Đề thi môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì II

doc 5 trang nhatle22 5881
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_tieng_viet_lop_5_hoc_ki_ii.doc

Nội dung text: Đề thi môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì II

  1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22 A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng (3 điểm) II. Đọc thầm: (7 điểm) Tà áo dài Việt Nam Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu (vàng mỡ gà, vàng chanh,hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy, ) Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc. Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn cả là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Chiếc áo dài tân thời là dự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung. Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tư nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn. 1. Loại áo dài nào ngày xưa thường được phổ biến nhất hơn cả? (0,5đ) (M1) A. Áo hai thân B. Áo tứ thân C. Áo năm thân 2. Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa? (M2) (1đ) A. Tạo nên phong cách tế nhị, kín đáo cho người phụ nữ Việt. B. Tạo nên một hình ảnh duyên dang thướt tha cho người phụ nữ Việt. C. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam? (M2) (1đ) A. Vì áo dài bó sát người phụ nữ và có hai tà áo bay bay trước gió. B. Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáovà vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam C. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Hai câu dưới dây liên kết với nhau bằng cách nào? (M2) (1đ)
  2. "Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tư nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn " A. Bằng cách lặp từ ngữ. B. Băng cách thay thế từ ngữ. C. Bằng cách dùng từ nối. 5. Dấu phẩy trong câu "Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời." có tác dụng gì? (M2) (1đ) A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. 6. Dấu hai chấm trong câu "Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân." Có tác dụng gì? (M1) (0,5 đ) A. Để dẫn lời nói trục tiếp của nhân vật. B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước. Tự luận 7. Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu ghép sau.(M3) (1đ) Chiếc áo dài tạo nên một phong cách tế nhị, kín đáo cho người phụ nữ Việt Nam nó còn tạo nên một hình ảnh duyên dáng, thướt tha cho phụ nữ. 8. Chiếc áo dài tân thời tân thời có đặc điềm gì? (M4) (1đ) B/ Kiểm tra viết (10 điểm) 1/ Chính tả. Nghe – Viết: (2 điểm) Ông tôi Nghe bố tôi kể thì ông tôi vốn là một thợ gò hàn vào loại giỏi. Chính mắt tôi đã trông thấy ông chui vào nồi hơi xe lửa để tán đinh đồng. Cái nồi hơi tròn, to phơi bỏng rát dưới cái nắng tháng bảy như cái lò bánh mì, nóng khủng khiếp. Quạt máy, quạt gió mạnh tới cấp bảy, thổi như vũ bão, vậy mà tóc ông cứ bếch vào trán. Ông tôi nện búa vào đầu đinh đồng mới dồn dập làm sao. Tay búa hoa lên, nhát đậm, nhát mờ, nhát nghiêng, nhát thẳng, chính xác và nhanh đến mức tôi chỉ mơ hồ cảm thấy trước mặt ông tôi phất phơ bay những sợi tơ mỏng. 2/ Tập làm văn: (8 điểm) Em hãy tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.
  3. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II Môn: Tiếng việt Kiểm tra đọc: (10 điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) a. Đọc thầm bài văn sau: Công việc đầu tiên Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi: - Út có dám rải truyền đơn không? Tôi vừa mừng vừa lo, nói: - Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ! Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc: - Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì. Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ. Độ tám giời, nhân dân xì xào ầm lên: "Cộng sản rải giấy nhiều quá!" Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm. Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen: - Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ! Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba: - Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh! Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (0,5 điểm) Câu 2: Anh Ba chuẩn hỏi Út có dám rải truyền đơn không? (0,5 điểm) A. Dám B. Không C. Mừng D. Tất cả các ý trên. Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên? (0,5 điểm) A. Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. B. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn.
  4. C. Đêm đó chị ngủ yên. D. Tất cả các ý trên. Câu 4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn? (1 điểm) A. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. B. Giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rỗ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. C. Cả hai ý trên đều đúng. D. Cả hai ý trên đều sai. Câu 5: Vì sao chị Út muốn thoát li ? (0,5 điểm) A. Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân. B. Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng. C. Cả hai ý trên đều đúng. D. Cả hai ý trên đều sai. Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn? (1 điểm) A. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân. B. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng. C. Cả hai ý trên đều đúng. D. Cả hai ý trên đều sai. Câu 7: Câu "Út có dám rải truyền đơn không?" (0,5 điểm) A. Câu hỏi. B. Câu cầu khiến. C. Câu cảm. D. Câu kể. Câu 8: Dấu phẩy trong câu: "Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên." có tác dụng gì? (0,5 điểm) A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. C. Ngăn cách các vế trong câu ghép. D. Ngăn cách các vế trong câu đơn. Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì? (1 điểm) Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm) (đất nước; ngày mai) Trẻ em là tương lai của Trẻ em hôm nay, thế giới ; Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút) 2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút) Em hãy tả người bạn thân của ở trường.