Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Địa Lý Lớp 12 - Đề 11 - Năm học 2018-2019

pdf 7 trang nhatle22 3690
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Địa Lý Lớp 12 - Đề 11 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia_mon_dia_ly_lop_12_de.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Địa Lý Lớp 12 - Đề 11 - Năm học 2018-2019

  1. ĐỀ 11 Câu 1. Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển nên thảm thực vật của nước ta A. Rất đa dạng về giống loài.B. Đa dạng về nguồn gen quý hiếm. C. Bốn mùa xanh tốt.D. Có nhiều tầng cây thân gỗ. Câu 2. Đồng bằng của hệ thống sông Mã, sông Chu là A. Đồng bằng Nghệ An.B. Đồng bằng Quảng Nam. C. Đồng bằng Tuy Hòa. D. Đồng bằng Thanh Hóa. Câu 3. Nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên là do A. Gió mùa Tây Nam.B. Gió mùa Đông Bắc. C. Tín phong bán cầu Bắc. D. Gió phơn Tây Nam. Câu 4. Đặc điểm về nhiệt độ và biên độ nhiệt của khí hậu phần lãnh thổ phía Nam nước ta (từ dãy Bạch Mã trở vào) là A. Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C, biên độ nhiệt trung bình năm lớn. B. Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C, biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ. C. Nhiệt độ trung bình năm trên 25°C, biên độ nhiệt trung bình năm lớn. D. Nhiệt độ trung bình năm trên 25°C, biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ. Câu 5. Một trong những đặc điểm nổi bật về địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là A. Các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng. B. Có cấu trúc địa chất - địa hình khá phức tạp. C. Đồi núi thấp chiếm ưu thế, các dãy núi hướng vòng cung. D. Miền duy nhất có địa hình cao ở Việt Nam với đủ ba đai cao. Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, các tỉnh Việt Nam giáp với Trung Quốc không phải là A. Quảng Ninh, Lào Cai.B. Điện Biên, Bắc Giang. C. Cao Bằng, Lai Châu.D. Hà Giang, Lạng Sơn. Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết cao nguyên nào sau đây không thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? A. Di Linh.B. Lâm Viên.C. Mơ Nông.D. Mộc Châu. Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, trung tâm kinh tế có quy mô từ 10 đến 15 nghìn tỉ đồng (năm 2007) ở nước ta không phải là A. Nha Trang.B. Hạ Long.C. Biên Hòa. D. Thủ Dầu Một. Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có số lượng gia cầm lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (năm 2007) là A. Phú Thọ.B. Thái Nguyên. C. Bắc Giang.D. Sơn La. Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành công nghiệp không xuất hiện trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Việt Trì là A. Chế biến nông sản.B. Hoá chất, phân bón. C. Dệt, may.D. Sản xuất giấy, xenlulô. Câu 11. Để xác định phương hướng trên bản đồ, theo quy ước thì A. Đầu trên của kinh tuyến chỉ hướng Bắc, đầu phía dưới chỉ hướng Nam; đầu bên phải của vĩ
  2. tuyến chỉ hướng Tây, đầu bên trái chỉ hướng Đông. B. Đầu trên của kinh tuyến chỉ hướng Nam, đầu phía dưới chỉ hướng Bắc; đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng Đông, đầu bên trái chỉ hướng Tây. C. Đầu trên của kinh tuyến chỉ hướng Nam, đầu phía dưới chỉ hướng Bắc; đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng Tây, đầu bên trái chỉ hướng Đông. D. Đầu trên của kinh tuyến chỉ hướng Bắc, đầu phía dưới chỉ hướng Nam; đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng Đông, đầu bên trái chỉ hướng Tây. ' Câu 12. Hệ quả của vận động theo phương thẳng đứng là A. Làm cho các lớp đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau. B. Làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia. C. Làm cho các lớp đá uốn thành nếp, nhưng không phá vỡ tính chất liên tục của chúng. D. Làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác lại bị hạ xuống. Câu 13. Các khu áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên Trái Đất là do A. Ở những nơi này không khí rất loãng, dễ bị hóa lạnh, là điều kiện thuận lợi để hơi nước ngưng tụ thành mây và sinh ra mưa. B. Các khu áp thấp là nơi nhận được gió ẩm từ nhiều nơi thổi đến, mang lại lượng mưa lớn. C. Khu áp thấp hút gió và tiếp tục đẩy không khí lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa. D. Đây là nơi nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, có nhiệt độ cao nên nước bốc hơi lên nhiều tạo thành mây, sinh ra mưa. Câu 14. Yếu tố quyết định đến sự phân bố các vành đai thực vật theo độ cao là A. Đất. B. Nguồn nước. C. Khí hậu.D. Con người. Câu 15. Động lực làm gia tăng dân số thế giới là A. Tỉ suất sinh thô.B. Gia tăng cơ học. C. Gia tăng dân số tự nhiên.D. Gia tăng dân số tự nhiên và cơ học. Câu 16. Đặc điểm điển hình của sản xuất nông nghiệp, nhất là trong trồng trọt, đó là A. Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ. B. Nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa. C. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. D. Các cây trồng và vật nuôi là đối tượng của sản xuất nông nghiệp. Câu 17. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử - tin học? A. Yêu cầu nguồn lao động trẻ có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao. B. Tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước. C. Không chiếm diện tích rộng. D. Ít gây ô nhiễm môi trường. Câu 18. Thị trường được hiểu là A. Nơi diễn ra tất cả các hoạt động dịch vụ phục vụ đời sống. B. Nơi đặt các chợ, trung tâm thương mại hoặc siêu thị. C. Nơi tiến hành trao đổi những sản phẩm hàng hóa. D. Nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua. Câu 19. Cho bảng số liệu:
  3. SỐ LƯỢNG TRÂU, BÒ, LỢN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: nghìn con) Năm 2010 2015 Trâu 2877,0 2524,0 Bò 5808,3 5367,2 Lợn 27373,3 27750,7 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về số lượng trâu, bò, lợn của nước ta giai đoạn 2010- 2015? A. Số lượng trâu tăng, số lượng bò và số lượng lợn giảm. B. Số lượng bò luôn lớn nhất, số lượng trâu luôn nhỏ nhất. C. Số lượng lợn và số lượng bò tăng, số lượng trâu giảm. D. Số lượng trâu và số lượng bò giảm, số lượng lợn tăng. Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết cửa khẩu quốc tế nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc? A. Hoa Lư.B. Tây Trang.C. Hữu Nghị.D. Lao Bảo. Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết vùng Đông Nam Bộ có các loại khoáng chủ yếu nào sau đây? A. Đá axít, dầu khí, sét, cao lanh, titan. B. Sét, cao lanh, đá axít, bôxít, dầu khí. C. Dầu khí, bôxít, cát thủy tinh, sét, cao lanh. D. Đá vôi xi măng, sét, cao lanh, pirit, dầu khí. Câu 22. Cho biểu đồ: CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC HÀNG NĂM PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ NĂM 2015 (%) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)
  4. Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ trọng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo ngành kinh tế của nước ta năm 2015 so với năm 2010? A. Nông - lâm - thủy sản giảm, công nghiệp và xây dựng tăng. B. Công nghiệp và xây dựng và dịch vụ đều tăng. C. Dịch vụ tăng, nông - lâm - thủy sản giảm. D. Công nghiệp và xây dựng giảm, dịch vụ tăng. Câu 23. Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp trong chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta nhằm A. Kiềm chế tốc độ gia tăng dân số. B. Phát triển công nghiệp ở nơi có vị trí thuận lợi. C. Đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị. D. Xây dựng vùng kinh tế mới khu vực rừng núi để thu hút dân khẩn hoang. Câu 24. Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta là A. Trình độ đô thị hóa thấp.B. Tỉ lệ dân thành thị giảm. C. Phân bố đô thị đều giữa các vùng.D. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh. Câu 25. Đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hóa là A. Phần lớn sản phẩm là để tiêu dùng tại chỗ. B. Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng. C. Mỗi cơ sở sản xuất, mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm. D. Nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp. Câu 26. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt ở nước ta (năm 2005) là A. Bình Định, Quảng Ngãi, Tiền Giang, Bến Tre. B. Cà Mau, Kiên Giang, Khánh Hòa, Bình Định. C. Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Cà Mau. D. Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Bình Định, Kiên Giang. Câu 27. Trung tâm công nghiệp quan trọng nhất ở dọc duyên hải miền Trung nước ta là A. Vinh. B. Quy Nhơn C. Nha Trang.D. Đà Nẵng. Câu 28. Cho bảng số liệu: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC VÀ TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA HOA KÌ VÀ NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM Tổng sản phẩm trong nước (triệu Tổng sản phẩm trong nước bình Quốc gia USD) quân đầu người (USD) 2010 2015 2010 2015 Hoa Kì 149644372 18036648 48374 56116 Nhật Bản 5700096 4383076 44508 34524 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tổng sản phẩm trong nước và tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Hoa Kì và Nhật Bản năm 2010 và năm 2015? A. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Hoa Kì lớn hơn Nhật Bản.
  5. B. Tổng sản phẩm trong nước tăng, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tăng ở Hoa Kì. C. Tổng sản phẩm trong nước giảm, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người giảm ở Nhật Bản. D. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Hoa Kì tăng nhanh hơn tổng sản phẩm trong nước. Câu 29. Lĩnh vực chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong đầu tư nước ngoài là A. Công nghiệp.B. Nông nghiệp. C. Dịch vụ.D. Tài chính, ngân hàng. Câu 30. Dân cư đô thị Mĩ La tinh đông là vì A. Công nghiệp phát triển mạnh ở các đô thị. B. Điều kiện sống của dân cư đô thị cao. C. Quá trình công nghiệp và đô thị hóa diễn ra sớm. D. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm. Câu 31. Trong cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Hoa Kì năm 2004, chiếm tỉ trọng từ cao xuống thấp lần lượt là A. Dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp,B. Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. C. Dịch vụ, nông nghiệp, công nghiệp.D. Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Câu 32. Phần lớn lãnh thổ LB Nga nằm trong vành đai khí hậu A. Cận nhiệt.B. Ôn đới.C. Cực đới.D. Cận cực. Câu 33. Các loại cây công nghiệp được trồng phổ biến ở Nhật Bản là A. Mía, lạc, thuốc lá.B. Chè, thuốc lá, dâu tằm. C. Cao su, hồ tiêu, chè.D. Dâu tằm, bông, cà phê. Câu 34. Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản là do A. Nằm trong vành đai sinh khoáng. B. Nằm ở vị trí tiếp giáp với biển. C. Nằm ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới. D. Nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật. Câu 35. Cho biểu đồ:
  6. TỔNG GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2010-2014 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Nhận xét nào sau đây không đúng về tổng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2010 - 2014? A. Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng nhanh hơn Nhật Bản. B. Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng, của Nhật Bản giảm. C. Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản luôn nhỏ hơn Trung Quốc. D. Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản tăng ít hơn Trung Quốc. Câu 36. Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), vùng công nghiệp 1 bao gồm A. Các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh. C. Các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh. D. Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 37. Lát cắt từ Tây sang Đông thể hiện cơ cấu nông nghiệp (theo nghĩa rộng) của vùng Bắc Trung Bộ theo không gian lần lượt là A. Lâm - ngư nghiệp - nông nghiệp.B. Ngư nghiệp - nông - lâm nghiệp. C. Nông - lâm - ngư nghiệp.D. Lâm - nông - ngư nghiệp. Câu 38. Các nhà máy thủy điện của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Hàm Thuận - Đa Mi, Trị An, Thác Mơ, Yali. B. Sông Hinh, Vĩnh Sơn, Hàm Thuận - Đa Mi, A Vương. C. Hàm Thuận - Đa Mi, Thác Bà, Trị An, Sông Hinh. D. Vĩnh Sơn, Thác Mơ, Sông Hinh, Hàm Thuận - Đa Mi. Câu 39. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm là
  7. A. Lượng nước ít, phù sa không đáng kể. B. Có giá trị lớn về thủy điện. C. Ít có giá trị về giao thông, sản xuất và sinh hoạt. D. Chằng chịt, cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông. Câu 40. Cho bảng số liệu: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ HIỆN HÀNH PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 (Đơn vị: tỉ đồng) Thành phần kinh tế 2010 2013 2014 2015 Kinh tế nhà nước 6331187 1039725 1131319 1202850 Kinh tế ngoài nhà nước 926928 1559741 1706441 1812152 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 326967 622421 704341 757550 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017) Để thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (theo giá hiện hành) phân theo thành phần kinh tế của nước ta trong giai đoạn 2010 - 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ đường.B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ kết hợp.D. Biểu đồ cột. ĐÁP ÁN 1 C 2 D 3 C 4 D 5 D 6 B 7 D 8 C 9 C 10 C 11 D 12 D 13 C 14 C 15 C 16 A 17 B 18 D 19 D 20 C 21 B 22 D 23 C 24 A 25 D 26 C 27 D 28 D 29 C 30 D 31 A 32 B 33 B 34 A 35 B 36 C 37 D 38 B 39 D 40 B