Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 10 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Ngô Lễ Tân

doc 3 trang nhatle22 1700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 10 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Ngô Lễ Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_dia_ly_lop_10_hoc_ki_i_nam_hoc_2018_2019_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 10 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Ngô Lễ Tân

  1. SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN Môn: Địa lí lớp 10 Năm học: 2018-2019 Mã đề 132 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 03 trang) Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh: Số báo danh: Lớp I. Phần trắc nghiệm: (4,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên trong cùng một thời điểm: A. người đứng ở các vĩ tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau. B. người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau. C.ở phía tây sẽ thấy Mặt Trời xuất hiện sớm hơn phía đông. D. mọi nơi trên Trái Đất sẽ thấy vị trí của Mặt Trời trên bầu trời giống nhau. Câu 2. Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời ta sẽ có: A.Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất, Kim Tinh. B.Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất. C.Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh. D.Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh. Câu 3. Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh chỉ xuất hiện ở bán cầu Bắc trong khoảng thời gian: A. từ 21 – 3 đến 22 – 6. B. từ 21 – 3 đến 23 – 9. C. từ 22 – 6 đến 23 – 9. D. từ 23 – 9 đến 22 – 12. Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không thuộc tầng đá trầm tích: A. do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành. B. phân bố thành một lớp liên tục. C. có nơi mỏng, nơi dày. D. là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất. Câu 5. Theo thuyết kiến tạo mảng, dãy Himalaya được hình thành do? A. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Thái Bình Dương. B. Mảng Thái Bình Dương xô vào mảng Âu – Á. C. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Âu – Á. D. Mảng Phi xô vào mảng Âu – Á. Câu 6. Địa hào được hình thành bởi: A. một bộ phận địa hình giữa hai đường đứt gãy bị sụt xuống. B. vận động theo phương thẳng đứng với cường độ mạnh. C. hiện tượng uốn nếp diễn ra với cường độ mạnh. D. vận động theo phương nằm ngang với cường độ mạnh. Câu 7. Nhận định nào sau đây là không đúng? A. Xu hướng tác động của ngoại lực là làm cho các dạng địa hình tăng độ cao. B. Ngoại lực tác dụng phá vỡ, san bằng địa hình do nội lực tạo nên. C. Ngoại lực và nội lực cùng tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất nhưng mức độ biểu hiện khác nhau. D. Ngoại lực cũng có tác dụng tạo ra những dạng địa hình mới. Trang 1/3 - Mã đề thi 132
  2. Câu 8. Ở hoang mạc có quá trình phong hóa lí học diễn ra mạnh chủ yếu do? A. Có gió mạnh. B. Có nhiều cát. C. Chênh lệch nhiệt độ trong ngày, trong năm lớn. D. Khô hạn. Câu 9. Bồi tụ là quá trình: A. tích tụ các vật liệu phá huỷ. B. nén ép các vật liệu dưới tác dụng của hiện tượng uốn nếp. C. tích tụ các vật liệu trong lòng đất. D. tạo ra các mỏ khoáng sản. Câu 10. Các đồng bằng châu thổ được hình thành chủ yếu do tác dụng bồi tụ vật liệu của: A. sóng biển B. sông C. thuỷ triều D. rừng ngập mặn Câu 11. Các hoang mạc lớn trên thế giới thường phân bố ở khu vực cận chí tuyến là do? A. Đây là khu vực nhận được nguồn bức xạ từ Mặt Trời lớn. B.Chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh. C. Đây là khu vực áp cao. D. Có lớp phủ thực vật thưa thớt. Câu 12. Frông nóng là A. Frông sinh ra khi 2 khối khí tiếp xúc nhau. B. Frông hình thành khi 1 khối không khí nóng chủ động đẩy lùi khối không khí lạnh. C. Frông hình thành khi 1 khối không khí nóng bị 1 khối không khí lạnh đẩy lùi. D. Frông hình thành ở xứ nóng. Câu 13. Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu ôn đới hải dương là A.rừng lá rộng, rừng hỗn hợp – đất nâu xám B.rừng lá rộng – đất đỏ nâu C.rừng hỗn hợp – đất nâu xám D.rừng cây bụi lá cứng cận nhiệt – đất đỏ nâu Câu 14. Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với: A.số người thuộc nhóm dân số già ở cùng thời điểm. B.số trẻ em và người già trong xã hội ở cùng thời điểm. C.những người có nguy cơ tử vong cao trong xã hội ở cùng thời điểm. D.dân số trung bình ở cùng thời điểm. Câu 15. Theo thống kê dân số Việt Nam năm 2016 là 94 triệu người; diện tích Việt Nam là 331 212 km2. Vậy mật độ dân số Việt Nam là bao nhiêu? A. 283,8 người/km2 B. 283,2 người/km2 C. 283,4 người/km2 D. 283,6 người/km2 Câu 16. Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế? A. Học sinh, sinh viên. B. Nội trợ. C. Những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm. D. Những người tàn tật. Trang 2/3 - Mã đề thi 132
  3. II. Phần tự luận: (6,0 điểm) Câu 1. ( 2,0đ ) Hãy nêu khái niệm của quy luật địa đới và phân tích biểu hiện quy luật địa đới đến khí áp và gió? Câu 2. ( 2,0đ ) Ngoại lực là gì và trình bày đặc điểm quá trình phong hóa? Câu 3. ( 1,0đ ) Cơ cấu nền kinh tế được hợp thành từ những bộ phận nào? Câu 4. (1,0đ) Một trận đấu bóng đá tại Anh được truyền hình trực tiếp, tại Việt Nam khán giả bắt đầu xem trận đấu trên vào lúc 22h ngày 29/02/2012. Hãy tính giờ và ngày truyền hình trực tiếp ở các địa điểm sau đây: Địa điểm Việt Nam Ôxtrâylia Hoa Kì Múi giờ 7 10 16 Giờ 22h Ngày/tháng 29/02/2012 HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 132