Đề thi Trung học phổ thông quốc gia môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 304

doc 6 trang nhatle22 2400
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Trung học phổ thông quốc gia môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 304", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia_mon_dia_ly_lop_12_de_so.doc

Nội dung text: Đề thi Trung học phổ thông quốc gia môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 304

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI (Đề thi có 04 trang) Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Mã đề thi 304 Số báo danh: Câu 41: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết núi nào sau đây thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? A. Kiều Liêu Ti. B. Pu Tha Ca. C. Phu Luông. D. Tây Côn Lĩnh. Câu 42: Thiên tai nào sau đây thường xảy ra ở ven biển nước ta? A. Lũ quét. B. Sóng thần. C. Trượt đất. D. Cát bay. Câu 43: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm lớn hơn cây công nghiệp lâu năm? A. Bến Tre. B. Sóc Trăng. C. Lâm Đồng. D. Bình Thuận. Câu 44: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây thuộc Bắc Trung Bộ? A. Chu Lai. B. Dung Quất. C. Nhơn Hội. D. Hòn La. Câu 45: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô nhỏ? A. Yên Bái. B. Thanh Hóa. C. Hạ Long. D. Hải Phòng. Câu 46: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo thuộc tỉnh nào sau đây? A. Quảng Trị. B. Quảng Bình. C. Nghệ An. D. Hà Tĩnh. Câu 47: Biện pháp cải tạo đất hoang ở đồi núi nước ta là A. đào hố vẩy cá. B. bón phân hóa học. C. nông-lâm kết hợp. D. dùng thuốc diệt cỏ. Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tháng nào sau đây ở trạm khí tượng Đà Nẵng có lượng mưa lớn nhất? A. Tháng XII. B. Tháng XI. C. Tháng X. D. Tháng IX. Câu 49: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết Phố cổ Hội An thuộc tỉnh (hoặc thành phố) nào sau đây ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung? A. Quảng Nam. B. Đà Nẵng. C. Bình Định. D. Quảng Ngãi. Câu 50: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn thuộc tỉnh nào sau đây ở Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Quảng Ngãi. B. Bình Định. C. Quảng Nam. D. Phú Yên. Câu 51: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Trung Quốc? A. Lai Châu. B. Sơn La. C. Yên Bái. D. Phú Thọ. Câu 52: Vùng biển nước ta nằm phía trong lãnh hải là A. vùng tiếp giáp lãnh hải. B. vùng đặc quyền về kinh tế. C. thềm lục địa. D. nội thủy. Câu 53: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Thái Bình? A. Sông Cả. B. Sông Mã. C. Sông Cầu. D. Sông Chu.
  2. Câu 54: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 8 nối Hồng Lĩnh với nơi nào sau đây? A. Đồng Hới. B. Nậm Cắn. C. Cầu Treo. D. Đông Hà. Câu 55: Phát biểu nào sau đây không đúng về du lịch biển đảo nước ta hiện nay? A. Đa dạng hóa các loại hình. B. Mùa đông dừng hoạt động. C. Thu hút nhiều vốn đầu tư. D. Phát triển nhiều điểm mới. Câu 56: Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông đường biển nước ta hiện nay? A. Vận chuyển nhiều hàng xuất khẩu. B. Ngành non trẻ và phát triển nhanh. C. Các cảng đã được đầu tư nâng cấp. D. Nhiều tuyến vận chuyển khác nhau. Câu 57: Phát biểu nào sau đây đúng về Đông Nam Á biển đảo? A. Ít đồng bằng; nhiều núi, núi lửa. B. Có rất nhiều hệ thống sông rất lớn. C. Hướng núi phổ biến bắc-nam. D. Không có đồng bằng đất phù sa. Câu 58: Phát biểu nào sau đây không đúng về dân nông thôn nước ta hiện nay? A. Số lượng đông hơn dân thành thị. B. Trình độ khoa học kĩ thuật cao. C. Có tỉ lệ lớn hơn dân thành thị. D. Hoạt động chủ yếu nông nghiệp. Câu 59: Phát biểu nào sau đây không đúng về Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của nước ta? A. Lao động đông đảo và có chất lượng cao. B. Có lịch sử lâu đời với văn minh lúa nước. C. Có nền kinh tế hàng hóa phát triển lâu đời. D. Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm. Câu 60: Phát biểu nào sau đây đúng về vùng núi Trường Sơn Bắc nước ta? A. Có nhiều cao nguyên. B. Núi cao nhất cả nước. C. Có hướng vòng cung. D. Thấp và hẹp ngang. Câu 61: Phát biểu nào sau đây đúng về lao động nước ta hiện nay? A. Số lượng đông đảo. B. Trình độ rất cao. C. Phân bố đồng đều. D. Cơ cấu không đổi. Câu 62: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2017 Quốc gia Ma-lai-xi-a Cam-pu-chia Mi-an-ma Thái Lan Diện tích (nghìn km2) 330,8 181,0 676,6 513,1 Dân số (triệu người) 31,6 15,9 53,4 66,1 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh mật độ dân số năm 2017 của một số quốc gia? A. Ma-lai-xi-a cao hơn Thái Lan. B. Thái Lan cao hơn Mi-an-ma. C. Mi-an-ma cao hơn Cam-pu-chia. D. Cam-pu-chia cao hơn Ma-lai-xi-a. Câu 63: Phát biểu nào sau đây không đúng về sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở nước ta hiện nay? A. Có các vùng chuyên canh. B. Sử dụng nhiều giống tốt. C. Tập trung ở các đồng bằng. D. Chủ yếu là cây nhiệt đới.
  3. Câu 64: Cho biểu đồ: Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của nước ta năm 2017 so với năm 2010? A. Nuôi cá giảm, nuôi tôm tăng. B. Thủy sản khác tăng, nuôi cá giảm. C. Nuôi tôm tăng, thủy sản khác tăng. D. Nuôi tôm giảm, nuôi cá giảm. Câu 65: Giải pháp chủ yếu để nâng cao giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là A. phát triển chế biến, tăng cường xuất khẩu. B. tăng đầu tư, mở rộng vùng chuyên canh. C. thay đổi cơ cấu cây trồng, dùng giống tốt. D. mở rộng diện tích, chú trọng việc thủy lợi. Câu 66: Việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nước ta chủ yếu nhằm A. sử dụng tốt nguồn lao động, tao việc làm. B. tận dụng tối đa các nguồn vốn khác nhau. C. khai thác nhiều hơn các loại khoáng sản. D. tăng hiệu quả đầu tư, phù hợp thị trường. Câu 67: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các khu công nghiệp ở nước ta là A. sử dụng tốt tài nguyên, tạo nhiều việc làm. B. tạo nhiều sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu. C. đẩy nhanh đô thị hóa, phân bố lại dân cư. D. thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất hàng hóa. Câu 68: Biện pháp chủ yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước Đông Nam Á là A. hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh đô thị hóa. B. tăng cường đầu tư, đẩy mạnh công nghiệp hóa. C. tập trung khai thác khoáng sản, tăng xuất khẩu. D. nâng cao trình độ lao động, chuyển dịch cơ cấu. Câu 69: Nhân tố chủ yếu tạo nên mùa mưa ở Nam Bộ nước ta là A. gió mùa Tây Nam. B. gió phơn Tây Nam. C. gió mùa Đông Bắc. D. Tín phong bán cầu Bắc. Câu 70: Vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ chuyên môn hóa sản xuất cây chè chủ yếu dựa vào điều kiện nào sau đây? A. Nhiều đồi núi thấp, giống cây tốt. B. Địa hình phân bậc, nhiều loại đất. C. Khí hậu nhiệt đới, đủ nước tưới. D. Khí hậu cận nhiệt, đất thích hợp.
  4. Câu 71: Cho biểu đồ về GDP của Thái Lan và Xin-ga-po qua các năm: Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Cơ cấu GDP Thái Lan và Xin-ga-po qua các năm. B. Quy mô GDP của Thái Lan và Xin- ga-po qua các năm. C. Tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan và Xin-ga-po qua các năm. D. Chuyển dịch cơ cấu GDP của Thái Lan và Xin-ga-po qua các năm. Câu 72: Biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển du lịch biển đảo ở Duyên hải Nam Trung Bộ là A. nâng cấp các cơ sở lưu trú, khai thác mới tài nguyên. B. hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đa dạng loại hình sản phẩm. C. nâng cao trình độ người lao động, tích cực quảng bá. D. thu hút dân cư tham gia, phát triển du lịch cộng đồng. Câu 73: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CAO SU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010-2017 Năm 2010 2014 2015 2017 Diện tích (nghìn ha) 748,7 978,9 985,6 971,6 Sản lượng (nghìn tấn) 751,7 966,6 1012,7 1086,7 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018) Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng cao su của nước ta giai đoạn 2010-2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Đường. B. Tròn. C. Miền. D. Kết hợp. Câu 74: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển kinh tế biển ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. phát huy các nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. B. đẩy nhanh thay đổi cơ cấu kinh tế, đa dạng sản phẩm. C. tăng vị thế của vùng trong cả nước, tạo việc làm mới. D. tăng cường sự phân hóa lãnh thổ, thu hút vốn đầu tư. Câu 75: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển công nghiệp dầu khí ở Đông Nam Bộ là A. thu hút nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh hội nhập quốc tế. B. tăng cường phân hóa lãnh thổ, cung cấp nguyên liệu. C. tạo sản phẩm hàng hóa, đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. D. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra việc làm. Câu 76: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Bắc Trung Bộ là A. thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, thuận lợi thu hút đầu tư. B. tạo cơ sở hình thành đô thị mới, phân bố dân cư và lao động. C. đẩy mạnh giao lưu với các vùng, thúc đẩy phát triển du lịch.
  5. D. phục vụ nhu cầu người dân, khai thác tài nguyên thiên nhiên. Câu 77: Hoạt động xuất khẩu ở nước ta ngày càng phát triển chủ yếu do A. đa dạng hóa sản xuất, đầu tư vào các ngành có nhiều ưu thế. B. khai thác hiệu quả thế mạnh, nâng cao chất lượng lao động. C. hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển sản xuất hàng hóa. D. tăng cường quản lí nhà nước và mở rộng thêm thị trường. Câu 78: Giải pháp chủ yếu để khắc phục tính mùa vụ trong nông nghiệp nước ta là A. đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, phát triển các ngành dịch vụ. B. mở rộng thị trường, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa xuất khẩu. C. tăng cường công tác chế biến, đẩy mạnh trao đổi nông sản. D. chú trọng thâm canh, tăng năng suất cây trồng và vật nuôi. Câu 79: Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu trồng trọt ở Đồng bằng sông Hồng là A. tạo ra nguồn hàng xuất khẩu, thúc đẩy sự phân hóa lãnh thổ. B. đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất, giải quyết tốt việc làm. C. khắc phục tính mùa vụ, đa dạng cơ cấu sản phẩm của vùng. D. tạo nhiều nông sản hàng hóa, khai thác hiệu quả tài nguyên. Câu 80: Giải pháp chủ yếu để sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. phát triển tổng hợp kinh tế biển và sống chung với lũ. B. đẩy mạnh trồng cây lương thực và nuôi trồng thủy sản. C. khai khẩn đất, trồng rừng ngập mặn và khai thác biển. D. cải tạo đất, bảo vệ rừng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế. HẾT . - Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  6. Mã đề 304 Tỉ đô la Mĩ 500 421 407 400 341 303 300 297 236 200 100 0 2010 2013 2016 Năm Thái Lan Xin-ga-po (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018) 5,6 6,7 28,9 32,0 65,5 61,3 Năm 2010 Năm 2017 Nuôi cá Nuôi tôm Thủy sản khác CƠ CẤU DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ 2017 (%) (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)