Đề trắc nghiệm thi vào Lớp 10 môn Lịch sử - Đề số 8

docx 7 trang nhatle22 5210
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm thi vào Lớp 10 môn Lịch sử - Đề số 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_trac_nghiem_thi_vao_lop_10_mon_lich_su_de_so_8.docx

Nội dung text: Đề trắc nghiệm thi vào Lớp 10 môn Lịch sử - Đề số 8

  1. ĐỀ SỐ 8 Câu 1. Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay là A. xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu B. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, ngoại giao C. tăng cường liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương D. kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại Câu 2. “ Bất kì đàn ông hay đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc” Đoạn trích trên đây trong Lời kêu gọi toàn quôc kháng chiến (19/12/1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện nội dung nào của đường lối kháng chiến chống thực dần Pháp của Đảng ta? A. Toàn dân kháng chiến. B. Toàn diện kháng chiến, C. Trường kì kháng chiến. D. Tự lực cánh sinh. Câu 3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960) xác định cách mạng miền Nam có vai trò A. quyết định đối với sự nghiệp thống nhất đất nước. B. chủ chốt để hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân. C. quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. D. quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. Câu 4. Nội dung nào dưới đây không nằm trong Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương? A. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương. B. Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do cả nước vào tháng 7/1956. C. hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hòa bình D. . Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người đã kí kết và những người kế tục nhiệm vụ của họ. Câu 5. Trong những năm 1944 - 1949, ở các nước Đông Âu đã thành lập A. nhà nước dân chủ nhân dân. B. nhà nước chuyên chính vô sản. C. nhà nước chuyên chính tư sản. D. nhà nước xã hội chủ nghĩa. Câu 6. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975) của dân tộc ta là A. sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa. B. truyền thống yêu nước của nhân dân ta. C. sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng. D. hậu phương miền Bắc lớn mạnh.
  2. Câu 7. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác là A. công nhân đồn điền cao su Phú Riềng bãi công (1929). B.Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện phong trào “vô sản hoá”(1928). C. công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng bãi công (1928). D. công nhân xưởng đóng tàu Ba Son (Sài Gòn) bãi công (8/1925). Câu 8. Mục tiêu của phong trào Cần vương (1885 - 1896) là A. đánh Pháp giành độc lập, thiết lập chế độ Cộng hoà. B. đánh Pháp giành độc lập, lập lại chế độ phong kiến. C. chống thực dân Pháp ở Huế. D. chống lại phái chủ hoà trong triều đình Huế. Câu 9. Đường lối cách mạng thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của Đảng Lao động Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975) là A. đồng thời thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. B. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cách mạng tư sản ở miền Nam. C. mềm dẻo về sách lược, cương quyết trong đấu tranh. D. luôn nhân nhượng với kẻ thù để có được môi trường hoà bình. Câu 10. Thắng lợi nào dưới đây đã đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước? A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 B. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công C. Chiến thắng của chiến dịch Điện Biên phủ năm 1954 D. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975. Câu 11. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, Việt Nam cần vận dụng triệt để nguyên tắc nào dưới đây của Liên hợp quốc? A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. B. Tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế. C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình. D. Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn. Câu 12. Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, khẩu hiệu nào dưới đây đã đáp ứng được nguyện vọng cấp bách của nông dân Việt Nam? A. “Giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng đất công”. B. “Cách mạng ruộng đất”. C. “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”. D. “Tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình”.
  3. Câu 13. Nhân tố quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam từ năm 1930 là A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. B. sự giúp đỡ của phong trào công nhân quốc tế. A. sự lớn mạnh của các tổ chức quần chúng ở Việt Nam. C. chủ nghĩa Mác - Lê-nin được truyền bá sâu rộng ở Việt Nam. Câu 14. cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) là một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo vì đã A. khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới B. kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vần đề giai cấp C. thể hiện rõ nguyện vọng độc lập của nhân dân Việt Nam. D. kêu gọi các dân tộc trên thế giới đoàn kết chống chủ nghĩa đế quốc Câu 15. Văn kiện nào dưới đây đã đặt nền tảng cho quan hệ Mĩ - Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Hiệp ước hoà bình Xan Phran-xít-cô (1951). B. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (1951). C. Hiến pháp mới của Nhật Bản (1946). D. Học thuyết Phu-cư-đa (1977). Câu 16. Tình thế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám 1945 như thế nào? A. Đất nước hỗn loạn do Pháp trở lại xâm lược. B. Vô cùng khó khăn, như “ngàn cân treo sợi tóc”. C. Được sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc. D. Bị các nước đế quốc bao vây, cô lập. Câu 17. Chiến thắng Phước Long (01/1975) đã giúp Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam với nội dung là A. giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975. B. tiến hành tổng công kích - tổng khởi nghĩa giải phóng miền Nam trong năm 1976. C. nếu thời cơ đến thì lập tức giải phóng miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5/1975). D. đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975 - 1976). Câu 18. Chính sách nổi bật nhất trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp ở Việt Nam là A. khai thác công nghiệp nhẹ.B. cướp đoạt ruộng đất. C. xây dựng hệ thống giao thông. D. đặt ra nhiều thứ thuế mới.
  4. Câu 19. Tinh thần “đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” với khí thế “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” là phương châm tác chiến của chiến dịch nào dưới đây? A. Chiến dịch Tây Nguyên. B. Chiến dịch Hồ Chí Minh. D. Chiến dịch Huế - Đà Nắng.D. Chiến dịch Điện Biên Phủ. Câu 20. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 vì A. chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc ở Đông Dương B. giải quyết về cơ bản vấn đề ruộng đất cho nông dân. C. hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Đông Dương D. củng cố được khối đại đoàn kết toàn dân Câu 21. Chiến thắng quân sự nào dưới đây của quân dân miền Nam Việt Nam phá sản về cơ bản chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của đế quốc Mĩ A. An Lão B. Ấp Bắc C. Bình Gĩa D. Đồng Xoài Câu 22. Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930- 1931 vì A. đây là một hình thức chính quyền kiểu mới, của dân, do dân vì dân. B.đã đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến tay sai. C.đã làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn trên cả nước D. đã khẳng định quyền làm chủ của nông dân. Câu 23. Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là nhờ A. áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật. B. buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến. C. đất nước không có chiến tranh. D. có nguồn tài nguyên phong phú. Câu 24. Mục đích của Pháp trong việc xây dựng hệ thống giao thông ở Việt Nam là gì? A. Phục vụ cho nhân dân Việt Nam B. Khai sáng nền văn minh Việt Nam C. Phục vụ mục đích quân sự của Pháp D. Phục vụ công cuộc khai thác và mục đích quân sự của Pháp Câu 25. Bài học rút ra từ sự thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á là gì? A. Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. B. Chớp thời cơ phát lệnh khởi nghĩa. C. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin. D. Có quá trình chuẩn bị chu đáo, kĩ lưỡng và biết chớp thời cơ.
  5. Câu 26. Chuyển biến về kinh tế Việt Nam trong chương trình khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp là A. phát triển độc lập tự chủ. B. phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp. C. lạc hậu, phụ thuộc vào Pháp. D. trở thành thị trường độc chiếm của Pháp. Câu 27. Chủ trương Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền trước khi Đồng minh vào Việt Nam được đề ra trong văn kiện nào dưới đây? A. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941. B. Nghị quyết của Đại hội Quốc dân ở Tân Trào (16 - 17/8/1945). C. Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. D. Nghị quyết của Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương (14-15/8/1945). Câu 28. Điều kiện xã hội làm nảy sinh khuynh hướng đấu tranh mới ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. sự xuất hiện tầng lớp tư sản và tiểu tư sản. B. ảnh hưởng của Duy tân Minh Trị. C. sự tăng cường bóc lột của Pháp. D. sự phân hoá của giai cấp nông dân. Câu 29. Điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) và chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) là gì? A. Có lực lượng quân Mĩ trực tiếp chiến đấu. B. Dưới sự chỉ huy của một hệ thống cố vấn quân sự Mĩ. C. Hình thức chiến tranh thực dân mới của Mĩ D. biến miền Nam Việt Nam trở thành thuộc địa kiểu mới Câu 30. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ ngày 19/12/1946 trong hoàn cảnh như thế nào? A. Anh dọn đường cho Pháp trở lại nước ta B. Pháp phá hoại hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946 C. Ta đã chuẩn bị đầy đủ cho cuộc kháng chiến D. 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo vào nước ta Câu 31. Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 nhằm mục đích gì? A. Truyền bá tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc về Việt Nam. B. Tìm hiểu con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. C. Tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Cách mạng tháng Mười Nga D. Tham gia các hoạt động chính trị ở các nước mà Người đến.
  6. Câu 32. Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là A.nông dân B. công nhân. C. tư sản dân tộc. D.tiểu tư sản tri thức Câu 33. Trong thời kì chiến tranh lạnh, tâm điểm của sự đối đầu giữa hai cực Xô – Mĩ ở châu Âu là A. vấn đề chia cắt nước Đức thành hai quốc gia đối lập nhau. B.vấn đề chia cắt Thủ đô Béc-lin thành Tây Béc-lin và Đông Béc-lin C. Cộng hoà Liên bang Đức ra đời, được sự ủng hộ của Mĩ và các nước Tây Âu. D. Cộng hòa dân chủ Đức ra đời, được Liên Xô ủng hộ Câu 34. Văn kiện nào dưới đây được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam A. Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng. B. Luận cương chính trị năm 1930. C. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt D. Báo cáo chính trị. Câu 35. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương là một thắng lợi chưa trọn vẹn vì A. Mĩ đã không tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam. B. sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước chưa hoàn thành. C. thực dân Pháp không phối hợp với nhân dân ta thực hiện cuộc tổng tuyển cử tự do. D. ngay sau ngày kí kết, Mĩ đã câu kết với Pháp phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ. Câu 36. Sự đối lập giữa các nước Tây Âu và Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai được tạo nên bởi A. “Học thuyết Tơ-ru-man” của Mĩ. B. “Kế hoạch Mác-san” và sự ra đời của khối quân sự NATO. C. “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ. D. sự ra đời của khối quân sự NATO và Vác-sa-va. Câu 37. Cố gắng cao nhất của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương được thể hiện qua kế hoạch quân sự nào dưới đây? A. Kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi. B. Kế hoạch Na-va. C. Kế hoạch Rơ-ve. D. Kế hoạch Bô-la-e. Câu 38. Ý nghĩa lớn nhất của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước là A. tạo điều kiện thuận lợi cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. B. tạo điều kiện cho quan hệ kinh tế với các nước. C. nước ta sẽ gia nhập vào tổ chức Liên hợp quốc. D. hợp tác về khoa học - kĩ thuật với các nước.
  7. Câu 39. Trong những năm 1953 - 1954, tình đoàn kết chiến đấu chống Pháp của quân, dân hai nước Lào và Việt Nam được thể hiện qua hành động A. phối hợp mở nhiều chiến dịch và giành được thắng lợi to lớn. B. Việt Nam là hậu phương, đóng vai trò cung cấp nhân, vật, lực cho Lào. C. Lào là hậu phương, đóng vai trò cung cấp nhân, vật, lực cho Việt Nam. D. Việt Nam đưa quân tình nguyện sang giúp nhân dân Lào kháng chiến chống Pháp. Câu 40. Mục đích của đế quốc Mĩ trong việc thay chân thực dân Pháp ở miền Nam Việt Nam là A. giúp Pháp thực hiện ý đồ kéo dài và quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương B. giúp đỡ nhân dân miền Nam Việt Nam khắc phục hậu quả của chiến tranh C. thực hiện các điều khoản của Hiệp định Giơ - ne – vơ mà thực dân Pháp chưa thi thành D. biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của đế quốc Mĩ ĐÁP ÁN 1D 2A 3D 4C 5A 6C 7D 8B 9A 10B 11C 12C 13A 14B 15B 16B 17A 18B 19B 20C 21C 22A 23A 24D 25D 26B 27D 28A 29A 30B 31B 32B 33A 34C 35B 36D 37B 38A 39A 40D