoay kim phút từ số 12 đến mô hình đồng hồ, xoay kim phút lần lượt các số 1, đọc: 5 phút. trường hợp như hình ảnh trong SGK rồi đếm. + Xoay kim phút từ số 12 đến số 2, đọc: 10 phút. + Xoay kim phút từ số 12 đến số 3, đọc: 15 phút. + Xoay kim phút từ số 12 đến số 4, đọc: 20 phút. + Xoay kim phút từ số 12 đến số 5, đọc: 25 phút, . - Ngược chiều kim đồng hồ: + Xoay kim phút từ số 12 đến số 11, đọc: kém 5 phút. + Xoay kim phút đến số 10, đọc: kém 10 phút. + Xoay kim phút đến số 9, đọc: kém 15 phút. - HS lắng nghe. - GV nhận xét, giới thiệu bài. 2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới ( phút) 2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá a. Mục tiêu: Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ từ số 1 đến số 12 ( chính xác đến 5 phút ). Biết đọc giờ hơn, giờ kém. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, cá nhân, lớp. * Xem đồng hồ khi kim phút chỉ từ số 12 đến số 6 (theo chiều kim đồng hồ).
  3. - HS xoay kim để đồng hồ chỉ 8 giờ. - GV xoay kim để đồng hồ chỉ 8 giờ. Gọi HS lặp - Đồng hồ chỉ 8 giờ 5 phút. lại. - GV xoay cho kim phút chỉ số 1 và hỏi: Đồng - HS lắng nghe và lặp lại hồ chỉ mấy giờ? nhiều lần “8 giờ 5 phút”. - GV: Đồng hồ đang chỉ 8 giờ 5 phút. - Đồng hồ chỉ 8 giờ 20 phút. - GV xoay cho kim phút chỉ số 4 và hỏi: Đồng - HS lắng nghe và lặp lại hồ chỉ mấy giờ? nhiều lần “8 giờ 20 phút”. - GV: Đồng hồ đang chỉ 8 giờ 20 phút. - Đồng hồ đang chỉ 8 giờ 30 phút. - GV xoay cho kim phút chỉ số 6 và hỏi: Đồng - HS lắng nghe và lặp lại hồ chỉ mấy giờ? nhiều lần “8 giờ 30 phút (8 giờ - GV: Đồng hồ đang chỉ 8 giờ 30 phút (8 giờ rưỡi)”. rưỡi). * Xem đồng hồ khi kim phút chỉ từ số 6 đến số 12 (theo chiều kim đồng hồ). - Đồng hồ chỉ 8 giờ 35 phút. - GV đưa đồng hồ (kim phút chỉ số 7) và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - HS lắng nghe. + GV giới thiệu: Khi kim phút chỉ qua vạch số 6, người ta đọc theo 2 cách. - Cả lớp đếm: kém 5, kém 10, + GV xoay kim đồng hồ (từ số 12 đến số 7, kém 15, kém 25. ngược chiều kim đồng hồ). - Khi kim phút chỉ số 7, còn + Khi kim phút chỉ số 7, còn bao nhiêu phút nữa 25 phút nữa mới đến 9 giờ. mới đến 9 giờ? - HS lặp lại nhiều lần “9 giờ + Đọc là: 9 giờ kém 25 phút. kém 25 phút” - HS quan sát. + GV viết bảng: 9 giờ kém 25 phút. - HS lắng nghe và thực hiện.
  4. - GV hướng dẫn tương tự xoay đồng hồ kim phút chỉ số 9, số 11. - HS lắng nghe. -> GV chốt: - Khi kim giờ đứng ở vị trí giữa hai số thì đọc giờ theo số bé hơn (riêng trương hợp giữa số 12 và 1 thì đọc giờ theo số 12). - Thông thường chúng ta có 2 cách đọc giờ: đọc giờ hơn và đọc giờ kém. + Giờ hơn là các thời điểm khi kim phút chỉ chưa quá số 6, tính theo chiều kim đồng hồ. Ví dụ: 8 giờ, 8 giờ 5 phút, 7 giờ 15 phút, 9 giờ 30 phút, + Giờ kém là các thời điểm khi kim phút chỉ quá số 6 (từ số 7 đến số 11), tính theo ngược chiều kim đồng hồ. Ví dụ: 8 giờ kém 25 phút, 7 giờ kém 20 phút, 7 giờ 15 phút, 9 giờ 30 phút, 2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành a. Mục tiêu: HS củng cố lại các kiến thức đã được học trong bài. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, nhóm đôi, lớp. Bài 1: - GV gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu hai HS ngồi cạnh nhau thực hiện. - HS thay nhau đọc giờ ở các đồng hồ. Đồng hồ Giờ Đồng hồ màu 7 giờ 10 phút hồng Đồng hồ màu tím 4 giờ 15 phút Đồng hồ màu 11 giờ 25 phút xanh da trời Đồng hồ màu 10 giờ 30 phút cam hay 10 giờ rưỡi Đồng hồ màu 12 giờ 50 phút xanh lá cây hay 1 giờ kém 10 Đồng hồ màu nâu 1 giờ
  5. - 1 bạn nói giờ (1 trong các đồng hồ ở SGK), bạn còn lại chỉ vào đồng hồ. Bài 2: - GV gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc yêu cầu. - GV cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm / - Nhóm 2 HS xoay kim đồng đồng hồ). hồ theo yêu cầu. - GV nhận xét. - Các nhóm quan sát, nhận xét. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: BÀI : XEM ĐỒNG HỒ (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức – kĩ năng: - Đọc được giờ chính xác trên đồng hồ đến 5 phút. - Làm quen với việc chuyển đổi, tính toán giữa giờ và phút. - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Mô hình đồng hồ. - HS: Mô hình đồng hồ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
  6. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp, cá nhân,cả lớp. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Một - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. bạn quay kim đồng hồ, 1 bạn đọc giờ. - GV nhận xét, tuyên dương. - Lắng nghe. 2. Hoạt động Thực hành –Luyện tập ( phút) 2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành a. Mục tiêu: Đọc được giờ chính xác trên đồng hồ đến 5 phút. Làm quen với việc chuyển đổi, tính toán giữa giờ và phút. Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: thực hành, luyện tập, cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp. Bài 1: Chọn đồng hồ phù hợp với cách đọc. - HS tự tìm hiểu và làm bài. - Yêu cầu HS tìm hiểu đề bài. - HDHS cách làm bài. - HS theo dõi. - Yêu cầu HS làm bài vào phiếu. - HS làm bài vào phiếu. - Gọi HS trình bày. - HS trình bày. - GV kiểm tra, nhận xét. - Khi sửa bài, giúp HS nói: 3 giờ kém 15 phút là 2 giờ 45 phút. Bài 2: Đọc giờ trên mỗi đồng hồ sau.
  7. - GV cho HS đọc yêu cầu. - HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận (nhóm đôi) tìm - HS thảo luận (nhóm đôi) tìm hiểu bài, hiểu bài, tìm cách làm:đọc giờ. tìm cách làm:đọc giờ. - Yêu cầu HS làm cá nhân rồi chia sẻ - HS làm cá nhân rồi chia sẻ trong trong nhóm. nhóm. - Sửa bài, GV cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm / đồng hồ),khuyến khích HS xoay kim đồng hồ và nói giờ kém(ở đồng hồ thứ hai, thứ ba và thứ năm). Bài 3: Vào buổi tối, hai đồng hồ nào chỉ cùng thời gian? - Yêu cầu HS nhóm đôi tìm hiểu bài, thảo luận và thực hiện. - Yêu cầu các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. - HS nhóm đôi tìm hiểu bài, thảo luận và thực hiện. - Khi sửa bài, GV giúp HS nếu các - Các nhóm trình bày, các nhóm khác nhóm trả lời sai. nhận xét. Vào buổi tối, các đồng hồ chỉ cùng thời gian là: + Đồng hồ A và đồng hồ E ( cùng chỉ 7 giờ 55 phút buổi tối) + Đồng hồ B và đồng hồ D ( cùng chỉ 9 Bài 4: giờ tối ) + Đồng hồ C và đồng hồ G ( cùng chỉ 8 giờ 20 phút buổi tối )
  8. a, Chúng em bắt đầu liên hoan văn nghệ vào lúc ? giờ ? phút và kết thúc lúc ? giờ kém ? phút. b, Buổi liên hoan văn nghệ kéo dài trong ? phút? - Nhóm bốn HS tìm hiểu bài và thực - Yêu cầu nhóm bốn HS tìm hiểu bài và hiện từng câu. thực hiện từng câu. a) Chúng em bắt đầu liên hoan văn nghệ vào lúc 9 giờ 25 phút và kết thúc lúc 9 giờ 55 phút(hay:lúc 9 giờ 25 phút, chúng em bắt đầu liên hoan văn nghệ và kết thúc lúc 10 giờ kém 5 phút ). b) Buổi liên hoan văn nghệ kéo dài trong 30 phút. - GV nhận xét, tuyên dương. - Khi sửa bài, GV khuyến khích HS nói theo nhiều cách khác nhau và dùng mô hình đồng hồ thể hiện cách tính thời gian (câu b). * Hoạt động nối tiếp: ( phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: trò chơi, cả lớp. - GV cho HS chơi trò chơi ĐỐ BẠN - HS theo dõi. - GV đọc giờ -HS xoay kim đồng hồ(hoặc ngược - HS chơi trò chơi theo hướng lại). dẫn của GV. - HS tiếp tục chơi theo nhóm đôi( hoặc HS thay phiên nhau điều khiển lớp). - GV nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe và tiếp thu.
  9. - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị cho tiết Giải bài toán bằng hai bước tính. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: