Giáo án môn Công nghệ Lớp 3 Sách Kết nối tri thức - Tuần 15 - Bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình (Tiết 1)

docx 3 trang Thu Mai 04/03/2023 5242
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Công nghệ Lớp 3 Sách Kết nối tri thức - Tuần 15 - Bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_cong_nghe_lop_3_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_15_ba.docx

Nội dung text: Giáo án môn Công nghệ Lớp 3 Sách Kết nối tri thức - Tuần 15 - Bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình (Tiết 1)

  1. TUẦN 15 CÔNG NGHỆ CHỦ ĐỀ 1: TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ Bài 6: AN TOÀN VỚI MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ TRONG GIA ĐÌNH (T1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ: - Nhận biết một số tình huống không an toàn từ môi trường công nghệ trong gia đình. - Nêu được thiệt hại có thể xảy ra từ các tình huống không an toàn. - Phát triển năng lực công nghệ: Nêu được vai trò của các sản phẩm công nghệ trong đời sống gia đình. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học. Biết thu thập thông tin từ tình huống. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức sử dụng an toàn các sản phẩm công nghệ trong gia đình II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Bước đầu giúp học sinh nhận biết các thiết bị công nghệ trong gia đình - Cách tiến hành: - GV dùng thẻ đã viết sẵn tên một số đồ dùng trong - HS lên gắn thẻ vào bảng phân gia đình. Y/C HS phân loại thành 2 nhóm: Thiết bị loại. công nghệ và Đồ dùng tự nhiên
  2. + GV nêu câu hỏi: Khi sử dụng các thiết bị công + HS trả lời theo hiểu biết của nghệ các con cần đảm bảo điều gì? mình - GV Nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. - GV dẫn dắt vào bài mới 2. Khám phá: - Mục tiêu: Nhận biết một số tình huống không an toàn của môi trường công nghệ trong gia đình. - Cách tiến hành: Hoạt động 1. Tìm hiểu các tình huống không an toàn trong môi trường công nghệ (làm việc nhóm 2) - GV cho HS QS và trao đổi về các tình huống - Học sinh trao đổi theo nhóm 2 trong H1 theo các gợi ý: +H1a. Đang tắm khi bình nóng + Nêu tình huống trong mỗi hình lạnh chưa tắt => Có thể sẽ bị điện + Trong tình huống đó có thể xảy ra nguy hiểm gì? giật + H1b.Bật lửa gần bình ga => Có - GV mời các HS khác nhận xét. thể gây cháy nổ nếu ga bị rò rỉ - GV nhận xét chung, tuyên dương. + H1c - GV chốt HĐ1, nhắc nhở HS cần sử dụng đúng - HS nhận xét ý kiến của bạn. cách các sản phẩm công nghệ để đảm bảo an toàn - Lắng nghe rút kinh nghiệ cho bản thân và mọi người 3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Xác định và nêu được một số sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên. - Cách tiến hành: Hoạt động 3. Thực hành phân biệt tình huống có thể gây bỏng và tình huống có thể gây điện giật (Làm việc nhóm 4) - GV dùng các thẻ ghi các tình huống và bảng phân - Học sinh làm việc nhóm 4, gắn loại (SGK) các hình bào bảng - Các nhóm gắn nhanh các thẻ vào bảng - Đại diện các nhóm trình bày: Tình huống có thể Tình huống có thể gây bỏng gây điện giật - GV theo dõi, khích lệ - Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
  3. - GV giới thiệu một số nhãn cảnh báo dán trên các - HS quan sát thiết bị hoặc đặt tại các khu vực nguy hiểm (SGK) - GV nhận xét, tuyên dương, chốt ND: Nếu sử dụng sản phẩm công nghệ không đúng cách có thể gây hại cho sản phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người 4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: Hoạt động 3. Phân biệt tình huống an toàn và không an toàn trong môi trường công nghệ (làm việc nhóm 4) - GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” - Lớp chia thành các đội theo + Giao cho mỗi đội 1 bộ thẻ có ảnh các tình huống yêu cầu GV. an toàn và không an toàn + Gắn nhanh các thẻ vào 2 nhóm trong bảng - HS lắng nghe luật chơi. Tình huống an toàn Tình huống không an toàn - Học sinh tham gia chơi: - GV đánh giá, nhận xét trò chơi. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: