Đề thi khảo sát môn Lịch sử Lớp 9 - Mã đề 162 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

docx 5 trang nhatle22 2420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát môn Lịch sử Lớp 9 - Mã đề 162 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_mon_lich_su_lop_9_ma_de_162_nam_hoc_2018_201.docx

Nội dung text: Đề thi khảo sát môn Lịch sử Lớp 9 - Mã đề 162 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ THI THỬ MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 TỔ XÃ HỘI Thời gian: 60 phút NĂM HỌC: 2018 – 2019 Ngày kiểm tra: 20/3/2019 MÃ ĐỀ 162 (Đề thi gồm 5 trang) Họ và tên học sinh Lớp Phòng thi . Số báo danh Câu 1 : Ta mở chiến dịch Biên Giới thu đông 1950 với mục đích gì? A. Đánh tan quân Pháp ở miền Bắc. B. Phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp. C. Bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc. D. Tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới Việt- Trung. Câu 2 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào kiểm soát ¾ trữ lượng vàng của thế giới? A. Anh B. Mĩ C. Pháp D. Nhật Câu 3 : Tình hình tài chính của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 như thế nào? A. Tài chính bước đầu được xây dựng. B. Tài chính phát triển. C. Tài chính lệ thuộc vào Nhật- Pháp. D. Tài chính trống rỗng. Câu 4 : Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm kết hợp của các yếu tố nào? A. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước. B. Chủ nghĩa Mác Lê – nin và phong trào yêu nước. C. Chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam. D. Chủ nghĩa Mác Lê – nin và phong trào công nhân. Câu 5 : Liên minh Châu Âu (EU) là tổ chức: A. liên minh quân sự B. liên minh khoa học – kĩ thuật C. liên minh giáo dục – văn hóa – y tế D. Liên minh kinh tế - chính trị Câu 6 : Vì sao chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa chuyển từ đánh Pháp sang hòa hoãn nhân nhượng với Pháp vào năm 1946? A. Vì Pháp được Anh hậu thuẫn. B. Vì Pháp được bọn phản động tay sai giúp đỡ. C. Vì Pháp và Trung Hoa dân quốc kí Hiệp ước Hoa- Pháp. D. Vì ta tránh tình trạng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù. Câu 7 : Lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào? A. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940). B. Cuộc binh biến Đô Lương (1/1941). C. Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ (9/1940). D. Cuộc khởi nghĩa Nam Kì (11/1940). Câu 8 : Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc? A. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm cường quốc. B. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực với nhau. C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. D. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Câu 9 : Khu vực nào bùng nổ sớm nhất phong trào đấu tranh giành độc lập ở Châu Phi? A. Nam Phi B. Bắc Phi C. Tây Phi D. Đông Phi 1
  2. Câu 10 : Kết quả lớn nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 là gì? A. Làm thất bại âm mưu, mở rộng địa bàn chiếm đóng giành thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ của thực dân Pháp. B. Làm thất bại âm mưu kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng của Pháp. C. Làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp- Mĩ. D. Làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va, buộc quân chủ lực của chúng phải bị động phân tán và giam chân ở miền rừng núi. Câu 11 : Trong những năm 1945 – 1950, nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự phục hồi nền kinh tế Châu Âu? A. Nhờ sự hợp tác của các nước. B. Do sự nỗ lực của các nước. C. Nhờ áp dụng khoa học – kĩ thuật. D. Nhờ kế hoạch Mác – san của Mĩ. Câu 12 : Nguyên thủ các quốc gia nào đã tham dự Hội nghị I-an-ta (2-1945)? A. Anh – Pháp – Mĩ. B. Anh – Pháp – Đức. C. Mĩ – Liên Xô – Trung Quốc. D. Anh – Mĩ – Liên Xô Câu 13 : Mặt trận Việt Minh là tên gọi tắt của tổ chức nào? A. Việt Nam độc lập đồng minh. B. Đội cứu quốc quân. C. Mặt trận dân chủ Đông Dương D. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương Câu 14 : Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 -1925 là gì? A. Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam – cách mạng vô sản. B. Sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam. C. Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin về Việt Nam. D. Chuẩn bị về mặt tư tưởng- chính trị cho sự thành lập Đảng. Câu 15 : Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919-1929), nền kinh tế Việt Nam đã có những biến đổi như thế nào? A. Phát triển thêm một bước, bị kìm hãm, bị lệ thuộc. B. Phát triển độc lập tự chủ. C. Trở thành thị trường độc chiếm của Pháp. D. Phát triển cạnh tranh với kinh tế Pháp. Câu 16 : Một quyết định khác biệt của Đại hội đại biểu lần thứ II (2-1951) so với Đại hội đại biểu lần thứ nhất (3-1935) của Đảng cộng sản Đông Dương là: A. đưa Đảng ra hoạt động công khai. B. thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ Đảng. C. thông qua các Báo cáo chính trị quan trọng. D. bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bộ chính trị. Câu 17 : Đội du kích Bắc Sơn sau này phát triển thành A. Việt Nam giải phóng quân. B. Quân đội nhân dân Việt Nam. C. Cứu quốc quân. D. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Câu 18 : Sự kiện nào đánh dấu Liên bang Xô Viết sụp đổ? A. Nhà nước liên bang tê liệt B. Các nước cộng hòa đua nhau đòi độc lập và tách khỏi liên bang. C. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) thành lập. D. Tổng thống Goóc – ba – chốp từ chức, lá cờ liên bang Xô viết trên điện Krem-li bị hạ xuống. 2
  3. Câu 19 : Hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng trong thời kỳ 1936 -1939 có gì khác so với thời kỳ 1930 - 1931? A. Đấu tranh hợp pháp nửa hợp pháp, công khai nửa công khai. B. Đấu tranh công khai, hợp pháp. C. Đấu tranh bất hợp pháp, bí mật, công khai nửa công khai. D. Đấu tranh bí mật, công khai nửa công khai Câu 20 : Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến Việt Nam ? A. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. B. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. C. Tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi trong cả nước. D. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” tại quảng trường Ba Đình. Câu 21 : Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) được Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa kí kết với Pháp vì lí do chủ yếu nào? A. Có thời gian chuyển các cơ quan đầu não của ta đến nơi an toàn. B. Tranh thủ thời gian hòa hoãn để phát triển lực lượng. C. Tránh đụng độ với nhiều kẻ thù trong cùng một lúc. D. Để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc về nước. Câu 22 : Trong phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được gọi là: A. “Hòn đảo tự do” B. “Lục địa mới trỗi dậy” C. “Lục địa bùng cháy” D. “Tiền đồn của chủ nghĩa xã hội” Câu 23 : Sự kiện nào diễn ra vào ngày 6-1-1930 tại Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc? A. Chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập. B. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. C. Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cách mạng. D. Đông Dương Cộng sản đảng ra đời. Câu 24 : Nguyên nhân cơ bản nhất để thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là do: A. Việt Nam có nguồn nhân công lớn và rẻ mạt. B. Pháp là nước thắng trận nhưng bị chiến tranh tàn phá nặng nề. C. Việt Nam là nước giàu tài nguyên thiên nhiên. D. Việt Nam là nơi có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Câu 25 : Tháng 12 năm 1950, chính phủ Pháp đã cử tướng nào sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh và kiêm chức Cao ủy Pháp ở Đông Dương? A. Đờ- Lát đờ Tát-xi-nhi B. Đờ Cat-xtơ-ri C. Đờ Gôn D. Bô-la-éc. Câu 26 : Năm 1920, Nguyến Ái Quốc đã đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của ai? Mao Trạch A. Ăng-ghen B. Lê-nin C. Các Mác D. Đông Câu 27 : Nguyên nhân nào đòi hỏi Liên Xô bắt tay ngay vào khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Thu được nhiều chiến phí. B. Bị tổn thất nặng nề trong chiến tranh. C. Chiếm được nhiều thuộc địa. D. Bị các nước phương Tây bao vây, cấm vận. 3
  4. Câu 28 : Chính quyền cách mạng được thành lập ở Nghệ- Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930-1931 được gọi là Xô viết vì: A. chính quyền được tổ chức theo nhà nước kiểu mới. B. đây là chính quyền đầu tiên của công nông. C. đây là chính quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo. D. được tổ chức theo kiểu Xô viết ở nước Nga. Câu 29 : Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương thời kỳ 1936-1939 là: A. bọn phản động thuộc địa. B. bọn phản động Pháp và bè lũ tay sai. C. chủ nghĩa phát xít. D. thực dân Pháp và chính quyền phong kiến. Câu 30 : “Đồng bào rầm rập kéo tới quảng trường Nhà hát lớn dự mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Đại biểu Việt Minh đọc Tuyên ngôn, Chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân giành chính quyền. Bài hát Tiến quân ca lần đầu tiên vang lên”. Đây là không khí từ cuộc mít tinh chuyển thành khởi nghĩa giành chính quyền ở: A. Sài Gòn (25/8/1945). B. Hà Nội (19/8/1945). C. Bắc Giang, Hải Dương (18/8/1945). D. Huế (23/8/1945). Câu 31 : Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương (23/7/1941) được ký giữa Pháp và Nhật thừa nhận: A. Nhật có quyền đóng quân trên toàn cõi Đông Dương. B. Pháp cam kết hợp tác với Nhật về mọi mặt. C. Nhật có quyền sử dụng tất cả các sân bay và cửa biển ở Đông Dương vào mục đích quân sự. D. Pháp phải bảo đảm hậu phương an toàn cho quân đội Nhật. Câu 32 : Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại đâu? A. Băng Cốc (Thái Lan). B. Ma-ni-la (Phi-líp-pin). C. Gia- các – ta (In-đô-nê-xi-a). D. Xin-ga-po. Câu 33 : Ai là người soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (đầu năm 1930)? Nguyễn Ái Lê Hồng A. B. C. Lê Hồng Sơn D. Trần Phú Quốc Phong Câu 34 : Tháng 6 năm 1925, tổ chức yêu nước nào được thành lập? A. Tổ chức tâm tâm xã. B. Tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng. C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. D. Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng. Câu 35 : Sự kiện nào diễn ra vào tháng 8-1925 ở Việt Nam? A. Công nhân xưởng Ba Son bãi công B. Tư sản địa chủ ở Nam Kì thành lập Đảng Lập hiến. C. Công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn lập Công hội. D. Đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu. Câu 36 : Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản Đảng cuối năm 1929 là: A. bước phát triển mới của phong trào nông dân B. do yêu cầu của quốc tế cộng sản C. một tất yếu của lịch sử D. kết quả của sự hợp nhất các tổ chức cách mạng Câu 37 : Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức ASEAN vào thời gian nào? A. Tháng 4 – 1999 B. Tháng 6 – 1994 C. Tháng 7 – D. Tháng 7 – 1995 4
  5. 1997 Câu 38 : Cuộc đấu tranh nhân ngày 1/5/1930 trong phong trào cách mạng 1930-1931 có ý nghĩa như thế nào? A. Lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động và thể hiện tình đoàn kết với nhân dân lao động thế giới. B. Lần đầu tiên công nhân và nông dân đoàn kết liên minh với nhau. C. Lật đổ được chính quyền thực dân ở một số nơi. D. Đây là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của công nhân. Câu 39 : Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” là gì ? A. Kháng chiến dựa vào sức mình và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài. B. Kháng chiến toàn diện. C. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. D. Phải liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia. Câu 40 : Trước ngày 6/3/1946 Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược gì ? A. Hoà với Pháp và Tưởng để chuẩn bị lực lượng. B. Hoà với Tưởng ở miền Bắc để đánh Pháp ở Nam Bộ. C. Hoà với Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi Miền Bắc. D. Tập trung lực lượng đánh cả Pháp lẫn Tưởng. Hết 5