Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 22 - Chủ điểm: Nghệ sĩ tí hon

docx 23 trang Thu Mai 03/03/2023 2630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 22 - Chủ điểm: Nghệ sĩ tí hon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_22.docx

Nội dung text: Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 22 - Chủ điểm: Nghệ sĩ tí hon

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI 3: NGHỆ NHÂN BÁT TRÀNG (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Chia sẻ được về một nghề hoặc làng nghề truyền thống mà em biết. - Nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. - Hiểu được nội dung bài đọc: Ca ngợi đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân Bát Tràng đã làm ra những sản phẩm gốm độc đáo. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tốt trò chơi- Vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi ý kiến, hợp tác cùng các bạn trong nhóm thực hiện các nhiệm vụ bài học. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất yêu nước: Yêu quê hương đất nước qua các giá trị văn hóa của dân tộc, các làng nghề, - Phẩm chất nhân ái: Yêu thương , chia sẻ hòa đồng với bạn bè trong lớp. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm học, tích cực trong các nhiệm vụ chung của bài học. - Phẩm chất trách nhiệm: Ý thức trách nhiệm, trình bày ý kiến, II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + Tranh ảnh, video clip ghi lại hình ảnh nghệ nhân Bát Tràng tạo hình, trang trí, sản phẩm gốm hoặc cảnh làm việc của nghệ nhân các làng nghề truyền thống ở địa phương( nếu có) + Bảng phụ ghi đoạn từ “ Bút nghiêng lất phất đến nghệ nhân Bát Tràng” - HS: + SGK, các bài báo có bài văn về một môn nghệ thuật. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm, quan sát trả lời
  2. -GV cho HS xem tranh ảnh, video clip cảnh làm -HS thảo luận nhóm chia sẻ với việc của nghệ nhân các làng nghề truyền thống ở nhau. địa phương. Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ về một nghề hay làng nghề truyền thống mà em biết. - Đại diện nhóm trình bày, - Mời các nhóm trình bày . nhận xét. - Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc tên bài, nêu - HS quan sát tranh và trả lời phỏng đoán về nội dung bài đọc + Nói về các nghề và làng nghề truyền thống. -GV nhận xét và giới thiệu vào bài mới “ Nghệ nhân Bát Tràng” B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (24 phút) B.1 Hoạt động Đọc ( phút) 1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút) a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm đôi, nhóm nhỏ, cá nhân. a. Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: Giọng đọc trong sáng, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt -HS lắng nghe GV đọc mẫu kết động của bạn nhỏ và vẻ đẹp của cảnh vật được hợp theo dõi SGK. trang trí trên những sản phẩm gốm; hai dòng thơ cuối đọc chậm lại. b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ - Yêu cầu nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu. - Yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn , bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp kết hợp hướng dẫn: + Cách đọc một số từ ngữ khó: bỗng, bay lá, bay la, lũy tre, tròn trĩnh, + Giải nghĩa của một số từ ngữ khó: - Chao:đưa qua đưa lại, khi nghiêng bên này khi nghiêng bên kia; /Tây hồ: Chỉ Hồ tây, còn gọi là -HS luyện đọc thành tiếng hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoản Hồ, là theo nhóm . hồ nước tự nhiên lớn nhất nằm ở nội thành Thủ đô Hà Nội, thuộc quân Tây Hồ;/ hoa văn: hình trang trí được vẽ, chạm, khắc trên các đồ vật; -HS Đọc trước lớp. - GV giải thích thêm từ “ em” trong bài thơ ( nhân vật “ em” hàm ý chỉ người vẽ hoa văn trên sản phẩm gốm Bát Tràng trẻ tuổi).
  3. c. Luyện đọc đoạn -HS nghe GV giải nghĩa. - Chia đoạn: 2 đoạn + Đoạn 1: 6 câu thơ đầu + Đoạn 2: 4 câu còn lại. - Luyện đọc câu dài: -HS theo dõi + Cách ngắt nhịp một số dòng thơ: Bút nghiêng / lất phất hạt mưa/ Bút chao/ gợn nước Tây Hồ lăn tăn// Hài hòa/ đường nét hoa văn/ Dáng em, /dáng của/, nghệ nhân Bát Tràng.// - Luyện đọc từng đoạn: + Yêu cầu HS đọc bài trong nhóm nhỏ và trước lớp 2 đoạn thơ. -HS đọc trong nhóm và trước lớp. d. Luyện đọc cả bài: - Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài -HS đọc, nhận xét. * GV nhận xét , tuyên dương và dẫn dắt qua hoạt động tiếp theo. 2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút) a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Ca ngợi đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân Bát Tràng đã làm ra những sản phẩm gốm độc đáo. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Nhóm, cá nhân, vấn đáp, - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc . - Yêu cầu thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ trả lời -HS đọc bài đọc thảo luận các câu hỏi: nhóm và trả lời các câu hỏi: 1. Hai dòng thơ đầu nói lên điều gì? + Hai dòng thơ đầu nói lên 2. Mỗi hoa văn sau được tả bằng những từ ngữ rằng: khi bé cầm bút vẽ trên tay nào? thì đất cao lanh từ đơn điệu, không có gì đặc sắc bổng giống như nở hoa nhiều hình dạng bắt mắt. 3. Những dòng thơ nào cho thấy nhân vật em sử + Mỗi hoa văn sau được tả dụng bút vẽ rất khéo? bằng những từ ngữ: Cánh cò: bay lả bay la Trái mơ: tròn trĩnh Quả bòng: đong đưa + Nhân vật “ em” sử dụng bút vẽ rất khéo:
  4. Bút nghiêng lất phất hạt mưa Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn - GV nhận xét , chốt câu trả lời. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ: Em hãy rút ra nội dung bài thơ trên. - Đại diện nhóm trình bày, - GV cùng HS nhận xét và chốt nội dung bài thơ: nhận xét. + Ca ngợi đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân Bát Tràng đã làm ra những sản phẩm gốm độc đáo. -Yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn trả lời câu hỏi 4. + Vì sao tác giả thấy nhân vật em giống nghệ nhân Bát Tràng? -Đại diện HS trả lời , nhận xét + Tác giả thấy nhân vật em giống nghệ nhân Bát Tràng vì: đường nét hoa văn em vẽ rất hài hòa, dáng của em như dáng -GV cùng HS chốt câu trả lời . nghệ nhân Bát Tràng. * Hoạt động nối tiếp: ( 5 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, TLCH. -GV gọi 1-2 em đọc lại bài thơ. + Nêu lại nội dung của bài thơ -HS lắng nghe và thực hiện + Chuẩn bị tiết sau IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI 3: NGHỆ NHÂN BÁT TRÀNG (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; - Hiểu được nội dung bài đọc: Ca ngợi đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân Bát Tràng đã làm ra những sản phẩm gốm độc đáo.
  5. - Tìm đọc một bài văn về một môn nghệ thuật, viết được “ Phiếu đọc sách” và chia sẻ với bạn câu có hình ảnh so sánh về môn nghệ thuật. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tốt trò chơi- Vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi ý kiến, hợp tác cùng các bạn trong nhóm thực hiện các nhiệm vụ bài học. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất yêu nước: Yêu quê hương đất nước qua các giá trị văn hóa của dân tộc, các làng nghề, - Phẩm chất nhân ái: Yêu thương , chia sẻ hòa đồng với bạn bè trong lớp. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm học, tích cực trong các nhiệm vụ chung của bài học. - Phẩm chất trách nhiệm: Ý thức trách nhiệm, trình bày ý kiến, II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, tranh ảnh, video clip ghi lại hình ảnh nghệ nhân Bát Tràng tạo hình, trang trí, sản phẩm gốm hoặc cảnh làm việc của nghệ nhân các làng nghề truyền thống ở địa phương( nếu có) - HS: + SGK, các bài báo có bài văn về một môn nghệ thuật và “ Phiếu đọc sách” đã ghi chép ngắn gọn về bài văn đã đọc. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hát -GV cho HS hát bài “ Yêu Hà Nội” + Bài hát nói về nội dung gì? -HS hát kết hợp phụ họa. -Làng gốm Bát Tràng nằm ở Hà Nội đấy các -HS trả lời: Nói về con người và em ạ, hôm nay chúng ta tiếp tục bài “ Nghệ địa danh Hà Nội nhân Bát Tràng” . B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (24 phút) B.1 Hoạt động Đọc (12 phút) 3. Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố - Học thuộc lòng (15 phút) a. Mục tiêu: b. Phương pháp, hình thức tổ chức
  6. - GV hướng dẫn HS xác định giọng đọc trên cơ sở hiểu nội dung văn bản. Lưu ý: Giọng đọc -HS nêu lại giọng đọc. trong sáng, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động của bạn nhỏ và vẻ đẹp của cảnh vật được trang trí trên những sản phẩm gốm; hai dòng thơ cuối đọc chậm lại. - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài. -HS nêu lại nội dung. - HS nghe GV đọc mẫu 1 đoạn thơ (cũng có thể thực hiện trước bước 1) Bút nghiêng / lất phất hạt mưa/ Bút chao/ gợn nước Tây Hồ lăn tăn// Hài hòa/ đường nét hoa văn/ Dáng em, /dáng của/, nghệ nhân Bát Tràng.// - HS luyện đọc lại đoạn 2 trong nhóm nhỏ hay đọc trước lớp. -HS đọc trong nhóm và trình bày trước lớp. - HS đọc/ thi đọc trước lớp hay cho HS khá giỏi đọc cả bài. -GV và HS cùng nhận xét tuyên dương nhóm đọc tốt. * Học thuộc lòng: + Giáo viên đọc mẫu. + Học sinh học thuộc lòng từng câu, đoạn, cả bài. + Học sinh đọc thuộc lòng toàn bài. B.2 Hoạt động Đọc mở rộng (12 phút) a. Mục tiêu: HS tìm đọc một bài văn về một môn nghệ thuật, viết được “ Phiếu đọc sách” và chia sẻ với bạn câu có hình ảnh so sánh về môn nghệ thuật. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm. 1.Viết phiếu đọc sách - GV hướng dẫn HS tìm đọc ở nhà (hoặc thư -HS tìm đọc và viết vào phiếu đọc viện lơp, thư viện trường, ) một bài văn về sách. một môn nghệ thuật . PHIẾU ĐỌC SÁCH + Viết vào “ Phiếu đọc sách” : Tên bài văn, tên Tên bài văn: tác giả, tên môn nghệ thuật, hình ảnh đẹp, ấn Tên tác giả: tượng của môn nghệ thuật, + Trang trí “ Phiếu đọc sách” đơn giản theo Tên môn nghệ thuật: nội dung chủ điểm hoặc nội dung bài văn. Hình ảnh đẹp, ấn tượng: 2. Chia sẻ câu văn có hình ảnh so sánh
  7. - HS dựa vào phiếu đọc sách chia sẻ nhóm nhỏ 2-3 câu có hình ảnh so sánh về môn nghệ thuật. - HS có thể nói câu có hình ảnh so sánh về -HS thực hiện theo yêu cầu môn nghệ thuật được nhắc đến trong bài hoặc chia sẻ bài văn cho các bạn cùng đọc - Một vài HS chia sẻ “ Phiếu đọc sách” trước lớp hoặc dán “ Phiếu đọc sách” vào “ Góc sản phẩm”. - HS nghe bạn và GV nhận xét. * Hoạt động nối tiếp: (5 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, thực hành, vấn đáp, - GV gọi 1-2 em đọc lại bài thơ ( thuộc lòng). - HS đọc , nhận xét - GV và HS nhận xét tuyên dương HS đọc tốt. - Yêu cầu về nhà chuẩn bị tiết sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI 3: NGHỆ NHÂN BÁT TRÀNG (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Nghe - viết đúng đoạn văn “ Sắc màu” ; phân biệt được iêu/ yêu, l/n hoặc ưc/ ưt. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tốt trò chơi- Vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi ý kiến, hợp tác cùng các bạn trong nhóm thực hiện các nhiệm vụ bài học. 3. Phẩm chất.
  8. - Phẩm chất yêu nước: Yêu quê hương đất nước qua các giá trị văn hóa của dân tộc, các làng nghề, - Phẩm chất nhân ái: Yêu thương , chia sẻ hòa đồng với bạn bè trong lớp. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm học, tích cực trong các nhiệm vụ chung của bài học. - Phẩm chất trách nhiệm: Ý thức trách nhiệm, trình bày ý kiến, II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, bảng phụ có ghi sẵn đoạn văn “ Sắc màu”, thẻ từ ghi sẵn một số từ ngữ cho BT chính tả - HS: Vở, SGK, SBT. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - Gọi 2-3 em đọc thuộc lòng bài thơ “ Nghệ nhân Bát Tràng” -HS đọc , trả lời nhận xét - Nêu nội dung của bài thơ. -GV nhận xét, tuyên dương dẫn dắt vào bài mới. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: ( 30 phút) B.3 Hoạt động Viết (15 phút) 1. Hoạt động 1: Nghe – viết: (15 phút) a. Mục tiêu: Nghe - viết đúng đoạn văn “ Sắc màu”. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, vấn đáp, thực hành, -Yêu cầu HS đọc đoạn văn “ Sắc màu” , trả lời 1- - HS đọc và trả lời nội dung 2 câu hỏi về nội dung: Đoạn văn tả cảnh gì? + Đoạn văn tả cảnh các bạn nhỏ vẽ , tả hình ảnh trong từng bức vẽ. - GV cho HS quan sát, đánh vần một số tiếng/ từ - HS đọc , viết từ khó vào ngữ khó đọc, dễ viết sai do ảnh hưởng của ngữ bảng con. nghĩa, cấu tạo: dương, họa, buồn, sĩ, trắng, - GV đọc và yêu cầu HS viết vào vở. -HS nghe đọc và viết vào vở. - Yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh , giúp bạn soát lỗi. -HS thực hiện. - HS nghe bạn và GV nhận xét bài viết. 2. Hoạt động 2: Bài tập chính tả (15 phút) a. Mục tiêu: HS phân biệt được iêu/ yêu, l/n hoặc ưc/ ưt.
  9. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm đôi. 2.1. Phân biệt iêu/ yêu -HS thực hiện vào VBT - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu BT2: +Yêu mến, Kì diệu, yếu ớt, Hiểu biết, Yểu điệu, Biểu diễn, + Tìm tiếng có vần iêu hoặc vần yêu thích hợp. Điêu khắc, Tin yêu, Yêu múa - Yêu cầu HS thực hiện vào VBT. -HS trình bày bài làm của mình -GV yêu cầu HS chia sẻ kết quả trước lớp. trước lớp. -HS lắng nghe . -GV giải nghĩa một số từ ngữ khó như: Yểu điệu ( thường dùng để chỉ người phụ nữ có dáng người mềm mại, thướt tha), -Giáo viên và HS nhận xét. 2.2. Phân biệt l/ n hoặc ưc/ ưt - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu BT3: -HS xác định yêu cầu BT3 a. Có chữ l hoặc chữ n, có nghĩa: a. Có chứa l hoặc chữ n, có * Tên nốt nhạc đứng sau nốt son. nghĩa: * Trái ngược với đói + La + No * Đồ dùng để đội đầu , làm bằng nón lá, có hình + Nón vòng tròn nhỏ dần. b. Có vần ưc hoặc vần ưt, có b. Có vần ưc hoặc vần ưt, có nghĩa: nghĩa: * Món ăn làm bằng củ, quả rim đường + Mứt * Rời ra từng khúc , đoạn. + Đứt * Trái ngược với ngủ. + Thức - Yêu câu HS làm Câu a ( hoặc b) vào VBT. - Gọi HS chia sẻ kết quả trước lớp ( hoặc có thể -HS chia sẻ bài làm trước lớp. tổ chức HS chơi trò chơi Tiếp sức). - Yêu cầu HS giải nghĩa một số từ khó và đặt câu -HS giải nghĩa và đặt câu. với 1-2 từ ngữ tìm được. - GV và HS đánh giá bài làm của bạn. * Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
  10. a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - Đánh giá bài viết: GV nhận xét một số bài viết. - HS thực hiện. - Yêu cầu về nhà ôn lại bài và chuẩn bị tiết sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 2 BÀI 3: NGHỆ NHÂN BÁT TRÀNG (Tiết 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Tìm được từ ngữ biểu thị ý cầu khiến; chuyển đổi được câu kể thành câu cầu khiến. - Đặt được câu khiến để mượn sách, xin phép tham gia câu lạc bộ. - Nói được câu thể hiện cảm xúc , ca ngợi. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tốt trò chơi- Vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi ý kiến, hợp tác cùng các bạn trong nhóm thực hiện các nhiệm vụ bài học. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất yêu nước: Yêu quê hương đất nước qua các giá trị văn hóa của dân tộc, các làng nghề, - Phẩm chất nhân ái: Yêu thương , chia sẻ hòa đồng với bạn bè trong lớp. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm học, tích cực trong các nhiệm vụ chung của bài học. - Phẩm chất trách nhiệm: Ý thức trách nhiệm, trình bày ý kiến, II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, thẻ từ ghi sẵn một số từ ngữ LTVC. - HS: Vở, SGK, SBT. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
  11. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV cho HS bắt bài hát - HS hát: Kỷ niệm mùa hè - GV giới thiệu bài: Câu khiến. - GV ghi bảng tên bài. - HS lắng nghe B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: ( 30 phút) B.4 Hoạt động Luyện từ, luyện câu (20 phút) 1. Hoạt động 1: Luyện từ (10 phút) a. Mục tiêu: Tìm được từ ngữ biểu thị ý cầu khiến b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Nhóm nhỏ, KT khăn trải bàn, -Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1, đọc các -HS đọc xác định yêu cầu. câu văn. 1.Tìm từ ngữ biểu thị ý cầu khiến trong mỗi câu dưới đây: + Những từ ngữ biểu thị ý cầu khiến là: a. Bạn hãy đi cùng chúng mình nhé! a. hãy b. Chúng ta cùng hát lên nào! b. nào c. Em nên tô theo các nét đã vẽ! c. nên - Yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ tìm từ ngữ biểu thị ý cầu khiến. ( HS sử dụng KT “ Khăn trải bàn” và thống nhất kết quả trong nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - Gọi 2-3 nhóm trình bày trước lớp. - HS nghe bạn và GV nhận xét kết quả. 2. Hoạt động 2: Luyện câu (10 phút) a. Mục tiêu: Chuyển đổi được câu kể thành câu cầu khiến, b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Nhóm , vấn đáp, thực hành, KT mảnh ghép -Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2, đọc câu -HS đọc xác định yêu cầu kể cho trước. 2. Chuyển các câu kể dưới đây thành câu khiển: a. Bé hãy tô màu bức tượng! a. Bé tô màu bức tượng. b. Chúng mình đi xem xiếc nào! b. Chúng mình đi xem xiếc c. Các em nên chọn màu sắc phù hợp với bức vẽ. c. Các em chọn màu sắc phù hợp với bức vẽ. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 ( hướng dẫn HS sử dụng kĩ thuật “ Mảnh ghép”). - Gọi 2-3 nhóm trình bày trước lớp. - Đại diện nhóm trình bày
  12. - HS nghe bạn và GV nhận xét kết quả. 3. Đặt 1- 2 câu khiến để: -Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3. a. Mượn bạn một quyển sách => Bạn hãy cho tớ mượn một a. Mượn bạn một quyển sách quyển sách nhé! b. Xin phép bố mẹ cho tham gia một câu lạc bộ ở b. Xin phép bố mẹ tham gia một trường câu lạc bộ ở trường - Yêu cầu HS làm cá nhân, sau đó chia sẻ trong => Bố mẹ hãy cho con tham nhóm nhỏ. gia một câu lạc bộ ở trường được không ạ? -HS trình bày trước lớp. - Gọi 1-2 HS trình bày trước lớp. - HS nghe bạn và GV nhận xét kết quả. _ HS lắng nghe nhận xét. B. Hoạt động Vận dụng: (10 phút) a. Mục tiêu: Nói được câu thể hiện cảm xúc , ca ngợi. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Nhóm , Vấn đáp, thực hành, - Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động. - HS xác định yêu cầu: Nói câu thể hiện cảm xúc; câu ca ngợi. - Yêu cầu HS thảo luân nhóm bốn : + Thể hiện cảm xúc của em khi + Nói 1-2 câu thể hiện cảm xúc của em khi thấy thấy một sản phẩm gốm Bát một sản phẩm gốm Bát Tràng đẹp. Tràng đẹp - Gọi 1-2 nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. Chao ôi! Bình gốm Bát Tràng này mới đẹp làm sao! - Đại diện nhóm trình bày - Yêu cầu HS thảo luân nhóm bốn : +Ca ngợi nghệ nhân Bát Tràng + Nói 1-2 câu Ca ngợi nghệ nhân Bát Tràng. Ôi! Bác đúng là một nghệ nhân Bát Tràng tài ba! - Gọi 1-2 nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. -HS lắng nghe nhận xét. - HS nghe bạn và GV nhận xét.
  13. * Hoạt động nối tiếp: (4-5 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, đánh giá. - Cho HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với - HS thực hiện kết quả học tập của mình. - Yêu cầu về nhà ôn lại bài và chuẩn bị tiết sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI 4: TIẾNG ĐÀN (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Chia sẻ được với bạn về một âm thanh em thích; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa. - Đọc trôi chảy bài, ngắt nghỉ đúng dấu câu , đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được câu hỏi tìm hiểu bài; hiểu được nội dung bài đọc: Ca ngợi tiếng đàn trong trẻo , hồn nhiên, đáng yêu, hòa quyện với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và cuộc sống thanh bình. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tốt trò chơi- Vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi ý kiến, hợp tác cùng các bạn trong nhóm thực hiện các nhiệm vụ bài học. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất yêu nước: Yêu cuộc sống và những giá trị tinh thần mà nghệ thuật mang lại, - Phẩm chất nhân ái: Yêu thương , chia sẻ hòa đồng với bạn bè trong lớp. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm học, tích cực trong các nhiệm vụ chung của bài học. - Phẩm chất trách nhiệm: Ý thức trách nhiệm, trình bày ý kiến,
  14. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + SGK, tranh ảnh buổi biểu diễn đàn vi ô lông. + Bảng phụ ghi đoạn từ đầu đến khẽ rung động. + Tệp ghi một số âm thanh ( Nếu có). - HS: SGK, SBT III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Nhóm, vấn đáp, - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi hoặc nhóm - HS thảo luận nhóm đôi , trả nhỏ : Chia sẻ về một âm thanh em thích ( tiếng lời theo gợi ý của GV. chim hót, tiếng hát, tiếng thác đổ, tiếng mưa rơi, tiếng gà gáy, tiếng gió thổi)- GV khơi gợi HS nói + Em từng nghe thấy tiếng về những âm thanh em thích , không lệ thuộc vào hát của mẹ. Tiếng hát nghe hình ảnh gợi ý: thật dịu dàng và ấm áp. - Âm thanh ấy là gì? Tiếng hát của mẹ giúp em - Âm thanh ấy phát ra như thế nào? cảm thấy thật vui vẻ và thoải - Âm thanh ấy gợi cho em cảm xúc gì? mái biết bao. + Em nghe thấy tiếng chim hót mỗi buổi sáng. Tiếng chim hót líu lo líu lo làm bừng cả một buổi sớm mai. Mỗi lần nghe tiếng chim hót em lại cảm thấy thật vui thích và tràn đầy năng lượng. - Gọi 1-2 nhóm trình bày trước lớp. + . - GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát - Đại diện HS trình bày tranh minh họa và nội dung khởi động: Nêu phỏng đoán về nội dung bài đọc. -HS nêu phỏng đoán về nội - GV nhận xét, giới thiệu bài mới “ Tiếng đàn” dung bài đọc. - HS lắng nghe . B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút) B.1 Hoạt động Đọc (20 phút) 1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (10 phút) a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm đôi, nhóm nhỏ, cá nhân. a. Đọc mẫu
  15. - GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: giọng đọc trong sáng , vui tươi, nhấn giọng những từ ngữ chỉ âm -HS lắng nghe GV đọc mẫu thanh của tiếng đàn( trong trẻo); hoạt động, cảm kết hợp theo dõi SGK. xúc ( kéo thử , khẽ chạm, ), vẻ đẹp của Thủy, của cảnh vật xung quanh ( trắng trẻo, ửng hồng, êm ái, mát rượi, lướt nhanh, ). b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ - Yêu cầu nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu.Tìm -HS đọc nối tiếp câu trong những từ ngữ khó đọc: nhóm, luyện đọc từ khó và + vi ô lông, trắng trẻo, ắc sê, trong trẻo, mát rượi, giải nghĩa từ. + Giải nghĩa một số từ khó: vi ô lông ( còn gọi là vĩ cầm , một loại đàn bốn dây), c. Luyện đọc đoạn - Chia đoạn: GV yêu cầu HS đọc lại bài và chia đoạn bài đọc. - Chia làm 2 đoạn: - Luyện đọc câu dài: + Đoạn 1: Từ đầu đến khẽ - GV hướng dẫn HS ngắt nghỉ một số câu dài: rung động. + Khi ắc sê /vừa khẽ chạm vào những sợi dây + Đoạn 2: Đoạn còn lại. đàn /thì như có phép lạ/, những âm thanh trong trẻo /vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng//. Vầng trán cô bé/ hơi tái đi nhưng gò má ửng hồng/, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong - HS luyện đọc lại câu dài. dài khẽ rung động//. - Gọi một số em đọc lại câu văn. - Luyện đọc từng đoạn: + Yêu cầu HS đọc bài trong nhóm nhỏ và trước -HS đọc trong nhóm và trước lớp. lớp 2 đoạn văn. d. Luyện đọc cả bài: -HS đọc, nhận xét. - Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài * GV nhận xét , tuyên dương và dẫn dắt qua hoạt động tiếp theo. 2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (10 phút) a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Ca ngợi tiếng đàn trong trẻo , hồn nhiên, đáng yêu, hòa quyện với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và cuộc sống thanh bình. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Nhóm, KT khăn trải bàn, - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc . -HS đọc bài đọc thảo luận -Yêu cầu HS thảo luận theo cặp và nhóm nhỏ trả nhóm và trả lời các câu hỏi: lời câu hỏi 1-5 trong SHS: + Thuỷ làm những gì trước khi vào phòng thi? + Thuỷ nhận cây đàn vi ô lông, lên dây và kéo thử vài nốtnhạc. + Tiếng đàn của Thuỷ được tả bằng hình ảnh + Tiếng đàn của Thủy được nào? miêu tả: âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên
  16. lặng của gian. + Tìm câu văn cho thấy Thuỷ rất tập trung khi + Câu văn: Vầng trán cô bé kéo đàn. hơi tái đi nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động. + Vài cánh ngọc lan êm ái + Khung cảnh bên ngoài gian phòng có gì đẹp? rụng xuống nền đất mát rượi. Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gặp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp. + Theo em, bức tranh thiên nhiên đẹp hơn nhờ + Theo em, bức tranh thiên điều gì? Vì sao? nhiên đẹp hơn nhờ có tiếng đàn của Thủy. Vì nhờ tiếng đàn trong veo đó đánh thức cảnh vật thiên nhiên, làm cho mọi hoạt động trở nên - GV nhận xét , chốt câu trả lời. sinh động và đầy sức sống. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ: Em hãy rút ra - Đại diện nhóm trình bày, nội dung bài thơ trên. nhận xét. - GV cùng HS nhận xét và chốt nội dung bài thơ: + Ca ngợi tiếng đàn trong trẻo , hồn nhiên, đáng yêu, hòa quyện với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và cuộc sống thanh bình. 3. Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố (10 phút) a. Mục tiêu: Củng cố luyện đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Nhóm, cá nhân, vấn đáp, thực hành, - GV hướng dẫn HS xác định giọng đọc trên cơ + HS xác định lại giọng sở hiểu nội dung văn bản. HS nhắc lại nội dung đọc: (giọng đọc trong sáng , bài. Từ đó bước đầu xác định được giọng đọc của vui tươi, nhấn giọng những từng nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng. từ ngữ chỉ âm thanh của tiếng đàn( trong trẻo); hoạt động, cảm xúc ( kéo thử ,
  17. khẽ chạm, ), vẻ đẹp của Thủy, của cảnh vật xung quanh ( trắng trẻo, ửng hồng, êm ái, mát rượi, lướt nhanh, ). - GV đọc mẫu đoạn 1 : Từ đầu đến khẽ rung động -HS lắng nghe GV đọc. - HS luyện đọc lại đoạn 1 trong nhóm nhỏ và đọc - HS luyện đọc trước lớp. - HS đọc/ thi đọc trước lớp .( hoặc HS khá giỏi đọc - Thi đọc trước lớp. toàn bài). - GV và HS nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt. * Hoạt động nối tiếp: (4-5 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, TLCH. -GV gọi 1-2 em đọc lại bài thơ. -HS lắng nghe và thực hiện + Nêu lại nội dung của bài thơ + Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị tiết sau IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI 4: TIẾNG ĐÀN (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Tìm được từ ngữ miêu tả âm thanh của một số sự vật, hiện tượng. - Nghe- kể được chuyện Thi nhạc theo gợi ý. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tốt trò chơi- Vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi ý kiến, hợp tác cùng các bạn trong nhóm thực hiện các nhiệm vụ bài học. 3. Phẩm chất.
  18. - Phẩm chất yêu nước: Yêu cuộc sống và những giá trị tinh thần mà nghệ thuật mang lại, - Phẩm chất nhân ái: Yêu thương , chia sẻ hòa đồng với bạn bè trong lớp. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm học, tích cực trong các nhiệm vụ chung của bài học. - Phẩm chất trách nhiệm: Ý thức trách nhiệm, trình bày ý kiến, II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + SGK, tệp ghi một số âm thanh ( Nếu có). + Tranh, ảnh , audio, video clip truyện “ Thi nhạc” ( nếu có). - HS: SGK, SBT III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hát -GV cho HS hát bài “ Xòe hoa” – Dân ca Thái - HS hát- TLCH + Em hãy kể tên các nhạc cụ có trong bài hát? + Nhạc cụ: Cồng, chiêng, kèn, sáo - GV nhận xét dẫn dắt vào bài. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: ( phút) B.4 Hoạt động Nói và nghe ( phút) a. Mục tiêu: Nghe – kể được truyện thi nhạc b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân , nhóm, vấn đáp, trực quan, 1.Tìm từ gữ miêu tả. - GV tổ chức trò chơi “ Tiếp sức”( 3 phút): Chia -HS chơi theo hướng dẫn. lớp làm 4 đội – Tìm từ ngữ tả âm thanh / Nhóm nào tìm được nhiều từ ngữ hơn nhóm đó chiến a. Tiếng đàn thắng. M: Trong trẻo, du dương, trầm + Tiếng đàn bổng, êm ái + Tiếng hát b. Tiếng hát + Tiếng gió thổi M: Ngọt ngào, ngân nga, lảnh + Tiếng nước chảy lót, trong veo, c. Tiếng gió thổi M: Rì rào, xì xào, lao xao, ù ù, vi vu d. Tiếng nước chảy M: Róc rách, rì rào, rành rạch, ầm ầm, ào ào
  19. - GV và HS cùng nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc. 2. Nói và nghe - Yêu cầu HS đọc tên truyện và tranh minh họa , phỏng đoán nội dung truyện. - HS thực hiện phỏng đoán nội dung. - GV kể chuyển cho HS ( có thể dùng tệp ghi âm giọng kể nếu có). GV vừa kể vừa dùng các câu hỏi kích thích sự phỏng đoán , trí tò mò nhằm thu hút sự chú ý của HS: + Những con vật nào tham gia hội thi? - HS trao đổi về phỏng đoán + Con vật nào biểu diễn? của mình sau khi nghe kể + Tiết mục của con vật đó là gì? chuyện. - GV kể đoạn 1 và hướng dẫn kể các đoạn dựa vào một số gợi ý: + Những con vật nào tham gia biểu diễn sau Ve sầu? + Những con vật tham gia biểu diễn sau Ve sầu: Gà + Vịt biểu diễn tiết mục gì? trống, Dế mèn, Họa mi, Vịt. + Vịt biểu diễn tác phẩm “ Ao nhà” + Ta rất vui lòng vì sự thành + Cuối buổi biểu diễn , thầy giáo nói gì? công của các con. Cảm ơn các con đã cho ta niềm vui này. Ngày mai, các con sẽ trở về với những miền quê yêu dấu của các con, chẳng còn ở bên ta nữa, nhưng lòng ta sẽ mãi dõi theo. * Kể từng đoạn câu chuyện. - GV hướng dẫn học sinh dựa vào cụm từ gợi ý dưới tranh và nhớ lại các câu hỏi gợi ý kể chuyện trong nhóm 4 ( GV hướng dẫn HS sử dụng ánh - HS kể chuyện theo nhóm 4. mắt, cử chỉ khi kể ; phân biệt giọng các nhân vật) - GV hướng dẫn khuyến khích HS sáng tạo bằng cách khi kể có thể có thêm từ ngữ miêu tả , mô phỏng âm thanh, cảm xúc, từ ngữ chỉ trình tự như : Ve ve ve ( đoạn 1), rộn rã, trong vắt, véo von ( đoạn 2), biết bao, tuyệt vời( đoạn 4), - GV gọi 1-2 nhóm kể nối tiếp từng đoạn trước lớp. - HS kể trước lớp. - GV và HS nhận xét * Kể lại toàn bộ câu chuyện - Yêu cầu HS kể lại toàn bộ câu chuyện trong nhóm 4. - HS kể trong nhóm 4.
  20. - GV goi 1- 2 nhóm kể toàn bộ câu chuyện trước - HS kể trước lớp lớp. - GV và HS nhận xét - GV yêu cầu HS đọc BT4: Đóng vai để nói lời - HS đọc và xác định yêu cầu đáp của các học trò khi nghe lời dặn dò của thầy BT4. giáo Vàng Anh. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 đóng vai , nói lời đáp của các học trò khi nghe lời dặn dò của thầy - HS thảo luận nhóm. giáo Vàng Anh. + Chúng em cảm ơn thầy ạ! Chúng em sẽ luôn ghi nhớ lời dặn dò của thầy. - GV gọi 1-2 nhóm đóng vai nói trước lớp. - HS đóng vai nói trước lớp - GV và HS cùng nhận xét các nhóm, tuyên dương. * Hoạt động nối tiếp: ( phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, vấn đáp, thực hành, - Gọi 1-2 em kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp - GV nhận xét tiết học. - HS kể trước lớp - Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị tiết sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI 4: TIẾNG ĐÀN (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Nói và viết được đoạn văn ngắn về tình cảm, cảm xúc. - Nói được câu chuyện về bìa truyện tranh hoặc tờ quảng cáo phim hoạt hình em yêu thích. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tốt trò chơi- Vận dụng.
  21. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi ý kiến, hợp tác cùng các bạn trong nhóm thực hiện các nhiệm vụ bài học. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất yêu nước: Yêu cuộc sống và những giá trị tinh thần mà nghệ thuật mang lại, - Phẩm chất nhân ái: Yêu thương , chia sẻ hòa đồng với bạn bè trong lớp. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm học, tích cực trong các nhiệm vụ chung của bài học. - Phẩm chất trách nhiệm: Ý thức trách nhiệm, trình bày ý kiến, II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + SGK. + Tranh, ảnh , bìa truyện tranh, tờ quảng cáo phim hoạt hình, video clip một số nhân vật trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình các em yêu thích ( nếu có). - HS: SGK, SBT. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan - GV cho HS xem 1 video ngắn hoạt hình “ Doraemon” và đặt 1 số câu hỏi: Trong đoạn hoạt hình có nhân vật nào? - HS theo dõi và trả lời. - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (18 phút) B.5 Hoạt động Viết sáng tạo a. Mục tiêu: Nói và viết được đoạn văn ngắn về tình cảm, cảm xúc. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Nhóm, cá nhân, thực hành, KT phòng tranh, 1.Chia sẻ về tình cảm , cảm xúc của em - Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT1, đọc lại nội dung - HS đọc và xác định yêu cầu và tìm ý cho đề bài viết về tình cảm của em với một nghệ sĩ hoặc một nhân vật trong bộ phim hoạt hình em thích. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi nói với nhau nghe theo gợi ý: - HS chia sẻ trong nhóm 2 + Em hãy chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc với Gợi ý: một nghệ sĩ hoặc một nhân vật trong phim hoạt + Nghệ sĩ hài mà em yêu thích hình em thích theo những gợi ý sau: nhất chính là nghệ sĩ Xuân Bắc, - Tên nghệ sĩ/nhân vật là gì? em đã hết sức ấn tượng với nét - Em biết nhân vật ấy từ đâu? diễn tự nhiên và duyên dáng của bác. Bác Xuân Bắc không cao
  22. - Nghệ sĩ/nhân vật có những hoạt động gì? lắm, có vóc dáng cân đối, khỏe - Cảm xúc của em khi xem nghệ sĩ/nhân vật ấy? mạnh. Với nước da ngăm và khuôn mặt góc cạnh, trông bác ấy rất nam tính. Con người của bác rất mộc mạc và giản dị. Ở bên ngoài sân khấu, thật dễ dàng gặp bác ăn và đi chơi ở những địa điểm bình dân. - Gọi 1-2 HS nói trước lớp. - HS nói trước lớp, nhận xét. - GV và HS nhận xét về nội dung nói 2. Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) nêu tình cảm, cảm xúc với một nghệ sĩ hoặc một nhân vật trong bộ phim hoạt hình em thích. - Gọi HS đọc yêu cầu BT2. - HS đọc và xác định yêu cầu BT2 - GV lưu ý một số nội dung khi viết: + Nội dung: Em hãy viết đoạn văn theo gợi ý sau: - Tên nghệ sĩ/nhân vật là gì? - Em biết nhân vật ấy từ đâu? - Nghệ sĩ/nhân vật có những hoạt động gì? - Cảm xúc của em khi xem nghệ sĩ/nhân vật ấy? + Hình thức: Đoạn văn ngắn + Độ dài: Từ 7 đến 9 câu. + - HS viết các nội dung đã nói vào VBT - HS viết vào VBT - Gọi 1-2 em đọc bài trước lớp. - HS đọc trước lớp - GV và HS nhận xét. - HS lắng nghe 3. Trang trí và trưng bày bài viết. - Gọi HS nêu yêu cầu BT3 - GV yêu cầu HS đọc lại bài và trang trí đơn - HS nêu yêu cầu BT3. giản cho bài viết. - Hs trang trí bài của mình - GV tổ chức cho HS trình bày bài viết bằng KT “ Phòng tranh” trong nhóm hoặc trước lớp. - GV cho HS tham quan “ Phòng tranh” và đọc - HS trình bày bài viết, tham một bài viết em thích. quan. 4. Nói về điều em học được ở bài viết của bạn. - Gọi HS đọc yêu cầu BT 4 - Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm nhỏ thực hiện - HS đọc BT 4 và xác định yêu yêu cầu BT ( HS có thể nêu các từ ngữ, các hình cầu. ảnh so sánh hay, các câu rõ ràng và hay, thể hiện cảm xúc một cách sinh động, )
  23. - GV nhận xét - HS thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu. C. Hoạt động vận dụng: ( 12 phút) a. Mục tiêu: HS nói được câu chuyện về bìa truyện tranh hoặc tờ quảng cáo phim hoạt hình em yêu thích. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, vấn đáp, . - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của hoạt động: - HS đọc và xác định yêu cầu + Nói 2-3 câu về bìa truyện tranh hoặc tờ quảng cáo phim hoạt hình em thích theo gợi ý: - HS thảo luận nhóm - Tên cuốn truyện tranh hoặc phim hoạt hình gì? Gợi ý: - Kích cỡ trông như thế nào? + Nhân dịp sinh nhật lần thứ - Màu sắc ra sao? mười của em, mẹ mua tặng em - Trên đó vẽ hình ảnh gì? một quyển truyện ngắn của nhà văn Vũ Tú Nam. Em thích lắm, - Yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ. đọc và giữ gìn rất cẩn thận. Đây là truyện của nhà xuất bản Kim Đồng nên kích cỡ truyện không lớn, chiều rộng khoảng 11 cm, chiều dài 16 cm. Bìa sách màu vầng tươi. Phía trên cùng in hình một quyển sách đang mở, bên trong là hàng chữ “TỦ SÁCH VÀNG” màu đen. Chạy dọc hai bên là dòng chữ “Tác phẩm chọn lọc dành cho thiếu nhi”. Giữa bìa sách in hình bức tranh sơn dầu với hai bạn trẻ đang ngồi chơi trong vườn trông rất sinh động. - Goi 1-2 nhóm nói trước lớp. - HS nói trước lớp - HS lắng nghe nhận xét - GV nhận xét nội dung của hoạt động * Hoạt động nối tiếp: ( 3 phút) a.Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp, - Nhận xét tiết học - HS lắng nghe thực hiện - Yêu cầu về nhà ôn lại bài và chuẩn bị tiết sau IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: