Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 8

doc 3 trang nhatle22 2800
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_8.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 8

  1. ĐỀ KIỂM TRA HK II NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút Phần I: (4 đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hoá ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng, Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống. Nếu chăm chỉ và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những việc gì? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc? Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không? (Theo Báo mới.com; 26/03/2016) Câu 1: Em hãy chỉ ra một câu nghi vấn trong đoạn trích trên và nêu chức năng của câu nghi vấn đó? (1 đ) Câu 2: Thông điệp mà người viết muốn gửi đến người đọc qua đoạn trích trên là gì? (1 đ) Câu 3: Từ nội dung của đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn (7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa. ( 2đ) Phần II: (6đ) Đọc sách là công việc bổ ích và lý thú. Đọc sách làm cuộc sống của mình phong phú hơn, đẹp hơn. Vì thế M. Go-rơ-ki có câu: “ Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Hãy viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về câu nói trên. HẾT
  2. GỢI Ý CHẤM KIỂM TRA HK II MÔN NGỮ VĂN 8 I. PHẦN I: (4 đ) Câu 1: Em hãy chỉ ra một câu nghi vấn: (0,5đ) “Bạn đã dành thời gian cho những việc gì?” HOẶC “Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không?” Nêu chức năng của câu nghi vấn: Hỏi ( 0,5 đ) Câu 2: Thông điệp mà người viết muốn gửi đến người đọc qua đoạn trích trên là: Đừng để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa, nhất là tuổi trẻ. (1 đ) Câu 3: Từ nội dung của đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn (7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa. ( 2đ) a. Đảm bảo thể thức một đoạn văn.(0,25đ) b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.(0,25đ) c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn.(1,25đ) -Tuổi trẻ là tuổi thanh xuân, là quãng đời đẹp đẽ, có ý nghĩa nhất của đời người. Song thời gian là một dòng chảy thẳng, tuổi trẻ sẽ dần qua đi. Mặt khác, ở độ tuổi này, chúng ta dễ mắc phải cám dỗ cuộc đời. (0,5đ) -Vậy phải làm gì để tuổi trẻ có ý nghĩa? (0,5đ) + Trau dồi kiến thức, hiểu biết. +Bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách, sống có ước mơ. +Dành thời gian quan tâm đến bản thân, đến gia đình, đến những người thân yêu. -Phê phán những người sống uổng phí tuổi trẻ và rút ra bài học cho bản thân.(0,25đ) d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp.(0,25đ) Phần II: (6đ) Tiêu chí về nội dung các phần bài viết ( 5đ) I. Mở bài: (0,5đ) Mức tối đa: HS dẫn dắt vấn đề, trích đề, chuyển ý mạch lạc. Mức chưa tối đa :HS giới thiệu thiếu ½ ý ở mức tối đa. (0,25đ) Mức không đạt: lạc đề, không đảm bảo yêu cầu của văn nghị luận. (0đ) II.Thân bài: -Mức tối đa( 4đ) + Giải thích: Sách là gì? Kiến thức? Con đường sống? ( 0,5đ) +Tại sao nói sách là nguồn kiến thức? Dẫn chứng? ( 1đ) +Tại sao nói kiến thức là con đường sống? Dẫn chứng? ( 1đ) + Chúng ta yêu sách như thế nào? (0,5đ) -Mức chưa tối đa: GV căn cứ các tiêu chí trên để xem xét đánh giá. -Mức không đạt: (0đ) lạc đề, không đảm bảo các yêu cầu trên. III.Kết bài: (0,5đ) -Mức tối đa: +Khẳng định giá trị của sách.
  3. +Liên hệ bản thân. -Mức chưa tối đa: (0,25đ) HS thực hiện ½ mức tối đa. -Mức không đạt(0đ) lạc đề. * Tiêu chí khác : ( 1đ) - Hình thức (0,5đ) + Mức tối đa: HS viết bài nghị luận có bố cục chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, có thể mắc một ít lỗi chính tả. + Mức không đạt: Chưa hoàn thiện bố cục bài văn, thân bài tách ý chưa hợp lý, lập luận chưa chặt chẽ, chữ viết không đọc được, sai cách dùng từ đặt câu quá nhiều. - Sáng tạo: (0,5đ) + Mức đầy đủ: Bài văn nghị luận chặt chẽ, có cảm xúc, có ý hay tạo được dấu ấn riêng. HẾT