Đề thi môn Địa Lý Lớp 10 - Đề số 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liên Sơn
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Địa Lý Lớp 10 - Đề số 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liên Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_mon_dia_ly_lop_10_de_so_1_nam_hoc_2018_2019_truong_th.doc
Nội dung text: Đề thi môn Địa Lý Lớp 10 - Đề số 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liên Sơn
- SỞ GD - ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI CHUYÊN ĐỀ LẦN 2 NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN MÔN: ĐỊA LÝ 10 Thời gian làm bài: 50 phút Câu 1: (3.5 điểm) a. Kể tên các hệ quả chuyển động của Trái Đất. b. Ở nước ta có mấy lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong một năm? Vì sao? c. Tại sao ở miền địa cực và hoang mạc phong hóa lí học lại thể hiện rõ nhất? Câu 2: (3.5 điểm) a. Nêu vai trò của sinh vật tới sự hình thành đất. b. Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo về cực. Việt Nam thuộc đới khí hậu nào? Câu 3: (3 điểm) Cho biểu đồ: Phân bố lượng mưa theo vĩ độ a. Hãy nhận xét tình hình phân bố lượng mưa ở các khu vực: xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực. b. Giải thích tại sao lượng mưa lại phân bố không đều trên bề mặt Trái Đất? Qua đó giải thích lượng mưa ở khu vực xích đạo. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: . . . .; Số báo danh:
- ĐÁP ÁN Câu Nội dung Điểm 1 a. Kể tên các hệ quả chuyển động của Trái Đất: (3.5 - Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục: điểm) + Sự luân phiên ngày đêm 0.25 + Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế 0.25 + Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể 0.25 - Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất: + Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời 0.25 + Các mùa trong năm 0.25 + Hiện tượng, ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ 0.25 b. Nước ta có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong 1 năm. 0.5 Do nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến. 0.5 c. Ở các miền địa cực và hoang mạc phong hóa lí học thể hiện rõ nhất vì có sự thay đổi nhiệt độ tương đối đột ngột giữa ngày và đêm - Nơi có khí hậu lạnh thường có sự đóng băng của nước, khi nước 0.5 đóng băng thể tích của nước tăng lên, làm giãn các khe nứt, khi tan băng khe nứt hẹp lại, tạo ra sự nứt vỡ nhiều hơn. 0.5 - Ở hoang mạc, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm rất lớn. Sự thay đổi nhiệt độ giữa ngày và đêm một cách đột ngột làm cho đá bị nứt vỡ nhiều. (nếu chỉ nêu do sự thay đổi đột ngột nhiệt độ giữa ngày và đêm vẫn cho 0,25 điểm) 2 (3.5 a . Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất: 0.5 điểm) - TV:Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá. 0.5 - Vi sinh vật: Phân giải xác sinh vật tạo mùn 0.5 - Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất( giun, kiến mối), 0.5 làm đất tơi xốp, thoáng khí, truyền nhiệt tốt hơn b. Các đới khí hậu từ xích đạo về cực:
- + Đới khí hậu xích đạo. 1.0 + Đới khí hậu cận xích đạo. + Đới khí hậu nhiệt đới. + Đới khí hậu cận nhiệt. + Đới khí hậu ôn đới. + Đới khí hậu cận cực. + Đới khí hậu cực. (Nếu không đúng thứ tự vẫn cho 0.25 điểm) Việt Nam thuộc đới khí hậu nhiệt đới (hoặc kiểu khí hậu 0.5 nhiệt đới gió mùa) 3 a. Nhận xét (3.0 - Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo 0.5 điểm) - Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam 0.5 - Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới 0.5 - Mưa càng ít khi càng về gần hai cực 0.5 b. Lượng mưa phân bố không đều trên bề mặt Trái Đất do lượng có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa: khí áp, gió, dòng biển, địa 0.5 hình, frong, dải hội tụ nhiệt đới. Xích đạo mưa nhiều nhất do áp thấp, nhiều biển- đại dương, diện 0.5 tích lục địa ít hơn, nhiều rừng, có dải hội tụ nhiệt đới đi qua Tổng Câu 1 + câu 2 + câu 3 = 10.00 điểm Người thẩm định Người ra đề Nguyễn Thị Luyến Phan Thị Kim Dung