Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 Trung học phổ thông môn Hóa học - Năm học 2018-2019

doc 2 trang nhatle22 2610
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 Trung học phổ thông môn Hóa học - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_trung_hoc_pho_thong_mon_hoa_hoc.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 Trung học phổ thông môn Hóa học - Năm học 2018-2019

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT QUẢNG NGÃI NĂM HỌC 2018 – 2019 Ngày thi: 06/06/2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Hóa học (hệ chuyên) Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm có 02 trang) Câu 1: (2 điểm) 1.1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra ở các thí nghiệm sau: a) Dung dịch BaCl2 + dung dịch NaHSO4 (tỉ lệ mol 1 : 1). b) Dung dịch Ba(HCO3)2 + dung dịch KHSO4 (tỉ lệ mol 1 : 1). c) Dung dịch Ca(H2PO4)2 + dung dịch KOH (tỉ lệ mol 1 : 1). d) Dung dịch Ca(OH)2 + dung dịch NaHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1). 1.2. Cho BaO vào dung dịch H 2SO4, thu được kết tủa A và dung dịch B. Thêm một lượng dư bột Al vào dung dịch B, thu được dung dịch C và khí H 2 bay ra. Thêm dung dịch Na2CO3 vào dung dịch C thấy tách ra kết tủa D. Xác định A, B, C, D và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Câu 2: (2 điểm) 2.1. Cho 3 hợp chất của natri là X, Y, Z có mối quan hệ sau: o CO2 t dd Z (1) Y (2) CO2 (3) Y X Y (4)  Z Xác định công thức của X, Y, Z và viết các phương trình hóa học biểu diễn mối quan hệ trên. 2.2. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: (1) (2) (3) X1 X2 X3 X4 (6) (4) X6 (5) X5 X3 Xác định công thức các chất X 1, X2, X3, X4, X5, X6 (thuộc hợp chất hữu cơ) và viết các phương trình hóa học biểu diễn chuyển hóa trên. Câu 3: (2 điểm) 3.1. Cho 30,1 gam hỗn hợp hai kim loại gồm Al và kim loại M vào nước. Sau phản ứng chỉ thu được dung dịch B và 7,84 lít khí (đktc). Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch B để thu được một lượng kết tủa lớn nhất. Lọc và cân kết tủa được 7,8 gam. a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b) Xác định kim loại M. 3.2. Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,5M vào 400 ml dung dịch Al2(SO4)3 a M. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau: 1
  2. a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b) Tính a và V. Câu 4: (2 điểm) 4.1. Hòa tan hết 5,4 gam hỗn hợp bột kim loại A hóa trị (II) và kim loại B hóa trị (III) MA 1 vào dung dịch H 2SO4 loãng, thu được 10,08 lít khí H 2 (đktc). Biết = , tỉ lệ số MB 3 1 mol của 2 kim loại trong hỗn hợp là . Tìm 2 kim loại A và B. 3 4.2. Cho hỗn hợp X có khối lượng 31,6 gam gồm sắt và một oxit sắt hòa tan hết trong dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí H 2 (đktc) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa Z. Lọc kết tủa Z rồi rửa sạch sau đó nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 36 gam chất rắn. a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b) Xác định công thức của oxit sắt. Câu 5: (2 điểm) 5.1. Một hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon A, B thuộc cùng một dãy đồng đẳng, đều ở thể khí ở đktc. Để đốt cháy hết X cần 20,16 lít O 2 ở đktc, phản ứng tạo ra 7,2 gam H 2O. Xác định công thức cấu tạo đúng của A, B, biết rằng khi cho lượng X trên tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 62,7 gam kết tủa (biết A, B, C chỉ có thể là ankan, anken, ankin). 5.2. A là hỗn hợp gồm rượu etylic và 2 axit hữu cơ kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có dạng C nH2n+1COOH và Cn+1H2n+3COOH. Chia A thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hết với Na thấy thoát ra 3,92 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần 2, sản phẩm cháy dẫn qua bình 1 đựng H2SO4 đặc rồi đến bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng bình 1 tăng thêm 17,1 gam, còn bình 2 xuất hiện 147,75 gam kết tủa. a) Xác định công thức 2 axit. b) Tính khối lượng mỗi axit trong hỗn hợp A. Cho: H = 1; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Zn = 65; Cu = 64; Ag = 108; Ba = 137. –––––––––– HẾT –––––––––– Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm 2