Đề trắc nghiệm thi vào Lớp 10 môn Lịch sử - Đề số 6

docx 6 trang nhatle22 8400
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm thi vào Lớp 10 môn Lịch sử - Đề số 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_trac_nghiem_thi_vao_lop_10_mon_lich_su_de_so_6.docx

Nội dung text: Đề trắc nghiệm thi vào Lớp 10 môn Lịch sử - Đề số 6

  1. ĐỀ SỐ 6 Câu 1. Năm 1960 được gọi là “ Năm châu Phi” vì A.17 nước châu phi được trao trao trả độc lập B.đánh đấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi C. mở đầu cho cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi D. đánh dấu sự sụp đổ của chế độ A- pác - thai Câu 2. Những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người là nguồn gốc của A. xu thế toàn cẩu hoá. B. xu thế của thế giới sau chiến tranh lạnh. C. cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật. D. cuộc cách mạng công nghiệp. Câu 3. Hoạt động nổi bật của tiểu tư sản trí thức nước ta trong những năm 1919- 1925 là A. đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu (1925) và tổ chức truy điệu, đưa tang Phan Chu Trinh (1926). B. ra một số tờ báo có nội dung dân chủ tiến bộ, vận động tẩy chay hàng hoá của Hoa kiều ở Bắc Kì. C. thành lập tổ chức Phục Việt và Nhà xuất bản Nam đồng thư xã. D. thành lập Nhà xuất bản Cường học thư xã và ra tờ báo Chuông rè Câu 4. Điểm giống nhau cơ bản của công cuộc cải cách – mở cửa của Trung Quốc ( 1978) với công cuộc đổi mới ở Việt Nam 9 1986) là A. lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. B. tập trung đổi mới về chính trị C. tập trung phát triển khoa học – kĩ thuật D. tập trung phát triển thương mại quốc tế Câu 5. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, để giải quyết nạn mù chữ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào A. Cải cách giáo dục. B. Thi đua “ Dạy tốt, học tốt” C. Bình dân học vụ. D.Bổ túc văn hóa Câu 6. Nhiệm vụ chủ yếu của quân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (từ tháng 12/1946 đến tháng 02/1947) là A. bảo vệ Hà Nội và các đô thị. B. củng cố hậu phương kháng chiến. C. tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch. D. giam chân quân Pháp trong các đô thị. Câu 7. Nhận xét nào dưới đây về phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là không đúng? A. Đây là phong trào cách mạng triệt để, không ảo tưởng vào kẻ thù dân tộc. B. Đây là phong trào cách mạng có hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt. C. Đây là phong trào diễn ra trên quy mô rộng lớn và mang tính thống nhất cao. D. Đây là phong trào mang đậm tính dân tộc hơn tính giai cấp.
  2. Câu 8. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, cuối năm 1950, Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi với mong muốn A. kết thúc chiến tranh trong danh dự. B. giữ vững quyến chủ động vẽ chiến lược. C. tiến tới kí một hiệp định có lợi cho Pháp. D. nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phải là điều kiện bùng nổ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Lực lượng trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng. B. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. C. Đảng và quần chúng nhân dân đã sẵn sàng hành động. D. Phát xít Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương. Câu 10. Khẩu hiệu “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến!” của nhân dân Việt Nam trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 thể hiện mục tiêu đấu tranh về A. kinh tế.B. chính trị. C. xã hội.D. văn hoá. Câu 11. Biện pháp căn bản và lâu dài để giải quyết nạn đói ở Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng thành công là A. nghiêm trị những người đầu cơ tích trữ lúa gạo B. thực hiện phong trào thi đua tăng gia sản xuất C. tổ chức điều hoà thóc gạo giữa các địa phương D. thực hiện lời kêu gọi cứu đói của Hồ Chí Minh Câu 12. Quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra năm 1986 là A. đổi mới về kinh tế, chính trị và văn hoá xã hội B. đồi mới toàn diện và đồng bộ, trọng tâm là đổi mới về kinh tế C. đổi mới phải toàn diện và đồng bộ. D. đổi mới để khắc phục tình trạng khủng hoảng về kinh tế -xã hội. Câu 13. Kết cục của phong trào yêu nước Việt Nam ở cuối thế kỉ XIX đã chứng tỏ điều gì? A. Sự lỗi thời của ý thức hệ phong kiến. B. Sự non yếu của các phong trào yêu nước. C. Sự khủng hoảng về đường lối cứu nước. D. Sự bất lực của triều đình nhà Nguyễn. Câu 14.Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2/9/1945 đến ngày 19/12/1946 phản ánh quy luật nào dưới đây của lịch sử dân tộc Việt Nam A. Dựng nước đi đôi với giữ nước. B. Kiên quyết chống giặc ngoại xâm. C. Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc. D. Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại.
  3. Câu 15. Khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX vì A. phong trào công nhân đã hoàn toàn trở nên tự giác B. đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc C. giải quyết được mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản D. khuynh hướng yêu nước dân chủ tư sản đã thất bại hoàn toàn Câu 16. Ý đồ của Mĩ khi can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương (1945 - 1954) là gì? A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh Đông Dương. B. Giúp đỡ Pháp kéo dài và mở rộng chiến tranh. C. Chia cắt lâu dài nước Việt Nam. D. Khẳng định vị thế kinh tế của nước Mĩ. Câu 17. Hiệp ước Ba-li (02/1976) có nội dung chính là gì? A. Thông qua những nội dung cơ bản của Hiến chương ASEAN. B. Xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN, C. Tuyên bố quyết định thành lập cộng đồng ASEAN. D. Tuyên bố thành lập tổ chức ASEAN ở khu vực Đông Nam Á. Câu 18. Cuộc mít-tinh có sự tham gia của 2,5 vạn người tại quảng trường Khu Đấu Xảo - Hà Nội năm 1938 diễn ra nhân dịp kỉ niệm A. ngày thành lập Đảng. B. ngày Quốc tế Lao động. C. ngày Quốc tế chống chiến tranh. D. ngày thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga. Câu 19. Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam khi tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới khi tiến hành công cuộc đổi mới (từ năm 1986) là A. giữ vững độc lập chủ quyền. B. bình đẳng trong cạnh tranh, C. am hiểu luật pháp quốc tế. D. cạnh tranh lành mạnh. Câu 20. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp đầu tư nhiều vốn nhất vào ngành kinh tế nào dưới đây? A. Nông nghiệp.B. Thủ công nghiệp. C. Thương nghiệp. D. Công nghiệp. Câu 21. Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là A. nước quân chủ lập hiến độc lập. B. quốc gia phong kiến độc lập có chủ quyền. C. nước thuộc địa nửa phong kiến. D. quốc gia độc lập, có chủ quyền nhưng phụ thuộc vào nhà Thanh. Câu 22. Trong quá trình chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam, đến năm 1942, khắp các châu ở Cao Bằng đều có A. hội Phản phong. B hội phản đế. C.hội Cứu quốc. D. hội Đồng minh
  4. Câu 23. Sau Hội nghị Véc-xai ( 1919), Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trong cậy vào A. lực lượng của bản thân mình. B. lực lượng của nhân dân tiến bộ trên thế giới. C. lực lượng của các cường quốc trên thế giới. D. sức mạnh của giai cấp vô sản toàn thế giới. Câu 24. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) quyết định đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu là do A. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc và tay sai ngày càng gay gắt. B. quân phiệt Nhật hoàn thành xâm lược và thống trị nhân dân Đông Dương. C. nước Pháp bị Đức chiếm đóng làm cho quân Pháp ở Đông Dương suy yếu D. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Đông Dương Câu 25. Đến đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX,các nước Tây Âu đã trở thành A.khối kinh tế tư bản, đứng thứ hai thế giới B.tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh C. trung tâm công nghiệp – quốc phòng lớn của thế giới D. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới Câu 26. Một trong ba phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở Việt Nam trong những năm 1950 – 1953 là A. “ đại chúng hóa” B. “ phục vụ đất nước” C. “ Phục vụ sản xuất” D. “ phát triển xã hội” Câu 27. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946) là do A.Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hoà bình được nữa. B. quá trình chuẩn bị lực lượng của Việt Nam cho cuộc kháng chiến đã hoàn tất. C. Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ của Liên Xô và một số nước khác. D. Pháp ráo riết chuẩn bị lực lượng quân sự để tiến hành chiến tranh xâm lược. Câu 28. Sự kiện chính trị nào dưới đây có tính chất quyết định nhất đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam tiến lên? A.Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (02/1951). B. Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ I (5/1952). C. Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt (3/1951). D. Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào (3/1951). Câu 29. Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (01/1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng là do A. không thể tiếp tục dùng biện pháp hoà bình được nữa. B. Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ. C. các lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển. D. đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh.
  5. Câu 30. Cơ sở nào dưới đây dẫn đến sự hình thành "Trật tự hai cực I-an-ta”? A.Quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc của Hội nghị I-an-ta. B. Những thoả thuận về việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Hội nghị I-an-ta. C. Những quyết định của Hội nghị I-an-ta cùng những thoả thuận sau đó của ba cường quốc. D. Những thoả thuận của ba cường quốc sau Hội nghị I-an-ta. Câu 31. Thắng lợi trong chiến dịch nào dưới đây giúp quân dân ta giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ? A. Chiến dịch Việt Bắc 1947. B. Chiến dịch Biên giới 1950. C. Chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 11954 D. Chiến dịch Điện Biên phủ 1954. Câu 32 Điều kiện tiên quyết nhất dẫn đến sự thành lập tổ chức ASEAN năm 1967 là các quốc gia thành viên đều A. có chế độ chính trị tương đồng. B. đã giành được độc lập. A. có nền văn hoá dân tộc đặc sắc. C. có nền kinh tế phát triển. Câu 33. Yêu cầu số một của nông dân Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và tay sai là A. hoà bình. B. giảm tô, giảm thuế. C. cải thiện đời sống. D. độc lập dân tộc. Câu 34. Thắng lợi của cách mạng Cu-ba đã có tác động như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Mĩ La-tinh? A. Lôi kéo nhiều tầng lớp nhân dân tham gia. B. Phong trào diễn ra liên tục hơn. C. Phong trào diễn ra sôi nổi hơn. D. Các phong trào diễn ra sôi nổi quyết liệt, mạnh mẽ hơn. Câu 35. Thành tựu nào dưới đây đánh dấu bước phát triển về khoa học kĩ thuật của Liên Xô trong giai đoạn 1945 - 1950? A. Chinh phục vũ trụ, đưa người lên Mặt Trăng B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất C. Phóng thành công vệ tinh bay vòng quanh Trái đất. D. Chế tạo thành công bom nguyên tử Câu 36. Điểm vượt trội trong hoạt động của tiểu tư sản trí thức so với tư sản dân tộc ở nước ta trong những năn 1919 – 1925 là A. ý thức chính trị khá rõ nét, hình thức đấu tranh phong phú, sôi nổi và thu hút đông đảo nhân dân tham gia B. thành lập được chính đảng của giai cấp tiểu tư sản, có đường lối đấu tranh đúng đắn, khoa học. C. hình thức đấu tranh phong phú, mục tiêu rõ ràng và kiên trì con đường bạo lực cách mạng.
  6. D. hình thức đấu tranh phong phú, đã thành lập được chính đảng của mình. Câu 37. Nội dung của ba chương trình kinh tế lớn những năm 1986 - 1990 là A. hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu và máy móc. B. lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu C. lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và máy móc. D. máy móc, lương thực thực phẩm và hàng xuất khẩu. Câu 38. Đặc trưng nổi bật của các giai đoạn phát triển nền kinh tế Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là A. kinh tế luôn đứng đầu thế giới. B. chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng năm 1973. C. bao vây kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa. D. không chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế. Câu 39. Ngày 06/6/1969 gắn liền với sự kiện nào dưới đây trong lịch sử dân tộc Việt Nam? A. Phái đoàn Việt Nam do Lê Đức Thọ dẫn đầu đến Hội nghị Pa-ri. B. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương được tổ chức. C. Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc lần thứ hai. D. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam được thành lập. Câu 40. Nét chung của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. bị đàn áp, không phát triển. B. phát triển lẻ tẻ ở một số nơi. C. bùng nổ, giành được thắng lợi to lớn. D. tất cả đều bi thất bại. ĐÁP ÁN 1A 2C 3A 4A 5C 6D 7D 8D 9D 10B 11B 12B 13C 14A 15B 16C 17B 18B 19A 20A 21B 22C 23A 24A 25D 26C 27A 28A 29A 30C 31B 32B 33D 34D 35D 36A 37B 38A 39D 40C