Đề thi môn Ngữ Văn Lớp 8 - Học kì 1 - Đề số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ Văn Lớp 8 - Học kì 1 - Đề số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_mon_ngu_van_lop_8_hoc_ki_i_de_so_3_nam_hoc_2017_2018.docx
Nội dung text: Đề thi môn Ngữ Văn Lớp 8 - Học kì 1 - Đề số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh
- TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2017 – 2018 Môn: Ngữ văn 8 – Mô hình trường học mới Thời gian: 90 phút Ngày thi: /12/2017 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Học sinh được củng cố những nội dung kiến thức cơ bản đã học về Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn. 2. Tư tưởng: - Học sinh thấy được vai trò của các kiến thức đã học trong giao tiếp và trong cuộc sống - Học sinh được rèn luyện ý thức trung thực trong kiểm tra 3. Kĩ năng: - Học sinh được rèn kĩ năng xác định đúng yêu cầu đề bài, viết đoạn văn hoàn chỉnh, nội dung, bố cục rõ ràng. - Học sinh được rèn kĩ năng phân tích cảm thụ văn học qua những hình ảnh, những nét nghệ thuật đặc sắc. 4. Phát triển năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ, thẩm mỹ II. MA TRẬN ĐỀ VẬN VẬN DỤNG MỨC ĐỘ BIẾT HIỂU DỤNG CAO TỔNG NỘI DUNG TN TL TN TL TN TL TN TL Tác giả/ tác phẩm 0.5 0.5 Thể loại/ Phương thức 0.5 0.5 biểu đạt Nghệ thuật 0.5 0.5 Nội dung 0.5 0.5 Câu ghép 1 1 2 Dấu câu 0.5 0.5 1 Liên hệ thực tiễn 1 1 Viết bài văn thuyết minh 1 3 4 Tổng 1.5 3.5 2 3 10 Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn TM Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Tô Thị Phương Dung
- TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2017 – 2018 Môn: Ngữ văn 8 – Mô hình trường học mới ĐỀ 1 Thời gian: 90 phút Ngày thi: /12/2017 I. TRẮC NGHIỆM (2đ) Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới bằng cách ghi lại chữ cái trước đáp án đúng vào giấy kiểm tra: “Em quẹt que diêm thứ ba. Bỗng em thấy hiện ra một cây thông Nô-en. Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng, hiện ra trước mắt em bé. Em với đôi tay về phía cây nhưng diêm tắt. Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời.” (Cô bé bán diêm, HDH Ngữ văn 8 tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1: Tác giả của “Cô bé bán diêm” là: A. Ai-ma-tốp C. An-đéc-xen B. Xéc-van-tét D. O.Hen-ri Câu 2: Tác phẩm “Cô bé bán diêm” được viết theo thể loại: A. Truyện ngắn B. Tiểu thuyết C. Phóng sự D. Hồi ký Câu 3: Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích trên là: A. Miêu tả mộng tưởng rực rỡ trong hình dung của cô bé bán diêm. B. Tương phản gay gắt giữa tình cảnh đáng thương của cô bé với sự thờ ơ của mọi người. C. Đan xen với hình ảnh hiện thực khi diêm tắt. D. Liệt kê những điều bất hạnh của cô bé bán diêm. Câu 4: Đoạn trích khắc họa rõ nét: A. Mong ước nhỏ nhoi của cô bé về một cây thông Nô-en và những món quà năm mới. B. Sự cảm thương của nhà văn với tình cảnh tội nghiệp của cô bé khi diêm tắt. C. Nỗi khổ của cô bé bán diêm khi bà và mẹ đều mất sớm, em phải sống cùng cha. D. Sự thờ ơ của những người qua đường trước cái chết của cô bé bán diêm. II.TỰ LUẬN (8đ) Câu 1 (4đ): a) Đặt một câu ghép nêu nội dung chính của tác phẩm “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao. Chỉ ra cách nối và mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép mà em vừa đặt. b) Nêu tác dụng của việc sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong đoạn trích sau: Hãy cùng nhau hành động: “MỘT NGÀY KHÔNG DÙNG BAO BÌ NI LÔNG”. (Trích Thông tin về ngày Trái đất năm 2000, HDH Ngữ văn 8, tập Một, NXB Giáo dục) c) Văn bản Thông tin về ngày Trái đất năm 2000 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hạn chế dùng túi ni lông, góp phần bảo vệ môi trường. Em sẽ làm gì để chung tay cùng cộng đồng giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp? Câu 2 (4đ): Thuyết minh về chiếc kính đeo mắt. Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn TM Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Tô Thị Phương Dung
- TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học 2017 – 2018 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ĐỀ 1 Môn: Ngữ văn 8 I. TRẮC NGHIỆM (2đ) Câu 1 - 0.5đ 2 - 0.5đ 3 - 0.5đ 4 - 0.5đ Đáp án C A A,C A,B Lưu ý: Với câu có hai đáp án đúng, trả lời thiếu hoặc thừa đáp án đều không cho điểm. II.TỰ LUẬN (8đ) Câu 1 (4đ): a) HS đặt câu ghép đúng ngữ pháp, đúng nội dung: 1đ - Nêu đúng cách nối các vế câu 0.5đ - Nêu đúng mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu 0.5đ Gợi ý: Truyện ngắn “Lão Hạc” đã cho ta thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân phẩm cao quý của lão Hạc đồng thời tác phẩm cũng cho ta hiểu được niềm thương cảm, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật của nhà văn Nam Cao. b) Nêu tác dụng của dấu câu: - Dấu hai chấm: báo trước lời dẫn trực tiếp 0.5đ - Dấu ngoặc kép: đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp 0.5đ c) HS nêu được ít nhất hai việc làm: quét dọn nhà cửa, khu phố, vứt rác đúng nơi 1đ quy định, dùng túi giấy thay bao bì ni lông Câu 2 (4đ) 1. Một số yêu cầu: a) Về hình thức: - Kiểu bài thuyết minh - Bài viết bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lưu loát, không sai lỗi chính tả. b) Về nội dung: HS cần đảm bảo các nội dung chính sau: Mở đoạn: Giới thiệu chung về chiếc kính đeo mắt. Thân đoạn: Thuyết minh cụ thể các đặc điểm của chiếc kính đeo mắt: - Nguồn gốc - Phân loại - Cấu tạo - Tác dụng - Cách sử dụng và bảo quản Kết bài: Khẳng định lại vai trò của chiếc kính đeo mắt. 2. Biểu điểm: - Điểm 4: Bài viết đúng thể loại, bố cục rõ ràng, nội dung sâu sắc, văn viết giàu hình ảnh, sáng tạo. Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả hay diễn đạt. - Điểm 3 điểm: Bài viết đúng thể loại, bố cục rõ ràng, nội dung sâu sắc. Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả hay diễn đạt. - Điểm 2: Nội dung sơ sài, còn mắc lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 1: Bố cục chưa hoàn chỉnh, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề. Tùy vào bài viết cụ thể, giáo viên cho các thang điểm còn lại. Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn TM Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Tô Thị Phương Dung