Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 201 - Năm học 2019-2020

doc 5 trang nhatle22 3670
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 201 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia_mon_hoa_hoc_lop_12_m.doc

Nội dung text: Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 201 - Năm học 2019-2020

  1. ĐỀ MINH HỌA ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA THEO CẤU TRÚC BỘ NĂM HỌC : 2019-2020 MÔN HÓA HỌC ( Đề thi gồm có 04 trang ) Thời gian làm bài 50 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề 201 Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Cho C=12, Na=23,K=39,H=1,Ba=137,S=32,N=14,Mg=24,Al=27,Fe=56,O=16,P=31,Ca=40,Zn=65,Cu=64,Ag=108,Cl=35,5. Câu 41. Kim loại nào mềm nhất trong các kim loại sau đây? A. Au. B. Ag. C. Cs. D. Os. Câu 42. Glucozơ thuộc loại hợp chất nào sau đây? A. Hợp chất tạp chức. B. Hợp chất đa chức. C. Hợp chất đơn chức. D. este. Câu 43. Trong các chất sau, chất nào không tạo liên kết hiđro với nước ? A. HF. B. CH3-CH2-COOH. C. NH3. D. CH3-CH3. Câu 44. Al không tác dụng với chất nào dưới đây? o A. dung dịch KOH. B. dung dịch FeCl3. C. CuO (t ). D. dung dịch NH3. Câu 45. Dung dịch chứa các ion nào sau đây không tồn tại được? + + - - 2+ 3+ 2- - + 3+ - - + 2+ - - A. Na , Al , Cl , NO3 . B. Cu , Fe , SO4 , Cl . C. Na , Al , Cl , OH . D. Na , Ba , HCO3 , Cl . Câu 46. Để điều chế kim loại có độ thuần khiết cao người ta dung phương pháp nào sau đây ? A. Thủy luyện. B. Nhiệt luyện. C. Điện phân. D. Nhiệt phân . Câu 47. Cho một ít tinh thể muối X vào ống nghiệm rồi tiến hành phản ứng nhiệt phân dưới ngọn lửa đèn cồn. Sau khi phản ứng kết thúc thì thấy không còn chất rắn nào trong ống nghiệm. Cho biết X là muối nào sau đây? A. NH4NO3. B. AgNO3. C. KHCO3. D. BaCO3. Câu 48. Cho dãy các chất sau: H2O, NaH2PO4, (NH4)2CO3, H2NCH2COOH. Số chất lưỡng tính trong dãy là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 49. Đun nóng tristearin trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được sản phẩm gồm C3H5(OH)3 và muối A. C17H35COONa. B. C17H31COONa. C. C15H31COONa. D. C17H33COONa. Câu 50. Cho một thanh sắt vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 (loãng), muốn cho lượng khí thoát ra nhanh thì nhỏ thêm vào ống nghiệm vài giọt dung dịch X. Dung dịch X là : A. ZnSO4. B. CuSO4. C. NaOH. D. AlCl3. Câu 51. Dung dịch nào sau đây không dùng để phân biệt hai dung dịch Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 ? A. AgNO3. B. HCl. C. HNO3. D. Cu(NO3)2. Câu 52. Khí CO2 có lẫn khí HCl. Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để tinh chế khí CO2? A. H2SO4 đặc. B. Na2CO3. C. NaHCO3. D. NaOH. Câu 53. Cho dãy gồm các chất sau: etilen, acrilonitrin, stiren, caprolactam, etilenglicol. Số chất trong dãy tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 54. Cho chất hữu cơ X (C4H12O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối cacboxylat Y và hai chất khí đều có chứa nitơ và đều làm xanh quỳ tím ẩm. Số công thức cấu tạo của X là 1
  2. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2 Câu 55. Tiến hành các thí nghiệm sau : (a) Ở nhiệt độ cao, các kim loại đều tác dụng được với oxi, tạo thành oxit. (b) Chất hút ẩm silicagen được điều chế bằng cách sấy để làm mất một phần nước của axit silixic. (c) Nguyên tắc sản xuất thép là khử các oxit sắt ở nhiệt độ cao. (d) Hòa tan hỗn hợp gồm BaO,NH4HCO3,NaHCO3( có tỉ lệ mol lần lượt là 5:4:2) vào nước dư,đun nóng, sau phản ứng dung dịch thu được chỉ có 1 chất tan. (e) Hợp kim inox có thành phần gồm Fe-Cr-Mn không bị ăn mòn. Số phát biểu sai là A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. Câu 56. Y là một polisaccarit có trong thành phần của tinh bột và có cấu trúc mạch cacbon phân nhánh. Gạo nếp sở dĩ dẻo hơn gạo tẻ vì có chứa thành phần Y nhiều hơn. Tên gọi của Y là A. Glucozơ. B. Amilozơ. C. amilopectin. D. Saccarozơ. Câu 57: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chỉ xảy ra sự ăn mòn hóa học : A. Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3. B. Cắt miếng tôn( sắt tráng kẽm ) để trong không khí ấm. C. Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuCl2 . D. Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối. Câu 58. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho K2Cr2O7 (rắn) vào dung dịch HCl đặc, đun nóng. (b) Cho urê vào dung dịch H2SO4 loãng. (c) Cho CrO3 vào dung dịch NaOH dư. (d) Cho FeO vào dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư). (e) Cho Al4C3 vào dung dịch NaOH dư. (f) Cho dung dịch NaHCO3 vào nước vôi trong dư. Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm sinh ra chất khí là A. 4. B. 3. C. 6. D. 5. Câu 59. Cho các phát biểu sau: (a) Dầu mỡ sau khi sử dụng, có thể tái chế thành nhiên liệu. (b) Muối mononatri của axit glutamic được dùng làm bột ngọt( mì chính). (c) Amilopectin, tơ tằm, lông cừu là polime thiên nhiên. (d) Chất độn amiăng làm tăng tính chịu nhiệt của chất dẻo. (e) Khi cho chanh vào sữa bò hoặc sữa đậu nành thì thấy có kết tủa xuất hiện. (f) Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền tốt hơn cao su thiên nhiên. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 6. D. 3. Câu 60. Đốt cháy hết m gam một axit X no, đơn chức, mạch hở thu được (m+ 2,8) gam CO2 và (m- 2,4) gam H2O. Axit X là A. HCOOH. B. CH3COOH. C. C2H5COOH. D. C3H7COOH. Câu 61. Ở nông thôn nhiều gia đình vẫn đun bếp rơm, bếp rạ, bếp củi. Muốn bảo quản đồ vật người ta thường đem gác lên gác bếp. Điều này chứng tỏ ở trong khói bếp có chất sát khuẩn diệt, nấm mốc mà chủ yếu là : A. anđehit fomic. B. K2CO3. C. ancol etylic. D. axit hữu cơ. 2
  3. Câu 62. Để đánh giá sự ô nhiễm không khí của một nhà máy người ta tiến hành như sau: Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb2+ dư thì thu được 0,3585 mg chất kết tủa đen. Hiện tượng trên cho thấy nhà máy này đã bị ô nhiễm một loại khí độc. Hãy cho biết đó là khí nào sau đây ? A. SO2. B. H2S. C. CO. D. NO. Câu 63. Cho hỗn hợp gồm 13 gam Zn và 8,4 gam Fe vào 200ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 2M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn .Tính m ? A. 49,60 gam. B. 52,40 gam. C. 52,85 gam. D. 71,00 gam. Câu 64. Hấp thụ hết 11,2 lít khí CO2 vào 400 ml dung dịch NaOH 1,75M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Y chứa Ba(OH)2 0,2M và BaCl2 0,3M vào X. Thể tích dung dịch Y nhỏ nhất cần cho vào X để thu được lượng kết tủa lớn nhất là A. 0,75 lít. B. 1,25 lít. C. 1,00 lít. D. 0,80 lít. Câu 65. Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic trong đó nguyên tố oxi chiếm 40% về khối lượng. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ KOH, thu được 9,44 gam muối.Tính m ? A. 5,60. B. 6,40. C. 4,80. D. 7,20. Câu 66. Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol sau: o (1) C7H18O2N2(X) + NaOH t X1 + X2 + H2O (4) X4 → nilon-6 + H2O (2) X1 + 2HCl → X3 + NaCl (5) X2 + CH3COOH → X5 (3) X4 + HCl → X3 Phát biểu nào sau đây là sai ? A. Chất X có phản ứng với dung dịch H2SO4 theo tỉ lệ mol 1:1. B. Chất X2 không làm đổi màu quỳ tím ẩm. C. Nhiệt độ nóng chảy của X1 cao hơn X4. D. Phân tử khối của X3 hơn phân tử khối của X5 là 76,5 đvC. Câu 67. Hỗn hợp X gồm 0,3 mol propin, 0,2 mol axetilen, 0,4 mol etan và 1,2 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X( xúc tác Ni) một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là m. Cho Y tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 thu được kết tủa và 31,36 lít hỗn hợp khí Z. Sục khí Z qua dung dịch brôm dư thấy có 16 gam brom phản ứng.Tính m? A. 19,75. B. 9,875. C. 8,5. D. 9,5. Câu 68. Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Na,K vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl xM và MgCl2 2M, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí (đktc) và 5,8 gam kết tủa. Tính x? A. 2M. B. 1M. C. 1,5M. D. 1,25M. Câu 69. Cho m gam P2O5 tác dụng hết với 253,5ml dung dịch NaOH 2M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được 3m gam chất rắn khan. Tính m? A. 6,75 gam. B. 8,52 gam. C. 9,25 gam. D. 25,012 gam. Câu 70. Một loại chất béo X chứa các triglixerit và các axit béo tự do. Đốt cháy hoàn toàn 0,14 mol X cần dùng 9 mol O2, thu được 6,42 mol CO2 và 5,84 mol H2O. Hiđro hóa hoàn toàn 0,14 mol X (xt Ni, t°) thu được a gam chất béo Y gồm các triglixerit và axit béo no. Thủy phân hoàn toàn a gam Y trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 103,28. B. 104,76. C. 104,04. D. 104,12. Câu 71. Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X mạch hở (MX < 100), thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 3 : 1. Mặt khác, cho 0,1 mol X tác dụng với AgNO3 dư trong NH3, thì có 0,2 mol AgNO3 đã phản ứng, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 25,6. B. 30,6. C. 29,0. D. 24,0. Câu 72. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa AlCl3. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y, gam) vào thể tích dung dịch NaOH (x, lít) được biểu diễn bởi đồ thị sau: Giá trị của b là A. 0,72. B. 0,56. C. 0,60. D. 0,75. Câu 73. Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe(NO3)2. Hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y chứa 60,7 gam muối và hỗn hợp Z gồm 0,1 mol NO và 0,2 mol H2. Mặt khác, cho 18 gam Fe(NO3)2 vào m gam X, thu được chất rắn T. Hòa tan hoàn toàn T trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được 0,3 mol khí NO và dung dịch chỉ chứa muối sunfat có khối lượng 98 gam. - Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3 . Giá trị của m là 3
  4. A. 31,4. B. 33,0. C. 34,5. D. 28,0. Câu 74. Cho hỗn hợp E gồm 0,2 mol peptit X (C6HyOzN3) và 0,1 mol chất hữu cơ Y (C8H16O8N2) đều mạch hở phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 2M, đun nóng. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được ancol Z no, đơn chức và hỗn hợp F gồm hai muối có cùng số nguyên tử cacbon trong đó có một muối của amino axit. Thành phần % theo khối lượng của muối của amino axit trong F là A. 85,27%. B. 72,36%. C. 81,24%. D. 79,48%. Câu 75. Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn Al2(SO4)3, FeSO4 (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch E. Tiến hành các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho dung dịch chứa chất X dư vào V ml dung dịch E, thu được n1 mol kết tủa. Thí nghiệm 2: Cho dung dịch chứa chất Y dư vào V ml dung dịch E, thu được n2 mol kết tủa. Thí nghiệm 3: Cho dung dịch chứa chất Z dư vào V ml dung dịch E, thu được n3 mol kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2 < n3. Ba chất X, Y, Z lần lượt là A. BaCl2, NaOH, Ba(OH)2. B. Ba(OH) 2, BaCl2, NaOH. C. NaOH, BaCl2, Ba(OH)2. D. NaOH, Ba(OH) 2, BaCl2. Câu 76. Hỗn hợp T gồm ba este đơn chức X, Y, Z (MX < MY < MZ). Cho 40,4 gam T tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng, thu được 47,7 gam hỗn hợp E gồm ba muối và 14,9 gam hỗn hợp E gồm hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho E tác dụng với Na dư, thu được 4,48 lít khí H2. Thành phần % theo khối lượng của Y trong T là A. 27,27%. B. 22,28%. C. 32,67%. D. 35,64%. Câu 77. Hợp chất hữu cơ X mạch hở là sản phẩm của phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic Y hai chức và ancol Z hai chức. Khi cho X tác dụng với NaHCO3 dư, thu được số mol CO2 gấp hai lần số mol X đã phản ứng. Thủy phân hoàn toàn 11,7 gam X trong dung dịch NaOH đun nóng, thì có 0,2 mol NaOH đã phản ứng, sau phản ứng thu được 14,8 gam muối. Thành phần % theo khối lượng của H trong X là A. 4,27%. B. 6,84%. C. 5,98%. D. 5,13%. Câu 78. Điện phân dung dịch X chứa m gam hỗn hợp Cu(NO3)2 và KCl (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm 18,2 gam thì dừng điện phân, thu được dung dịch Y. Cho 22,4 gam bột Fe vào Y, sau phản ứng hoàn toàn, thu được 1,792 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 16 gam hỗn hợp kim loại. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100% và lượng khí hòa tan trong nước là không đáng kể. Giá trị của m là A. 51,08. B. 54,04. C. 48,24. D. 57,26. Câu 79. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế metyl butirat từ axit butiric, metanol và H2SO4 (xúc tác) theo sơ đồ sau: Sau khi kết thúc phản ứng este hóa, người ta tiến hành các bước sau: Bước 1: Cho chất lỏng Y vào phễu chiết, lắc với dung dịch Na2CO3 đến khi quỳ tím chuyển màu xanh. Bước 2: Mở khóa phễu chiết để loại bỏ phần chất lỏng phía dưới. Bước 3: Thêm CaCl2 khan vào, sau đó tiếp tục bỏ đi rắn phía dưới thì thu được metyl butirat. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nước trong ống sinh hàn nhằm tạo môi trường có nhiệt độ thấp để hóa lỏng các chất hơi. B. Dung dịch Na2CO3 được thêm vào để trung hòa axit sunfuric và axit butiric trong chất lỏng Y. C. Dung dịch X được tạo từ axit butiric nguyên chất, metanol nguyên chất và H2SO4 98%. D. CaCl2 được thêm vào để tách nước và ancol còn lẫn trong metyl butirat. Câu 80. Hỗn hợp X gồm Na, Na2O, Al, Al2O3. Cho 21 gam X vào nước, thu được 2,24 lít khí H2 và dung dịch Y chứa hai chất tan. Thêm từ từ dung dịch Z chứa H2SO4 1M và Al2(SO4)3 0,5M vào Y đến khi thu được kết tủa lớn nhất cần dùng 80 ml dung dịch Z, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 28,08. B. 24,96. C. 23,40. D. 21,84. 4