Đề trắc nghiệm thi vào Lớp 10 môn Lịch sử - Đề số 13

docx 8 trang nhatle22 4660
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm thi vào Lớp 10 môn Lịch sử - Đề số 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_trac_nghiem_thi_vao_lop_10_mon_lich_su_de_so_13.docx

Nội dung text: Đề trắc nghiệm thi vào Lớp 10 môn Lịch sử - Đề số 13

  1. ĐỀ SỐ 13 Câu 1. Nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là A. lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng B. lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản Nga C. đưa nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới D. giải quyết vấn đề mâu thuẫn dân tộc ở đế quốc Nga Câu 2. Sự kiện lịch sử thế giới nào dưới đây đã tác động mạnh mẽ đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga 1917 B. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc C. Phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh D. Sự thành lập của Quốc tế cộng sản năm 1919 Câu 3 Vào năm 1945, những quốc gia nào dưới đây ở khu vực Đông Nam Á đã tận dụng thời cơ phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh để giành độc lập? A. Việt Nam, Lào, Ma-lai-xi-a. B. Việt Nam, Lào, Miến Điện. C. Việt Nam, Cam-pu-chia, Phi-líp-pin. D. Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xi-a. Câu 4. Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại A. hoà bình, trung lập, không liên kết với bất kì tổ chức nào. B. tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ huỷ diệt loài người. C. bảo vệ hoà bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. D. kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mĩ Câu 5. Từ vấn đề thực tiễn nào trong cuộc sống đòi hỏi con người phải tiến hành cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại từ giữa thế kỉ XX? A. Nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố B. Sự bùng nổ dân số và tình trạng cạn kiệt của nguồn tài nguyên thiên nhiên C. Xuất phát từ vấn đề an ninh lương thực toàn cầu D. Sự xuất hiện những loại bệnh tật mới ( ung thư, bệnh truyền nhiễm ) Câu 6. Một trong những mục đích hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là A. tổ chức các cuộc bạo động, ám sát các tên đế quốc và tay sai phản động B. đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền, cổ động bãi công C. vận động hợp nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng cộng sản Việt Nam D. trang bị lí luận cách mạng và đào tạo cán bộ nòng cốt cho cách mạng Việt Nam Câu 7. Dựa trên cơ sở nào dưới đây để Đảng Cộng sản Đông Dương chuyển hướng đấu tranh
  2. cách mạng trong giai đoạn 1936 – 1939? A. Các tổ chức Đảng và phong trào quần chúng được phục hồi. B. Đảng Cộng sản Đông Dương thông qua Luận cương chính trị. C. Đảng Cộng sản Đông Dương vẫn là Đảng mạnh nhất, có chủ trương rõ ràng. D. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản và tình hình Đông Dương. Câu 8. Thuận lợi nào dưới đây là cơ bản nhất đối với nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới hình thành. B. Phong trào giải phóng dân tộc thế giới phát triển mạnh mẽ. C. Nhân dân ta tin tưởng, ủng hộ và bảo vệ chính quyền cách mạng. D. Phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ phát triển ở nhiều nước. Câu 9. Năm 1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành A. Mặt trận Phản đế Đông Dương. B. Mặt trận Liên Việt. C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Câu 10. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (tháng 7/1973) nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là gì? A. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ. nhân dân. B. Chuyến sang cách mạng xã hội chủ nghĩa C. Đấu tranh hoà bình, thực hiện hoà hợp dân tộc. D. Kết hợp đấu tranh chính trị và ngoại giao. Câu 11. Nội dung nào dưới đây của Hiệp định Giơ - ne – vơ về việc kết thúc chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương (21/7/1954) có ý nghĩa lớn nhất đối với Việt Nam? A. Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương B. Hai bên thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn cõi Đông Dương C. Các nước tham dự Hội nghị công nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương. D. Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7/1956. Câu 12. Điếm giống nhau cơ bản trong hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là ở A. quan điểm duy tân cải cách. B. khuynh hướng cứu nước C. xu hướng cứu nước. D. quan điểm vế dân tộc và dân chủ Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh thành lập tổ chức ASEAN? A. Yêu cầu hợp tác phát triển kinh tế sau khi giành độc lập. B. Sự ảnh hưởng của các cường quốc đối với khu vực. C. Sự ra đời và hoạt động của các tổ chức liên kết khu vực và quốc tế D. Cuộc chiến tranh ở Việt Nam của Mĩ bị thất bại hoàn toàn.
  3. Câu 14. Biện pháp quan trọng nhất của Mĩ để thực hiện “chiến lược toàn cầu” là A. viện trợ kinh tế cho các nước Tây Âu. B. bao vây cấm vận kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa. C. đàn áp phong trào cách mạng ở châu Á. D. phát động cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô. Câu 15. Hệ quả nào dưới đây không phải là của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật thế kỉ XX? A. Không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. B. Chuyền từ lao động thủ công sang lao động bằng máy móc. C. Làm thay đổi cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực. D. Làm thay đổi nội dung phương pháp giáo dục và đào tạo nghề Câu 16. Ý nghĩa quan trọng nhất của trận “Điện Biên Phủ trên không” là A. buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống Phá miền Bắc B. làm thất bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc C. đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, Lào, Cam-pu-chia. D. buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Câu 17. Mục đích quan trọng nhất mà Chính phủ ta đạt được khi kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 06/3/1946 là A. để tập trung lực lượng đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc. B. làm thất bại âm mưu mở rộng địa bàn chiếm đóng của Pháp. C. đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta. D. Pháp công nhận ta có chính phủ riêng, nghị viện riêng. Câu 18. Một trong những ý nghĩa của phong trào Đồng khởi (1959 - 1960) ở miền Nam là A. đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng. B. quân ta có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. C. mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”. D. chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Câu 19. Chiến dịch mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là A. chiến dịch Đường 14 - Phước Long. B. chiến dịch Huế - Đà Nẵng. C. chiến dịch Tây Nguyên. D. chiến dịch Hồ Chí Minh. Câu 20. Yêu cầu hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam sau năm 1975 xuất phát từ tình hình là A. miền Nam vẫn tồn tại hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát. B. sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa hai miền Nam - Bắc.
  4. C.ở hai miền Nam - Bắc vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. D. sự bất ổn về kinh tế, chính trị ở miền Nam sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ.
  5. Câu 21. Chiến tháng nào dưới đây của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1945 - 1954) đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương? A. Chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947. B. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. C. Chiến thắng Tây Bắc thu - đông năm 1952. D. Chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 Câu 22. Nhận định nào dưới đây không đúng về phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX? A. Là phong trào theo khuynh hướng phong kiến. B. Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta. C. Gây cho Pháp nhiều khó khăn, tổn thất. D. Thể hiện rõ tinh thần duy tân cải cách. Câu 23. Từ năm 1945 đến năm 1950, Liên Xô bắt tay vào khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh A. được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân trong nước và thế giới. B. là nước thắng trận, thu được nhiều lợi nhuận và thành quả từ Hội nghị I-an-ta. C. đất nước chịu nhiều tổn thất về người và của, khó khăn về nhiều mặt. D. Liên Xô, Mĩ, Anh và Pháp vẫn là đồng minh, giúp đỡ lẫn nhau. Câu 24. Tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941), Nguyễn Ái Quốc đã có sáng tạo thành lập hình thức mặt trận thống nhất dân tộc có tên gọi là gì? A. Mặt trận Việt Minh. B. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương C. Mặt trận Liên Việt. D. Mặt trận Dân chủ nhân dân Đông Dương Câu 25. Dựa vào yếu tố nào dưới đây Mĩ có thể tăng năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu sản xuất A. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật. B Nguồn ngân sách Nhà nước. C. Nguồn vốn từ bên ngoài. D. Các cơ hội từ bên ngoài. Câu 26. Điểm mới về hình thức đấu tranh trong phong trào cách mạng 1936 – 1939 do Đảng cộng sản Đông Dương tổ chức và lãnh đạo là A. vận động quần chúng B. đấu tranh bí mật C.xây dựng mặt trận D.đấu tranh nghị trường Câu 27. Một trong những kinh nghiệm để lại cho Đảng ta từ cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản trong năm đầu tiên sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc
  6. B. cùng lúc đấu tranh với tất cả các thế lực phản động C. nhanh chóng chớp thời cơ phát động tổng khởi nghĩa. D. Tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng dân chủ trên thế giới. Câu 28. Trận then chốt mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên (3/1975) là ở A. Plây-ku. B. Buôn Ma Thuột. C. Kon Turn. D. Đắk Lắk. Câu 29. Công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đổi với cách mạng Việt Nam trong những năm 1925 - 1930 là gì? A. Đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam. B. Khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. C. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. D. Sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 30. Ngày 25/4/1976 đã diễn ra sự kiện nào dưới đây ở Việt Nam? A. Quốc hội khoá VI của nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại Hà Nội. B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24 được khai mạc tại Hà Nội. A. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước. C. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tạiSài Gòn. Câu 31. Ngày 23/11/1946, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà quyết định A. lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước. B. công bố lệnh Tổng tuyển cử trong cả nước. C. thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam. D. thành lập Nha Bình dân học vụ. Câu 32. Từ năm 1945 đến năm 1950 dựa vào yếu tố nào để các nướ tư bản Tây Âu cơ bản đạt được sự phục hồi về mọi mặt Hợp tác thành công với Nhật Bản Mở rộng quan hệ với Liên Xô c. Nhận viện trợ của Mĩ qua kế hoạch Mác - san. D. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá đến các nước khác Câu 33. Nguyên tắc hoạt động nào dưới đây của Liên hợp quốc được Đảng ta vận dụng để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông hiện nay? A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình. B. Chung sống hoà bình và sự nhất trí của năm cường quốc C. Không can thiệp vào công việc nội của bất kì nước nào.
  7. D. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc Câu 34. Vị lãnh tụ đã dẫn dắt cách mạng Cu- ba lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ và từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội là A. Hô-xê Mác-ti. B- A-gien-đê. C. Chê Ghê-va-ra. D. Phi-đen Cát-xtơ-rô. Câu 35. Nguyên nhân cơ bản quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì? A. Có khối liên minh công - nông vững chắc. B. Phát xít Nhật bị quân Đồng minh đánh bại, kẻ thù chính của Đông Dương đã gục ngã. C. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. D. Truyền thống yêu nước nồng nàn , tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân. Câu 36. Kế hoạch Đờ Lát đờ Tát – xi – nhi đã gây ra khó khăn gì cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam? A. Buộc ta phải đàm phán với Pháp. B. Ngăn chặn con đường liên lạc giữa cách mạng Việt Nam với thế giới bên ngoài. C. Đẩy ta vào tinh thế bị động đối phó. D. Phá hoại hâu phương kháng chiến của ta. Câu 37. Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ( ngày 18 và 19/12/1946), đã quyết định vấn đề quan trọng nào dưới đây A. Kí Hiệp định sơ bộ với Pháp B. Phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp C. Lãnh đạo nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp. D. Hoà hoãn với Pháp, kí Hiệp định Phông-ten-nơ-blô. Câu 38 Trong những năm 1945 - 1946, lí do nào dưới đây là quan trọng nhất để Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời hoà hoãn với Tưởng để chống Pháp, khi thì hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng? A. Tưởng dùng tay sai Việt Quốc, Việt Cách để phá ta từ bên trong. B. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ, hậu thuẫn của quân Anh. C. Chính quyền cách mạng còn non trẻ, không thể một lúc chống lại hai kẻ thù mạnh. D. Tưởng có nhiều ầm mưu chống phá cách mạng. Câu 39. Trong nửa cuối của năm 1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đâ phân hoá thành A. Đông Dương Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn. B. Đông Dương Cộng sản đảng và Tân Việt Cách mạng đảng. C. Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.
  8. D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn và An Nam Cộng sản đảng. Câu 40. Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia tập trung vào chiến lược A.chinh phục vũ trụ. B. chạy đua vũ trang. C.chống chủ nghĩa khủng bố D.phát triển kinh tế Đề số 13 1A 2A 3D 4C 5B 6D 7D 8C 9B 10A 11C 12B 13D 14D 15B 16D 17C 18D 19C 20C 21D 22D 23C 24A 25A 26D 27A 28B 29D 30C 31A 32C 33A 34D 35C 36D 37B 38C 39C 40D