Đề thi thử tuyển sinh vào 10 môn Sinh học - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Bùi Hữu Nghĩa

docx 24 trang nhatle22 3660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh vào 10 môn Sinh học - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Bùi Hữu Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_tuyen_sinh_vao_10_mon_sinh_hoc_nam_hoc_2020_2021.docx

Nội dung text: Đề thi thử tuyển sinh vào 10 môn Sinh học - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Bùi Hữu Nghĩa

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO 10 CHUYÊN NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THCS BÙI HỮU NGHĨA MÔN SINH HỌC Thời gian: 150 phút ĐỀ SỐ 1. Câu 1: a. Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc và trong cơ chế di truyền như thế nào? b. Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù? Câu 2: Ở ruồi dấm có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Một nhóm tế bào sinh dục đang thực hiện quá trình giảm phân có tất cả 128 nhiễm sắc thể kép. Hãy xác định: a. Nhóm tế bào này đang ở thời điểm nào của quá trình giảm phân? b. Số lượng tế bào ở thời điểm tương ứng? c. Khi kết thúc quá trình giảm phân, số lượng giao tử được tạo ra từ nhóm tế bào này là bao nhiêu? (Cho biết diễn biến của các tế bào trong nhóm đều như nhau, quá trình giảm phân diễn ra bình thường) Câu 3: Cho các giống có kiểu gen như sau: - giống số 1: NNMmHh - giống số 2: NNmmHH - giống số 3: nnMMhh. - giống số 4: NnmmHh a. Những giống nào có tính di truyền ổn định? Giải thích. b. Muốn tạo ra giống có ưu thế lai cao thì phải cho những giống nào lai với nhau? Giải thích. c. Vì sao không dùng những giống có ưu thế lai cao để nhân giống? d. Giả thiết ở đậu Hà lan, tính trang hạt vỏ trơn gen H qui định trội hoàn toàn so với tính trạng hạt vỏ nhăn do gen h qui định. Từ một cây đậu có kiểu gen Hh trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn sẽ tạo ra các cây hạt vỏ nhăn chiếm tỷ lệ bao nhiêu % ? Trang | 1
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 4: a.Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài? b. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? c. Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng? d. Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào? Câu 5: Ở cà chua, gen A qui định quả đỏ, a qui định quả vàng; B qui định quả tròn, b qui định quả bầu dục. Khi cho giống cà chua quả màu đỏ, dạng bầu dục và giống cà chua quả màu vàng, dạng tròn lai với nhau, hãy xác định tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình ở F1. (Cho biết: các gen di truyền phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân phát sinh giao tử diễn ra bình thường) Câu 6: a.Hãy cho biết đặc điểm cơ bản về kiểu gen, giới tính của trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng. Nghiên cứu trẻ đồng sinh có ý nghĩa gì? b.Trình bày cơ chế phát sinh bệnh Đao? ĐÁP ÁN Câu Nội dung 1 a. - Nguyên tắc bổ sung: Là nguyên tắc cặp đôi giữa các bơzơ nitric (1 bơzơ nitríc lớn liên kết với 1 bơzơ nitric bé). (Hoặc học sinh trình bày: Nguyên tắc bổ sung là A chỉ liên kết với T và G chỉ liên kết với X). - Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc di truyền: + ADN: Trên 2 mạch đơn của phân tử ADN các nuclêôtít đối diện nhau liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô theo NTBS : A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô. + tARN: trên phân tử tARN có những đoạn xoắn kép, các ribônuclêôtit liên kết theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với U; G liên kết với X. Trang | 2
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cơ chế di truyền: + Tổng hợp ADN: dưới tác dụng của enzim 2 mạch đơn của phân tử ADN tách nhau ra, trên mỗi mạch đơn các nuclêôtít liên kết với các nuclêôtít tự do trong môi trường nội bào theo NTBS: A liên kết với T và ngược lại; G liên kết với X và ngược lại. + Tổng hợp ARN: Các Nuclêôtít trên mạch mã gốc liên kết với các ribônuclêôtít trong môi trường nội bào theo NTBS: A mạch gốc liên kết với U môi trường; T mạch gốc liên kết với A môi trường; G mạch gốc liên kết với X môi trường; X mạch gốc liên kết với G môi trường. + Tổng hợp prôtêin: các tARN vận chuyển mang các a.a đi vào ribôxôm, có bộ ba đối mã khớp với các bộ ba mã sao trên mARN theo NTBS: A – U; G – X. b. - ADN có cấu tạo rất đa dạng vì: bốn loại nuclêôtít sắp xếp ngẫu nhiên thành mạch đơn, giữa hai mạch đơn liên kết với nhau thành mạch kép có thể hình thành vô số phân tử ADN khác nhau. (Hoặc học sinh trình bày là: Với 4 loại nuclêôtit nhưng số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp khác nhau đã tạo ra vô số loại ADN khác nhau). - ADN có tính đặc thù vì cấu trúc của nó được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào nhờ cơ chế tự nhân đôi của ADN. 2 a. Thời điểm của giảm phân: Nhóm tế bào có nhiễm sắc thể ở trạng thái kép có thể ở các thời điểm sau của giảm phân: + Lần phân bào I: cuối kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. + Lần phân bào II: kì đầu, kì giữa. b. Số tế bào ở thời điểm tương ứng: - Nếu ở kì trung gian, kì đầu, kì giữa và kì sau của lần phân bào I, mỗi tế bào có 8 NST thì số tế bào là 128 : 8 = 16. - Nếu ở kì cuối của lần phân bào I và kì đầu, kì giữa của lần phân bào II mỗi tế bào có 4 NST thì số tế bào là 128:4 = 32. c. Trang | 3
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Số lượng giao tử được tạo ra: + Nếu nhóm tế bào này là tế bào sinh dục đực thì số giao tử được tạo ra là 16 x 4 = 64 (tinh trùng). + Nếu nhóm tế bào này là tế bào sinh dục cái thì số giao tử được tạo ra là 16 x 1 = 16 (tế bào trứng). 3 a. - Những giống có tính di truyền ổn định là giống số 2 và số 3 - Giải thích: vì các giống này có kiểu gen đồng hợp, đời sau không bị phân tính b. - Muốn tạo ra giống có ưu thế lai cao thì phải cho giống số 2 và số 3 lai với nhau. - Giải thích: 2 giống này có kiểu gen đồng hợp khác nhau, tạo ra F1 có kiểu gen dị hợp về tất cả các gen nói trên. c. Không dùng những giống có ưu thế lai cao để nhân giống vì qua các thế hệ sau, tỷ lệ kiểu gen dị hợp giảm, tỷ lệ kiểu gen đồng hợp tăng, các gen lặn có hại đi vào thể đồng hợp được biểu hiện thành kiểu hình, giống bị thoái hoá. d. - Thế hệ xuất phát 100% Hh - Thế hệ F1 : 25% HH : 50% Hh : 25% hh - Thế hệ F2 : 25% Hh ; HH = hh = (100% - 25%) : 2 = 37,5% - Thế hệ F3: 12,5% Hh ; HH = hh = (100% - 12,5%) : 2 = 43,75% Vậy các cây hạt vỏ nhăn (hh) chiếm 43,75% 4 a. Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài: - Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ có lợi ( hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả các sinh vật. - Quan hệ đối địch, một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc hai bên cùng bị hại. b. Trang | 4
  5. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài và cả khác loài, xuất hiện mạnh mẽ khi cây mọc dày và thiếu ánh sáng c. Trong thực tiễn sản xuất để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng cần phải: - Trồng cây và nuôi vật nuôi với mật độ hợp lí; cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ. - Áp dụng các kĩ thuật tỉa thưa đối với cây trồng và tách đàn đối với vật nuôi khi cần thiết. d. - Tháp dân số trẻ là tháp có đáy rộng do số lượng trẻ em sinh ra hàng năm cao; cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn biểu thị tỷ lệ tử vong cao; tuổi thọ trung bình thấp. - Tháp dân số già là tháp có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu thị tỷ lệ sinh sản và tỷ lệ tử vong đều thấp; tuổi thọ trung bình cao. 5 Xác định kiểu gen của bố mẹ: - Cà chua quả đỏ, dạng bầu dục có kiểu gen: AAbb hoặc Aabb. - Cà chua quả vàng, dạng tròn có kiểu gen: aaBB hoặc aaBb. - Khi lai cà chua quả đỏ, dạng bầu dục với cà chua quả vàng dạng tròn thì có 4 trường hợp xảy ra TH1: P. AAbb x aaBB Giao tử: Ab aB F1: 100% AaBb ( quả đỏ, dạng tròn) TH2. P Aabb x aaBB Giao tử: Ab ; ab aB F1: Kiểu gen: 50%AaBb : 50% aaBb Kiểu hình: 50% quả đỏ, dạng tròn : 50% quả vàng, dạng tròn TH3: P. AAbb x aaBb Giao tử: Ab aB; ab Trang | 5
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai F1: Kiểu gen: 50%AaBb : 50% Aabb Kiểu hình: 50% quả đỏ, dạng tròn : 50% quả đỏ, dạng bầu dục TH4: P. Aabb x aaBb Giao tử: Ab, ab aB; ab F1: Kiểu gen: 25%AaBb : 25% Aabb : 25% aaBb : 25% aabb Kiểu hình: 25% quả đỏ, dạng tròn : 25% quả đỏ, dạng bầu dục : 25% quả vàng, dạng tròn : 25% quả vàng, dạng bầu dục. 6 a. - Đặc điểm cơ bản: + Các trẻ đồng sinh cùng trứng có kiểu gen và giới tính giống nhau, còn các trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau, giới tính có thể giống hoặc khác nhau. - Ý nghĩa: Giúp ta hiểu được vai trò của kiểu gen và của môi trường đối với sự hình thành tính trạng. b. - Cơ chế hình thành: Trong quá trình giảm phân ở một bên bố hoặc mẹ cặp NST thứ 21 không phân li tạo ra giao tử chứa 2 NST thứ 21 ( n + 1), giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử chứa 3 NST thứ 21 (2n +1) phát triển thành cơ thể mắc hội chứng Đao. ĐỀ SỐ 2. Câu 1. Nêu những điểm khác nhau cơ bản về cấu trúc, chức năng của ADN và ARN. Câu 2. a) Giải thích vì sao bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cá thể. Trang | 6
  7. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai b)Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 20. Hãy cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của các thể đột biến sau: thể một (2n – 1); thể ba (2n +1); thể tam bội; thể tứ bội. c)Trên một NST có trình tự phân bố các gen như sau: A B C D E o F G H (trong đó A, B, C, D, E, F, G, H là các gen, o là tâm động NST). Do đột biến cấu trúc NST đã tạo ra các dạng đột biến sau: 1. A B C D E o F G 2. A D C B E o F G H Xác định loại đột biến đã tạo ra các dạng trên. Câu 3. a) Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ thường gây ra hiện tượng thoái hoá giống? Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây ra thoái hoá giống? b) Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết gây ra hiện tượng thoái hoá giống nhưng tại sao những phương pháp này vẫn được sử dụng trong chọn giống? Câu 4. a. Quần xã sinh vật là gì? Hãy nêu các mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật trong tự nhiên. b. Cho tập hợp các cá thể sinh vật sau: 1- Các cây cỏ sống ven đê sông La. 2- Các con voi sống trong vườn bách thú Hà Nội. 3- Các con chim chào mào sống ở vườn quốc gia Vũ Quang. 4- Các con cá chép sống ở hồ Kẻ Gỗ. Tập hợp nào không phải là quần thể? Giải thích. Câu 5. Gen B có chiều dài 5100A0 và số nuclêôtit loại Timin bằng 20% tổng số nuclêôtit của gen. a) Tính số lượng nuclêôtit từng loại của gen B. b) Gen B đột biến thành gen b. Gen b ít hơn gen B một liên kết hiđrô nhưng chiều dài 2 gen bằng nhau. Đột biến trên thuộc dạng nào? Tính số nuclêôtit từng loại của gen b. Trang | 7
  8. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 6. Một tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 5 lần và đã sử dụng nguyên liệu của môi trường tương đương với 2480 NST đơn. Tất cả các tế bào con tạo ra đều thực hiện giảm phân tạo giao tử. Các giao tử tham gia thụ tinh với hiệu suất 6,25% đã tạo thành 2 hợp tử. Hãy xác định: a) Bộ NST lưỡng bội (2n) của cơ thể có tế bào nói trên. b) Giới tính của cơ thể nói trên. Biết rằng quá trình nguyên phân và giảm phân diễn ra bình thường. Câu 7. Ở đậu Hà Lan, các tính trạng vị trí hoa, chiều cao thân và hình dạng hạt di truyền phân li độc lập, mỗi tính trạng do một gen qui định, được biểu hiện ở dạng trội và lặn như sau: Tính trạng Trội Lặn Vị trí hoa Ở nách lá (A) Ở ngọn (a) Chiều cao thân Cao (B) Lùn (b) Màu sắc hoa Tím (D) Trắng (d) a) Nếu một cây có kiểu hình thân cao, hoa màu tím đem lai phân tích thu được đời con phân li theo tỉ lệ 1 thân cao, hoa màu tím : 1 thân lùn, hoa màu tím. Xác định kiểu gen của cây thân cao, hoa màu tím đem lai phân tích và viết sơ đồ lai. b) Cho phép lai: P. AaBbdd x AaBbDd → F1. Hãy xác định ở F1: - Tỷ lệ kiểu gen AaBbDd; AAbbdd -Tỷ lệ kiểu hình hoa ở nách lá, thân lùn, hoa màu tím. ĐÁP ÁN Câu Nội dung 1 Những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ADN và ARN: ADN ARN - Khối lượng, kích thước lớn hơn ARN - Khối lượng, kích thước bé hơn ADN rất nhiều - Đơn phân cấu trúc gồm 4 loại A, T, G, - Gồm 4 loại Nu: A, U, G, X X - Cấu trúc mạch xoắn kép, gồm có 2 mạch - Cấu trúc mạch đơn (một mạch polinucleotit). Trang | 8
  9. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai polinucleotit, giữa 2 mạch các Nu liên kết với nhau theo NTBS: A liên kết với T bằng 2 LKH, G liên kết với X bằng 3 LKH và ngược lại. - ADN có hai chức năng quan trọng: lưu - mARN có vai trò truyền đạt thông tin qui định giữ và truyền đạt thông tin di truyền. cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp. - tARN có chức năng vận chuyển a.a tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin. - rARN là thành phần cấu tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin. 2 a. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) ở những loài sinh sản hữu tính duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể là nhờ sự kết hợp 3 cơ chế: Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. - Nhờ nguyên phân mà từ hợp tử phát triển thành cơ thể, đảm bảo ổn định bộ NST 2n trong các thế hệ tế bào của cơ thể. - Nhờ giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội (n). - Qua thụ tinh sự kết hợp giao tử đực (n) với giao tử cái (n), bội NST lưỡng bội được phục hồi. b. - Thể một: (2n - 1) = 19 - Thể ba: (2n + 1) = 21 - Thể tam bội: 3n = 30 - Thể tứ bội: 4n = 40 c. - Dạng 1: Đột biến mất đoạn - Dạng 2: Đột biến đảo đoạn. 3 a. – Vì qua các thế hệ sau tỉ lệ thể dị hợp giảm dần, thể đồng hợp tăng dần, các gen lặn có hại đi vào thể đồng hợp, biểu hiện thành kiểu hình, gây ra thoái hoá giống. - Giống ban đầu có kiểu gen đồng hợp tử (giống thuần chủng). b. Vì trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần (có cặp gen đồng Trang | 9
  10. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai hợp), để đánh giá kiểu gen ở từng dòng, phát hiện gen xấu để từ đó loại ra khỏi quần thể. 4 a. - Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau như một thể thống nhất. - Trong tự nhiên giữa sinh vật với sinh vật có các mối quan hệ sau: + Quan hệ cùng loài, gồm có: quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh. + Quan hệ khác loài , gồm có: quan hệ hỗ trợ (cộng sinh, hội sinh, ); quan hệ đối địch (Cạnh tranh, kí sinh, nửa kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác, ) b. Các tập hợp sau không phải là quần thể: 1- Các cây cỏ sống ven đê sông La. 2- Các con voi sống trong vườn bách thú Hà Nội. Vì: - Tập hợp các cây cỏ sống ven đê sông La có thể có nhiều loài cỏ khác nhau. - Tập hợp các con voi sống trong vườn bách thú Hà Nội mặc dù các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, nhưng chưa có khả năng sinh sản để tạo ra những thế hệ mới để duy trì và phát triển. 5 a. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen B: - Tổng số nuclêôtit của gen B: 2L 2.5100 N = 3000 nuclêôtit. 3,4 3,4 - Theo NTBS ta có: T + X = 50% → X = 30%. Vậy số nuclêôtit từng loại của gen B là: A = T = 20% x 3000 = 600. G = X = 30% x 3000 = 900. b. Theo bài ra, gen B đột biến thành gen b, gen b ít hơn gen B một liên kết hiđrô nhưng chiều dài 2 gen bằng nhau => Đây là đột biến gen dạng thay thế 1 cặp nuclêôtit: thay thế cặp (G-X) bằng cặp (A-T). - Số nuclêôtit từng loại của gen b là: A = T = 600 + 1 = 601. Trang | 10
  11. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai G = X = 900 – 1 = 899. 6 a. Bộ NST lưỡng bội: Áp dụng công thức tính số NST môi trường cung cấp: 2n (2k – 1) Theo bài ra ta có: 2n(25 – 1) = 2480 => 2n = 80 b. Giới tính của cơ thể nói trên: - Số giao tử được thụ tinh = số hợp tử tạo thành = 2 - Số giao tử được tạo thành là 2 x 100/6,25 = 32 - Số tế bào con tạo thành sau 5 lần nguyên phân, thực hiện giảm phân là 25 = 32 Vậy 32 tế bào giảm phân tạo 32 giao tử => 1 tế bào giảm phân tạo 1 giao tử, đó là tế bào sinh trứng, giới tính của cơ thể nói trên là cái. 7 a. B-D- (thân cao, hoa màu tím) x bbdd (thân lùn, hoa màu trắng) → 1 thân cao, hoa màu tím: 1 thân lùn, hoa màu tím - Xét tính trạng chiều cao thân: B- (thân cao) x bb (thân lùn) → 1 thân cao : 1 thân lùn => kiểu gen của cây thân cao đem lai là Bb - Xét tính trạng màu sắc hoa: D- (hoa màu tím) x dd (hoa màu trắng) → 100% hoa màu tím => kiểu gen của cây hoa màu tím đem lai là DD - Vậy kiểu gen của cây thân cao, hoa màu tím đem lai là BbDD - Sơ đồ lai: P. Cây thân cao, hoa màu tím x Cây thân lùn, hoa màu trắng BbDD bbdd GP: ½ BD : ½ bD bd F1: ½ BbDd : ½ bbDd Tỷ lệ kiểu hình: 1 thân cao, hoa màu tím : 1 thân lùn, hoa màu tím. b. Ở F1: 1 1 1 1 - Tỷ lệ kiểu gen AaBbDd = . . = ; 2 2 2 8 1 1 1 1 - Tỷ lệ kiểu gen AAbbdd = . . = 4 4 2 32 Trang | 11
  12. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai 3 1 1 3 Tỷ lệ kiểu hình hoa ở nách lá, thân lùn, hoa tím: A-bbD- = . . = 4 4 2 32 ĐỀ SỐ 3. Câu 1: (1,5 điểm) Phân biệt thụ phấn và thụ tinh, tại sao thụ phấn là điều kiện cần nhưng chưa đủ của thụ tinh? Câu 2: (1,5 điểm) Giải thích tại sao tảo không được xem là cây xanh thực sự? Lợi ích của tảo trong tự nhiên? Câu 3: (1 điểm) Vì sao sự thích nghi của thú với điều kiện sống lại rất đa dạng và phong phú? Câu 4: (2 điểm) Giải thích đặc điểm tiêu hoá và đặc điểm hô hấp của của chim thích nghi với sự bay? Câu 5: (1,5 điểm) Hãy giải thích những đặc điểm của hệ cơ ở người thích ứng với chức năng co rút và vận động? Câu 6: (1,5 điểm) Thân nhiệt là gì? Giải thích vì sao lúc trời lạnh cơ thể có hiện tượng dựng lông ở da, trời quá lạnh cơ thể có hiện tượng run? Câu 7: (3 điểm) Ức chế phản xạ có điều kiện xảy ra như thế nào? Mối quan hệ giữa sự ức chế phản xạ có điều kiện cũ và sự thành lập phản xạ có điều kiện mới? Ý nghĩa đối với đời sống? Câu 8: (2,5 điểm) Một phân tử ADN dài 150 vòng xoắn, có A = 600 nuclêôtit a) Tính số lượng từng loại nuclêôtit của phân tử ADN? b) Phân tử trên dài bao nhiêu? có bao nhiêu liên kết H2? Trang | 12
  13. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 9: (2điểm) Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là gì ? Trình bày cơ chế phát sinh các thể dị bội (2n + 1) và (2n –1)? Câu 10: (2 điểm) Điểm khác nhau cơ bản giữa cơ chế tổng hợp ADN với cơ chế tổng hợp ARN là gì? Câu 11: (1,5 điểm) Có 5 tế bào sinh dưỡng của một loài đều nguyên phân 2 lần và đã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương đương 120 nhiễm sắc thể. Xác định: a. Số tế bào con tạo ra. b. Tên loài. ĐÁP ÁN Câu 1: (1,5 điểm) - Thụ phấn : Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ (0,5 điểm) - Thụ tinh: Là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) tạo thành một tế bào mới là hợp tử. Hiện tượng thụ tinh sảy ra tại noãn.(0,5 điểm) - Hiện tượng thụ phấn là điều kiện cần nhưng chưa đủ của thụ tinh vì: (0,5đ điểm) + Có thụ phấn mới có thụ tinh, nhưng sau đó hạt phấn phải nảy mầm (hình thành các ống phấn mang tế bào sinh dục đực xuyên qua vòi nhụy đến bầu nhụy gặp noãn) thì hiện tượng thụ tinh mới thực hiện được. + Có một số trường hợp ( phấn của các cây không cùng loại) tuy có hiện tượng thụ phấn nhưng không thụ tinh vì hạt phấn không nảy mầm được. Câu 2: (1,5 điểm) Tảo không được xem là cây xanh thực sự vì: * Cấu tạo cơ thể đơn giản, chưa phân hoá dạng rễ, thân, lá. Các tế bào chưa phân hoá thành các mô khác nhau (đặc biệt là chưa có mô dẫn) do đó tảo sống chủ yếu ở môi trường nước và dạng cơ thể của tảo gọi là tản. (0,75 điểm) * Lợi ích của tảo trong tự nhiên: (0,75 điểm) - Cung cấp oxi (nhả ra khi quang hợp) và là nguồn thức ăn cho các động vật ở nước. Trang | 13
  14. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Là thức ăn cho gia súc và cho con người. - Các công dụng khác (phân bón, nguyên liệu, làm giấy, hồ gián, thuốc nhuộm ) Câu 3: (1 điểm) Thú thích nghi với điều kiện sống vì: Thú là động vật đẳng nhiệt, có hệ thần kinh, giác quan và các hệ cơ quan phát triển ở mức độ cao nên có thể sinh sống và thích nghi dễ dàng dối với môi trường có những điều kiện sống khác nhau thậm chí rất khắc nghiệt (xa mạc, núi cao ) Câu 4: (2 điểm) Hệ cơ quan Đặc điểm Sự thích nghi 1.Hàm thiếu răng. - Cơ thể nhẹ Tiêu hoá 2.Ruột ngắn. - Thải phân nhanh 3.Thiếu ruột thẳng - Thiếu nơi trữ phân. Có 9 túi khí đi vào Cơ thể nhẹ, cách nhiệt, giảm ma sát giữa các nội giữa các nội quan, đi quan. tận dụng được nguồn oxi trong không khí, Hô hấp vào các xoang rỗng tăng nhịp hô hấp mà vẫn không bị thiếu không của xương. khí khi chim bay. Câu 5: (1,5điểm) Những đặc điểm của hệ cơ thích ứng với chức năng co rút. - Tế bào cơ có cấu tạo dạng sợi. Trong sợi cơ có rất nhiều tơ cơ. Hai loại (tơ cơ dày và tơ cơ mảnh) có khả năng lồng vào nhau khi cơ co làm cho các sợi cơ co rút lại và tạo ra lực kéo. (0,5 điểm) - Nhiều tế bào cơ hợp thành bó cơ có màng liên kết bao bọc; nhiều bó cơ hợp thành bắp cơ. Các bắp cơ nối vào xương. Do đó khi sợi cơ co dẫn đến các bắp cơ co rút lại và kéo xương chuyển dịch và vận động. (0,5 điểm) - Số lượng cơ của cơ thể rất nhiều (khoảng 600 cơ) đủ để liên kết với toàn bộ xương để tạo ra bộ máy vận động cho cơ thể. (0,5 điểm) Câu 6: (1,5điểm) Trang | 14
  15. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai * Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể (cơ thể luôn có nhiệt độ ổn định khoảng 370c) * Lúc trời lạnh: Cơ thể chống lạnh bằng cách tăng dị hoá sinh nhiệt và giảm sự toả nhiệt từ cơ thể ra môi trường. ( hiện tượng dựng lông ở da gíup cơ thể giảm bớt độ lạnh của môi trường xâm nhập, đồng thời hạn chế sự toả nhiệt từ cơ thể ra môi trường ngoài) * Khi trời quá lạnh: Cơ thể có hịên tượng run. ( run là một dạng co rút nhanh của cơ nhằm tăng cường quá trình dị hoá sinh nhiệt để cơ thể chống lạnh) Câu 7: (3 điểm) * Ức chế sảy ra: (1 điểm) - Nếu phản xạ có đều kiện đã được thành lập không đựơc củng cố thường xuyên. - Một kích thích quá mạnh xuất hiện sẽ dập tắt . * Mối quan hệ giữa sự ức chế phản xạ có điều kiện cũ và sự thành lập phản xạ có điều kiện mới. (1 điểm) Có mối liên quan mật thiết với nhau, đảm bảo cho cơ thể thích nghi kịp thời trước những thay đổi xảy ra thường xuyên trong môi trường xung quanh. * Ý nghĩa: (1 điểm) Ức chế dập tắt có ý nghĩa bảo vệ hệ thần kinh, chống lại các tác động gây tổn hại hệ thần kinh. Giúp cơ thể thích nghi với điều kiện sống mới Câu 8: (2,5 điểm) a) Tổng số nuclêôtit của phân tử ADN là (0,5 điểm) 150.20 = 3000 nuclêôtit Số nuclêôtit từng loại của phân tử ADN là (0,5 điểm) Theo NTBS: A = T = 600 nuclêôtit b) Số liên kết H2 của phân tử ADN là 2.A + 3.G = 2.600 + 3.900 = 3900 liên kết H2 (0,5 điểm) Trang | 15
  16. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Chiều dài phân tử ADN là: 150.34 = 5100 A0 (0,5 điểm) Câu 9: (2 điểm) * Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là: Những biến đổi sảy ra ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể nào đó hoặc ở tất cả bộ nhiễm sắc thể. (0,5 điểm) * Cơ chế dẫn đến sự hình thành thể dị bội (2n + 1) và (2n-1) (1,5 điểm) + Do sự phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng nào đó. + Kết quả: Một giao tử có cả 2 nhiễm sắc thể của một cặp còn một giao tử không mang nhiễm sắc thể nào của cặp đó. + Trong thụ tinh: Giao tử mang cả 2 nhiễm sắc thể (n+1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử (2n+1) + Giao tử không mang nhiễm sắc thể nào (n-1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo hợp tử (2n-1) (Có thể giải thích bằng sơ đồ - đúng vẫn cho điểm tối đa) Câu 10: ( 2điểm) Điểm khác nhau căn bản giữa cư chế tổng hợp ADN với cơ chế tổng hợp ARN Tổng hợp ADN Tổng hợp ARN -Xảy ra trên toàn bộ trên 2 mạch đơn của - Xảy ra trên một mạch đơn gen. phân tử ADN - Nguyên liệu tổng hợp là 4 loại nuclêôtit: A, - Nguyên liệu tổng hợp lên 4 loại A, U, G, X. T, G, X. - Nguyên tắc tổng hợp là nguyên tắc bổ sung: - Nguyên tắc tổng hợp là nguyên tắc bổ sung: A – U; G – X. A –T; G – X là nguyên tắc giữa lại một nửa. - Kết quả :mỗi lần tổng hợp tạo ra 1 ARN có - Kết quả: từ ADN mẹ tạo ra 2 ADN con số lượng, thành phần và trật tự các đơn phân giống hệt ADN mẹ, trong mỗi ADN con có một giống mạch bổ sung của gen (chỉ khác T mạch đơn mới được tổng hợp nên. được thay bằng U) Câu 11: (1,5 điểm) Trang | 16
  17. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai a) Số tế bào con được tạo ra: + Áp dụng công thức tính số tế bào con: a. 2x = 5. 22 = 20 (tế bào) (0,5điểm) b) Tên của loài: Số nhiễm sắc thể trong môi trường cung cấp. ( 2x - 1) .a .2n = 120 120 120 2n 8 2n = 8 Loài ruồi giấm (2x 1).a (2x 1).5 ĐỀ SỐ 4. Câu 1: ( 2đ) Vẽ sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật điển hình? Cho biết chức năng các bộ phận đó? Câu 2: (2đ) Phân biệt đặc điểm của lớp một lá mầm với lớp hai lá mầm? Câu 3: (1,25đ) Thế nào là động vật quý hiếm? ở Việt Nam các cấp độ đe dọa tuyệt chủng của động vật được chia như thế nào? Mỗi cấp độ cho ít nhất 2 ví dụ minh họa? Câu 4: (2,75đ) Tế bào động vật giống và khác tế bào thực vật như thế nào? Điểm giống, khác nhau đó cho chúng ta biết điều gì về nguồn gốc của chúng? Câu 5: (2đ) Khi gặp người gãy xương cẳng tay, em sẽ làm gì để sơ cứu băng bó cố định cho nạn nhân? Câu 6: (1đ) Trang | 17
  18. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Khi có vi khuẩn lạ xâm nhập vào cơ thể, bạch cầu đã bảo vệ cơ thể bằng cách nào? Câu 7: (2đ) Hiện nay chiều cao trung bình của người Việt Nam thấp hơn chiều cao trung bình của thế giới 5 – 6 cm. Em sẽ làm gì để góp phần tăng chiều cao trung bình của người Việt Nam? Câu 8: (1đ) Bằng mắt thường hãy chỉ ra các đặc điểm để phân biệt thể 2n, 3n, 4n? Câu 9: (1đ) Giải thích vì sao trâu bò cùng ăn cỏ nhưng thịt trâu lại khác thịt bò? Câu 10 (2,25đ) Thỏ có bộ NST 2n = 44. Có 25 tinh bào bậc I và 40 noãn bào bậc I giảm phân bình thường. a. Số tinh trùng được tạo ra và số NST của chúng. b. Số trứng được tạo ra và số NST của chúng. c. Số thể định hướng được tạo ra và số NST của chúng. d. Toàn bộ số tinh trùng và số trứng nói trên đều tham gia vào 1 quá trình thụ tinh đã tạo ra 6 hợp tử. Xác định: + Số NST có trong các hợp tử + Hiệu suất thụ tinh của trứng và của tinh trùng. Câu 11 ( 1,25đ) Trình bày những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân? Sự duỗi xoắn tối đa ở kỳ trung gian và sự đóng xoắn tối đa ở kỳ giữa có vai trò gì ? Câu 12 ( 1,5đ) ở 1 loài thực vật hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa vàng Trang | 18
  19. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Cho cây hoa đỏ giao phối với cây hoa vàng thu được F1, cho F1 tiếp tục tự thụ phấn được F2. Lập sơ đồ lai từ P đến F2 ĐÁP ÁN Câu 1: - Vẽ đúng sơ đồ cấu tạo thực vật - Chú thích đúng 6 bộ phận của tế bào thực vật - Nêu được chức năng các bộ phận + Vách tế bào: Giúp tế bào có hình dạng nhất định + Màng sinh chất: Bao bọc ngoài chất tế bào. + Chất tế bào: Là chất keo lỏng trong chứa các bào quan như lục lạp ( Chứa diệp lục ở các tế bào thịt lá ): Diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào. + Nhân: Thường có 1 nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. + Ngoài ra còn có không bào: Chứa dịch tế bào. Câu 2 Lớp một lá mầm Lớp hai lá mầm Rễ cọc Rễ chùm Phôi có 1 lá mầm Phôi có 2 lá mầm Gân lá song song hoặc hình cung Gân lá hình mạng Hoa thường có 3 – 6 cánh Hoa thường có 4 – 5 cánh hoặc bội số của 4 hoặc 5 Câu 3: - Động vật quý hiếm là động vật có giá trị nhiều mặt như: Dược liệu, thực phẩm, mĩ nghệ Và có số lượng giảm sút trong vòng 10 năm trở lại đây. - Có 4 cấp độ đe dọa tuyệt chủng: + ít nguy cấp: Động vật quý hiếm được nuôi, hoặc bảo tồn như: Khỉ vàng, khướu đầu đen + Sẽ nguy cấp: Giảm sút số lượng cá thể 20%: Cà cuống, cá ngựa gai + Nguy cấp: Giảm sút số lượng cá thể 50%: Tôm hùm, rùa núi vàng Trang | 19
  20. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Rất nguy cấp: Giảm sút số lượng cá thể 80%: Voi, hươu xạ Câu 4: * Khác: Tế bào động vật Tế bào thực vật Không có vách tế bào, lục lạp, không bào Có vách tế bào ( Thành xenlulozo), lục lạp, không bào Chất dự trữ chủ yếu là glicogen Chất dự trữ chủ yếu là tinh bột Hầu hết đều có khả năng phân chia ( Trừ tế bào Chỉ có tế bào ở mô phân sinh mới có khả năng thần kinh, tế bào máu, tế bào cơ) phân chia -> Thích nghi hoàn toàn theo 2 hướng khác nhau: Thực vật tự dưỡng còn động vật dị dưỡng. * Giống: + Có các thành phần cơ bản như: Màng tế bào, chất tế bào, nhân + Chức năng các bộ phận kể trên giống nhau + Cả 2 loại tế bào đều có các hoạt động chức năng như: Trao đổi chất, lớn lên, cảm ứng -> Chúng có chung nguồn gốc từ các cơ thể sống đầu tiên. Câu 5: - Gặp người góy xương, cần : + Đặt nạn nhân nằm yên. + Dùng gạc hay khăn sạch lau nhẹ vết thương. + Tiến hành sơ cứu theo 2 bước cơ bản sau: ( Sau khi sơ cứu đư nạn nhân đến cơ sở y tế ) 1.Buộc định vị : - Đặt nẹp tre, gỗ vào chỗ xương góy. - Lút vải mềm, gấp dày vào chỗ đầu xương. - Buộc định vị 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương góy. 2. Băng bó cố định Trang | 20
  21. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Với xương cẳng tay: Dùng băng quấn chặt từ trong ra cổ tay, sau dây đeo vũng tay vào cổ. - Với xương chân: Băng từ cổ chân vào. Nếu là xương đùi thỡ dùng nẹp tre dài từ sườn đến gót chân và buộc cố định ở phần thân. Câu 6: - Khi vi khuẩn, virut xâm nhập vào cơ thể, các bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng cách tạo nên 3 hàng rào bảo vệ : + Sự thực bào: Bạch cầu trung tớnh và bạch cầu mụ nô (đại thực bào) bắt và nuốt các vi khuẩn, virut vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng. + Limpho B tiết ra khỏng thể vụ hiệu hoỏ khỏng nguyờn. + Limpho T phá huỷ các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách tiết ra các prôtêin đặc hiệu (kháng thể) làm tan màng tế bào bị nhiễm để vô hiệu hoá kháng nguyên. + Lưu ý: Bạch cầu ưa axit và ưa kiềm cũng tham gia vào vô hiệu hoá vi khuẩn, virut nhưng với mức độ ít hơn. Câu 7: Để tăng chiều cao trung bình của người Việt Nam, mỗi người cần có biện pháp để tăng chiều cao của mình: + Chế độ dinh dưỡng hợp lí, cân đối, đủ các nhóm cơ bản: Đường bột, đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng. + Có chế độ luyện tập thể dục thể thao, lao động vừa sức, đều đặn từ bé + Thường xuyên tắm nắng để cơ thể tự tổng hợp được vitamin D + Tránh mang vác nặng, khi mang vác đều cả 2 vai. + Ngồi học ngay ngắn đúng tư thế Câu 8 : - Chúng ta có thể nhận biết thể đa bội bằng mắt thường thông qua các dấu hiệu : + Đa bội thường có khích thước tế bào to -> Kích thước các cơ quan sinh dưỡng, các cơ quan sinh sản to hơn dạng lưỡng bội. Trang | 21
  22. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Tính bất thụ của các thể đa bội cao: Đa bội lẻ không hạt, đa bội chẵn có hạt xong số hạt lép cao. + Thời gian sinh trưởng kéo dài. + Khả năng chống chịu hạn, chống nóng, chống lạnh tốt hơn dạng lưỡng bội Câu 9: Vì ADN của trâu khác ADN của bò, nên mặc dù có cùng nguyên liệu axitamin lấy từ cỏ, nhưng dưới khuôn mẫu ADN của trâu khác ADN của bò nên đã xắp xếp các axitamin khác nhau trên protein - > Thịt trâu khác thịt bò. Câu 10: a) Số tinh trùng được tạo ra là: 25 x 4 = 100 ( tinh trùng ) Số NST có trong các tinh trùng là: 100 x 22 = 2200 ( NST) b) Số trứng được tạo ra là: 40 x 1 = 40 ( trứng ) Số NST có trong các trứng là: 40 x 22 = 880 ( NST) c) Số thể định hướng được tạo ra là: 40 x 3 = 120 ( thể định hướng ) Số NST có trong các thể định hướng là: 120 x 22 = 2640 ( NST) d) Số NST có trong các hợp tử là: 6 x 44 = 264 ( NST) Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là: (6 : 100) x 100% = 6% Hiệu suất thụ tinh của trứng là: (6 : 40) x 100% = 15% Câu 11: - Diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân: Các kì Những biến đổi cơ bản của NST Kì đầu - NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hỡnh thỏi rừ rệt. Cỏc NST đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động. Kì giữa - Các NST kép đóng xoắn cực đại. Các NST kép xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Kì sau - Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của Trang | 22
  23. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai tế bào. Kì cuối - Các NST đơn dón xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc. - NST duỗi xoắn cực đại ở kỳ trung gian để NST có thể thực hiện được các hoạt động chức năng như: Nhân đôi NST chuẩn bị cho nguyên phân, tổng hợp mARN NST đóng xoắn cực đại ở kỳ giữa của nguyên phân có tác dụng giúp NST phân li dễ dàng về 2 cực của tế bào Câu 12: Quy ước gen: A – Hoa đỏ ; a - Hoa vàng P: Hoa đỏ (AA) x Hoa vàng (aa ) G (P ) A a F1 Aa (hoa đỏ) x Aa (hoa đỏ) G (F1) A, a A, a F2 AA ; Aa ; Aa aa ( 3 hoa đỏ) ( 1 hoa vàng) HẾT . Trang | 23
  24. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Website HOC247 cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thông minh, nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các trường chuyên danh tiếng. I. Luyện Thi Online Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90% - Luyên thi ĐH, THPT QG: Đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng xây dựng các khóa luyện thi THPTQG các môn: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học. - Luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán: Ôn thi HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán các trường PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An và các trường Chuyên khác cùng TS.Tràn Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thày Nguyễn Đức Tấn. II. Khoá Học Nâng Cao và HSG Học Toán Online cùng Chuyên Gia - Toán Nâng Cao THCS: Cung cấp chương trình Toán Nâng Cao, Toán Chuyên dành cho các em HS THCS lớp 6, 7, 8, 9 yêu thích môn Toán phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở trường và đạt điểm tốt ở các kỳ thi HSG. - Bồi dưỡng HSG Toán: Bồi dưỡng 5 phân môn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và Tổ Hợp dành cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS. Lê Bá Khánh Trình, TS. Tràn Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thày Lê Phúc Lữ, Thày Võ Quốc Bá Cẩn cùng đôi HLV đạt thành tích cao HSG Quốc Gia. III. Kênh học tập miễn phí HOC247 NET cộng đồng học tập miễn phí HOC247 TV kênh Video bài giảng miễn phí - HOC247 NET: Website hoc miễn phí các bài học theo chương trình SGK từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí, kho tư liệu tham khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất. - HOC247 TV: Kênh Youtube cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa đề thi miễn phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các môn Toán- Lý - Hoá, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn, Tin Học và Tiếng Anh. Trang | 24